Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 189/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ
,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan trọng và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng, lãnh thổ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.

5. Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

6. Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

7. Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

8. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.

9. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:

a) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường công nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;

c) Xây dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

10. Về cơ khí, luyện kim:

Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.

11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:

a) Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện;

b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

c) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

d) Ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá bán lẻ điện.

12. Về dầu khí:

a) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;

b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;

c) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;

d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.

13. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt;

c) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;

d) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản;

đ) Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

14. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:

a) Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hoá chất;

b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

15. Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

a) Kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đến trước khi được đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu.

16. Về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp ở địa phương;

b) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;

d) Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

đ) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học - công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;

e) Xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.

17. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;

c) Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác; uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua bán; gia công; thương mại biên giới và lưu thông hàng hoá trong nước,

d) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;

đ) Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

e) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.

18. Về thương mại điện tử:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển thương mại điện tử;

b) Chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia các thoả thuận quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.

19. Về quản lý thị trường:

a) Chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hoá, các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hoá và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;

b) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Chủ trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.

20. Về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

a) Tổ chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

21. Về xúc tiến thương mại:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm.

22. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:

a) Xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại và các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;

c) Đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

d) Thường trực công tác hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của Việt Nam;

đ) Đầu mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại; đầu tư của ngành công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.

23. Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của cơ quan nhà nước Việt Nam.

24. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.

25. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

26. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:

a) Ban hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi, đáp về hàng rào kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm trong ngành công nghiệp và thương mại;

c) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lý tài nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.

27. Về dịch vụ công:

a) Quản lý quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Xây dựng các tiêu chuẩn, ban hành các quy trình, quy chuẩn, trình tự, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại;

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

28. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:

a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;

c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.

29. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt là Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện các quy định quản lý ngành công nghiệp và thương mại; kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với Hội.

30. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

31. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

32. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức:

a) Quản lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với các ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

33. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền.

34. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

35. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Kế hoạch.

2. Vụ Tài chính.

3. Vụ Tổ chức cán bộ.

4. Vụ Pháp chế.

5 . Vụ Hợp tác quốc tế.

6. Thanh tra Bộ.

7. Văn phòng Bộ.

8. Vụ Khoa học và Công nghệ.

9. Vụ Công nghiệp nặng.

10. Vụ Năng lượng.

11. Vụ Công nghiệp nhẹ.

1 2. Vụ Xuất nhập khẩu.

1 3 . Vụ Thị trường trong nước.

14. Vụ Thương mại miền núi.

15. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương.

1 6. Vụ Thị trường châu Âu.

17. Vụ Thị trường châu Mỹ.

18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.

19. Vụ Chính sách thương mại đa biên.

20. Vụ Thi đua - Khen thưởng.

21. Cục Điều tiết điện lực.

22. Cục Quản lý cạnh tranh.

23. Cục Quản lý thị trường.

24. Cục Xúc tiến thương mại.

25. Cục Công nghiệp địa phương.

26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.

28. Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ.

29. Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh.

30. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh.

31 . Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.

32. Viện Nghiên cứu Thương mại.

33. Báo Công thương.

34. Tạp chí Công nghiệp.

35 . Tạp chí Thương mại .

36. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 31 đến khoản 36 Điều này là các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp nặng, Chính sách thương mại đa biên, Xuất nhập khẩu, Thị trường trong nước, Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường châu Âu, Thị trường châu Mỹ, Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á và Vụ Thi đua - Khen thưởng được tổ chức phòng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường, cho phép thành lập thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ, ban hành danh sách đối với các tổ chức sự nghiệp khác còn lại thuộc Bộ.

Các đơn vị giúp việc cho ủy ban, tổ chức liên ngành thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi thành lập ủy ban, tổ chức liên ngành.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công nghiệp, Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TTCB (5b).A 325

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 189/2007/ND-CP

Hanoi, December 27, 2007

 

DECREE

DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No. 178/2007/ND-CP of December 3, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade and the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Article 1. Position and tasks

The Ministry of Industry and Trade is a governmental agency performing the state management of industry and trade, including the following branches and domains: mechanical engineering, metallurgy, electricity, new energy, renewable energy, oil and gas, chemicals, industrial explosives, mining and mineral processing industries, consumer industry, food industry and other processing industries, and domestic goods circulation; import and export, market management, trade promotion, e-commerce, trade services, international economic-trade integration, competition management, monopoly control, application of safeguard, anti-dumping and anti-subsidy measures and measures to protect consumer interests; and the state management of public services in the branches and domains under the Ministrys state management.

