PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
|
Số: 142-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 1957 |
QUY ĐỊNH LẠI TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ bản điều lệ số 695-TTg
ngày 20 tháng 02 năm 1956 tổ chức các cơ quan thống kê các cấp và các ngành;
Theo đề nghị của ông I Ủy ban kế hoạch Nhà nước;
Theo I của I chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành như sau:
Điều 2. – Bộ máy thống kê các cấp, các ngành gồm có:
1) Cục Thống kê trung ương (trong Ủy ban kế hoạch Nhà nước).
2) Các Chi Cục Thống kê liên khu, khu, thành phố, tỉnh.
3) Phòng Thống kê huyện, châu.
4) Ban Thống kê xã.
5) Các tổ chức thống kê các Bộ, các ngành trung ương, và các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc.
Nhiệm vụ cụ thể của Cục Thống kê trung ương là:
1) Tổ chức và lãnh đạo công tác điều tra thống kê của các địa phương và các ngành trong cả nước; học tập kinh nghiệm thống kê tiên tiến của các nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp mật thiết với tình hình thực tế trong nước, xây dựng các chế độ điều tra thống kê cần thiết; lập và thẩm tra, phê chuẩn các loại biểu mẫu điều tra thống kê; không ngừng cải tiến phương pháp điều tra thông kê.
2) Kiểm tra một cách có hệ thống việc thi hành kế hoạch Nhà nước dựa trên những báo cáo đã quy định, dựa trên các công tác điều tra và các tài liệu thống kê khác.
3) Điều tra thống kê một cách có hệ thống các nguồn tài nguyên vật chất của nước nhà và kiểm tra tình hình sử dụng các tài nguyên đó.
4) Khi cần thiết, đề nghị và tiến hành các cuộc phổ tra về nông nghiệp, công nghiệp, nhân khẩu v.v… sau khi được Phủ Thủ tướng đồng ý.
5) Thường xuyên kiểm tra, tính chất chính xác, kịp thời và tính chất toàn diện của những báo cáo thống kê của các ngành, các xí nghiệp và các địa phương, phát huy kinh nghiệm tiên tiến trong công tác thống kê, khắc phục hiện tượng phát hành lung tung biểu mẫu điều tra thống kê.
6) Đạo tạo, huấn luyện cán bộ thống kê.
Điều 5. – Cục Thống kê trung ương có quyền:
1) Trực tiếp ra chỉ thị, thông tư cho các cơ quan thống kê địa phương.
2) Gửi chỉ thị, thông tư cho các tổ chức thống kê của các Bộ, các ngành nghiệp vụ, các cơ quan, các xí nghiệp qua ông Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các cơ quan, các xí nghiệp đó. Các chỉ thị, thông tư đó phải được chấp hành nghiêm chỉnh.
3) Yêu cầu các Bộ, các ngành trung ương, các cơ quan, xí nghiệp thuộc các Bộ, các ngành đó gửi các tài liệu điều tra thống kê theo chế độ đã quy định. Thủ trưởng các ngành, các đơn vị, các xí nghiệp có nhiệm vụ cung cấp những tài liệu đó phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của các tài liệu gửi đi.
Ngoài những báo cáo về số liệu, Cục Thống kê trung ương có quyền yêu cầu các Bộ, các ngành trung ương gửi đến những bản phân tích bằng lời văn.
Khi cần thiết, Cục Thống kê trung ương có quyền yêu cầu các Bộ cử cán bộ đến trình bày về những vấn đề đã được phản ảnh trong biểu báo cáo thống kê.
Cục Thống kê trung ương có quyền bác bỏ những báo cáo thông kê không chính xác, không hợp lệ và yêu cầu báo cáo lại.
4) Tới kiểm tra công tác thống kê của các địa phương, các Bộ, các ngành nghiệp vụ ở trung ương và các cơ quan, các xí nghiệp trực thuộc Thủ trưởng các đơn vị đó phải hết sức giúp đỡ trong việc này.
5) Triệu tập các cuộc hội nghị thống kê.
Điều 6. – Cục Thống kê trung ương tạm thời gồm các phòng:
1. – Phòng Tổng hợp thống kê: Phụ trách tổng hợp tình hình thống kê về mọi mặt, làm báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế, tổ chức về tính sản phẩm xã hội, tính thu nhập quốc dân và lập biểu cân đối kinh tế quốc dân; tổ chức các phòng có liên quan xây dựng biểu mẫu thống kê, cải tiến công tác thống kê và kiểm tra tình hình thi hành chế độ công tác thống kê trong cả nước; theo dõi tình hình phát triển của bộ máy thống kê địa phương và công tác đào tạo huấn luyện cán bộ thống kê; tổ chức xuất bản những tập san, niên báo và công báo thống kê.
