CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Hội đồng Học hàm Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. Đối tượng được xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm :
1. Nhà giáo thuộc biên chế giảng viên của các loại trường đại học (sau đây gọi tắt là trường đại học);
2. Nhà giáo không thuộc biên chế giảng viên của các trường đại học nhưng đang tham gia đào tạo đại học và sau đại học theo quyết định làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc hợp đồng thỉnh giảng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký;
3. Nhà giáo nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam.
Điều 4. Đối tượng bị tước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư :
1. Những người đã được công nhận chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định ở thời điểm được công nhận;
2. Những người đã được công nhận chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Điều 6. Đối tượng miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư :
1. Những người đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư hoặc phó giáo sư nhưng không hoàn thành các nhiệm vụ;
2. Những người đã bị tước bỏ chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư.
Điều 8. Công nhận chức danh và bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sư :
1. Việc xét công nhận các chức danh giáo sư và phó giáo sư, được căn cứ vào tiêu chuẩn và thực hiện hàng năm;
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch giáo sư và phó giáo sư căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, cơ cấu các chức danh công chức, chỉ tiêu biên chế.
TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CHỨC DANH GIÁO SƯ VÀ PHÓ GIÁO SƯ
1. Có đủ các tiêu chuẩn của nhà giáo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại Điều 63 Luật Giáo dục, trung thực, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và khách quan trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ;
2. Có bằng tiến sĩ từ 3 năm trở lên kể từ ngày cấp bằng;
3. Có đủ số công trình theo quy định của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, trong đó có ít nhất 25% được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét chức danh giáo sư, phó giáo sư;
4. Có báo cáo khoa học tổng kết các kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của cá nhân phù hợp với chuyên ngành đăng ký xét chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư;
5. Đạt số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này.
1. Có ít nhất 6 thâm niên đào tạo đại học hoặc sau đại học, trong đó 3 năm cuối tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét chức danh phó giáo sư đang đào tạo đại học hoặc sau đại học;
2. Hướng dẫn chính thành công ít nhất một luận văn thạc sĩ;
3. Có đủ số bài báo khoa học đã được công bố theo quy định của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
4. Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên. Kết quả nghiệm thu ít nhất là đạt yêu cầu;
5. Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn.
1. Có chức danh phó giáo sư từ đủ 3 năm trở lên và 3 năm cuối tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét chức danh giáo sư đang đào tạo đại học sau đại học;
2. Hướng dẫn ít nhất 2 nghiên cứu sinh trong đó hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;
3. Biên soạn giáo trình, sách phục vụ đào tạo đại học hoặc sau đại học phù hợp với ngành đăng ký xét chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư đã được xuất bản và nộp lưu chiểu;
4. Có đủ số bài báo khoa học đã được công bố theo quy định của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
5. Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên và tương đương. Kết quả nghiệm thu ít nhất là đạt yêu cầu;
6. Sử dụng thành thạo một trong năm ngoại ngữ : Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
1. Những người thiếu một trong các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 và 11 của Nghị định này vì lý do khách quan đặc biệt có thể được xét ngoại lệ;
2. Các trường hợp ngoại lệ cụ thể và thủ tục bổ sung hồ sơ do Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước quy định;
3. Việc xét công nhận các trường hợp ngoại lệ được tiến hành sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đồng ý bằng văn bản đối với từng trường hợp và thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC
Điều 14. Tổ chức của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước :
1. Các thành viên của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm gồm : Chủ tịch Hội đồng, một Phó Chủ tịch Hội đồng, Tổng Thư ký và các uỷ viên Hội đồng;
2. Tổng thư ký và các ủy viên Hội đồng phải có chức danh Giáo sư. Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước là công chức chuyên trách. Các thành viên khác của Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm;
3. Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký. Thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm giải quyết các công việc của Hội đồng giữa hai kỳ họp của toàn thể Hội đồng;
4. Ban thư ký và Văn phòng Hội đồng là bộ phận giúp việc Hội đồng. Tổng số biên chế của Văn phòng và Ban thư ký Hội đồng tối đa là 10 người. Số công chức này do Tổng Thư ký Hội đồng trực tiếp quản lý;
5. Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở giúp Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 13 của Nghị định này. Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước ra Quyết định thành lập và quy định cơ cấu tổ chức, hoạt động của các Hội đồng này.
