CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 1997 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 101-CP NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 1997 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ và Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm
1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ,
Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với hình thức được quy định tại Điều 1 của Chương I và Chương II của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành theo đúng thủ tục, trình tự được quy định tại các chương III, IV, V, VI và VII của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định tại Nghị định này;
c) Văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương.
Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh;
d) Văn bản được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên tryền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế; trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm.
2. Những văn bản cũng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mà không có đầy đủ các yếu tố nói trên để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể, thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không chịu sự điều chỉnh của Luật ban hành văn, bản quy phạm pháp luật và Nghị định này như: quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định phê duyệt dự án, chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt và những văn bản cá biệt khác.
1. Nghị quyết, Nghi định do Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Quyết định, chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
3. Quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vị Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách.
4. Nghị quyết, thông tư liên tịch do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với tổ chức chính trị - xã hội ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị do Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với nhau, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải được đánh số thứ tự theo năm ban hành và có ký hiệu riêng cho từng loại văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự phải bắt đầu từ số 01 theo từng loại văn bản của năm ban hành loại văn bản đó.
Năm ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ các số.
3. Ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với tổ chức chính trị - xã hội ban hành được quy định như sau:
a) Nghị quyết, Nghị dịnh do Chính phủ ban hành: Số../199../NQ-CP; Số.../199.../NĐ/CP;
b) Quyết định, Chỉ thị do Thủ tướng Chính Phủ ban hành: Số....... /199.../QĐ-TTg; Số.../199.../CT-TTg;
c) QUyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành: Số.../199... /QĐ- (tên viết tắt do cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Quyết định số 01 ngày 20 tháng 01 năm 1997 do Bộ Tư pháp ban hành được đánh số là: Số 01/1997/QĐ - BTP; Số.../199.../CT - (tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Chỉ thị số 01 ngày 25 tháng 01 năm 1997 do Bộ Tài chính ban hành được đánh số là: Số 01/1997/CT - BTC; Số.../199... /TT-(tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Thông tư số 01 ngày 25 tháng 8 năm 1997 của Bộ Công nghiệp ban hành được đánh số là: Số 01/1997/TT-BCN;
d) Nghị quyết liên tịch, Thông tư liên tịch: Số .../199.../NQLT - (tên viết tắt của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản), ví dụ: Nghị quyết liên tịch số 05 ngày 18 tháng 9 năm 1997 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Tài chính ban hành được đánh số là: Số 05/1997/NQLT - TLĐLĐ - BTC; Số .../199.../TTLT - (tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Thông tư liên tịch số 01 ngày 15 tháng 9 năm 1997 do Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành được đánh số là: Số 01/1997/TTLT -BTC - BLĐTB và XH.
Điều 4. Gửi văn bản quy phạm pháp luật
1. Trong thời gian chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật được công bố hoặc ký ban hành, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trong thời gian chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày ký ban hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải gửi văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trong thời gian chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày ký ban hành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải gửi văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Chính phủ, các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội hữu quan, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
4. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được gửi, lưu giữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ và có giá trị như bản gốc.
5. Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật, kể cả nhận trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các cơ quan nhà nước và các tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành.
6. Văn phòng Chính phủ quy định cụ thể việc tổ chức, quản lý, sử dụng và kiểm tra mạng tin học diện rộng của Chính phủ.
1. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành phải được đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành phải được gửi đến Văn phòng Chính phủ chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành để kịp thời đăng Công báo.
3. Công báo được công bố công khai, phát hành rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và trong nhân dân, kể cả cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài.
4. Văn bản đăng Công báo có giá trị như bản gốc.
5. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6. Đưa tin, đăng và phát sống nội dung văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình và Đài Phát thanh ở địa phương có trách nhiệm đưa tin, đăng, phát sóng toàn văn hoặc nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 7. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
1. Văn bản quy phạm pháp luật đã được công bố hoặc ký ban hành có thể được dịch ra tiếng nước ngoài.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch của mình.
Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được dịch, từ ngữ trong bản dịch phải chính xác.
Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài chỉ có giá trị tham khảo.
3. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin lựa chọn một số nhà xuất bản để thực hiện việc xuất bản và phát hành bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài.
Điều 8. Tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Việc gửi văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4, đăng Công báo theo quy định tại Điều 5, đưa tin, đăng và phát sóng theo quy định tại Điều 6, dịch văn bản ra tiếng nước ngoài theo quy định tại Điều 7 của Nghị dịnh này phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 9. Đề xuất chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ
1. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 và Điều 59 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ.
Tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ lập dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ.
2. Bản dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định và được gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, thời gian trình và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản.
3. Dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh hành năm được gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 7 năm trước. Dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội được gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 7 của năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khoá trước.