Article 2. Tasks and powers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To submit to the Government draft laws, ordinances, resolutions, decrees, mechanisms, policies and other legal documents on the branches and domains under the Ministry’s state management as designed by the Government or the Prime Minister.

2. To submit to the Prime Minister for approval, and implement, strategies and master plans; branch and domain strategies and plannings; regional and territorial plannings, development programs, national target programs, technical-economic programs, important projects, and other legal documents in the branches and domains under the Ministry’s management.

3. To approve strategies, plannings and programs on the development of branches and domains under the Ministry’s state management, and of regions and territories as decentralized or authorized by the Government or the Prime Minister.

4. To promulgate decisions, directives and circulars; to direct guide, inspect and implement legal documents under the Ministry’s management; to communicate, propagate, disseminate and educate laws on industry and trade.

5. To formulate standards and promulgate processes, regulations and econo-technical norms in the branches and domains under the Ministry’s state management; to manage, guide and inspect conditional business lines in the industry and trade sector according to the list prescribed by the Government or the Prime Minister.

6. To assume the prime responsibility for evaluating, or approve, inspect and supervise the execution of, investment projects in the industry and trade sector under the its management.

7. To provide for the grant, modification, revocation and extension of permits related to electricity, chemicals, industrial explosives and cigarette production, other permits, certificates and registration papers in accordance with law.

8. To coordinate with the Ministry of Finance in drawing up national plans on petrol and oil, industrial explosive, cotton-seed and other reserves according to the Governments regulations.

9. Regarding industrial technical safety:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To propose a list of machines, equipment and supplies subject to strict labor safety requirements in the branches and domains under the Ministry’s management and request the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to promulgate that list;

c/ To formulate and promulgate processes of appraisal of machines and equipment subject to strict labor safety requirements under the Ministry’s state management after obtaining the evaluation opinion of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

d/ To formulate and promulgate operation criteria and conditions for appraisal organizations that appraise machines and equipment subject to strict labor safety requirements under the Ministry’s state management after obtaining the evaluation opinion of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

e/ To guide, examine and inspect the implementation of legal provisions on safety of machines, equipment and supplies subject to strict labor safety requirements.

10. Regarding mechanical engineering and metallurgy:

To direct and inspect the implementation of strategies, plannings, plans and policies on the development of mechanical engineering and metallurgy industries, key mechanical and mechanical-electronic products and hi-tech products in combination with mechanical techniques, automation and industrial electronics.

11. Regarding electricity, new energy and renewable energy:

a/ To approve provincial/municipal electricity development plannings; to publicize a list of electricity works under the electricity development planning in order to attract investment in and manage the execution of those works;

b/ To approve cascade hydropower, new energy and renewable energy plannings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To promulgate regulations on the formulation, evaluation, consultation and approval of electricity retail prices.

12. Regarding oil and gas:

a/ To approve plans on early exploitation of oil and gas at oil fields;

b/ To decide on the closure of oil fields in case contractors fail to develop the fields and exploit oil and gas within the approved time limit;

c/ To decide to allow the burning of associated gas;

d/ To review, monitor and report on the development, exploration, exploitation and consumption of oil and gas in the country and for export.

13. Regarding mining and mineral processing industries (except minerals used as construction materials and for cement production):

a/ To formulate and submit to competent agencies for promulgation, or promulgate according to its competence, legal documents on mineral exploitation and processing industry;

b/ To direct and organize the implementation of plannings and plans on mineral exploitation, processing and use after they are approved;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To evaluate basic designs of works under investment projects on mineral exploitation and processing;

e/ To promulgate a list of, and conditions and standards for, minerals banned or restricted from export in accordance with law.

14. Regarding chemicals and industrial explosives:

a/ To monitor, direct, guide the inspection of, and review the situation of development of the chemical industry;

b/ To publicize a list of industrial explosives banned or restricted from use; to inspect the implementation of regulations on production, import, supply and use of industrial explosives.

15. Regarding consumer industry, food industry and other processing industries:

a/ To inspect and supervise investment under investment projects in consumer and food industries in accordance with law;

b/ To direct and inspect the implementation of strategies, plannings, plans and policies on the development of consumer and food industries;

c/ To guide and inspect the application of standards and technical regulations on the quality of industrial products, industrial hygiene and safety and environment; food safety and hygiene from the stage of import of raw materials for food production and processing under its state management to the time when products are put on the domestic market and for export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To formulate and submit to a competent authority for promulgation, or promulgate according to its competence, mechanisms, policies, strategies, plannings and plans on local industrial development;

b/ To review the situation of local industrial development and manage district-level industrial clusters and points and industrial enterprises in localities;

c/ To guide, inspect and supervise the implementation of branch and regional plannings in the industry and trade sector nationwide;

d/ To formulate mechanisms for promoting, supporting and orientating local industrial and trade development under the Ministry management;

e/ To disseminate experience of production, management, science and technology, investment, training, information supply, exhibition, fair, and product advertisement to local industrial and trade establishments;

f/ To formulate programs and plans on, and manage national industrial extension funds.

