CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/1998/NĐ-CP |
Hà nội, ngày 26 tháng 12 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác với nước
ngoài về pháp luật;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này áp dụng đối với các hoạt động hợp tác về pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội (sau đây gọi là ''Cơ quan, Tổ chức Việt Nam'') với cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (sau đây gọi là ''Cơ quan, Tổ chức nước ngoài'').
Đơn vị trực thuộc Cơ quan, Tổ chức Việt Nam nói tại Điều này hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải thông qua Cơ quan, Tổ chức Việt Nam chủ quản của mình.
Điều 2. Nguyên tắc hợp tác với nước ngoài về pháp luật
1. Việc hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, tuân thủ Hiếp pháp, pháp luật, phong tục, tập quán của dân tộc, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và tránh trùng lặp.
2. Việc hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở chương trình, kế hoạch, dự án ký kết bằng văn bản giữa Cơ quan, Tổ chức Việt Nam và Cơ quan, Tổ chức nước ngoài sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này cho phép.
Nội dung chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác phải căn cứ vào đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác và khả năng hợp tác của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam, cũng như của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài.
3. Việc hình thành, cho phép ký kết và thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác phải tuân theo các quy định của Nghị định này, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc soạn thảo, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật;
2. Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp;
3. Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, cán bộ thi hành án hình sự, trọng tài viên, công chứng viên, luật sư và các chức danh tư pháp khác;
4. Giảng dạy pháp luật ở bậc đại học và sau đại học;
5. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật mà không gắn với các hoạt động hợp tác quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 của Điều này;
6. Trao đổi thường xuyên tài liệu pháp luật, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng, văn bản pháp luật và sách chuyên khảo về pháp luật.
Điều 4. Quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
1. Chính phủ thống nhất quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật, bao gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật;
b) Quyết định chủ trương, phương hướng hợp tác;
c) Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết và thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác;
d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợpt tác.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề sau:
a) Trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật được ký kết với danh nghĩa Nhà nước;
b) Quyết định đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật được ký kết với danh nghĩa Chính phủ;
c) Phê duyệt chủ trương đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam quy định tại Điều 1 của Nghị định này;
d) Tham gia ý kiến về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác, khi có yêu cầu.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác pháp luật với nước ngoài;
2. Xây dựng và trình Chính phủ chủ trương, phương hướng hợp tác pháp luật với nước ngoài;
3. Tổng hợp và điều phối về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài;
4. Thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, kể cả việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó;
5. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài;
6. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Cơ quan, Tổ chức Việt Nam quy định tại Điều 1 của Nghị định này thực hiện hoạt động hợp tác theo đúng các quy định của Nghị định này; trong trường hợp có hành vi vi phạm thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hình thức xử lý thích hợp theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này.
Điều 6. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc quản lý đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật có sử dụng nguồn ODA theo quy định của Quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
2. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính và các Bộ khác, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo quy định của Nghị định này.
Cơ quan, Tổ chức Việt Nam chịu trách nhiệm về việc lựa chọn đối tác và nội dung hợp tác, thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật đã được ký kết và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc hợp tác quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
HÌNH THÀNH, XIN PHÉP VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰ ÁN HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT
Điều 8. Hình thành chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật và đã có đối tác hợp tác phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan để hình thành nội dung hợp tác dưới hình thức chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
2. Trong trường hợp Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác về pháp luật, nhưng chưa có đối tác nước ngoài, thì có thể yêu cầu Bộ Tư pháp hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác.
Điều 9. Thẩm định của Bộ Tư pháp về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Sau khi hình thành chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam gửi công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định.
Kèm theo công văn yêu cầu thẩm định phải có dự thảo chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, văn bản thuyết minh, tài liệu chứng minh sự cam kết của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài và ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó.
2. Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác tập trung vào các nội dung sau:
a) Mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác và chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam;
b) Tư cách, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hợp tác của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;
c) Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác;
d) Nhân tố bất lợi có thể có của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tư pháp phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đã yêu cầu.
