Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 103/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2004/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 03 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA ĐIỆN LỰC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng Thanh tra Điện lực

Thanh tra Điện lực là thanh tra chuyên ngành về điện lực, thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực điện lực.

Điều 2. Đối tượng của Thanh tra Điện lực

Đối tượng của Thanh tra Điện lực là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện trong phạm vi lónh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện).

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Điện lực

1. Hoạt động của Thanh tra Điện lực phải theo đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; không gây cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

2. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra Điện lực.

Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của Thanh tra Điện lực theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; có nghĩa vụ tôn trọng, tạo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động của Thanh tra Điện lực được thuận lợi, có hiệu quả.

Chương 2:

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA ĐIỆN LỰC

Điều 5. Tổ chức của Thanh tra Điện lực

Tổ chức của Thanh tra Điện lực bao gồm:

1. Thanh tra Điện lực Bộ Công nghiệp (sau đây gọi chung là Thanh tra Điện lực Bộ);

2. Thanh tra Điện lực Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra Điện lực Sở).

Điều 6. Thanh tra Điện lực Bộ

1. Thanh tra Điện lực Bộ là bộ phận của Thanh tra Bộ Công nghiệp, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành điện lực trên phạm vi cả nước.

2. Thanh tra Điện lực Bộ gồm có:

Chánh Thanh tra;

Phó Chánh Thanh tra;

Thanh tra viên.

a) Chánh Thanh tra Điện lực Bộ do Chánh Thanh tra Bộ trực tiếp kiêm nhiệm.

b) Giúp việc Chánh Thanh tra Điện lực Bộ có Phó Chánh Thanh tra, chuyên trách công tác thanh tra điện lực.

Phó Chánh Thanh tra Điện lực Bộ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra.

3. Thanh tra Điện lực Bộ có tài khoản riêng, được sử dụng con dấu của Thanh tra Bộ Công nghiệp.

Điều 7. Thanh tra Điện lực Sở

1. Thanh tra Điện lực Sở là bộ phận của Thanh tra Sở Công nghiệp, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành điện lực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thanh tra Điện lực Sở gồm có:

Chánh Thanh tra;

Phó Chánh Thanh tra;

Thanh tra viên.

a) Chánh Thanh tra Điện lực Sở do Chánh Thanh tra Sở Công nghiệp trực tiếp kiêm nhiệm.

b) Giúp việc Chánh Thanh tra Điện lực Sở có Phó Chánh Thanh tra, chuyên trách công tác thanh tra điện lực.

Phó Chánh Thanh tra Điện lực Sở do Giám đốc Sở Công nghiệp bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Công nghiệp.

3. Thanh tra Điện lực Sở có tài khoản riêng, được sử dụng con dấu của Thanh tra Sở Công nghiệp.

Điều 8. Nhiệm vụ của Thanh tra Điện lực

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện.

2. Tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước khác và tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền giáo dục việc chấp hành pháp luật và trong quá trình thanh tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

4. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện.

5. Lập kế hoạch công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động điện lực và sử dụng điện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp duyệt và tổ chức thực hiện.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.

7. Tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình trong lĩnh vực thanh tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

8. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình thanh tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

9. Thanh tra Điện lực Bộ hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cho Thanh tra Điện lực Sở.

Điều 9. Quyền hạn của Thanh tra Điện lực

1. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời các câu hỏi về những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp tới việc thanh tra.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra.

3. Trong trường hợp cần thiết, được thủ trưởng cấp trên đồng ý có thể đề nghị cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia, phối hợp trong việc thanh tra.

4. Trưng cầu giám định, thu thập, xác minh chứng cứ có liên quan đến nội dung thanh tra.

5. Quyết định niêm phong tài liệu; kê biên hoặc tịch thu tang vật theo quy định của pháp luật nếu có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định đó là những phương tiện, công cụ được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

6. Đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc tổ chức, cá nhân có hoạt động xâm phạm công trình điện lực gây nguy hiểm cho tính mạng con người, làm thiệt hại tài sản của Nhà nước, của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

7. Cảnh cáo, kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ công tác đối với cá nhân cố ý cản trở trái pháp luật việc thanh tra của Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên.

8. Tạm đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật hoặc thuyên chuyển công tác đối với người đang cộng tác với Thanh tra Điện lực hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra.

9. Xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

10. Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

11. Kiến nghị biện pháp bảo đảm thi hành các quy định khác của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm khác có liên quan.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Điện lực

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Điện lực Bộ:

a) Chỉ đạo, tổ chức đơn vị thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Điện lực được quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này;

b) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ theo kế hoạch hoặc thanh tra bất thường do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp giao;

c) Xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Điện lực Sở:

a) Chỉ đạo, tổ chức đơn vị thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Điện lực được quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ theo kế hoạch hoặc thanh tra bất thường do Giám đốc Sở Công nghiệp giao;

c) Xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công nghiệp giao.

Điều 11. Thanh tra viên Điện lực

1. Tiêu chuẩn Thanh tra viên Điện lực:

a) Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan;

b) Có trình độ chuyên môn bậc đại học về điện;

c) Có kiến thức về pháp lý, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Có thâm niên công tác trong lĩnh vực điện lực hoặc nghiệp vụ thanh tra ít nhất 02 năm;

đ) Có sức khoẻ tốt.

3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên Điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Thanh tra điện lực có biển hiệu, phù hiệu, trang phục, thẻ thanh tra viên thống nhất theo quy định của Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Việc sử dụng biển hiệu, phù hiệu, trang phục, thẻ thanh tra viên của Thanh tra Điện lực thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Thanh tra Điện lực được hưởng chế độ tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Chương 3:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA

Điều 12. Quyền của đối tượng thanh tra

1. Có quyền từ chối việc thanh tra, kiểm tra trong trường hợp thanh tra, kiểm tra trái quy định của pháp luật.

2. Khiếu nại, tố cáo các hành vi trái pháp luật của Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên trong quá trình thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Được yêu cầu và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do quyết định xử lý trái pháp luật của Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên gây ra.

Điều 13. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện cho Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên Điện lực thực hiện nhiệm vụ.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.

3. Thực hiện các yêu cầu, quyết định, kiến nghị, kết luận của Thanh tra Điện lực các cấp.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ, THỦ TỤC THANH TRA

Điều 14. Chế độ Thanh tra Điện lực

1. Thanh tra định kỳ căn cứ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Thanh tra bất thường khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những vi phạm có nguy cơ gây mất an toàn vận hành công trình điện, gây nguy hiểm tính mạng con người, thiệt hại tài sản nhà nước và tài sản công dân.

Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra

1. Quyết định việc thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra Điện lực Bộ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp hoặc Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp ra quyết định.

2. Quyết định việc thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra Điện lực Sở do Giám đốc Sở Công nghiệp hoặc Chánh Thanh tra Sở ra quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Công nghiệp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thanh tra và quyết định thành lập Đoàn Thanh tra.

Điều 16. Nội dung quyết định thanh tra

1. Căn cứ pháp lý để thanh tra.

2. Nội dung, yêu cầu, đối tượng và phạm vi thanh tra.

3. Thời điểm, thời hạn thanh tra.

4. Thành phần Đoàn Thanh tra, quyền và trách nhiệm của Đoàn Thanh tra.

5. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được thanh tra.

Điều 17. Thời hạn thanh tra

1. Thời hạn thanh tra tùy theo mức độ của vụ việc, nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp vụ việc phức tạp, hết thời hạn 30 ngày vẫn chưa kết thúc, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn thanh tra. Thời gian gia hạn thanh tra không quá 30 ngày.

2. Thời hạn thanh tra được xác định kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi công bố dự thảo kết luận thanh tra.

Điều 18. Thông báo thanh tra

Cơ quan ra quyết định thanh tra phải thông báo tới đối tượng thanh tra biết trước khi tiến hành thanh tra ít nhất 07 ngày (trừ trường hợp thanh tra bất thường). Quyết định thanh tra phải giao cho đối tượng thanh tra trước khi tiến hành việc thanh tra.

Điều 19. Tiến hành thanh tra

1. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên phải công bố quyết định thanh tra hoặc xuất trình thẻ Thanh tra viên.

2. Thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn được ghi trong quyết định thanh tra.

3. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Điều 20. Trường hợp khẩn cấp

Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện gây hậu quả nghiêm trọng như gây sự cố làm mất an toàn vận hành hệ thống điện, gây tai nạn nguy hiểm cho người, làm thiệt hại tài sản nhà nước, tài sản công dân, trộm cắp điện hoặc các hành vi vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên Điện lực được phép xuất trình thẻ Thanh tra viên và tiến hành các công việc cần thiết theo thẩm quyền để ngăn chặn các hành vi vi phạm, nhưng sau đó phải làm các thủ tục thanh tra theo quy định của Nghị định này.