17. Regarding domestic circulation, import and export of goods:

a/ To implement mechanisms and policies on domestic trade development, import, export, border trade, domestic goods circulation, provision of essential commodities for mountain, island and ethnic minority areas;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, directing and regulating goods circulation in each period, ensuring supply-demand balance, trade balance, and stable market development, especially for essential commodities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To promulgate regulations on trade services and services of domestic distribution and transport from abroad into Vietnam or from Vietnam abroad;

e/ To manage the operation of offices and branches of Vietnam-based foreign traders in accordance with law;

f/ To review the situation of and plans on goods import, export and circulation and trade services nationwide.

18. Regarding e-commerce:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating, and directing and guiding the implementation of, strategies, plannings, plans, programs and policies on e-commerce development;

b/ To assume the prime responsibility for international cooperation in e-commerce; to conclude or accede to international agreements on e-commerce.

19. Regarding market management:

a/ To direct market management work nationwide; to guide, inspect and control the implementation of legal provisions on goods trading and circulation, trade activities on the market, goods, import, export, and trade services; to handle illegal acts according to regulations;

b/ To direct and organize the inspection and control of the quality of industrial goods circulated on the market; to coordinate with the Ministry of Health in examining and inspecting the implementation of legal provisions on food hygiene and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Regarding competition management and monopoly control, application of safeguard, anti-dumping and anti-subsidy measures and measures to protect consumer interests:

a/ To investigate and handle or settle complaints about competition cases; to manage anti-dumping and anti-subsidy and application of safeguard measures against imports into Vietnam;

b/ To organize the implementation of mechanisms, policies and regulations on the protection of consumer interests in accordance with law;

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches, enterprises and associations in, handling cases related to anti-dumping, anti-subsidy and application of foreign safeguard measures against Vietnamese exports.

21. Regarding trade promotion:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating annual national trade promotion plans and programs and direct, organize, guide and inspect the implementation of these plans and programs according to current regulations;

b/ To guide and inspect contents and conditions of commercial advertisement, trade fair and exhibition, sales promotion, display and introduction of goods and services at home and abroad, and trademarks in accordance with law;

c/ To manage annual state budget funds for trade promotion activities.

22. Regarding international trade-economic integration:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To sum up and formulate plans on, and hold negotiations for, conclusion or accession to multilateral or regional treaties on trade; to negotiate free trade agreements; to negotiate trade-economic cooperation agreements and market expansion agreements between Vietnam and other countries, associations of nations, or territories;

c/ To represent Vietnams trade-economic interests; to propose plans on, and fulfill Vietnams trade-economic rights and obligations at the World Trade Organization (WTO); the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN); the Asian-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum; the Asian-European Meeting (ASEM) and other international economic organizations and forums as assigned by the Prime Minister;

d/ To act as a standing body in the work of Vietnams international trade-economic integration;

e/ To coordinate the summing up and monitoring of and reporting on the use of official development assistance (ODA) and foreign direct investment (FDI) capital in the industry and trade sector, and the sectors offshore investment.

23. To manage trade activities of foreign-based Vietnamese and Vietnam-based foreign organizations and individuals in accordance with law; to manage and direct the operation of foreign-based commercial service bureaus, trade promotion organizations and product and goods display centers, with the participation of Vietnamese state agencies.

24. To collect, synthesize, analyze, process and supply information on economics, industry, trade, market and traders at home and abroad to Party and State agencies and economic organizations.

25. To enter into international cooperation in industrial and trade branches under the Ministry’s management in accordance with law.

26. To organize and direct the implementation of plans on research and application of scientific and technological advances to industry and trade under its management, including:

a/ To promulgate technical barriers and manage activities of Enquiry Points for Technical Barriers in the branches and domains under the Ministry’s state management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To uniformly manage, guide and inspect the economical utilization and rational exploitation of energy resources, hygiene and safety in the food processing industry in accordance with law.

27. Regarding public services:

a/ To manage plannings on networks of public-service non-business organizations in the branches and domains under its state management;

b/ To formulate standards and promulgate processes, regulations, order, procedures and econo-technical norms applicable to activities of public service organizations in industrial and trade branches and domains;

c/ To guide, create conditions for, and support public service organizations in accordance with law.