2. – Phòng Thống kê nông nghiệp: phụ trách công tác thống kê về nông nghiệp, bao gồm việc thống kê trồng cây (kể cả gây rừng), chăn nuôi (kể cả nuôi ong, nuôi cá, nuôi gia súc), về thủy lợi chống lụt, chống hạn, và tình hình phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
3. – Phòng Thống kê công nghiệp: phụ trách công tác thống kê công nghiệp (gồm tất cả các loại công nghiệp trong nước), và thủ công nghiệp, vận tải, bưu điện, cung cấp vật tư.
4.- Phòng Thống kê xây dựng cơ bản phụ trách công tác thống kê về xây dựng cơ bản thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông bưu điện, văn hóa, y tế, giáo dục và của việc xây dựng thành phố do Nhà nước và địa phương đầu tư.
5. – Phòng thống kê thương nghiệp, tài chính: phụ trách thống kê thương nghiệp (kể cả nội thương và ngoại thương), tài chính, tiền tệ, tín dụng, tình hình hoạt động của các hợp tác xã mua bán, và hợp tác xã tiêu thụ.
6. – Phòng thống kê văn hòa, giáo dục, y tế, dân số, lao động: phụ trách công tác thống kê về đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, về tình hình dân số, về việc phân phối và sử dụng nhân công, về tiền lương và năng suất lao động.
Chi Kế hoạch và Chi Cục phó Chi Cục thống kê khu, thành phố, tỉnh do kế hoạch của Kế hoạch Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban hành chính liên khu, khu, thành phố, tỉnh.
Trưởng phòng thống kê huyện do kế hoạch Hành chính liên khu, khu ,thành phố trực thuộc bổ nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Hành chính tỉnh.
Trưởng ban thống kê xã do Ủy ban hành chính thành phố, tỉnh công nhận theo đề nghị của Ủy ban Hành chính huyện.
1) Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố, có nhiệm vụ xây dựng và kiện toàn bộ máy thống kê ở địa phương, thực sự lãnh đạo công tác thống kê ở các địa phương (kể cả về mặt chính trị, tổ chức cán bộ, hành chính, kinh phí), và hoàn thành các nhiệm vụ điều tra thống kê Nhà nước do Phủ Kế hoạch hoặc cục thống kê trung ương giao cho địa phương mình.
2) Với điều kiện là đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ điều tra thống kê của Nhà nước, Ủy ban Hành chính các liên khu, khu, thành phố, tỉnh có thể tùy theo yêu cầu và kế hoạchả năng mà tổ chức một số công tác điều tra thống kê có tính chất địa phương, nhưng không được trùng hoặc trái với nhiệm vụ điều tra thống kê của Nhà nước.
3) Để cho bộ mày thống kê ở các địa phương có thể kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Hành chính các địa phương cần truyền đạt hoặc sao gửi những tài liệu có liên quan về kế hoạch Nhà nước ở địa phương cho bộ máy thống kê ở nơi đó, đồng thời làm cho công tác thống kê và công tác kế hoạch phối hợp mật thiết với nhau.
4) Để đảm bảo công tác chuyên môn và để cho cán bộ thống kê được đi sâu vào nghiệp vụ, Ủy ban Hành chính các cấp không được tự ý điều động cán bộ thống kê đi làm công tác khác.
Điều 10. – Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thống kê khu, thành phố, tỉnh:
1) Sưu tầm, thu thập, chỉnh lý những tài liệu điều tra thống kê cơ bản về các ngành kinh tế quốc dân và văn hóa xã hội ở địa phương mình, kiểm tra một cách có hệ thống tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong địa phương mình; cung cấp tài liệu cho Cục Thống kê trung ương, Ủy ban Hành chính và Ủy ban Kế hoạch địa phương theo chế độ đã quy định.
2) Ngoài việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ điều tra thống kê do Cục Thống kê trung ương quy định ra, còn phải tích cực thực hiện những nhiệm vụ điều tra thống kê có tính chất địa phương có liên quan do Ủy ban Hành chính địa phương đề ra.
