QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về phòng, chống tham nhũng.
1. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.
2. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.
2. Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.
3. Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận.
4. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
Điều 3. Các hành vi tham nhũng
1. Tham ô tài sản.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng;
c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng;
d) Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
c) Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu cáo, vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
Mục 1: CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 11. Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
1. Hình thức công khai bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đưa lên trang thông tin điện tử;
g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 13. Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản
1. Việc mua sắm công và xây dựng cơ bản phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm:
a) Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu;
c) Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
d) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu;
đ) Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của bộ, ngành, địa phương và cơ sở;
e) Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch.
2. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai để nhân dân giám sát.
Điều 15. Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước
1. Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.
2. Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động.
3. Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai các nội dung sau đây:
a) Số liệu dự toán, quyết toán;
b) Khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân (nếu có);
c) Cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ.
a) Việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án;
b) Dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư được duyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm;
c) Quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm;
d) Quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 16. Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
1. Việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân và được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung phải công khai bao gồm mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Công trình cơ sở hạ tầng tại xã, phường, thị trấn sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai các nội dung sau đây:
a) Nội dung phải công khai quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Dự toán cho từng công trình theo kế hoạch đầu tư được duyệt;
c) Nguồn vốn đầu tư cho từng công trình;
d) Kết quả đã huy động của từng đối tượng cụ thể, thời gian huy động;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Tiến độ thi công và kết quả nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình và quyết toán công trình.
5. Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân vì mục đích từ thiện, nhân đạo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 17. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
Việc quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này. Đối với các khoản viện trợ phi chính phủ phải được công khai cho các đối tượng thụ hưởng biết.
Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước
Doanh nghiệp của Nhà nước có trách nhiệm công khai vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi, báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán, việc trích, lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp, việc tuyển dụng lao động, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước
3. Việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp được cổ phần hoá phải thực hiện bằng phương thức bán đấu giá.
Điều 20. Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện kiểm toán và chịu sự kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải được công khai theo quy định tại Điều 12 của Luật này.
Điều 21. Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất
1. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm dân chủ và công khai.
2. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải thông báo công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, việc giải phóng mặt bằng, giá đền bù khi thu hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phải được công khai.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở phải được công khai.
Điều 22. Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải được công khai.
2. Việc hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, đối tượng được hoá giá nhà ở và các khoản tiền phải nộp khi hoá giá nhà ở phải được công khai.
3. Việc bán nhà ở cho người tái định cư, người có thu nhập thấp và những đối tượng ưu tiên khác phải được công khai.
Điều 23. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục
1. Việc tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ phải được công khai.
Điều 24. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở hành nghề y, dược phải được công khai.
2. Cơ quan quản lý y tế, cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước phải công khai việc thu, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, giá thuốc, việc thu, quản lý, sử dụng các loại phí liên quan đến việc khám, chữa bệnh và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
1. Việc xét, tuyển chọn, giao trực tiếp, tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ và việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ phải được tiến hành công khai.
2. Cơ quan quản lý khoa học - công nghệ, đơn vị nghiên cứu khoa học - công nghệ phải công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, các khoản hỗ trợ, viện trợ, đầu tư, các khoản thu từ hoạt động khoa học - công nghệ.
Điều 26. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Cơ quan quản lý thể dục, thể thao, Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam, các liên đoàn thể thao, cơ sở thể dục, thể thao có trách nhiệm công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, các khoản thu từ hoạt động và dịch vụ thể dục, thể thao, khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động thể dục, thể thao.
1. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước phải được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản, quyết định sau đây phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Kết luận thanh tra;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết tố cáo;
c) Báo cáo kiểm toán.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng, ngân hàng, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khai thủ tục hành chính, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật và đúng yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết công việc của mình giải thích rõ những nội dung có liên quan. Khi nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời giải thích công khai.
3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải thích chưa thoả đáng hoặc cố tình gây khó khăn, phiền hà thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền kiến nghị lên cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Điều 29. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp
Việc thụ lý, điều tra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án phải được công khai theo quy định của pháp luật về tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 30. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
1. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức và kết quả tuyển dụng.
2. Việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
Điều 31. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
Điều 32. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
2. Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó.
Điều 33. Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng
1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
2. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai.
Mục 2: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN
Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
b) Công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với từng loại chức danh trong cơ quan mình;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trái pháp luật các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý kịp thời hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.
4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.