Dự kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ hàng năm được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trước, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vị điều chỉnh của văn bản, thời hạn ban hành và kế hoạch tổ chức thực hiện khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
4. Trên cơ sở tổng hợp dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định hàng năm của Chính phủ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị, Văn phòng Chính phủ lập chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo định kỳ ba tháng, sáu tháng và cả năm trình Chính phủ quyết định.
1. Trong thời gian mười ngày, kể từ ngày hết hạn gửi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lập dự kiến chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh. Dự kiến chương trình được gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để lấy ý kiến. Chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày nhận được dự kiến chương trình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chỉnh lý dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Chính phủ quyết định tại phiên họp tháng 8 hàng năm.
2. Trong thời gian mười ngày, kể từ ngày hết hạn gửi ý kiến đề xuất về chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị dự thảo chương trình của Chính phủ và gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo chương trình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chỉnh lý dự thảo chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định trình Chính phủ quyết định tại phiên họp thường kỳ cuối năm.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gửi đến các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tập hợp đầy đủ các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan khác, các tổ chức và đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được bản tập hợp đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh do Văn phòng Chính phủ gửi, Bộ Tư pháp phải gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ.
3. Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, các tổ chức về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội trên cơ sơ báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến tham gia của Bộ Tư pháp.
1. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Tư pháp dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chính phủ lập dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định trình Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thông báo quyết định của Chính phủ về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định đến Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
1. Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo trong việc bảo đảm tiến độ soạn thảo và thời hạn trình dự án, dự thảo văn bản.
3. Bộ Tư pháp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia vào quá trình soạn thảo và thẩm định dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định do Chính phủ ban hành, tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo quyết định, chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải thường xuyên chỉ đạo và kịp thời cho ý kiến về việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ do Bộ, ngành mình chủ trì soạn thảo.
Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm văn bản chặt chẽ về mặt pháp lý, có chất lượng và trình đúng thời hạn quy định.
5. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước cấp.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính trủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và cơ quan hữu quan khác trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 14. Thành lập Ban soạn thảo
1. Chính phủ uỷ quyền cho cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và dự thảo loại nghị định được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trừ trường hợp Chính phủ thành lập Ban soạn thảo.
2. Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo đối với những dự thảo nghị quyết, nghị định khác của Chính phủ.
3. Việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định do Ban soạn thảo đảm nhiệm. Thành phần Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hữu quan; Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo là Trưởng ban.
Giúp việc Ban soạn thảo có tổ biên tập do trưởng ban soạn thảo chỉ định. Thành viên của tổ biên tập gồm các luật gia, các nhà khoa học và các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
4. Khi thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể thành lập Tổ chuyên gia làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng để thực hiện nhiệm vụ của Ban soạn thảo hoặc để tu chỉnh dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ trước khi ký trình hoặc ký ban hành.
5. Cơ quan có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về nội dung của dự án, dự thảo có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
6. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được tiến hành theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Ban soạn thảo
Để bảo đảm chất lượng và thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 26 và Điều 61 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời có trách nhiệm sau đây:
1. Định kỳ thông báo với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp về tiến độ và chất lượng soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định;
2. Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề mới, phức tạp và những ý kiến còn khác nhau;
3. Bảo đảm việc soạn thảo văn bản có chất lượng; nội dung các điều, khoản của văn bản phải được quy định cụ thể, rõ ràng để khi văn bản có hiệu lực thì thi hành được ngay.
Trong trường hợp dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần có văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành thì Ban soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo hoặc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan được Chính phủ phân công soạn thảo các văn bản đó để trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định lên Chính phủ.
4. Xác định tên các văn bản dự kiến bị bãi bỏ (bãi bỏ toàn bộ văn bản hoặc một phần nội dung: chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản).
Điều 16. Lấy ý kiến về dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ
Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm tham gia góp ý bằng văn bản và gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Văn bản tham gia góp ý kiến của các Bộ, cơ quan, tổ chức phải do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó ký. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi dự án dự thảo văn bản đã chỉnh lý đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Trước khi soạn thảo những nghị định được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ gửi bản thuyết trình về sự cần thiết ban hành nghị định và dự kiến các vấn đề cơ bản thuộc nội dung của nghị định để xin ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định trước khi trình Chính phủ.
Trong trường hợp thống nhất ý kiến để trình Chính phủ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định thì quy trình tiếp theo được quy định như sau:
1. Đối với dự án Luật, dự án Pháp lệnh.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án tổ chức cuộc họp để giới thiệu nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh cho đại diện có thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp giới thiệu dự án, các cơ quan, tổ chức phải nghiên cứu, gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến các cơ quan chủ trì soạn thảo, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức dể chỉnh lý dự án và gửi dự án đã được chỉnh lý đến Bộ Tư pháp để thẩm định.