Điều 10. Thủ tục trình chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Việc trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định Chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác có sử dụng nguồn ODA phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA, các văn bản hướng dẫn thi hành Quy chế này và phải kèm theo văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp.
2. Đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác không sử dụng nguồn ODA, thì sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam gửi tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngoài văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, tờ trình phải kèm theo ý kiến của Bộ Ngoại giao về ký kết điều ước quốc tế và của Bộ Tài chính về khoản đóng góp của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2, Điều 4 của Nghị định này.
Điều 11. Thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam chỉ được triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác sau khi văn bản ký kết có hiệu lực pháp luật.
2. Việc thực hiện nội dung hợp tác và các hoạt động cụ thể của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác phải được chuẩn bị kỹ về nội dung, bảo đảm đạt kết quả dự kiến, hiệu quả cao, thiết thực, đúng mục tiêu, bảo vệ bí mật Nhà nước.
3. Thủ tục quyết định đoàn ra, đoàn vào, cung cấp thông tin theo chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác phải tuân theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Trong quá trình thực hiện, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của mỗi Bộ.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Trong quá trình thực hiện, nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà làm thay đổi mục tiêu của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó hoặc làm thay đổi nội dung điều ước quốc tế đã ký kết, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải làm thủ tục thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác hoặc không làm thay đổi nội dung của điều ước quốc tế đã ký kết, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam được quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tư pháp; nếu việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác liên quan đến việc sử dụng ODA hoặc khoản đóng góp tài chính của Việt Nam, thì còn phải có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Tài chính.
Điều 13. Chế độ báo cáo, tổng hợp tình hình hợp tác
1. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có trách nhiệm định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác cho thời kỳ tiếp theo, theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp quy định.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam; Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.
Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác.
2. Khi kiểm tra, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Đoàn kiểm tra liên ngành được quyền yêu cầu Cơ quan, Tổ chức Việt Nam thực hiện chương trình, kế hoạch dự án hợp tác chấn chỉnh hoạt động hợp tác; nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý.
1. Chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam mà không được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này cho phép, thì bị hủy bỏ.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác
Việc đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam quy định tại Điều 1 của Nghị định này do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Áp dụng đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác khác có nội dung hợp tác về pháp luật
Những quy định tại Điều 9 của Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc thẩm định phần nội dung hợp tác về pháp luật trong các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thuộc các lĩnh vực khác mà các cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện với nước ngoài.
1. Nghị định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 1391/NC ngày 3 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thống nhất kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
|
No. 103/1998/ND-CP |
|
DECREE
ON THE MANAGEMENT OF LEGAL COOPERATION WITH FOREIGN COUNTRIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated September 30, 1992 At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1- Scope of regulation
...
...
...
The units attached to Vietnamese agencies and organizations mentioned in this Article shall undertake legal cooperation with foreign countries in the name of their respective managing agencies and organizations.
Article 2
1. Legal cooperation with foreign countries must be undertaken on the principle of ensuring national independence, sovereignty and security, the observance of the Constitution, laws and national
2. Legal cooperation with foreign countries must be undertaken on the basis of programs, plans and/or projects concluded in writing between Vietnamese agencies and/or organizations and foreign agencies and/or organizations after permission is granted by competent Vietnamese
The contents of cooperation programs, plans and/or projects must be based on the Party's and the State's guidelines; policies and strategies for socio-economic development, the National Assembly's legislative program and the priority level of the issues for cooperation and the cooperation capability of Vietnamese agencies and organizations as well as foreign agencies and organizations.
3. The formulation, permission for the signing and execution of cooperation programs, plans and/or projects shall comply with the provisions of this Decree, the Regulation on management and use of official development aid (ODA) issued together with Decree No.87/CP of August 5, 1997 and the relevant legal documents.
