CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2005 |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA VĂN HÓA – THÔNG TIN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng của Thanh tra văn hóa – thông tin
Thanh tra văn hóa – thông tin được tổ chức ở Trung ương thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin và ở địa phương thuộc Sở Văn hóa – Thông tin; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng của Thanh tra văn hoá – thông tin
1. Tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – thông tin tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra văn hóa – thông tin
1. Hoạt động Thanh tra văn hóa - thông tin phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ tướng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra, Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
Điều 4. Mối quan hệ của Thanh tra văn hóa – thông tin
1. Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và về công tác, nghiệp thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra văn hóa – thông tin có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện quyền thanh tra và phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra văn hóa – thông tin trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ; trang bị cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, kiện toàn tổ chức, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trang phục cho Thanh tra Sở.
3. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức thực hiện và đảm bảo điều kiện hoạt động cho Thanh tra Sở; xử lý kịp thời các kết luật, kiến nghị của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan khác trong hoạt động của Thanh tra văn hóa – thông tin
Thủ trưởng các cơ quan công an, cơ quan thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan khác trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra văn hóa – thông tin trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa – thông tin.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA THANH TRA VĂN HÓA – THÔNG TIN
Điều 7. Hệ thống tổ chức của Thanh tra văn hóa – thông tin
1. Hệ thống tổ chức của Thanh tra văn hóa – thông tin bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin;
b) Thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin.
2. Các tổ chức Thanh tra văn hóa – thông tin có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 8. Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin
1. Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin có các Phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định thành lập.
2. Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra; các Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định cụ thể về tổ chức, biên chế, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin.
Điều 9. Thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin
1. Thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin là cơ quan trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh; các Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý văn hóa – thông tin của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về tổ chức, biên chế và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Nội vụ.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA VĂN HÓA – THÔNG TIN
Mục 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
6. Giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
9. Báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin và Tổng Thanh tra.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin giao.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa – Thông tin.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Bộ trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa – Thông tin khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
8. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra.
9. Lãnh đạo Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA SỞ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thanh tra vụ, việc khác do Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin giao.
5. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
7. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Văn hóa – Thông tin với các cơ quan quản lý theo quy định.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Sở Văn hóa – Thông tin
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Văn hóa – Thông tin.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Văn hóa – Thông tin khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở Văn hóa – Thông tin.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin.
8. Lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 3: THANH TRA VIÊN VĂN HÓA – THÔNG TIN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA VĂN HÓA –THÔNG TIN
Điều 14. Thanh tra viên văn hóa – thông tin
1. Thanh tra viên văn hóa – thông tin là người được phân công làm công tác thanh tra tại các tổ chức Thanh tra văn hóa – thông tin, được bổ nhiệm, miễn nhiệm và cấp thẻ Thanh tra viên theo tiêu chuẩn Thanh tra viên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Thanh tra viên văn hóa – thông tin phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Khi thực hiện công tác thanh tra, Thanh tra viên văn hóa – thông tin có các nghĩa vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thanh tra;
b) Thực hiện quyền hạn quy định tại Điều 40 và Điều 50 của Luật Thanh tra và các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Cộng tác viên Thanh tra văn hóa – thông tin
1. Cộng tác viên Thanh tra văn hóa – thông tin là người được Thanh tra văn hóa – thông tin trưng tập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, trách nhiệm của Cộng tác viên Thanh tra văn hóa – thông tin theo quy định của pháp luật.
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA VĂN HÓA – THÔNG TIN
Điều 16. Nội dung thanh tra hành chính
1. Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin
Thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động văn hóa – thông tin:
1. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về: di sản văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật; nhiếp ảnh; triển lãm; báo chí; xuất bản; quyền tác giả và các quyền liên quan; thư viện; quảng cáo; văn hóa quần chúng; thông tin cổ động.
2. Các quy định của pháp luật về kinh doanh, lắp đặt, sử dụng thiết bị thu tín hiệu truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO).
3. Các quy định pháp luật về quản lý thông tin trên Internet, cung cấp dịch vụ thông tin Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet, dịch Internet công cộng.
4. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động văn hóa – thông tin và kinh doanh dịch vụ văn hóa – thông tin công cộng.
5. Chương trình quốc gia, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực văn hóa – thông tin.
6. Hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vự văn hóa – thông tin; hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa – thông tin tại Việt Nam.
7. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm.
8. Công tác thông tin đối ngoại trong hoạt động văn hóa – thông tin.
9. Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực văn hóa – thông tin.
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều 19. Phương thức hoạt động thanh tra
1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.
2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra văn hóa - thông tin hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
4. Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.
5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Quyền của đối tượng thanh tra:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy định và các thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật; khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại phải thực hiện các quyết định đó;
d) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
2. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
a) Chấp hành quyết định thanh tra;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Chấp hành các yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 21. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1. Các tổ chức Thanh tra văn hóa - thông tin được trang bị về: trụ sở; phương tiện; trang thiết bị kỹ thuật; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu.
Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu tương tự, gây sự nhầm lẫn với Thanh tra văn hóa - thông tin.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy định cụ thể về:
a) Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của Thanh tra văn hóa - thông tin;
b) Trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu của Thanh tra văn hóa - thông tin sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.
1. Kinh phí hoạt động của Thanh tra văn hóa - thông tin do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí của Thanh tra văn hóa - thông tin theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động Thanh tra văn hóa - thông tin được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
l. Người nào cản trở, đưa hối lộ, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, tố cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật về thanh tra; người nào lợi đụng chức vụ, quyền hạn thanh tra hoặc vì động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà xử lý vi phạm, kết luận không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình hoạt động thanh tra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đmh chỉ hoặc đình chỉ hoạt động đối với Thanh tra viên văn hóa - thông tin.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Quyết định số 345/TTG ngày 27 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Thanh tra nhà nước ngành văn hóa - thông tin.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Nghị định 138/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra văn hóa – thông tin
Số hiệu: | 138/2005/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/11/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 138/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra văn hóa – thông tin
Chưa có Video