2. Đối với dự thảo Nghị quyết, Nghị định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo văn bản trên cơ sở tham khảo ý kiến của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và gửi dự thảo đã được chỉnh lý đến Bộ Tư pháp để thẩm định.
Điều 19. Thẩm định các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ
1. Các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định được thẩm định bao gồm:
a) Dự án Luật, Pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
b) Dự án Luật, Pháp lệnh do cơ quan khác, các tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
c) Các dự thảo Nghị quyết, Nghị định trình Chính phủ.
2. Chính phủ chỉ xem xét các dự án Luật, Pháp lệnh để quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc để tham gia ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan khác, các tổ chức, đại biểu Quốc hội trình hoặc xem xét dự thảo nghị quyết, nghị định để ban hành, sau khi đã có báo cáo thẩm định bằng văn bản của Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định có trách nhiệm:
1. Gửi công văn yêu cầu thẩm định và hồ sơ dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định đến Bộ Tư pháp đúng thời hạn quy định tại Điều 22 của nghị định này;
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định đến cơ quan thẩm định;
3. Thuyết trình về dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Điều 21. Hồ sơ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ gửi thẩm định
1. Hồ sơ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định gửi thẩm định bao gồm:
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình Chính phủ về dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định;
c) Bản dự án, dự thảo cuối cùng được cơ quan soạn thảo quyết định trình Chính phủ xem xét và bản tập hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự án, dự thảo đó;
d) Bản thuyết trình chi tiết về dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ gửi thẩm định ít nhất là 10 bộ.
Chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày Chính phủ họp, cơ quan soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định phải gửi đến Bộ Tư pháp hồ sơ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định để thẩm định.
1. Khi nhận được hồ sơ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kịp thời tổ chức việc thẩm định dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo, cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản đó.
2. Khi cần thiết, mời các luật gia, các nhà khoa học và các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự án, dự thảo tham gia thẩm định.
3. Chuẩn bị và gửi báo cáo thẩm định đúng thời hạn theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Bộ Tư pháp thẩm định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, tính khả thi của văn bản, kỹ thuật soạn thảo văn bản, ngôn ngữ pháp lý, và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Trong trường hợp cơ quan soạn thảo và các Bộ, ngành còn có ý kiến khác nhau về những vấn đề thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm phát biểu rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, bảo đảm chất lượng và thời hạn thẩm định.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định.
Đối với dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì thành phần Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập phải có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành hữu quan.
2. Thủ tục, trình tự cụ thể của việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Điều 26. Gửi báo cáo thẩm định
Chậm nhất là 5 ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Chính phủ, Bộ Tư pháp gửi báo cáo thẩm định dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định đến cơ quan chủ trì soạn thảo và Văn phòng Chính phủ. Đối với dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định do Bộ Tư pháp soạn thảo, trong thời hạn chậm nhất là năm ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Chính phủ, Bộ Tư pháp phải gửi ý kiến của Hội đồng thẩm định cùng dự thảo văn bản đến Văn phòng Chính phủ để chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ.
Điều 27. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định trình Chính phủ
Cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ. Hồ sơ bao gồm:
1. Tờ trình Chính phủ về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định;
2. Bản dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định;
3. Văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định;
4. ý kiến tham gia về dự án, dự thảo của các Bộ, ngành có liên quan;
5. Các tài liệu liên quan (nếu có);
Số lượng hồ sơ trình Chính phủ theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ.
Điều 28. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ
Khi nhận được Tờ trình, dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định, văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp và các tài liệu liên quan đến Dự án, dự thảo do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến, Văn phòng Chính phủ kiểm tra các thủ tục, nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp dự án, dự thảo có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì Văn phòng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành hữu quan để xử lý và đề xuất các vấn đề đưa ra Chính phủ thảo luận, quyết định.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về các vấn đề mà các Bộ, ngành đã thống nhất ý kiến, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Chính phủ thảo luận, quyết định.
1. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày nhận được dự án Luật, dự án Pháp lệnh và những tài liệu có liên quan do các cơ quan khác, các tổ chức, đại biểu Quốc hội soạn thảo gửi đến để Chính phủ tham gia ý kiến, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hữu quan để tham gia ý kiến và gửi đến Bộ Tư pháp để thẩm định.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiến hành việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh theo quy định tại các Điều 23, 24, và 25 của Nghị định này. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hữu quan có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về nhưng nội dung của dự án trực tiếp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của mình.
Trong thời hạn chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được dự án Luật, Pháp lệnh, Bộ Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến Văn phòng Chính phủ.
3. Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, văn bản góp ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, hoàn chỉnh và trình Thủ tướng xem xét văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ về các dự án Luật, Pháp lệnh nói trên và gửi cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh đó.