Mục 3: QUY TẮC ỨNG XỬ, QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Điều 39. Trách nhiệm của người không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
Điều 41. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức khác trong cơ quan Toà án, Viện kiểm sát.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức này.
Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải theo kế hoạch và được công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
4. Chính phủ ban hành Danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 4: MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
1. Những người sau đây phải kê khai tài sản:
a) Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
c) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chính phủ quy định cụ thể những người phải kê khai tài sản quy định tại khoản này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
3. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.
Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:
1. Nhà, quyền sử dụng đất;
2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;
3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
4. Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Thủ tục kê khai tài sản
1. Việc kê khai tài sản được thực hiện hằng năm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc và được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải ghi rõ những thay đổi về tài sản so với lần kê khai trước đó.
1. Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.
2. Việc xác minh tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết;
b) Theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
1. Trước khi ra quyết định xác minh tài sản, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai giải trình rõ việc kê khai. Việc giải trình phải được thực hiện trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định xác minh trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát sinh căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc xác minh khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản tiến hành thẩm tra, xác minh và phải ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản.
5. Thủ tục xác minh tài sản của người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Thời hạn xác minh phải đáp ứng yêu cầu về thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 49. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
1. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản là kết luận về tính trung thực của việc kê khai tài sản.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản phải được gửi cho cơ quan, tổ chức yêu cầu xác minh và người có tài sản được xác minh.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, chính xác và nội dung kết luận của mình.
Điều 50. Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
1. Khi có yêu cầu và theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai tại các địa điểm sau đây:
a) Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai tài sản làm việc khi người đó được bổ nhiệm, bầu, phê chuẩn;
b) Tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
c) Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đề nghị để Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bầu, phê chuẩn.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản của người bị khởi tố về hành vi tham nhũng phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý và lưu giữ bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai do mình quản lý; tổ chức việc xác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
Điều 52. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực
1. Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật đối với người kê khai tài sản không trung thực phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản không trung thực thì bị xoá tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.
Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Mục 5: CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHI ĐỂ XẢY RA THAM NHŨNG
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách.
3. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
4. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cá nhân khác có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc để xảy ra hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.
5. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm pháp lý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.
Kết luận phải được gửi cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mục 6: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Điều 56. Cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng
Nhà nước thực hiện cải cách hành chính nhằm tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước; công khai, đơn giản hoá và hoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 57. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên cải tiến công tác, tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi để công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công việc để cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thực hiện mà không phải trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 58. Đổi mới phương thức thanh toán
1. Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 1 của Luật này và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.
Mục 1: CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 59. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.
2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Điều 60. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.
3. Khi phát hiện hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền.
1. Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng.
2. Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
Mục 2: PHÁT HIỆN THAM NHŨNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TOÁN, ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT, XÉT XỬ, GIÁM SÁT
Điều 62. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 63. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật.
Mục 3: TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG
Điều 64. Tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo
1. Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu.
3. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xử lý theo thẩm quyền.
4. Thời hạn giải quyết tố cáo, thời hạn trả lời người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 66. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.
Điều 67. Khen thưởng người tố cáo
Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.
XỬ LÝ HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC
Mục 1: XỬ LÝ KỶ LUẬT, XỬ LÝ HÌNH SỰ
Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
1. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.
3. Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng.
4. Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6. Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Mục 2: XỬ LÝ TÀI SẢN THAM NHŨNG
Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
2. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
3. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
4. Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp.
Mục 1: TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tổ chức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 75. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng quy định tại khoản 1 Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
Điều 76. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;
2. Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.
Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng.
Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
2. Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng theo các nội dung sau đây:
1. Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng;
2. Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
3. Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
1. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.
Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
1. Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát.
2. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.
1. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải có biện pháp để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của mình trong hoạt động chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án và cán bộ, công chức, viên chức khác của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thì người đứng đầu cơ quan phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả giải quyết tố cáo phải được công khai.
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 85. Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng;
b) Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
c) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
d) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
Điều 86. Vai trò và trách nhiệm của báo chí
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 87. Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng.
2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.
3. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.
4. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các tổ chức khác tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 88. Trách nhiệm công dân, Ban thanh tra nhân dân
1. Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.
2. Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 89. Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế
Nhà nước cam kết thực hiện điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống tham nhũng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.
