CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2007 |
SỐ 15/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
CHÍNH PHỦ
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Đối
tượng, phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định
về mục đích, nguyên tắc, loại, tiêu chí, cách thức, phương pháp tính điểm,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và xử lý vi phạm về phân loại đơn vị hành chính tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và đơn vị hành
chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
1. Bảo đảm sự ổn
định của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Làm căn cứ để hoạch định
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cấp huyện.
3. Làm cơ sở để xây dựng
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức phù hợp với từng loại đơn vị hành
chính.
1. Phân loại đơn vị hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện dựa trên các tiêu chí dân số, diện tích, tính
chất đặc thù về địa lý, số đơn vị hành chính, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội phản ánh khối lượng công việc và mức độ khó khăn, phức tạp của hoạt động quản
lý hành chính nhà nước ở đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Phương pháp tính điểm để phân loại theo các tiêu chí phải bảo đảm tính khách quan và khoa học.
Điều
4. Loại đơn vị hành chính
1. Tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được phân làm 04 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II và loại
III.
2. Đơn vị hành chính cấp
huyện được phân làm 03 loại: loại I, loại II và loại III.
Điều
5. Công nhận đơn vị hành chính loại đặc biệt và loại I không tính điểm theo
tiêu chí
1. Công nhận Thủ đô Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt
a) Thủ đô Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong nước và đối ngoại với quốc tế, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc
phòng; dân số và mật độ dân số cao, tính chất quản lý nhà nước về đô thị phức tạp
và khó khăn, đạt tỷ lệ thu chi cân đối ngân sách hàng năm cao, là đô thị loại đặc
biệt;
b) Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối
giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, có vị trí quan trọng về chiến lược an
ninh, quốc phòng của khu vực; có dân số, mật độ dân số cao nhất nước, tính chất
quản lý nhà nước về đô thị phức tạp và khó khăn, đạt tỷ lệ thu chi cân đối ngân
sách hàng năm cao, là đô thị loại đặc biệt.
2. Công nhận thành phố
trực thuộc Trung ương (trừ Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) là đơn vị
hành chính cấp tỉnh loại I
Thành phố trực thuộc Trung ương
(trừ Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước
và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng và khu vực; có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh
hoặc khu vực.
3. Công nhận thành phố
trực thuộc tỉnh và quận thuộc Thủ đô Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí
Minh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I
a) Thành phố thuộc tỉnh có vị
trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn
hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và
giao lưu trong nước, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ;
b) Quận thuộc Thủ đô Hà Nội và
quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có dân số và mật độ dân số cao, tính chất quản
lý nhà nước về đô thị phức tạp và khó khăn, đạt tỷ lệ thu chi cân đối ngân sách
hàng năm cao, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đô thị loại đặc biệt.
Điều 6. Tiêu
chí tính điểm phân loại
Phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện theo các tiêu chí sau:
1. Dân số;
2. Diện tích tự nhiên;
3. Các yếu tố đặc thù.
Điều
7. Cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh theo các tiêu chí
a) Đối với tỉnh miền
núi, vùng cao: tỉnh có dưới 400.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ 400.000
nhân khẩu trở lên thì cứ thêm 6.000 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa
không quá 250 điểm;
b) Đối với tỉnh đồng bằng: tỉnh có dưới 700.000
nhân khẩu được tính 50 điểm; có từ 700.000 nhân khẩu trở lên thì cứ thêm 9.000
nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm.
2.
Về diện tích tự nhiên theo vùng, miền
a) Đối với tỉnh miền
núi, vùng cao: tỉnh có dưới 400.000 ha diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm,
có từ 400.000 ha trở lên thì cứ thêm 8.000 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa
không quá 150 điểm;
b) Đối với tỉnh đồng bằng:
tỉnh có dưới 90.000 ha diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm, có từ 90.000
ha trở lên thì cứ thêm 6.000 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 150 điểm.