Điều 30. Tham gia ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật đối với dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. 2. Chậm nhất là mười lăm ngày, trước ngày trình Thủ tướng Chính phủ, cơ quan soạn thảo Quyết định, Chỉ thị có trách nhiệm gửi đến Bộ Tư pháp hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị.
3. Hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị gửi tham gia ý kiến bao gồm:
a) Công văn yêu cầu tham gia ý kiến;
b) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định, Chỉ thị;
c) Dự thảo Quyết định, Chỉ thị và bản tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự thảo Quyết định, Chỉ thị.
4. Số lượng hồ sơ gửi tham gia ý kiến ít nhất là 05 bộ.
5. Chậm nhất là bảy ngày, sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp tham gia ý kiến bằng văn bản và gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo.
6. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo Quyết định, Chỉ thị để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết đinh, Chỉ thị;
b) Dự thảo Quyết định, chỉ thị;
c) ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức hữu quan;
d) ý kiến tham gia của Bộ Tư pháp.
Điều 31. Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 32. Trách nhiệm thi hành Nghị định
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 101/CP |
Hanoi , September 23, 1997 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Promulgation of Legal Documents of November 12,
1996;
At the proposal of the Minister of Justice and the Minister-Director of the
Office of the Government,
DECREES
...
...
...
a/ It is issued by a competent State agency in one of the forms prescribed in Article 1 of Chapter I and in Chapter II of the Law on the Promulgation of Legal Documents;
b/ It is issued by a competent State agency at the central level in accordance with the procedure and order prescribed in Chapters III, IV, V, VI and VII of the Law on the Promulgation of Legal Documents and the provisions of this Decree;
c/ It contains universal rules of conduct to be applicable more than once to all objects or a group of objects, and to be effective nationwide or locally.
Universal rules of conduct are standards which all agencies, organizations and individuals must abide by when participating in social relations governed by such rules.
d/ Its enforcement is guaranteed by the State through such measures as popularization, education and persuasion as well as organizational, administrative and economic measures; in case of necessity, the State shall apply coercive measures to ensure enforcement and stipulate remedies against violators.
2. A document which is also issued by a competent State agency but does not contain all the above-mentioned factors to deal with a specific case involving a specific object, is not a legal document and therefore not subject to the regulation of the Law on the Promulgation of Legal Documents and this Decree, such as decisions to raise salaries, to reward, discipline, transfer to another post, appoint or dismiss public employees, decisions to sanction against administrative violations, decisions to approve projects, directives to launch emulation campaigns, commend good people and good deeds as well as other particular documents.
1. Resolutions and decrees issued by the Government must comply with the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President.
2. Decisions and directives issued by the Prime Minister must comply with the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President, and resolutions and decrees of the Government.
...
...
...
4. Inter-disciplinary resolutions and circulars issued jointly by various competent State agencies at the central level or by the competent State agencies at the central level and the socio-political organizations must comply with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President, resolutions and decrees of the Government and decisions and directives of the Prime Minister.
5. Resolutions issued by the People's Councils of various levels, decisions and directives issued by the People's Committees of various levels must comply with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President, resolutions and decrees of the Government, decisions and directives of the Prime Minister and with documents of the higher-level State agencies.
The legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, inter-disciplinary resolutions and circulars issued jointly by various competent State agencies at the central level or by competent State agencies at the central level and socio-political organizations, legal documents of the People's Councils and People's Committees of various levels, which are in contravention of the Constitution, laws and documents of the higher-level agencies must be suspended and annulled by the competent State agencies in accordance with the provisions of law currently in force.
Article 3.- Numbers and signs of legal documents
1. When issued, a legal document shall be numbered according to the year of its issuance and bears a particular sign for each type of document.
2. For each type of document, the numbering shall start from 01 in the year of issuance of such type of document.
The year of issuance must be indicated in full figure.
3. The signs of legal documents issued by the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government, inter-disciplinary legal documents issued jointly by various competent State agencies at the central level or by competent State agencies and socio-political organizations are prescribed as follows:
a/ Resolutions and decrees issued by the Government: No.../199.../NQ-CP; No.../199.../ND-CP;
...
...
...
c/ Decisions, directives and circulars issued by the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the heads of the agencies attached to the Government: No.../199.../QD-(the abbreviated name of the issuing agency), for example: Decision No. 01 of January 20, 1997 issued by the Ministry of Justice is numbered as: No. 01/1997/QD-BTP; No.../CT-(the abbreviated name of the issuing agency), for example, Directive No. 01 issued by the Ministry of Finance on January 25, 1997 is numbered: No. 01/1997/CT-BTC; No.../199.../TT- (the abbreviated name of the issuing agency), for example: Circular No. 01 issued by the Ministry of Industry on August 25, 1997 is numbered : No. 01/1997/CT-BCN;
d/ Inter-disciplinary resolutions and inter-disciplinary circulars: No.../199.../NQLT-(the abbreviated names of the agency(ies) and organization(s), for example: Inter-disciplinary Resolution No. 05 jointly issued by the Vietnam General Federation of Labor and the Ministry of Finance on September 18, 1997 is numbered: No. 05/1997-NQLT-TLDLD-BTC; No..../199/TTLT- (the abbreviated names of the issuing agencies), for example: Inter-disciplinary Circular No. 01 issued jointly by the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on September 15, 1997 is numbered: No. 01/1997/TTLT-BTC-BLDTB&XH.