Điều 90. Trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống tham nhũng.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
2. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
Law no.55/2005/QH11 |
|
(Law no.55/2005/QH11)
1. This Law provides for the prevention, detection and handling of persons who commit corrupt acts and the responsibilities of agencies, organisations, units and individuals in corruption prevention and combat.
2. Corruption means acts committed by persons with positions and/or powers of abusing such positions and/or powers for self-seeking interests.
3. Persons with positions and/or powers shall include:
...
...
...
b) Officers, professional army men, defense workers in agencies or units of the People's Army; officers, non-commissioned officers, professional- technical officers, non-commissioned officers in agencies or units of the People's Police;
c) Leading, managerial officials in state enterprises; leading, managerial officials being representatives of the State's contributed capital portions at enterprises;
d) Persons assigned tasks or official dities who have powers while performing such tasks or official duties.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Corruption-related property means property acquired from corruption acts, property originating from corrupt acts.
2. Publicity means the publicization, supply of official information on documents, activities or certain contents by agencies, organisations or units.
3. Property and income transparency means the declaration of property, incomes by persons who are obliged to make such declaration which, when necessary, shall be verified and concluded.
4. Harassment means acts of bumbledom, authoritarianism, causing difficulties or troubles when performing tasks or official duties.
...
...
...
6. Agencies, organisations, units include state agencies, political organisations, socio-political organisations, people's armed force units, non- business units, state enterprises and other agencies, organisations and units using the state budget and/or properties.
1. Embezzling properties.
2. Taking bribes.
3. Abusing positions, powers to appropriate properties.
4. Taking advantage of positions, powers while performing tasks or official duties for self-seeking interests.
5. Abusing powers while performing tasks or official duties for self-seeking interests.
6. Taking advantage of positions, powers to influence other persons for self-seeking interests.
7. Committing forgeries in work for self-seeking interests.
...
...
...
9. Taking advantage of positions, powers to illegally use state properties for self-seeking interests.
10. Harassment for self-seeking interests.
11. Failure to perform tasks or official duties for self-seeking interests.
12. Taking advantage of positions, powers to cover up law violators for self-seeking interests; illegally hindering, intervening in the examinations, inspections, auditings, investigations, prosecutions, adjudications or judgment executions for self-seeking interests.
Article 4.- Principles for handling of corruption
1. All corrupt acts must be detected, stopped and handled in a timely, strict and just manner.
2. Persons who commit corrupt acts shall be handled according to the provisions of law irrespective of their positions.
3. Corruption-related properties must be recovered, confiscated; persons committing corrupt acts and causing damage must pay compensations, indemnities according to the provisions of law.
4. Persons who commit corrupt acts and take initiative in reporting them before they are detected, actively limit damage caused by their illegal acts and/or voluntarily hand over corruption-related properties can be considered for alleviation of discipline, penalties or exemption from penal liability examination according to the provisions of law.
...
...
...
6. Those who have committed corrupt acts and have retired, left their jobs or been transferred to other jobs shall still be handled for their corrupt acts.
1. Agencies, organisations and units shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the following responsibilities:
a) To organise the implementation of legal documents on corruption prevention and combat;
b) To receive and handle in time reports, denunciations and other information on corrupt acts;
c) To protect the legitimate rights and interests of persons who have detected, reported on, denounced corrupt acts;
d) To take initiative in precluding, detecting corrupt acts; to promptly supply information, documents and meet the requests of competent agencies, organisations or individuals in the process of detecting and handling persons who commit corrupt acts.
2. Heads of agencies, organisations or units shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the following responsibilities:
a) To direct the implementation of the provisions of Clause 1 of this
...
...
...
b) To be exemplary, incorruptible; to periodically review the performance of their tasks and responsibilities in precluding and detecting corrupt acts, handling persons who have committed corrupt acts;
c) To bear responsibility when letting corrupt acts occur in their respective agencies, organisations or units.
3. Persons with positions and/or powers shall have the following responsibilities:
a) To perform their tasks and/or official duties strictly according to the provisions of law;
b) To be exemplary, incorruptible; to strictly observe the provisions of law on corruption prevention and combat, the code of conducts and the rules on professional ethics;
c) To declare their properties according to the provisions of this Law and take responsibility for the accuracy, truthfulness of such declarations.
Article 6.- Rights and obligations of citizens in corruption prevention and combat
Citizens shall have the rights to detect, denounce corrupt acts, have the obligations to cooperate with and assist competent agencies, organisations or individuals in the detection and handling of persons who have committed corrupt acts.
...
...
...