Điều 21. Dự thảo kết luận thanh tra

1. Trưởng đoàn Thanh tra phải lập dự thảo kết luận thanh tra về những nội dung đã được thanh tra khi kết thúc thời hạn thanh tra. Dự thảo kết luận thanh tra phải được công bố cho đối tượng được thanh tra và lập biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn Thanh tra và đại diện có thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

2. Trong trường hợp đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra không nhất trí với nội dung dự thảo kết luận của Đoàn Thanh tra thì được quyền giải trình với Đoàn Thanh tra. ý kiến giải trình được ghi vào biên bản và được người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý.

3. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày kể từ khi công bố dự thảo kết luận thanh tra, Đoàn Thanh tra phải có kết luận chính thức.

Điều 22. Kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, người ra quyết định thanh tra, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp được nêu trong quyết định thanh tra và gửi hoặc trích nội dung gửi các đối tượng liên quan (nếu có yêu cầu).

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải xem xét, quyết định xử lý hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý.

Điều 23. Kết thúc thanh tra

Kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra phải lập bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm kết luận thanh tra, biên bản và các tài liệu có liên quan khác báo cáo người ra quyết định thanh tra.

Điều 24. Quyết định xử lý sau thanh tra

Quyết định xử lý sau thanh tra phải được đối tượng thanh tra thực hiện trong thời hạn 30 ngày. Kết quả thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản cho người ra quyết định thanh tra. Quá thời hạn 30 ngày nếu đối tượng thanh tra không thực hiện kết luận thanh tra thì sẽ bị cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra điện lực được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Xử lý vi phạm

Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện, cản trở hoạt động của Thanh tra Điện lực, mua chuộc, trả thù Thanh tra viên, trả thù người khiếu nại, tố cáo, thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 103/2004/ND-CP

Hanoi, March 1, 2004

 

DECREE

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE ELECTRICITY INSPECTORATE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 1991;
Pursuant to the Inspection Ordinance of April 1, 1990;
At the proposal of the Industry Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Position and functions of the Electricity Inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Objects of the Electricity Inspectorate

Objects of the Electricity Inspectorate are domestic and foreign organizations and individuals engaged in electricity activities or using electricity within the territory of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred collectively to as organizations and individuals engaged in electricity activities or using electricity).

Article 3.- Principles for operation of the Electricity Inspectorate

1. Operation of the Electricity Inspectorate must strictly comply with law provisions and at the same time ensure accuracy, objectivity, publicity, democracy and promptness; and not impede normal operation of inspected objects.

2. No organization or individual is allowed to illegally intervene in the operation of the Electricity Inspectorate.

Article 4.- Responsibilities and obligations of organizations and individuals

Organizations and individuals engaged in electricity activities or using electricity as well as relevant organizations and individuals shall have to fully respond to the requests of the Electricity Inspectorate according to the provisions of this Decree and other relevant law provisions; and be obliged to observe and create all necessary conditions for convenient and effective operation of the Electricity Inspectorate.

Chapter II

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF THE ELECTRICITY INSPECTORATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Electricity Inspectorate is organized to consist of:

1. The Electricity Inspectorate of the Industry Ministry (hereinafter referred to the Ministry’s Electricity Inspectorate);

2. The electricity inspectorates of the Industry Services of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the Services’ electricity inspectorates).

Article 6.- The Ministry’s Electricity Inspectorate

1. The Ministry’s Electricity Inspectorate is a section of the Industry Ministry’s Inspectorate, and performs the function of specialized electricity inspection nationwide.

2. The Ministry’s Electricity Inspectorate is composed of:

- The chief inspector;

- The deputy-chief inspector;

- Inspectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The Ministry’s electricity chief inspector shall be assisted by the deputy chief inspector, who is specialized in electricity inspection.

The Ministry’s electricity deputy chief inspector shall be appointed or dismissed by the Industry Minister at the proposal of the chief inspector.

3. The Ministry’s Electricity Inspectorate shall have its own bank account and be entitled to use the seal of the Industry Ministry’s Inspectorate.

Article 7.- The Services’ electricity inspectorates

1. The Services’ electricity inspectorates are sections of the Industry Services’ inspectorates and perform the function of specialized electricity inspection in the provinces and centrally-run cities.

2. A Service’s electricity inspectorate is composed of:

- The chief inspector;

- The deputy-chief inspector;

- Inspectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The Services’ electricity chief inspectors shall be assisted by deputy-chief inspectors, who are specialized in electricity inspection work.

The Services’ electricity deputy-chief inspectors shall be appointed or dismissed by the directors of the Industry Services at the proposals of the Industry Services’ chief inspectors.

3. The Services’ electricity inspectorates shall have their own bank accounts and be entitled to use the seals of the Industry Services’ inspectorates.