Article 3
The activities of legal cooperation with foreign countries stipulated in this Decree include:
1. Studying and gathering information and experiences necessary for the compilation of and amendments and supplements to the legal documents
...
...
...
4. Teaching law at university and post-graduate classes;
5. Organizing conferences, seminars and symposiums on legal matters not associated with cooperation activities mentioned in Points 1, 2, 3 and 4 of this Article;
6. Regularly exchanging law-related documents, including curricula, text books, lectures, legal documents and specialized reference books on law.
Article 4
1. The Government shall exert uniform management of the legal cooperation with foreign countries, including the following activities:
a) Promulgating judiciary documents on legal cooperation with foreign countries;
b) Deciding the cooperation policies and orientation;
c) Directing the negotiation, signing and execution of cooperation programs, plans and/or projects;
2. The Prime Minister shall decide the following issues:
...
...
...
c) Approving the policies to negotiate, sign, amend, supplement, extend, suspend or cancel legal cooperation programs, plans and/or projects with foreign countries of Vietnamese agencies and/or organizations defined in Article 1 of this Decree;
d) Giving his comments on legal cooperation programs, plans and/or projects with foreign countries of the agencies attached to the National Assembly, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and other agencies and organizations, when so requested.
Article 5
The Ministry of Justice, when assisting the Government in the uniform management of the legal cooperation activities with foreign countries, shall
1. To compile and submit to the competent State
2. To formulate and submit to the Government policies and orientations for legal cooperation with foreign countries;
3. To sum up and regulate the contents of legal cooperation programs, plans and/or projects with foreign countries;
4. To evaluate the contents of cooperation programs, plans and/or projects, including the amendments and supplements to or extension of such cooperation programs, plans and/or projects;
5. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in monitoring, inspecting and evaluating the execution of the contents of legal cooperation programs, plans and/or project with foreign countries;
...
...
...
Article 6
1. The Ministry of Planning and Investment shall perform management over the legal cooperation programs, plans and/or projects with foreign countries
2. The Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Finance and other ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall perform management over the cooperation programs, plans and/or projects in accordance with provisions of law, and shall have to coordinate with the Ministry of Justice in performing the management over the legal cooperation with foreign countries in accordance with provisions of this Decree.
Article 7- Responsibilities of Vietnamese agencies and organizations in undertaking legal cooperation activities with foreign countries
The Vietnamese agencies and organizations shall take responsibility for selecting their partners and the cooperation contents and efficiently executing the programs, plans and/or projects for legal cooperation with foreign countries which have been signed and ensuring strict observance of cooperation principles specified in Article 2 of this Decree.
Chapter II
FORMULATION, PERMIT APPLICATION AND EXECUTION OF PROGRAMS, PLANS AND/OR PROJECTS FOR LEGAL COOPERATION WITH FOREIGN COUNTRIES
Article 8
1. Vietnamese agencies and/or organizations that wish to undertake legal cooperation with foreign countries and have found cooperation partners shall have to coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Justice and the concerned agencies in formulating cooperation contents in the form of programs, plans and/or projects for legal cooperation with foreign countries.
...
...
...
Article 9
Enclosed with the official dispatches requesting evaluation must be draft cooperation programs, plans and/or projects, written explanations, documents evidencing the commitments of foreign agencies and/or organizations and the comments of concerned ministries and branches on such cooperation programs, plans and/or projects.
2. The Ministry of Justice's evaluation opinions regarding the cooperation programs, plans and/or projects shall be focused on the following contents:
a) The compatibility of the cooperation objectives, contents and forms as well as expected results of the cooperation programs, plans and/or projects with the socio-economic guidelines, policies and strategies of the Party and the State, the legislation program of the National Assembly, the priority level of the issues for cooperation and the functions and tasks of the involved Vietnamese agencies and/or organizations;
b) Status, professional capability and cooperation experience of foreign agencies and/or organizations;
c) Socio-economic efficiency of the execution of cooperation programs, plans and/or projects;
d) Possible disadvantages of cooperation programs, plans and/or projects.