Concerned agencies, organisations and units shall have to create conditions for, and collaborate with, inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts in detecting and handling corruption committers.
Article 8.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organisations
Vietnam Fatherland Front and its member organisations shall have to mobilize people to actively participate in corruption prevention and combat; detect, propose competent agencies, organisations or individuals to handle persons who commit corrupt acts; supervise the observance of law on corruption prevention and combat.
Article 9.- Responsibilities of press agencies
Press agencies shall have the responsibility to participate in corruption prevention and combat; cooperate with competent agencies, organisations or individuals in corruption prevention and combat; must ensure accuracy, truthfulness and objectiveness in their reports and bear responsibility for the contents of information they have reported.
1. Acts specified in Article 3 of this Law.
2. Intimidation, revenge, retaliation of persons who have detected, reported on, denounced, supplied information on corrupt acts.
3. Taking advantage of denunciation of corruption to slander other agencies, organisations, units or individuals.
...
...
...
Section 1. PUBLICITY, TRANSPARENCY IN ACTIVITIES OF AGENCIES, ORGANISATIONS, UNITS
1. Policies, laws and the implementation of policies, laws must be publicised and transparent, ensuring fairness and democracy.
2. Agencies, organisations and units must publicise their activities, except for contents classified as state secrets and other contents prescribed by the Government.
Article 12.- Forms of publicity
1. Publicity forms shall include:
a) Announcement at meetings of agencies, organisations, units;
b) Posting up at working offices of agencies, organisations, units;
...
...
...
d) Distribution of publications;
e) Notification on the mass media;
f) Load-up on websites;
g) Supply of information at the request of agencies, organisations or individuals.
2. Besides the cases where the publicity form provided for by law, heads of agencies, organisations or units shall have to select one or a number of publicity forms specified in Clause 1 of this Article.
Article 13.- Publicity, transparency in procurement of public properties and capital construction
1. The procurement of public properties and the capital construction must be publicised under the provisions of law.
2. Where the procurement of public properties and the capital construction, as provided for by law, must be put up for bidding, the publicity contents shall cover:
a) Plan on bidding, invitation to pre-qualification and pre-qualification results, invitation to bidding;
...
...
...
c) Information on individuals, organisations belonging to project owners, bid solicitors, contractors, managing agencies or other subjects that violate the law on bidding; information on contractors banned from participation and information on handling of violations of law on bidding;
d) Legal documents on bidding, systems of data information on bidding;
e) Report on review of bidding work nationwide of the Ministry of Planning and Investment; reports on review of bidding work of ministries, branches, localities and establishments;
f) Competence and procedures to receive and settle complaints and denunciations in bidding.
Article 14.- Publicity, transparency in management of construction investment projects
1. Construction investment planning projects must be commented by people of localities covered by the planning.
2. Construction investment projects funded by local budgets must be considered and decided by People's Councils.
3. Construction investment projects, after being decided upon and approved, must be made public for people to supervise them.
Article 15.- Financial and state budget publicity, transparency
...
...
...
2. Budget-estimating units with revenue sources from and expenditures covered by constructions of organisations and/or individuals according to the provisions of law must publicise the mobilisation purposes, mobilisation results and the efficiency of the use of mobilised sources.
3. Organisations provided with state budget supports must publicise the following contents;
a) Estimate and settlement figures;
b) Contributions of organisations, individuals (if any);
c) Bases for determination of support levels and state budget support amounts.
4. Capital construction investment projects using state budget capital must be publicised with the following contents:
a) The allocation of investment capital in the state budget estimate assigned annually to the projects;
b) Budget estimates of investment projects under the approved investment plans, the investment capital of projects assigned in annual budget estimates;
c) Annual investment capital settlement of projects;
...
...
...
5. Funds originating from the state budget must be publicised with the following contents:
a) Operation regulations and financial mechanisms of the the funds;
b) Annual financial plans detailing revenues, expenditures related to state budget according to regulations of competent authorities;
c) Results of the funds' operation;
d) Annual settlement already approved by competent authorities.
6. The allocation and use of state budget and property for projects and target programs already approved by competent state bodies must be made public to concerned agencies, organisations and/or units and people of localities directly benefiting therefrom.
Article 16.- Publicity, transparency of the mobilisation and use of contributions of people
1. The mobilisation of people's contributions for construction of works or setting up of funds in localities must be commented by people and considered and decided by the People's Councils of the same level.