THỦ TỤC BỔ NHIỆM VÀ MIỄN NHIỆM CÁC CHỨC DANH GIÁO SƯ VÀ PHÓ GIÁO SƯ
MỤC 1: QUY TRÌNH XÉT CÔNG NHẬN VÀ TƯỚC BỎ CÁC CHỨC DANH GIÁO SƯ VÀ PHÓ GIÁO SƯ
Điều 17. Quy trình xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư :
1. Thủ tục đăng ký.
Người đăng ký xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư phải làm hồ sơ theo mẫu do Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước quy định và gửi hồ sơ đó đến Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở tại trường hoặc viện (gọi chung là cơ sở giáo dục) nơi người đó công tác.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục không đủ điều kiện thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở thì người đăng ký xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư phải làm đơn đề nghị, gửi kèm hồ sơ lên Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý. Thủ trưởng đơn vị này sau khi xem xét, lập danh sách đề nghị, gửi kèm hồ sơ đến người đứng đầu cơ quan cấp trên có thẩm quyền được phân cấp quản lý (sau đây gọi chung là cơ quan cấp Bộ). Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ xem xét, lập danh sách đề nghị, gửi kèm các hồ sơ cá nhân đến Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước. Hội đồng này sẽ giới thiệu và chuyển hồ sơ đến một Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở phù hợp để thực hiện việc xét đề nghị công nhận như quy định tại khoản 2 của Điều này;
2. Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở xem xét, thẩm định hồ sơ, bỏ phiếu kín cho từng người đăng ký;
3. Thủ trưởng của các cơ sở giáo dục có Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở xác nhận kết quả xét đề nghị công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư của Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở; gửi kết quả xét của những người thuộc cơ sở giáo dục đến cơ quan cấp Bộ; gửi kết quả xét của những người do Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước giới thiệu đến Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
4. Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ xác nhận danh sách, có ý kiến bằng văn bản về kết quả xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Trường, Viện trực thuộc và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
5. Ban thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phân loại các hồ sơ theo ngành đăng ký và giao cho các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành;
6. Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành thẩm định theo tiêu chuẩn, bỏ phiếu kín cho từng trường hợp và báo cáo kết quả xét lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
7. Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức thẩm tra kết quả xét chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành, ra quyết định công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phê chuẩn bằng bỏ phiếu kín theo quy định tại khoản 8 của Điều này;
8. Các quyết định của Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 3/4 số thành viên của Hội đồng tham gia biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín với tỷ lệ quy định như sau :
a) Đối với Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở phải có trên 2/3 số thành viên có mặt tại phiên họp tán thành;
b) Đối với Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành phải có trên 3/4 số thành viên có mặt tại phiên họp tán thành;
c) Đối với Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải có trên 1/2 số thành viên Hội đồng có mặt tán thành.
Điều 18. Quy trình xét tước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư :
1. Ban Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước có nhiệm vụ xác minh những trường hợp cần xem xét tước bỏ;
2. Trong trường hợp cần thiết Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước có thể yêu cầu Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành xem xét lại những trường hợp cần xem xét tước bỏ trước khi trình Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước;
3. Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước thẩm định và bỏ phiếu kín cho từng trường hợp cần xem xét tước bỏ;
4. Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng ra quyết định tước bỏ chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư.
MỤC 2: QUY TRÌNH BỔ NHIỆM VÀ MIỄN NHIỆM VÀO CÁC NGẠCH GIÁO SƯ VÀ PHÓ GIÁO SƯ
1. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học công lập :
a) Cơ sở giáo dục lập danh sách những người thuộc diện bổ nhiệm vào ngạch giáo sư hoặc ngạch phó giáo sư gửi đến cơ quan cấp Bộ;
b) Cơ quan cấp Bộ đề nghị bằng văn bản những người được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch giáo sư hoặc phó giáo sư gửi Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm những người có đủ tiêu chuẩn vào ngạch giáo sư hoặc ngạch phó giáo sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học bán công, dân lập, tư thục (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học và sau đại học ngoài công lập) : Hiệu trưởng lập danh sách những người đã được công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư cần bổ nhiệm vào vị trí giáo sư hoặc phó giáo sư gửi đến Hội đồng quản trị của cơ sở. Chủ tịch Hội đồng quản trị căn cứ Nghị quyết của Hội đồng ra quyết định bổ nhiệm giáo sư hoặc phó giáo sư của trường sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học công lập :
a) Cơ sở giáo dục đề nghị bằng văn bản lên cơ quan cấp Bộ danh sách những người thuộc đối tượng miễn nhiệm quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này;
b) Cơ quan cấp Bộ gửi danh sách những người thuộc diện đề nghị miễn nhiệm đến Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ra quyết định miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học ngoài công lập : Hiệu trưởng lập danh sách những người thuộc đối tượng miễn nhiệm quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này gửi đến Hội đồng quản trị của cơ sở. Chủ tịch Hội đồng quản trị căn cứ Nghị quyết của Hội đồng ra quyết định miễn nhiệm giáo sư hoặc phó giáo sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 20/2001/ND-CP |
Hanoi, May 17, 2001 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
At the proposals of the Minister-Director of the Governments Organization- Personnel
Commission, the Minister of Education and the chairman of the State Council for
Academic Titles,
DECREES:
...