Article 4.- Dispatching legal documents
1. Within two days from the date of promulgation or signing for issuance, the Office of the Government shall have to dispatch the legal documents issued by the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the State President, the Government and the Prime Minister to the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, concerned socio-economic organizations, the People's Councils, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
2. Within two days from the date of signing for issuance, the ministries, the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government must send the legal documents issued by themselves to the Government, central State agencies, concerned socio-political organizations, People's Councils and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
3. Within two days from the date of signing for issuance, the People's Councils and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to send the legal documents issued by themselves to the Government, the concerned agencies and socio-political organizations, and the lower-level People's Councils and People's Committees.
4. The legal documents issued by the central State agencies and by the People's Councils and the People's Committees must be sent and put onto the widely covered computerized network of the Government and they shall be as valid as the originals.
5. Upon receiving legal documents, including receiving from the widely covered computerized network of the Government, the State agencies and concerned organizations shall have to organize the enforcement thereof.
6. The Office of the Government shall stipulate in detail the organization, management, use and control of the Government's widely covered computerized network.
...
...
...
1. Legal documents issued by the central State agencies must be published in the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam within fifteen days from the date of promulgation or signing for issuance.
2. Legal documents issued by the central State agencies must be sent to the Office of the Government within two days from the date of promulgation or signing for issuance for prompt publication in the Official Gazette.
3. The Official Gazette shall be publicized and widely distributed among the State agencies, social organizations, economic organizations, people's armed forces units and among the population as well as including foreign individuals, organizations and agencies.
4. The documents published in the Official Gazette shall be as valid as the originals.
5. The Office of the Government shall be in charge of publishing the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 6.- Reporting, publishing and broadcasting of the contents of legal documents
Legal documents must be reported on the mass media.
The central and local press agencies, the Vietnam television station, the Voice of Vietnam radio station and the local television and radio stations shall have to report, publish or broadcast the full text or principal contents of legal documents so as to widely disseminate them.
Article 7.- Translation of legal documents into foreign language(s)
...
...
...
2. Agencies, organizations and individuals that translate legal documents into a foreign language(s) shall be accountable for their translations.
The translation of legal documents into a foreign language(foreign languages) must be done in such a way that their contents are truthfully ensured, and terms used in the translation text are accurate.
The foreign-language translations of legal documents shall have the value of reference only.
8. The Ministry of Justice shall coordinate with the Ministry of Culture and Information in selecting a number of publishing houses for publication and distribution of the foreign-language translations of legal documents.
Article 8.- Observance of the regulations on the protection of State secrets
The dispatch of legal documents as prescribed in Article 4, their publication in the Official Gazette as prescribed in Article 5, the reporting, publishing and broadcasting thereof as prescribed in Article 6, the translation into a foreign language (foreign languages) as prescribed in Article 7 of this Decree must comply with the regulations on the protection of State secrets.
...
...
...
The legal departments under the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall have to assist the ministers and the heads of these agencies in proposing the elaboration of laws, ordinances, resolutions and decrees for submission to the Government.
2. The annual written proposals on the elaboration of laws and ordinances made by the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government must be decided by the ministers and the heads of these agencies and submitted to the Ministry of Justice and the Office of the Government, which clearly state the necessity to issue the documents, their objects and scope of application, time limit for submission and the conditions required for ensuring their drafting.
3. The annual written proposals on the elaboration of laws and ordinances shall be submitted to the Ministry of Justice and the Office of the Government not later than July 17 of the preceding year. The proposals on the elaboration of laws and ordinances according to the National Assembly's term shall be sent to the Ministry of Justice and the Office of the Government not later than July 15 of the ending year of the last National Assembly's term.
The annual written proposals of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government on the elaboration of government resolutions and decrees shall be sent to the Office of the Government and the Ministry of Justice not later than October 15 of the preceding year, which clearly state the necessity to issue these documents, their objects and scope of application, time limit for their issuance and the plans for organizing their enforcement once they are issued.
4. On the basis of the sum-up of the annual proposals on the elaboration of government resolutions and decrees made by the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Office of the Government shall make quarterly, biannual and annual programs on the elaboration government resolutions and decrees and submit them to the Government for decision.