Article 8.- Tasks of the Electricity Inspectorate

1. To inspect the observance of the legislation on electricity activities and electricity use by organizations and individuals according to the State management tasks of the heads of the agencies of the same level; to prevent and combat corruption in the domain of electricity activities and use.

2. To receive citizens, accept written complaints and denunciations in the domain of electricity activities and use; to study and propose solutions to help the heads of the agencies of the same level promptly settle such complaints and denunciations according to law provisions.

3. To coordinate with other State management agencies and economic and socio-political organizations in the propagation and education of the law observance and in the course of inspecting electricity activities and electricity use.

4. To guide and examine agencies and units under the State management of the heads of the agencies of the same level in observing the State’s regulations on inspection, settlement of complaints and denunciations and reception of citizens in the domain of electricity activities and electricity use.

5. To work out plans on inspection of, and settlement of complaints and denunciations about electricity activities and electricity use, then submit them to the heads of their managing agencies for approval and implementation organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To abide by and be held responsible before law for all acts and decisions in the domain of inspection of electricity activities and electricity use.

8. To observe the regulations on protection of State secrets in the course of inspection of electricity activities and electricity use.

9. The Ministry’s Electricity Inspectorate shall provide professional guidance and directions to the Services’ electricity inspectorates.

Article 9.- Powers of the Electricity Inspectorate

1. To request the inspected objects to supply documents, report in writing or answer questions on necessary matters directly related to the inspection.

2. To request concerned organizations and individuals to supply necessary information in service of inspection work.

3. In case of necessity, with consents of the heads of superior agencies, to request the concerned agencies and units to designate their persons to join or coordinate with it in inspection.

4. To acquire expertises, collect and verify evidences related to the inspection contents.

5. To decide on sealing documents; distrain or confiscate material evidences according to law provisions when having enough legal grounds to confirm that such material evidences are means and instruments used to commit acts of violating the legislation on electricity activities and electricity use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To serve warnings on individuals who intentionally and illegally obstruct inspection activities of inspection teams or inspectors or propose competent authorities to suspend them from work.

8. To suspend the execution of decisions on disciplining or job transfer of persons who are currently collaborating with the Electricity Inspectorate or subject to the inspection if deeming that the execution of such decisions impedes the inspection.

9. To sanction administrative violations falling under its competence according to law provisions.

10. To transfer dossiers of law violation cases to competent criminal investigation agencies for handling if detecting criminal signs.

11. To propose measures to secure the enforcement of other law provisions on electricity activities and electricity use; to propose competent agencies to handle other relevant violations.

Article 10.- Tasks and powers of electricity chief inspectors

1. Tasks and powers of the Ministry’s electricity chief inspector:

a/ To direct and organize his/her unit in strictly performing the tasks and exercising the powers of the Electricity Inspectorate prescribed in Articles 8 and 9 of this Decree;

b/ To organize the performance of planned periodical inspections or unexpected inspections as assigned by the Industry Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To perform other tasks assigned by the Industry Minister.

2. Tasks and powers of the Services’ electricity chief inspectors:

a/ To direct and organize their units in strictly performing the tasks and exercising the powers of the Electricity Inspectorate prescribed in Articles 8 and 9 of this Decree within their respective provinces or centrally-run cities;

b/ To organize the performance of planned periodical inspections or unexpected inspections as assigned by the Industry Services’ directors;

c/ To sanction administrative violations falling under their competence according to law provisions;

d/ To perform other tasks assigned by the Industry Services’ directors.

Article 11.- Electricity inspectors

1. Criteria of electricity inspectors:

a/ Having good political qualities and sense of responsibility; being honest, fair and objective;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having knowledge about legal matters, economic management and State management according to law provisions;

d/ Having worked in the electricity domain or professional inspection for at least two years;

e/ Having good health.

3. The appointment and dismissal of electricity inspectors shall comply with law provisions on inspection.

4. Electricity inspectors shall have insignias, badges, uniforms and inspector’s cards as prescribed by the State General Inspector and the Industry Minister.

The use of insignias, badges, uniforms and inspector’s cards of electricity inspectors shall comply with law provisions on inspection.

5. Electricity inspectors are entitled to enjoy salaries and other benefits provided for by law provisions on inspection.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF INSPECTED OBJECTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To refuse the inspection or examination in cases where such inspection or examination contravenes law provisions.

2. To lodge complaints about or denunciations against law-breaking acts of inspection teams or inspectors in the course of inspection according to law provisions.

3. To claim and enjoy compensations for damage caused by unlawful handling decisions of inspection teams or inspectors according to law provisions.