3) Chỉ đạo các tổ chức thống kê thuộc các ngành nghiệp vụ có liên quan, tiến hành công tác điều tra thống kê; giúp đỡ các ngành, các cơ quan, các xí nghiệp cải tiến công tác thống kê, lãnh đạo cơ quan thống kê cấp dưới; kiểm tra việc thi hành chế độ công tác thống kê đã được Cục Thống kê trung ương quy định; kế hoạchắc phục tình trạng ban hành biểu mẫu một cách lung tung.
4) Thẩm tra tính chất chính xác của những báo cáo thống kê của các ngành nghiệp vụ, có quyền bác bỏ những báo cáo không chính xác và yêu cầu báo cáo lại; ngoài những báo cáo số liệu, có quyền yêu cầu các ngành gửi đến những bản phân tích bằng lời văn.
Điều 11. – Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng thống kê huyện, châu:
1) Thi hành nhiệm vụ công tác và kế hoạch công tác do cơ quan thống kê cấp trên đề ra, tổ chức một cách cụ thể công việc điều tra thống kê, thông qua Ủy ban Hành chính huyện hoặc châu để gửi báo cáo và các tài liệu thống kê cho Chi cục thống kê tỉnh (hoặc Chi Cục thống kê khu, thành phố) theo chế độ đã quy định.
2) Sưu tầm, thu thập và chỉnh lý những tài liệu điều tra thống kê cơ bản về các ngành kinh tế quốc dân, văn hóa, xã hội trong địa phương mình (chủ yếu là tài liệu về nông nghiệp); thông qua số liệu thống kê, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong địa phương; cung cấp tài liệu cho Ủy ban Hành chính và Ủy ban Kế hoạch ở địa phương đó.
3) Lãnh đạo và kiểm tra công tác thống kê của Ban Thống kê xã, thẩm tra tính chất chính xác của những báo cáo thống kê do xã gửi lên.
Điều 12. – Nhiệm vụ của Ban thống kê xã:
1) Thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê do cơ quan thống kê cấp trên quy định, thông qua Ủy ban Hành chính xã để gửi báo cáo và các tài liệu điều tra thống kê cho phòng thống kê huyện, châu theo chế độ đã quy định.
2) Sưu tầm, thu thập, chỉnh lý các tài liệu cơ bản về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trong xã (chủ yếu là tài liệu về nông nghiệp); theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong xã, cung cấp tài liệu điều tra thống kê cho Ủy ban Hành chính xã.
BỘ MÁY THỐNG KÊ CỦA CÁC BỘ, CÁC NGÀNH NGHIỆP VỤ
QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC VỀ VẤN ĐỀ KHÁC
Điều 14. – Quan hệ giữa công tác thống kê và công tác kế hoạch:
Thống kê là cơ sở của kế hoạch, kế hoạch cần phải dựa vào thống kê, cả hai mặt đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì vậy ý nghĩa, phương pháp tính và phương pháp phân loại của chi tiêu kế hoạch và chi tiêu thống kê phải thống nhất với nhau.
Điều 15. – Quan hệ giữa công tác kế toán và công tác thống kê:
Kế toán là cơ sở của thống kê, ngành kế toán có trách nhiệm cung cấp những tài liệu kế toán có liên quan và cần thiết cho ngành thống kê:
Để công tác kế toán và công tác thống kê kết hợp mật thiết với nhau tổ chức thành chế độ hạch toán kinh tế quốc dân thống nhất, tất cả những biểu mẫu tổng kết hàng năm và chế độ tài vụ do Bộ Tài chính ban hành được sự đồng ý của Cục Thống kê trung ương.
Các Bộ và những đơn vị nghiệp vụ thuộc các Bộ không được lập và ban hành những biểu mẫu điều tra thống kê cho các đoàn thể quần chúng, đoàn thể xã hội nằm ở ngoài hệ thống của mình hoặc cho các xí nghiệp, đơn vị hành chính thuộc hệ thống khác. Nếu cần thiết phải được Cục Thống kê trung ương (hoặc Chi Cục thống kê khu, thành phố, tỉnh) xét duyệt, nếu trong đó có điểm đặc biệt quan trọng thì phải được Phủ Thủ tướng (hoặc Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh) phê chuẩn mới được ban hành.
|
K.T.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 142-TTg năm 1957 quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành do Thủ tướng ban hành
Số hiệu: | 142-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Phan Kế Toại |
Ngày ban hành: | 08/04/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 142-TTg năm 1957 quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành do Thủ tướng ban hành
Chưa có Video