...
...
1. Teachers who are included in the lecturing staff of universities of various kinds (hereinafter called universities for short);
2. Teachers who are not included in the lecturing staff of the universities but participating in the tertiary and post-graduate training under decisions to perform the task of lecturing or under guest-lecturing contracts, which are signed by the heads of competent bodies or organizations;
3. Foreign teachers who are lecturing at tertiary and post-graduate education establishments in Vietnam.
Article 4.- Subjects to be stripped of the title of professor or associate professor:
1. Persons who have been conferred the title of professor or associate professor but detected and determined as failing to satisfy the conditions, criteria prescribed at the time of conferment;
2. Persons who have been conferred the title of professor or associate professor but have committed crimes and sentenced to imprisonment by court and have not enjoyed the suspended sentence as from the date the judgments take legal effect.
Article 6.- Subjects to be removed from the rank of professor or associate professor:
...
...
...
2. Persons who have been stripped of the title of professor or associate professor.
Article 8.- Recognition of title and promotion to the rank of professor or associate professor:
1. The consideration and recognition of the professor and associate professor titles is made annually on the basis of the set criteria;
2. The promotion to the ranks of professor and associate professor shall be based on the work demands, working positions, structure of civil servant titles and payroll norms.
CRITERIA OF PROFESSOR AND ASSOCIATE PROFESSOR TITLES
1. Fully satisfying the teachers criteria defined in Clause 2, Article 61 of the Education Law, fulfilling all teachers tasks prescribed in Article 63 of the Education Law, being honest, having the spirit of cooperation with colleagues and being objective in educational and training work as well as in scientific and technological research;
...
...
...
3. Having acquired enough projects as prescribed by the State Council for Professor Title, of which at least 25% have been carried out in the last three years before the time of submission of dossiers of registration for consideration of the conferment of the titles of professor or associate professor;
4. Having scientific reports, summing up the results of personal work of training as well as scientific and technological research compatible with the specialties registered for consideration of the professor or associate professor title;
5. Having enough votes of credit of the Councils for Professor Title of different levels as provided for in Clause 8, Article 17 of this Decree.
1. Having been engaged in tertiary or post-graduate training for at least 6 years, and having been engaged in tertiary or post-graduate training for the last three years before the time of submitting dossiers of registration for consideration of the associate professor title;
2. Having been the main supervisor for at least one successful master-degree dissertation;
3. Having published enough scientific articles according to the regulations of the State Council for Professor Title;
4. Having been in charge of scientific research subjects of the university level or participated in scientific researches of the ministerial level or higher. The pre-acceptance test results must be at least satisfactory;
5. Being fluent in one foreign language in service of specialty field.
...
...
...
1. Having obtained the title of associate professor for full 3 years or more and having been engaged in tertiary or post-graduate training; for the last 3 years before the time of submitting the dossiers for consideration of the professor title;
2. Having supervised at least 2 research students, one of whom has successfully defended his/her doctorate thesis;
3. Having compiled teaching materials, books in service of tertiary or post-graduate training compatible with the specialties registered for consideration of the title of professor or associate professor, which have been published and for which the copyright deposit has been paid;
4. Having published enough scientific writings according to the regulations of the State Council for Professor Title;
5. Having been in charge of scientific research subjects of the ministerial level or higher. The pre-acceptance test results must be at least satisfactory;
6. Being fluent in one of the five foreign languages: English, Russian, French, Chinese, German.
Article 12.- Exceptional consideration
1. Persons who lack one of the criteria and conditions prescribed in Articles 9, 10 and 11 of this Decree for special objective reasons may be exceptionally considered;
2. The specific exceptional cases and the procedures for supplementing the dossiers shall be stipulated by the chairman of the State Council for Professor Title;
...
...
...
THE STATE COUNCIL FOR PROFESSOR TITLE
Article 14.- Organization of the State Council for Professor Title:
1. The members of the State Council for Professor Title shall be appointed by the Prime Minister, including the chairman, a vice-chairman, the general secretary and members of the Council;
2. The general secretary and members of the Council must hold the professor title. The general secretary of the State Council for Professor Title shall work as a full-time civil servant. Other members of the Council shall work on a part-time basis;
3. The standing members of the State Council for Professor Title shall be the chairman, the vice-chairman and the general secretary. They are responsible for settling the Councils affairs in the interval between two plenary sessions of the Council;
4. The secretariat and Office of the Council shall be its assisting bodies. The total staff of the Councils Office and secretariat shall include 10 persons at most and be placed under the direct management of the general secretary of the Council;
5. The branch, inter-branch and grassroots Councils for Professor Title shall assist the State Council for Professor Title in performing the tasks defined in Article 13 of this Decree. The State Council for Professor Title shall issue decisions on the establishment of these Councils and prescribe their organizational structure and operation.
...