a) Tỉnh đồng bằng có đơn vị hành
chính cấp huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao thì mỗi đơn vị hành chính cấp
huyện đó được tính 01 điểm, tối đa không quá 10 điểm;
b) Tỉnh thuộc khu vực miền núi được
tính 15 điểm; tỉnh thuộc khu vực miền núi có đơn vị hành chính cấp huyện là
vùng cao thì mỗi đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao được tính 01 điểm;
c) Tỉnh thuộc khu vực vùng cao được
tính 25 điểm;
d) Tỉnh thuộc khu vực biên giới
quốc gia được tính 20 điểm;
đ) Tỉnh có trên 11 đơn vị
hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính cấp huyện được tính 01 điểm,
tối đa không quá 15 điểm;
e) Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc
ít người chiếm từ 30 đến 50% dân số được tính 05 điểm, có trên 50% dân số được
tính 10 điểm;
g) Tỉnh có tỷ lệ thu,
chi ngân sách hàng năm trên địa bàn (tính bình quân trong 3 năm đến năm ngân
sách gần nhất với thời điểm phân loại) đạt tỷ lệ cân đối 100 % (thu đủ chi) thì
được tính 05 điểm, đạt trên 100% (thu nhiều hơn chi) thì cứ thêm 10% được tính
thêm 01 điểm, tối đa không quá 40 điểm.
Điều
8. Cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp huyện theo các tiêu chí
a) Đối với huyện miền
núi, vùng cao, hải đảo: huyện có dưới 40.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ
40.000 nhân khẩu trở lên thì cứ thêm 600 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối
đa không quá 250 điểm;
b) Đối với huyện đồng bằng:
huyện có dưới 50.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ 50.000 nhân khẩu trở
lên thì cứ thêm 700 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm.
c) Đối với quận (trừ quận quy định
tại khoản 3 Điều 5) và thị xã:
- Quận và thị xã đồng bằng
có dưới 80.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ 80.000 nhân khẩu trở lên thì
cứ thêm 800 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm;
- Thị xã miền núi, vùng cao,
biên giới có dưới 60.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ 60.000 nhân khẩu trở
lên thì cứ thêm 700 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm.
2.
Về diện tích theo vùng, miền
a) Đối với huyện miền
núi, vùng cao, hải đảo: huyện có dưới 20.000 ha diện tích đất tự nhiên được
tính 40 điểm, có từ 20.000 ha trở lên thì cứ thêm 1.000 ha được tính thêm 01 điểm,
tối đa không quá 150 điểm;
b) Đối với huyện đồng bằng:
huyện có dưới 10.000 ha diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm, có từ 10.000
ha trở lên thì cứ thêm 600 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 150 điểm.
c) Đối với quận (trừ quận
quy định tại khoản 3 Điều 5) và thị xã
- Quận có dưới 1.000 ha
diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm; có từ 1.000 ha trở lên thì cứ thêm
100 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 150 điểm;
- Thị xã đồng bằng có dưới
3.000 ha diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm, có từ 3.000 ha trở lên
thì cứ thêm 150 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 150 điểm;
- Thị xã miền núi, vùng
cao, biên giới có dưới 4.000 ha diện tích đất tự nhiên được tính 40 điểm, có từ
4.000 ha trở lên thì cứ thêm 200 ha được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá
150 điểm.
a) Đơn vị hành chính cấp huyện
thuộc khu vực đồng bằng có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
tắt là cấp xã) là miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì mỗi đơn vị hành
chính cấp xã đó được tính 01 điểm, tối đa không quá 10 điểm;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện
thuộc khu vực miền núi được tính 15 điểm; đơn vị hành chính cấp huyện thuộc khu
vực miền núi có đơn vị hành chính cấp xã là vùng cao thì mỗi đơn vị hành chính
cấp xã vùng cao được tính 01 điểm;
c) Đơn vị hành chính cấp huyện
thuộc khu vực vùng cao được tính 25 điểm;
d) Đơn vị hành chính cấp huyện
thuộc khu vực biên giới quốc gia, hải đảo được tính 20 điểm;
đ) Đơn vị hành chính cấp huyện có
trên 17 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính cấp xã được
tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 20 điểm;
e) Quận, thị xã có mật độ dân số 120 người/ha thì được tính là 05 điểm, có mật độ dân số trên 120 người/ha thì cứ tăng thêm 10 người được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 20 điểm;
g) Thị xã là trung tâm tỉnh lỵ,
quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được tính 15 điểm;
h) Đơn vị hành chính cấp huyện
có cửa khẩu quốc tế thì mỗi cửa khẩu quốc tế được tính 10 điểm, có cửa khẩu quốc
gia thì mỗi cửa khẩu quốc gia được tính 05 điểm;
i) Đơn vị hành chính cấp
huyện có tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn (tính bình quân
trong 03 năm đến năm ngân sách gần nhất) đạt 100% kế hoạch được tính 05 điểm,
thu đạt thêm 05% được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 20 điểm;
k) Đơn vị hành chính cấp
huyện có tỷ lệ người dân tộc ít người chiếm từ 30 đến 50% dân số được tính 05
điểm, có trên 50% dân số được tính 10 điểm.