3. Within 15 days after receiving the complete
dossier, the Ministry of Justice shall have to send its written evaluation to
the
Article 10
...
...
...
2. For cooperation programs, plans and/or projects without ODA source, after receiving the Ministry of Justice's written evaluation, the Vietnamese agencies and/or organizations shall submit written reports thereon to the Prime Minister for consideration and decision.
Apart from the Ministry of Justice's written evaluation, the reports must be enclosed with the comments of the Ministry for Foreign Affairs regarding the conclusion of international agreements and of the Ministry of Finance regarding the contributions by Vietnamese agencies and organizations.
3. The Prime Minister shall consider and decide on the cooperation programs, plans and/or projects in accordance with Points a, b and c, Clause 2, Article 4 of this Decree.
Article 11
1. Vietnamese agencies and/or organizations shall commence the execution of the cooperation programs, plans and/or projects only after the signed documents take legal effect.
2. The cooperation contents and specific activities of the cooperation programs, plans and/or project shall be performed only after careful preparations, in order to ensure the expected results, high and practical efficiency and set objectives, and the protection of the State secrets.
3. The procedures for deciding to send delegations abroad or to invite delegations into the country and the supply of information according to cooperation programs, plans and/or projects must comply with current provisions of law.
4. In the course of execution, the Vietnamese agencies and/or organisations shall have to constantly and closely coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security,
Article 12
...
...
...
2. In cases where the amendments, supplements and/or readjustments do not change the objectives of cooperation programs, plans and/or projects nor the
contents of the already signed international agreements, the Vietnamese agencies and/or organizations shall be entitled to decide by themselves, after consulting the Ministry of Justice; if the amendments and/or supplements to or readjustments of cooperation programs, plans and/or projects are related to the use of ODA or financial contributions by Vietnam, comments of the Ministry of Planning and Investment or the Ministry of Finance are also required.
Article 13
1. Even six months and annually, the Vietnamese agencies and/or organizations shall submit to the Prime Minister and at the same send to the Ministry of Justice reports on the current situation of undertaking legal cooperation with foreign countries and the planned execution of cooperation programs, plans and/or projects in the next period, which are made according to the form uniformly set by the Ministry of Justice.
2. The Ministry of Justice shall have to sum up the situation, analyze and evaluate the activities of legal cooperation with foreign countries and submit
Chapter III
INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 14
1. The Ministry of Justice shall assist the Prime Minister in inspecting the execution of legal cooperation programs, plans and/or projects by Vietnamese agencies and/or organizations; the Vietnamese agencies and/or organizations shall create favorable conditions for the inspection.
...
...
...
In cases of necessity, the Ministry of Justice shall set up inter-branch inspection delegations to inspect the execution of cooperation programs, plans and/or projects.
2. In the course of inspection, the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and inter-branch inspection delegations shall be entitled to request the Vietnamese agencies and/or organizations executing cooperation programs, plans and/or projects to adjust their cooperation activities; if they detect law-
Article 15
1. The programs, plans and/or projects for legal cooperation with foreign countries of Vietnamese agencies and/or organizations, which have not been permitted by competent
2. Organizations and/or individuals that commit violations of provisions of this Decree and the relevant regulations of law shall, depending on the seriousness of the violations, be handled as prescribed by law; if the violations cause property damage, compensations must be made as prescribed by law.
Article 16
The suspension or cancellation of programs, plans and/or projects for legal cooperation with foreign countries of Vietnamese agencies and organizations defined in Article 1 of this Decree shall be decided by the competent State agency(ies) according to law.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
...
...
...
The stipulations of Article 9 of this Decree shall also apply to the evaluation of legal cooperation contents of cooperation programs, plans and/or projects in other fields which are undertaken by Vietnamese agencies and organizations with foreign countries.
Article18
1. This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.1391/NC of September 3
The Minister of Justice shall have to guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 103/1998/NĐ-CP về việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Số hiệu: | 103/1998/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/12/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 103/1998/NĐ-CP về việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Chưa có Video