Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 121-NV/NĐ

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 1946 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Chiếu theo Sắc lệnh số 23 ngày 21 tháng 02 năm 1946 thành lập Việt Mam Công an vụ
Sau khi thỏa hiệp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

Điều 1:– Việt Nam công an vụ do Sắc lệnh số 23 nói trên lập ra nay tổ chức như sau này:

Điều 2– Việt Nam công an vụ chia ra làm 3 cấp:

1. Công an Việt Nam

2. Công an kỳ

3. Công an tỉnh

Cơ quan công an trung ương đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông tổng giám đốc Việt Nam công an vụ.

Cơ quan công an kỳ (Bắc, Trung, Nam) đặt dưới quyền điều khiển của một giám đốc công an kỳ.

Cơ quan công an tỉnh đặt dưới quyền điều khiển của một ty trưởng.

Chương 2:

NHA CÔNG AN VIỆT NAM

Điều 3:– Nha công an Việt Nam đặt ở thủ đô nước Việt Nam

Điều 4:– Nha này có nhiệm vụ:

Sưu tầm và tập trung tất cả những tài liệu và tin tức có liên can đến việc nội trị và đối ngoại.

Điều tra và khám phá những hành động phương hại đến sự an toàn của quốc gia.

Thi hành những luật lệ về sự tuần sát chung trong nước.

Nghiên cứu và khởi thảo những luật lệ về công an

Tổ chức, kiểm soát các cơ quan công an trong nước.

Điều 5:– Nha công an Việt Nam đặt dưới quyền điều khiển của 2 ông tổng giám đốc và phó giám đốc gồm có:

a) Một văn phòng

b) và các phòng sự vụ

Mỗi phòng đều có một chủ sự phòng điều khiển

Các chức tổng giám đốc và phó giám đốc do sắc lệnh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Các nhân viên của nha công an sẽ do nghị định Bộ trưởng bộ Nội vụ bổ nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc nha công an

Chương 3:

SỞ CÔNG AN KỲ

Điều 6:– Sở công an kỳ có nhiệm vụ:

Giữ gìn trật tư trong địa hạt, đề phòng những hành động trái phép, điều tra để truy tầm thủ phạm những hành vi trái phép giao tòa án trừng phạt.

Điều tra về phương tiện hành chính để giúp những công sở về những người và đoàn thể có liên lạc với các sở ấy.

Kiểm soát và thi hành những phương pháp đề phòng đối với những người nguy hiểm cho sự trị an

Sưu tầm và chuyển lên nha công an trung ương những tin tức và tài liệu quan hệ đến sự trị an.

Tổ chức và kiểm soát các cơ quan công an tỉnh

Điều 7:– Mỗi sở công an kỳ đều đặt dưới quyền điều khiển của 2 ông giám đốc và phó giám đốc do nghị định Bộ trưởng bộ Nội vụ bổ nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc nha công an trung ương và sau khi hỏi ý kiến chủ tịch ủy ban hành chính ký.

Điều 8:– Sở công an ký gồm có 1 văn phòng và các phòng phụ thuộc khác đặt dưới quyền điều khiển các chủ sự phòng.

Chức chủ sự phòng do nghị định của chủ tịch ủy ban hành chính kỳ bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc sở công an kỳ sau khi ông này được ông tổng giám đốc nha công an trung ương đồng ý.

Chương 4:

TY CÔNG AN TỈNH

Điều 9:– Tại mỗi tỉnh đều có một ty công an đặt dưới quyền điều khiển của một ty trưởng

Điều 10:– Các thành phố lớn Hà nội, Hải phòng, Huế, khu Sài gòn-Chợ lớn sẽ có một tổ chức công an riêng, nghị định sau sẽ ấn định.

Điều 11:– Các ty công an tỉnh có nhiệm vụ như các sở công an kỳ nhưng chỉ hoạt động trong phạm vi một tỉnh.

Điều 12:– Về phương diện công an các tỉnh sẽ chia ra làm từng hạng tùy theo sự quan trọng về dân số hay chính trị. Sự xếp hạng tùy theo sự quan trọng về dân số hay chính trị. Sự xếp hạng các tỉnh sẽ do ông tổng giám đốc nha công an trung ương đề nghị với bộ Nội vụ ra nghị định thi hành.

Điều 13:– Ty công an tỉnh gồm có văn phòng và các ban.

Văn phòng do một bí thư điều khiển

Các ban do các trưởng ban điều khiển

Tùy sự quan trọng của công việc, một trưởng ban có thể điều khiển một hay nhiều ban cùng một lúc.

Điều 14:– Chức trưởng ty cũng tuyên bố như chức chủ sự các phòng của sở công an kỳ.

Chức bí thư và trưởng ban do nghị định chủ tịch ủy-ban hành chính kỳ bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc sở công an kỳ.

Chương 5:

SỰ LIÊN LẠC CỦA CÁC CƠ QUAN CÔNG AN VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP

Điều 15:– Các cơ quan công an cấp dưới phải chịu mệnh lệnh và sự kiểm soát của các cơ quan công an cấp trên về phương diện chuyên môn.

Điều 16:– Ông tổng giám đốc nha công an trung ương có nhiệm vụ đặc biệt làm thực hiện sự liên mật thiết giữa các cơ quan công an với các cơ quan hành chính và chuyên môn khác.

Đề đạt tới mục địch nói trên ông tổng giám đốc nha công an được phép giao thiệp thẳng với các vị giám đốc các nha, các sở cũng như với các ủy ban hành chính cấp kỳ.

Điều 17:– Ông giám đốc sở công an kỳ và trưởng ty công an tỉnh thuộc quyền kiểm soát về phương diện hành chính của các ủy ban hành chính cấp tương đương và phải thi hành ủy nhiệm cùng mệnh lệnh của các ủy ban hành chính, các cơ quan tư pháp cấp tương đương.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 18:– Thể lệ tuyên bố các nhân viên nha công an, ấn định ngạch, lương bổng, sắc phục và các chi tiết khác sẽ định sau.

Điều 19:– Ông Đổng lý văn phòng bộ Nội vụ chịu ủy nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
 
 


Huỳnh Thúc Kháng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 121-NV/NĐ năm 1946 về công an vụ do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Số hiệu: 121-NV/NĐ
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
Ngày ban hành: 18/04/1946
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 121-NV/NĐ năm 1946 về công an vụ do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…