2. The mobilisation and use of people's contributions specified in Clause 1 of this Article must be made public for supervision by people and be subject to inspection, examination and supervision under the provisions of law.
...
...
...
4. Infrastructure works in communes, wards or district townships, which are financed by people's contributions, must be publicised with the following contents:
a) The publicity contents specified in Clause 3 of this Article;
b) Cost estimate for every work item under the approved investment plans;
c) Investment capital sources for each work item;
d) Results of mobilisation from each specific subject, the mobilisation duration;
e) Results of selection of contractors, which have been approved by competent authorities;
f) Construction progress and results of pre-acceptance tests of work volume, work quality and work settlement.
5. The mobilisation and use of people's contributions for charity and humanitarian purposes shall comply with the provisions of Clause 2 and 3 of this Article.
...
...
...
State enterprises shall have the responsibility to publicise the State's capital and properties invested in the enterprises, preferential loan capital, financial statements and auditing results, the appropriation, setting up and use of their funds, the labor recruitment, the appointment of leading and managerial officials of enterprises and other contents as provided for by law.
Article 19.- Publicity and transparency in equitisation of state enterprises
1. The equitisation of state enterprises must be public and transparent; must not be conducted in a self-contained manner within the enterprises. Equitised enterprises shall have to publicise their actual financial status upon their valuation.
2. Competent state agencies shall have to publicise the values of equitised enterprises and the adjustment (if any) of enterprise value.
3. The first-time sale of equities of equitised enterprises must be conducted by auction.
Article 20.- Audit of the use of state budget and properties
1. Agencies, organisations and units shall have to audit, and be subject to the audit of, the use of state budget and properties under the provisions of law on audit.
2. Auditing reports must be made public according to Article 12 of this Law.
Article 21.- Publicity and transparency in management and use of land
...
...
...
2. In the process of elaborating and adjusting detailed land use plannings and/or plans, the elaborating agencies or organisations must publicly announce such to people of the localities where the plannings and adjustments are made.
3. Detailed land use plannings and plans, the ground clearance, the compensation levels, after being decided, approved or adjusted by competent state bodies, must be made public.
4. The competence, order and procedures for grant of land use right certificates and the grant of land use right certificates, detailed plannings on and allotment of residential land lots and the subjects entitled to be assigned residential land for house construction must be publicised.
Article 22.- Publicity and transparency in management and use of dwelling houses
1. The competence, order and procedures for granting, and the grant of, permits for house construction as well as house ownership certificates must be made public.
2. The sale of state-owned houses, subjects entitled to buy state-owned houses and money amounts payable upon purchase of state-owned houses must be made public.
3. The sale of houses to resettled people, low-income earners and other priority subjects must be made public.
Article 23.- Publicity and transparency in the educational domain
1. The enrollment, exams, tests, award of diplomas and certificates must be made public.
...
...
...
Article 24.- Publicity and transparency in the health domain
1. The competence, order and procedures for the grant and recovery of private medical or pharmaceutical practice certificates, certificates of full satisfaction of practice conditions to medical or phamarceutical establishments must be made public.
2. Health management agencies, medical examination and treatment establishments which use state budget and properties must publicise the collection, management, use of state budget and properties, medicine prices, the collection, management and use of assorted charges related to medical examination and treatment and other revenues as provided by law.
Article 25.- Publicity and transparency in the scientific and technological domain
1. The consideration, selection, direct assignment, financial supports for implementation of scientific-technological tasks and the assessment and pre-acceptance tests of results of performance of scientific-technological tasks must be conducted in a public manner.
2. Science-technology management agencies and scientific- technological research units must publicise the management and use of state budget and properties, financial supports, aids, investments and proceeds from scientific and technological activities.
Article 26.- Publicity and transparency in the physical training and sports domain
Physical training and sport administration agencies, Vietnam Olympic Committee, sports federations, physical training and sport establisments shall have to publicise the management and use of state budget and properties, proceeds from physical training and sport activities as well as services, financial supports, aids, contributions of domestic and foreign organisations as well as individuals to physical training and sport activities.
...
...
...
2. The following documents and decisions must be publicised, except otherwise provided for by law:
a) Inspection conclusions;
b) Complaint settlement decisions, denunciation settlement decisions;
c) Auditing reports.
1. Agencies, organisations and individuals having managing competence in the fields of housing, land, construction, business registration, project consideration and approval, state budget allocation, credit, banking, export, import, exit, entry, household registration administration, taxation, customs, insurance and other agencies, organisations and individuals directly involved in handling affairs of agencies, organisations, units or individuals must publicise administrative procedures and settle affairs on time, according to law and lawful requests of agencies, organisations, units or individuals.