28. To represent the owner of state capital in state-invested enterprises in industrial and trade branches under its management, including:

a/ To formulate reorganization and ownership transformation schemes and submit them to the Prime Minister for approval and direct the implementation of those schemes after they are approved;

b/ To submit to the Prime Minister the appointment or relief from office of, or appoint and relieve from office according to its competence, leading managers and chief accountants;

c/ To approve according to its competence, or submit to the Prime Minister for approval, organization and operation charters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



30. To examine, settle complaints and denunciations, fight corruption and negative practices, and handle illegal acts according to its state management function.

31. To decide on, and direct the implementation of, its administrative reform program according to the objectives and contents of the state administrative reform program already approved by the Prime Minister.

32. To manage cadres, public employees and civil servants:

a/ To manage specialized ranks of public employees and civil servants under its management in accordance with law;

b/ To promulgate professional standards and regulations applicable to civil servant ranks in the branches and domains assigned or decentralized to the Ministry for management after obtaining the evaluation opinion of the Ministry of Home Affairs; to formulate professional criteria applicable to public employee ranks in the branches and domains assigned or decentralized to it for management and have them promulgated by the Ministry of Home Affairs; to promulgate specific professional criteria for heads of professional agencies in the branches and domains attached to provincial/municipal Peoples Committees under its management;

c/ To organize rank promotion examinations for specialized civil servants and recognize their results in accordance with law.

33. To manage the organizational apparatus and payroll; to direct the implementation of salary regimes and policies and regimes on preferential treatment, commendation and disciplining of state cadres, public employees and civil servants under the Ministry’s management; to train, retrain and build a contingent of state cadres, public employees and civil servants under its competence.

34. To make its annual budget estimates and coordinate with the Ministry of Finance in making and synthesizing budget revenue-expenditure estimates according to the branches and domains under the Industry and Trade Ministry’s management for the Government to submit those estimates to the National Assembly; to manage and settle state budget funds; to perform other tasks related to state budget, finance and property in accordance with law.

35. To perform other tasks assigned or authorized by the Government or the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Planning Department.

2. The Finance Department.

3. The Organization and Personnel Department.

4. The Legal Department.

5. The International Cooperation Department.

6. The Inspectorate.

7. The Office.

8. The Science and Technology Department.

9. The Heavy Industry Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. The Light Industry Department.

12. The Import and Export Department.

13. The Domestic Market Department.

14. The Mountainous Trade Department.

15. The Asian-Pacific Market Department.

16. The European Market Department.

17. The American Market Department.

18. The Department for African, Eastern Asian and Southern Asian Markets.

19. The Department for Multilateral Trade Policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21. The Electricity Regulation Department.

22. The Competition Administration Department.

23. The Market Management Department.

24. The Trade Promotion Department.

25. The Local Industry Department.

26. The Department for Industrial Technical Safety and Environment.

27. The Department for E-Commerce and Information Technology.

28. Commercial Service Bureaus in countries and territories.

29. The Ministry’s representative office in Ho Chi Minh City.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31. The Research Institute for Industrial Strategies and Policies.

32. The Trade Research Institute.

33. The Industry and Trade newspaper.

34. The Industry review.

35. The Trade review.

36. The Central School for Industrial and Trade Cadres.

The units defined in Clauses 1 thru 30 of this Article shall assist the Minister in performing the state management; the units defined in Clauses 31 thru 36 of this Article are state non-business units under the Ministry.

The Office, the Inspectorate, the Ministry’s representative office in Ho Chi Minh City, and the Departments of Planning; Legal, Organization and Personnel; International Cooperation, Science and Technology; Heavy Industry; Multilateral Trade Policies; Import and Export; Domestic Market; Asian-Pacific Market; European Market; American Market; African, Eastern Asian and Southern Asian Markets; and Emulation-Commendation may organize sections.

The Minister of Industry and Trade shall submit to the Prime Minister for promulgation regulations on the functions, tasks, powers and organizational structures of the Electricity Regulation Department, the Competition Administration Department and the Market Management Department; the establishment of Commercial Service Bureaus in countries and territories; and issue a list of other non-business organizations under the Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO to annul the Governments Decree No. 55/2003/ND-CP of May 28, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry, and the Governments Decree No. 29/2004/ND-CP of January 16, 2004, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Trade, and all previous regulations which are contrary to this Decree.

Article 5. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

;

Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương

Số hiệu: 189/2007/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/12/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [5]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…