Điều 9. Khung điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện
1. Số điểm cho mỗi tiêu
chí quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này.
2. Căn cứ vào tổng số điểm
cộng dồn của các tiêu chí cho mỗi đơn vị hành chính.
3. Việc phân loại đơn vị
hành chính cấp tỉnh và cấp huyện căn cứ vào khung điểm sau:
a) Đơn vị hành chính cấp
tỉnh và cấp huyện loại I có từ 341 điểm trở lên;
b) Đơn vị hành chính cấp
tỉnh và cấp huyện loại II có từ 201 đến 340 điểm;
c) Đơn vị hành chính cấp
tỉnh và cấp huyện loại III có từ 200 điểm trở xuống.
Điều 10.
Trình tự, thủ tục, thời gian và thẩm quyền quyết định phân loại
1. Đối với đơn vị hành
chính cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
lập hồ sơ, gồm: sao lục bản đồ địa giới hành chính; bản thống kê dân số, diện
tích tự nhiên, các văn bản về các yếu tố đặc thù, thông qua Hội đồng nhân dân
cùng cấp và báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định;
b) Bộ Nội vụ thẩm định hồ
sơ dự kiến phân loại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo kết quả thẩm định và
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Căn cứ vào hồ sơ, tờ
trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ,
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Đối với đơn vị hành
chính cấp huyện
a) Ủy ban nhân dân cấp
huyện lập hồ sơ, gồm: sao lục bản đồ địa giới hành chính; bản thống kê dân số,
diện tích tự nhiên, các văn bản về các yếu tố đặc thù, thông qua Hội đồng nhân
dân cùng cấp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thẩm định hồ sơ dự kiến phân loại của Ủy ban nhân dân cấp huyện, báo cáo kết quả
thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định;
c) Căn cứ vào hồ sơ, tờ
trình và báo cáo kết quả thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội
vụ quyết định việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Về thời gian lập, thẩm
định hồ sơ và trình, ký quyết định phân loại
a) Thời gian lập hồ sơ
chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày tiến hành lập thủ tục hồ sơ phân loại. Sau khi
lập hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng
cấp thông qua tại kỳ họp gần nhất;
b) Thời gian thẩm định hồ
sơ phân loại không quá 30 ngày đối với hồ sơ cấp huyện và không quá 40 ngày đối
với hồ sơ cấp tỉnh, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận được hồ sơ của Ủy ban
nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh gửi đến;
c) Thời gian trình và
quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện không quá 20 ngày
kể từ ngày Bộ Nội vụ báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ phân loại cấp tỉnh
và kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo và trình Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
Điều
11. Điều chỉnh việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện
1. Sau 05 năm kể từ ngày
quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện có hiệu lực thi
hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh việc phân loại đơn vị hành chính.
2. Trường hợp đơn vị
hành chính có biến động về dân số, diện tích, yếu tố đặc thù đủ điều kiện để
phân loại thì Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành
chính cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định điều chỉnh việc phân loại đơn vị
hành chính cấp huyện.
3. Các đơn vị hành chính
cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được điều chỉnh địa giới hành chính, được sáp nhập
hoặc thành lập mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cấp huyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh phân
loại đơn vị hành chính đó.