1. Within ten days from the deadline for sending a tentative program on the elaboration of laws and ordinances, the Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the Office of the Government in making the Government's tentative program on the elaboration of laws and ordinances. The tentative program shall be sent to the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government for comments. Within seven days from the date of receipt of the tentative program, the ministries, the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall have to send their written comments to the Ministry of Justice and the Office of the Government.
Under the direction of the Prime Minister, the Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the Office of the Government in revising the tentative program on the elaboration of laws and ordinances before submitting it to the Government for decision at its annual August meeting.
2. Within ten days from the deadline for sending proposals on the program on the elaboration of resolutions and decrees, the Office of the Government shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice in preparing the Government's tentative program and send it to the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government. Within seven days from the date of receipt of the tentative program, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government must send their written comments to the Office of the Government and the Ministry of Justice.
...
...
...
3. The Office of the Government shall have to send to the cabinet members and the heads of the agencies attached to the Government the program on the elaboration of laws and ordinances and the program on the elaboration of government resolutions and decrees.
1. The Office of the Government shall have to collect fully the law- and ordinance-making proposals made by other agencies and organizations and law- and ordinance-making proposals as well as recommendations regarding laws and ordinances made by National Assembly deputies.
2. Within ten days from the date of receipt of the list of the proposals and recommendations regarding laws and ordinances sent by the Office of the Government, the Ministry of Justice shall have to send their written comments thereon to the Office of the Government.
3. The Government shall make written comments on the proposals on the elaboration of laws and ordinances made by other agencies and organizations, on the law- and ordinance-making proposals as well as recommendations on laws and ordinances made by National Assembly deputies on the basis of the report of the Office of the Government and the comments of the Ministry of Justice.
1. Under the direction of the Prime Minister, at the proposals of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Ministry of Justice shall make a tentative revision of the program on the elaboration of laws and ordinances and submit it to the Government for consideration and submission to the Standing Committee of the National Assembly.
2. Under the direction of the Prime Minister and at the proposals of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Office of the Government shall make a tentative revision of the program on the elaboration of resolutions and decrees for submission to the Government.
The Office of the Government shall have to notify the Ministry of Justice, and concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government of the decision of the Government regarding the revision of the program on the elaboration of laws and ordinances and the revision of the program on the elaboration of resolutions and decrees.
...
...
...
1. The Government shall direct the implementation of the program on the elaboration of bills and draft ordinances submitted by the Government to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly and the program on the elaboration of government resolutions and decrees.
2. The Office of the Government shall have to urge and oversee the agencies assigned the drafting responsibility to ensure the drafting schedule and the time limit for their submission.
3. The Ministry of Justice, within the scope of its functions, tasks and powers, shall have to take part in the process of drafting and evaluating bills, draft ordinances, and draft resolutions and decrees to be issued by the Government, and give written comments on draft decisions and directives to be issued by the Prime Minister.
4. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall have to regularly direct and give opinions in time on the implementation of the program on the elaboration of laws and ordinances and the program on the elaboration of government resolutions and decrees which they assume the prime responsibility for drafting.
The legal departments under the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to assist the ministers and the heads of these agencies in implementing the program on the elaboration of legal documents, ensuring their legal coherence, good quality and their submission on time as prescribed.
5. Expenditures for elaborating legal documents shall be covered by the State budget.
Within 60 days from the effective date of this Decree, the Minister of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of Justice and other concerned agencies in submitting to the Prime Minister a regulation on the use of the funding for elaborating legal documents.
...
...
...
1. The Government shall authorize the agency assigned the prime drafting responsibility to set up a board for drafting a law or ordinance to be submitted by the Government to the National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly or for drafting the type of decree prescribed in Point b, Clause 2, Article 56 of the Law on the Promulgation of Legal Documents, except for cases where the Government itself sets up a drafting board.
2. The agency assigned the prime drafting responsibility shall set up a drafting board for other draft government resolutions and decrees.
3. The drafting board shall undertake the drafting of bills, ordinances, resolutions or decrees. Each drafting board shall be composed of competent representatives of the concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government; the head of the agency assigned the prime drafting responsibility shall be the head of the drafting board.
The drafting board shall be assisted by an editing group whose members are appointed by the head of the drafting board. These members include lawyers, scientists and experts knowledgeable about specialized matters mentioned in draft legal documents.
4. When the Prime Minister deems it necessary, he/she may set up an experts' group working under his/her personal direction to perform the tasks of a drafting board or to revise a bill, draft ordinance, draft government resolution or decree before he/she signs it for submission or issuance.
5. All agencies which have their representatives in the drafting board shall have to give their written comments on the contents of the draft document related to the branch or field under their management.
6. The drafting of legal documents of the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall comply with Article 65 and Article 66 of the Law on the Promulgation of Legal Documents.