...
...
PROCEDURES FOR CONFERMENT AND DEPRIVATION OF THE PROFESSOR AND ASSOCIATE-PROFESSOR TITLES
1. Registration procedures
Persons who register for consideration and recognition of the title of professor or associate professor must compile dossiers according to form set by the State Council for Professor Title and send such dossiers to the grassroots-level Councils for Professor Title at the schools or institutes (called collectively the educational establishments) where they work.
Where the educational establishments have no conditions to set up the grassroots Councils for Professor Title, the persons registering for consideration and recognition of the title of professor or associate professor must file their application together with the dossiers to the heads of their direct managing units. After examining the dossiers, such unit heads shall make the lists of candidates and send them together with the dossiers to the heads of the competent superior bodies with assigned management responsibility (hereinafter referred collectively to as the ministerial-level agencies). The heads of the ministerial-level agencies shall consider and make the lists of candidates and send them together with the personal files to the State Council for Professor Title, which shall recommend and transfer the dossiers to appropriate grassroots Councils for Professor Title for considering the request for recognition as provided for in Clause 2 of this Article;
2. The grassroots Councils for Professor Title shall consider and evaluate the dossiers, cast secret ballots for registrants one by one;
...
...
...
4. The heads of the ministerial-level agencies shall certify the lists, give their written opinions on the results of considering the recognition of the professor and associate professor titles of the universities and their attached institutes and transfer all the dossiers to the State Council for Professor Title;
5. The secretariat of the State Council for Professor Title shall have to classify the dossiers according to registered branches and hand them to the branch, inter-branch Councils for Professor Title.
6. The branch, inter-branch Councils for Professor Title shall make the evaluation based on the criteria, cast secret ballots for each case and report the results of the consideration to the State Council for Professor Title;
7. The chairman of the State Council for Professor Title shall verify the results of consideration of the titles of professors and associate professor by the branch or inter-branch Councils for Professor Title, issue decisions to recognize the titles of professor and associate professor after the State Council for Professor Title approves them through secret ballots as provided for in Clause 8 of this Article;
8. The decisions of the Professor Title Councils at all levels shall be effective only when they are voted for by at least 3/4 of the Council members participating in the open voting or secret ballots according to the following proportions:
a) For the grassroots Professor Title Councils, there must be more than 2/3 of the members present at the meetings voting for them;
b) For branch, inter-branch Professor Title Councils, there must be over 3/4 of the members present at the meeting voting for them;
c) For the State Council for Professor Title, there must be over 1/2 of the present members voting for them.
...
...
...
2. In case of necessity, the Standing Body of the State Council for Professor Title may request the branch, inter-branch Professor Title Councils to reconsider the cases of necessary consideration for deprivation before submitting them to the State Council for Professor Title;
3. The State Council for Professor Title shall evaluate such cases and cast secret ballots for each case of necessary consideration for deprivation;
4. The chairman of the State Council for Professor Title shall base him-/herself on the Council�s resolutions to issue decisions on deprivation of the professor or associate professor title.
Article 21.- Promotion process:
1. For public tertiary or post-graduate education establishments:
a) The education establishments shall make the lists of candidates to be promoted to the rank of professor or associate professor and send them to the concerned ministerial-level agencies.
...
...
...
c) The Minister-Director of the Governments Organization-Personnel Commission shall issue decisions to promote qualified persons to the rank of professor or associate professor after getting the consent of the Minister of Education and Training.
2. For semi-public, people-founded and private tertiary and post-graduate education establishments (called collectively the non-public tertiary and post-graduate education establishments):
The principals shall make the lists of persons who have been conferred the title of professor or associate professor and need to be promoted to the rank of professor or associate professor and send them to the Management Boards of the establishments. The Management Board chairmen shall base themselves on the Boards resolutions to issue decisions to promote people of their respective schools to the rank of professor or associate professor after getting the consent of the Minister of Education and Training.
Article 22.- Process of removal
1. For public tertiary and post-graduate education establishments:
a) The education establishments shall propose in writing to the ministerial-level agencies the lists of persons subject to the removal as provided for in Articles 6 and 7 of this Decree;
b) The ministerial-level agencies shall send the lists of persons proposed for removal to the Minister-Director of the Governments Organization- Personnel Commission;
c) The Minister-Director of the Governments Organization-Personnel Commission shall issue the removal decisions after getting consent of the Minister of Education and Training.
2. For non-public tertiary and post-graduate education establishments: the principals shall make the lists of persons subject to removal as provided for in Articles 6 and 7 of this Decree and send them to the Management Boards of the establishments. The Management Board chairmen shall base themselves on the Boards resolutions to issue decisions on removal from the rank of professor or associate professor after getting consent of the Minister of Education and Training.
...
...
...
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư
Số hiệu: | 20/2001/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/05/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư
Chưa có Video