4. Việc tiến hành điều
chỉnh phân loại đơn vị hành chính quy định tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên được thực
hiện theo quy định của Nghị định này.
1. Nghiêm cấm mọi hình thức gian
dối làm sai lệch số liệu trong việc lập hồ sơ để tính điểm phân loại, trong phê
duyệt, thẩm định và ban hành quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện.
2. Các tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm bị xử lý
theo pháp luật hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn
thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 15/2007/ND-CP |
Hanoi,
January 26, 2007 |
ON THE CLASSIFICATION OF
PROVINCIAL- OR DISTRICT-LEVEL ADMINISTRATIVE UNITS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of the People's Councils
and People's Committees;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Article
1.- Subjects and scope of regulation
...
...
...
Article
2.- Classification purposes
1. To ensure the
stability of provincial- and district-level administrative units and raise the
effectiveness and efficiency of state administrative management in localities.
2. To create grounds
for the formulation of socio-economic development policies, the organization of
apparatuses of People's Councils, People's Committees, and specialized units
under provincial- or district-level People's Committees.
3. To create grounds
for the formulation of regulations and policies applicable to cadres and civil
servants which are suitable to each grade of administrative units.
Article
3.- Classification principles
1. Classification of
provincial- or district-level administrative units is based on the criteria of population,
area, geographical particularities, number of administrative units, natural and
socio-economic conditions which reflect the workload and the difficulty and
complexity of state administrative management activities at provincial- and
district-level administrative units.
2. Grading methods for
criteria-based classification must ensure objectivity and scientism.
...
...
...
1. Provinces and
centrally run cities are classified into four grades: special grade, grade I,
grade II and grade III.
2. District-level
administrative units are classified into three grades: grade I, grade II and
grade III.
1. To recognize Hanoi
capital and Ho Chi Minh City as provincial-level administrative units of
special grade
a/ Hanoi capital is a
political, economic, cultural, social, scientific, technical, trade and service
center and a domestic and international communications and exchange hub, which
plays the role of promoting national socio-economic development and occupies a
strategic security and defense position; has a large population and high
population density; has difficulties and complexities in state urban
management, and attains a high annual budget revenue-expenditure balance, and
is an urban center of special grade;
b/ Ho Chi Minh City is
a political, economic, cultural, social, scientific, technical, training,
tourist and service center and a domestic and international communications and
exchange hub, which plays the role of promoting regional and national socio-economic
development; occupies a strategic security and defense position in the region;
has the largest population and highest population density; has difficulties and
complexities in state urban management, and attains a high annual budget
revenue-expenditure balance, and is an urban center of special grade.
2. To recognize
centrally run cities (except Hanoi capital and Ho Chi Minh City) as
provincial-level administrative units of grade I
Centrally run cities
(except Hanoi capital and Ho Chi Minh City) are economic, cultural, social,
scientific, technical, tourist and service centers as well as domestic and
international communications and exchange hubs; occupy strategic defense and
security positions in an area or region; and have the role of promoting socio-economic
development of an inter-provincial territorial area or a region;
3. To recognize
provincial cities and Hanoi capital's and Ho Chi Minh City's districts as
district-level administrative units of grade I
...
...
...
b/ Urban districts of
Hanoi capital and Ho Chi Minh City have a large population and high population
density; have complexities and difficulties in state urban management; and
attain a high annual budget revenue-expenditure balance, and are district-level
administrative units classified as urban centers of special grade.
Article
6.- Grading criteria for classification
Classification of
provincial- or district-level administrative units is based on the following
criteria:
1. Population;
2. Land area;
3. Particularities.
1. In terms of
region-based population
a/ For mountainous and
highland provinces: A province with less than 400,000 inhabitants shall be
given 50 points; if having 400,000 inhabitants or more, it shall be given one
more point for every additional 6,000 inhabitants to a maximum of 250 points;
...
...
...
2. In terms of
region-based land area
a/ For mountainous and
highland provinces: A province with less than 400,000 ha of natural land shall
be given 40 points; if having 400,000 ha or more, it shall be given one more
point for every additional 8,000 ha to a maximum of 150 points;
b/ For delta
provinces: A province with less than 90,000 ha of natural land shall be given
40 points; if having 90,000 ha or more, it shall be given one more point for
every additional 6,000 ha to a maximum of 150 points.