Article 15.- Responsibilities of the drafting board
To ensure the quality and time limit for submission of a bill, draft ordinance, draft resolution or decree, the drafting board shall fully abide by the provisions in Article 26 and Article 61 of the Law on the Promulgation of Legal Documents and, at the same time, have the following responsibilities:
...
...
...
2. Promptly reporting to the Government and the Prime Minister any new and complicated matters as well as divergent ideas for direction;
3. Ensuring the quality of the draft document; ensuring that the provisions therein must be specifically and explicitly defined so that the document can be promptly enforced as soon as it becomes effective.
In cases where a bill or another draft legal document requires documents detailing or guiding its implementation, the drafting board shall have to draft or urge, oversee and guide the agencies assigned by the Government to draft such documents so that they can be submitted simultaneously with the bill, draft ordinance, draft resolution or decree to the Government.
4. Determining the names of documents expected to be annulled (wholly or partly: chapters, sections, articles, clauses and points to be annulled).
In the course of drafting a bill, a draft ordinance, a draft resolution or decree, the agency assigned the prime drafting responsibility shall have to collect commends from the concerned agencies, organizations and individuals.
Within seven days from the date of receipt of a bill, a draft ordinance, a draft resolution or decree, the consulting agencies, organizations and individuals shall have to give their written comments to the agency with the prime drafting responsibility. The written comments of the ministries, agencies and organizations must be signed by their ministers and heads. The agency assigned the prime drafting responsibility shall study such comments and revise the draft legal document and send the revised document to the Office of the Government and the Ministry of Justice.
Before drafting the decrees prescribed in Point b, Clause 2, Article 56 of the Law on the Promulgation of Legal Documents, the Government shall send the written explanation on the necessity to issue such a decree and propose its fundamental contents to the Standing Committee of the National Assembly for opinions.
...
...
...
The Office of the Government shall coordinate with the Ministry of Justice and the agency assigned the prime drafting responsibility in considering bills, draft ordinances, draft resolutions or decrees before submitting them to the Government.
In cases where unanimity is reached on the submission of a bill, draft ordinance, draft resolution or decree to the Government, the subsequent process is prescribed as follows:
1. For bills and draft ordinances
The Office of the Government shall, in coordination with the agency assigned the prime drafting responsibility, hold a meeting to present the contents of the bill or draft ordinance to the competent representatives of the concerned ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and other concerned agencies and organizations.
Within seven days from the date such meeting is organized, the agencies and organizations shall have to study and give their written comments to the agency assigned the prime drafting responsibility, the Office of the Government and the Ministry of Justice.
The agency assigned the prime drafting responsibility shall have to study and accept the comments of the agencies and organizations for revising the draft and send the revised document to the Ministry of Justice for evaluation.
2. For draft resolutions and decrees.
...
...
...
Article 19.- Evaluation of bills, draft ordinances, draft government resolutions and decrees
1. The bills, draft ordinances, draft government resolutions and decrees to be evaluated include:
a/ Bills and draft ordinances to be submitted by the Government to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly;
b/ Bills and draft ordinances to be submitted by other agencies, organizations and National Assembly deputies to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly;
c/ Draft resolutions and decrees to be submitted to the Government.
2. The Government shall consider bills and draft ordinances only for decision to submit them to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly or for giving comments with regard to bills and draft ordinances submitted by other agencies, organizations and National Assembly deputies or consider draft resolutions and decrees for issuance only after there are evaluation reports of the Ministry of Justice.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government which are assigned the prime responsibility for drafting bills, ordinances, resolutions and decrees shall have to:
1. Send a written request for evaluation and the dossier of the bill, draft ordinance, resolution or decree to the Ministry of Justice according to the time limit prescribed in Article 22 of this Decree.
...
...
...
3. Make an exposition of the bill, draft ordinance, resolution or decree, if so requested by the Ministry of Justice.
1. The dossier of a bill, draft ordinance, draft government resolution or decree to be sent for evaluation includes:
a/ A written request for evaluation;
b/ The presentation to the Government on the bill, draft ordinance, resolution or decree;
c/ The final draft which the drafting agency decide to submit to the Government for consideration and the list of comments made by the ministries and branches thereon;
d/ A detailed exposition of the bill, draft ordinance, resolution or decree and draft documents guiding its implementation (if any).
2. There must be at least 10 sets of the dossier to be sent for evaluation.
...
...
...
1. After receiving the dossier of a bill, a draft ordinance, a resolution or a decree, the Ministry of Justice shall have to promptly organize the evaluation thereof. In case of necessity, it may request the drafting agency to make an exposition of the draft and provide the information and materials related thereto.
2. When necessary, it may invite lawyers, scientists and experts knowledgeable about the specialized matters contained in the draft to take part in the evaluation.