Article 13.- Obligations of inspected objects

1. To satisfy requests of, and create conditions for, electricity inspection teams or electricity inspectors to perform their tasks.

2. To supply information and documents related to inspection contents, and promptly make reports at requests of persons tasked to conduct inspection or examination.

3. To respond to requests and abide by decisions, recommendations and conclusions of the Electricity Inspectorate of all levels.

Chapter IV

INSPECTION REGIME AND PROCEDURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Periodical inspections under the already approved plans.

2. Unexpected inspections upon detecting signs of law violations or violations which may cause unsafety to the operation of electricity works, cause dangers to human life or damage to the State’s and citizens’ properties.

Article 15.- Competence to issue decisions on inspection and setting up of inspection teams

1. Decisions on inspection and setting up of the Ministry’s electricity inspection teams shall be issued by the Industry Minister or the Industry Ministry’s chief inspector.

2. Decisions on inspection and setting up of the Services’ electricity inspection teams shall be issued by the Industry Services’ directors or the Services’ chief inspectors.

In case of necessity, the Industry Services’ directors shall propose the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to issue decisions on inspection and setting up of inspection teams.

Article 16.- Contents of inspection decisions

1. Legal grounds for inspection.

2. Inspection contents, requirements, objects and scope.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Composition of inspection teams, rights and responsibilities of inspection teams.

5. Rights and obligations of inspected objects.

Article 17.- Inspection duration

1. The inspection duration depends on the seriousness of inspected cases but must not exceed 30 days. For complicated cases which cannot be concluded after the time limit of 30 days, the inspection decision issuers may extend the inspection duration. The inspection duration extension shall not exceed 30 days.

2. The inspection duration shall be determined to last from the date of publicizing inspection decisions till the date of publicizing inspection conclusions.

Article 18.- Notification of inspection

The agencies which issue inspection decisions must notify such to the inspected objects at least seven days before the inspection is conducted (except for the case of unexpected inspection). Inspection decisions must be handed to the inspected objects before the inspection is conducted.

Article 19.- Conducting of inspections

1. When conducting inspections, the inspection teams or inspectors must publicize the inspection decisions or produce inspector’s cards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. They shall have to strictly comply with the inspection order and procedures, without causing troubles to, or obstructing normal operations of, the inspected objects.

Article 20.- Emergency cases

In cases where organizations and individuals are detected to have committed acts of violating the regulations on electricity activities or electricity use and causing serious consequences, such as causing incidents which make the operation of electricity systems unsafe, causing dangerous accidents to people, damaging the State’s or people’s properties, stealing electricity or other acts of administration violation as prescribed by law, the electricity chief inspectors, deputy-chief inspectors or inspectors shall be allowed to produce their inspector’s cards and take necessary actions according to their respective competence to stop such violation acts, but later they shall have to carry out the inspection procedures according to the provisions of this Decree.

Article 21.- Draft inspection conclusions

1. Heads of inspection teams shall have to make draft inspection conclusions on the already inspected contents upon the expiry of the inspection duration. Draft inspection conclusions must be notified to the inspected objects and recorded in writing with signatures of the inspection teams’ heads and competent representatives of organizations or individuals being inspected objects.

2. In cases where competent representatives of organizations or individuals being inspected objects disagree with the contents of draft inspection conclusions of the inspection teams, they may explain their opinions to the inspection teams. Explained opinions shall be inscribed in the inspection written records and examined and handled by the inspection decision issuers.

3. Within 20 days after the publicization of the draft inspection conclusions, the inspection teams must make official conclusions.

Article 22.- Inspection conclusions

1. Inspection conclusions must be sent to the inspected objects, inspection decisions issuers, and directly related organizations and individuals stated in the inspection decisions, and sent in full texts or excerpts to the concerned objects (if so requested).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Completion of inspection

Upon the completion of inspection, the heads of the inspection teams shall have to compile complete dossier sets comprising inspection conclusions, written records and other relevant documents, then report them to the inspection decision issuers.

Article 24.- Post-inspection handling decisions

Post-inspection handling decisions must be executed by the inspected objects within 30 days. Execution results must be reported in writing to the inspection decision issuers. Past the time limit of 30 days, if the inspected objects fail to abide by the inspection conclusions, they shall be coerced to do so and have to bear all expenses for coercion according to law provisions.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 25.- Commendation

Organizations and individuals that record achievements in electricity inspection activities shall be commended according to law provisions.

Article 26.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous stipulations which are contrary to this Decree shall all be hereby annulled.

Article 28.- Organization of implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

;

Nghị định 103/2004/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực

Số hiệu: 103/2004/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 01/03/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 103/2004/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…