3. In terms of
particularities
a/ A delta province
having district-level administrative units in mountainous or highland areas
shall be given one point for each of such units to a maximum of 10 points;
b/ A mountainous
province shall be given 15 points; if having district-level administrative
units in highland areas, it shall be given one point for each of such units;
c/ A highland province
shall be given 25 points;
d/ A province in
national border region shall be given 20 points;
e/ A province with
more than 11 district-level administrative units shall be given one more point
for each additional district-level administrative unit in excess of 11 to a
maximum of 15 points;
...
...
...
g/ A province where
the budget revenue-expenditure balance (an average of the latest three years
before the classification) reaches 100% (revenues are enough to offset
expenses) shall be given 5 points; if that balance exceeds 100% (revenues are
higher than expenses), it shall be given one more point for every additional
10% to a maximum of 40 points.
1. In terms of
region-based population
a/ For mountainous,
highland and island districts: A district with less than 40,000 inhabitants
shall be given 50 points; if having 40,000 inhabitants or more, it shall be
given one more point for every additional 600 inhabitants to a maximum of 250
points;
b/ For delta
districts: A district with less than 50,000 inhabitants shall be given 50
points; if having 50,000 inhabitants or more, it shall be given one more point
for every additional 700 inhabitants to a maximum of 250 points.
c/ For urban districts
(except for those defined in Clause 3 of Article 5) and provincial towns:
- An urban district or
a delta town with less than 80,000 inhabitants shall be given 50 points; if
having 80,000 inhabitants or more, it shall be given one more point for every
additional 800 inhabitants, to a maximum of 250 points;
- A mountainous,
highland or border town with less than 60,000 inhabitants shall be given 50
points; if having 60,000 inhabitants or more, it shall be given one more point
for every additional 700 inhabitants, to a maximum of 250 points;
2. In terms of
region-based natural land area
...
...
...
b/ For delta
districts: A district with less than 10,000 ha of natural land shall be given
40 points; if having 10,000 ha or more, it shall be given one more point for every
additional 600 ha to a maximum of 150 points;
c/ For urban districts
(except those defined in Clause 3 of Article 5) and towns
- An urban district
with less than 1,000 ha of natural land shall be given 40 points; if having
1,000 ha or more, it shall be given one more point for every additional 100 ha
to a maximum of 150 points;
- A delta provincial
town with less than 3,000 ha of natural land shall be given 40 points; if
having 3,000 ha or more, it shall be given one more point for every additional
150 ha to a maximum of 150 points;
- A mountainous,
highland or border town with less than 4,000 ha of natural land shall be given
40 points; if having 4,000 ha or more, it shall be given one more point for
every additional 200 ha to a maximum of 150 points.
3. In terms of
particularities
a/ For a
district-level administrative unit in a delta region with administrative units
being communes, wards and townships (below called commune-level administrative
units for short) located in mountainous, highland, deep-lying or remote areas,
it shall be given one point for each of those commune-level administrative
units to a maximum of 10 points;
b/ A district-level
administrative unit in a mountainous region shall be given 15 points. For a
district-level administrative unit in a mountainous region, which has
commune-level administrative units located in highland areas, it shall be given
one point for each of those commune-level administrative units;
c/ A district-level
administrative unit in a highland region shall be given 25 points;
...
...
...
e/ A district-level
administrative unit with more than 17 commune-level administrative units shall be
given one more point for each additional commune-level administrative unit in
excess of 17 to a maximum of 20 points;
f/ An urban district
or town with a population density of 120 inhabitants/ha shall be given 5
points; if having a population density of over 120 inhabitants /ha, it shall be
given one more point for every additional 10 people, to a maximum of 20 points;
g/ A town which is the
center of a province or centrally run city shall be given 15 points;
h/ A district-level
administrative unit with international border gates shall be given 10 points
for each international border gate; if having national border gates, it shall
be given 5 points for each national border gate;
i/ A district-level
administrative unit where the collected average annual budget revenue amount
(an average of three years before the latest budget year) reach 100% of the
planned target shall be given 5 points; for every additional 5%, it shall be
given one more point to a maximum of 20 points.
j/ A district-level
administrative unit where ethnic minority inhabitants represent between 30% and
50% of its population shall be given 5 points, or 10 points if ethnic minority
inhabitants represent over 50% of its population;
1. The number of
points given for each criterion is provided for in Articles 7 and 8 of this
Decree.