3. It shall prepare and send the evaluation report according to the time limit stipulated in Article 26 of this Decree.
Article 24.- Scope of evaluation
The Ministry of Justice shall evaluate the objects and the scope of application of every document, its feasibility, documentation techniques, legal terms and take responsibility for its constitutionality, legality and uniformity in the legal system.
In cases where the drafting agency and the ministries as well as branches have different opinions on matters contained in a bill, draft ordinance, draft government resolution or decree, the Ministry of Justice shall have to clearly present its own viewpoints and propose a solution to such divergence of opinion.
Article 25.- Organization of evaluation
1. The Minister of Justice shall organize the evaluation of bills, draft ordinances, draft government resolutions and decrees, ensuring the evaluation quality and timetable.
...
...
...
For a bill, a draft ordinance, a resolution or a decree which is drafted by the Ministry of Justice, the evaluation council set up by the Minister of Justice must be joined by the representatives of the Office of the Government and the concerned ministries and branches.
2. The concrete procedure and order for evaluating legal documents shall be defined by the Minister of Justice.
Article 26.- Sending of evaluation reports
Not later than five days before the start of a government meeting, the Ministry of Justice shall send the report on the evaluation of the bill, draft ordinance, resolution or decree to the agency in charge of the drafting and the Office of the Government.
For a bill, a draft ordinance, a resolution or a decree drafted by the Ministry of Justice, not later than five days before the start of a government meeting, the Ministry of Justice must send the opinions of the evaluation council together with the draft document to the Office of the Government for preparation for the government meeting.
The agency assigned the prime drafting responsibility must prepare the full dossier of the bill, draft ordinance, resolution or decree for submission to the Government. This dossier includes:
1. The presentation to the Government on the bill, draft ordinance, resolution or decree;
2. The bill, draft ordinance, resolution or decree;
...
...
...
4. The concerned ministries' and branches' comments on the draft document;
5. Related documents (if any);
The number of the dossier sets shall be determined according to the request of the Office of the Government.
Article 28.- Responsibilities of the Office of the Government
After receiving the presentation on the bill, draft ordinance, resolution or decree, the evaluation report of the Ministry of Justice and documents related to the draft document, sent by the agency with the prime drafting responsibility, the Office of the Government shall examine the procedures and the contents of the draft legal document. In cases where there are different opinions on the draft document it shall solicit the direction from the Prime Minister and hold a meeting with the agency with the prime drafting responsibility, the Ministry of Justice and the concerned ministries and branches for handling and proposing matters to the Government for discussion and decision.
The Office of the Government shall have to report on the matters which the ministries and branches have agreed upon and matters which still see the divergence of opinions to the Government for discussion and decision.
1. Within two days from the date of receipt of a bill or draft ordinance and the related documents sent by the drafting agency, organization or National Assembly deputy(ies) to the Government for comments, the Office of the Government shall have to send them to the concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government for comments and to the Ministry of Justice for evaluation.
2. The Ministry of Justice shall have to evaluate bills or draft ordinances in accordance with the provisions in Articles 23, 24 and 25 of this Decree. The concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall have to give their written comments on the contents of the draft documents directly related to their branch-managing functions and tasks.
...
...
...
3. On the basis of the Ministry of Justice's evaluation report and the written comments of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the Office of the Government shall summarize, finalize and submit to the Prime Minister for consideration the Government's written comments on such bill or draft ordinance and send to the agency, organization or National Assembly deputy(ies) that has drafted such bill or ordinance.
Article 30.- Comments on draft decisions and directives of the Prime Minister
1. The Ministry of Justice shall have to contribute written comments and take responsibility for the constitutionality, legality and uniformity of draft decisions and directives of the Prime Minister in the legal system before submitting them to the Prime Minister for consideration and issuance.
2. Not later than fifteen days before the date of submission to the Prime Minister, the agency that drafts a decision or directive shall have to send to the Ministry of Justice the dossier of such draft decision or directive.
3. The dossier of a draft decision or directive to be sent for comments includes:
a/ A written request for comments;
b/ The presentation to the Prime Minister on the draft decision or directive;
c/ The draft decision or directive and the summary of comments of the ministries and branches thereon;
4. The number of dossier sets sent for comments shall be at least 5.
...
...
...
6. The agency assigned the prime drafting responsibility shall have to revise the draft decision or directive before submitting it to the Prime Minister for consideration and decision.
The dossier to be submitted to the Prime Minister includes:
a/ The presentation to the Prime Minister on the draft decision or directive;
b/ The draft decision or directive;
c/ Comments of the concerned agencies and organizations;
d/ Comments of the Ministry of Justice.
Article 31.- Effect of the Decree
...
...
...
Article 32.- Responsibility for implementation
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 101/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 101-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/09/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 101/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chưa có Video