2. The total aggregate
number of points of criteria for each administrative unit shall serve as a
basis.
...
...
...
a/ Provincial- or
district-level administrative units of grade I are those which attain at least
341 points;
b/ Provincial- or
district-level administrative units of grade II are those which attain between
201 and 340 points;
c/ Provincial- or
district-level administrative units of grade III are those which attain 200
points or less.
Article
10.- Order, procedures, time and
competence for deciding on classification
1. For
provincial-level administrative units
a/ Provincial-level
People's Committees shall compile dossiers, each comprising an extract of the
map of administrative boundaries; statistical reports on population, land area
and documents on particularities, which shall be approved by People's Councils
of the same level and reported to the Ministry of Home Affairs for evaluation;
b/ The Ministry of
Home Affairs shall evaluate the tentative classification dossiers made by the
provincial-level People's Committees, report evaluation results to the Prime
Minister for consideration and decision;
c/ Based on the
dossiers and expositions of the provincial-level People's Committees and the
reports on the evaluation results of the Ministry of Home Affairs, the Prime
Minister shall decide on the classification of provincial-level administrative
units.
2. For district-level
administrative units
...
...
...
b/ Provincial-level
People's Committees shall evaluate the tentative classification dossiers made
by district-level People's Committees, report the evaluation results to the
Minister of Home Affairs for consideration and decision;
c/ Based on the
provincial-level People's Committees' dossiers and expositions, the Minister of
Home Affairs shall decide on the classification of district -level
administrative units.
3. On the time for
compilation and evaluation of dossiers and submission, signing of
classification decisions
a/ The time limit for
compilation of dossiers is 30 days after the procedures for classification
dossiers are carried out. After compiling dossiers, provincial- or
district-level People's Committees shall report to People's Councils of the
same level for approval at the nearest meeting;
b/ The time limit for
evaluation of classification dossiers is 30 days for district-level
classification dossiers and 40 days for provincial-level classification
dossiers, counting from the date the evaluation agency receives the dossiers
from district- or provincial-level People's Committees;
c/ The time limit for
submission and issuance of a decision on the classification of provincial- or
district-level administrative units is 20 days from the date the Ministry of
Home Affairs reports and submits to the Prime Minister a provincial-level
classification dossier and the provincial-level People's Committee reports and
submits a district-level classification dossier to the Minister of Home Affairs.
Article
11.- Adjustment of classification of the
provincial- and district-level administrative units
1. Five years after a
decision on the classification of provincial- or district-level administrative
unit takes effect, the provincial- or district-level People's Committee shall
request competent agencies to consider and decide on the adjustment of the
classification of the administrative unit.
2. When an
administrative unit sees changes in its population, area or particularities and
meet all conditions for classification, the Prime Minister shall decide to
adjust its classification if it is a provincial-level administrative unit while
the Minister of Home Affairs shall decide on its classification if it is a
district-level administrative unit.
...
...
...
4. The adjustment of
classification of administrative units specified in Clauses 1, 2 and 3 above
complies with the provisions of this Decree.
Article
12.- Handling of violations
1. All forms of
cheating to distort data in the compilation of dossiers for calculating
classification points, in the approval, evaluation and promulgation of
decisions classifying provincial- or district-level administrative units are
strictly prohibited.
2. Organizations or
individuals that commit acts of violation specified in Clause 1 of this Article
shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in
accordance with current law.
Article
13.- Implementation effect
...
...
...
Article
14.- Implementation responsibilities
Ministers,
heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and
presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this
Decree.
ON
BEHALF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 15/2007/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện
Số hiệu: | 15/2007/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 15/2007/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện
Chưa có Video