2. Agencies, organisations, units and individuals shall have the right to request competent agencies, organisations or individuals to settle their affairs and clearly explain relevant contents. Upon receiving requests of agencies, organisations, units or individuals, competent agencies, organisations or individuals must give timely and public explanations.
3. Where competent agencies, organisations or individuals give unsatisfactory explanations or deliberately cause difficulties or troubles, the concerned agencies, organisations, units or individuals may lodge their petitions to the former's immediate superior agencies or organisations.
Article 29.- Publicity and transparency in the justice domain
...
...
...
Article 30.- Publicity and transparency in organisational and personnel
1. The recruitment of public servants and other laborers into agencies, organisations and units must be made public in terms of recruitment quantity, criteria, forms and results.
2. The planning on, training, appointment, rank promotion, rotation, transfer, commendation, sacking of, relief from position or office, dismissal, discipline, retirement of public servants and other laborers must be made public within the agencies, organisations or units where such persons work.
Article 31.- Rights of agencies, organisations to request the supply of information
1. State agencies, political organisations, socio-political organisations, press agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have the rights to request responsible agencies, organisations and units to supply information on their respective activities according to the provisions of law.
2. Within ten days as from the date of receiving the requests, the requested agencies, organisations or units must supply information, except for information contents already publicised in the mass media, publications or posted up publicly; in cases where they do not supply or can not supply information yet, they must give written replies to the requesting agencies or organisations, clearly stating the reasons therefor.
Article 32.- Individuals' rights to request the supply information
1. Public servants and other laborers shall have the rights to request heads of the agencies, organisations or units where they work to supply information on activities of such agencies, organisations or units.
2. Citizens shall have the rights to request presidents of the People's Committees of communes, wards or district townships where they reside to supply information activities of such People's Committees.
...
...
...
Article 33.- Publicisation of annual reports on corruption prevention and combat
1. Annually, the Government shall have to report to the National Assembly on corruption prevention and combat nationwide; People's Committees shall have to report to People's Councils of the same level on corruption prevention and combat in their respective localities.
2. Reports on corruption prevention and combat must be publicised.
Section 2. FORMATION AND REALISATION OF REGIMES, NORMS, CRITERIA
Article 34.- Formation, promulgation and realisation of regimes, norms, criteria.
1. State agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibilities:
a) To formulate, promulgate and publicise regimes, norms, criteria;
b) To publicise regulations on regimes, norms, criteria of interests for every title holder in their respective agencies;
c) To strictly observe regulations on regimes, norms, criteria.
...
...
...
3. Agencies, organisations and units are strictly forbidden to illegally promulgate regimes, norms and/or criteria.
Article 35.- Inspection and handling of violations of regulations on regimes, norms and criteria
1. Agencies, organisations and units must regularly inspect the observance of regulations on regimes, norms and criteria and promptly handle acts of violating such regulations.
2. Persons who violate regulations on regimes, norms, criteria must be
handled according to the provisions of law.
3. Persons who permit the use in excess of the set regimes, norms and/or criteria must compensate for the excessive use value they have permitted; persons using in excess of set regimes, norms and/or criteria shall bear joint liability to compensate for the excessive use value.
4. Persons who permit the application of regimes, norms, professional
criteria lower than the prescribed levels shall have to pay compensations for the lower use value they have permitted; persons who have benefited from the application of lower regimes, norms and/or professional criteria shall bear joint liability to compensate for the value they have benefited.
...
...
...
1. Code of conducts mean standard behaviors of public servants in performing their tasks and official duties and in social relations, covering things which must be done or must not be done, suitable to the work peculiarity of each group of public servants and each field of public activities, aiming to ensure the righteousness and integrity as well as responsibilities of public servants.
2. Code of conducts of public servants shall be made public for people to supervise the observance thereof.
Article 37.- Things must not be done by public servants
1. Public servants must not do the following things:
a) Being bumblelike, authoritarian, troublesome in handling affairs for agencies, organisations, units and/or individuals;
b) Setting up, participating in the setting up of, or participating in the management and administration of, private enterprises, limited liability companies, joint-stock companies, partnership companies, cooperatives, private hospitals, private school and/or private scientific research establishments, except otherwise provided for by law;
c) Acting as consultants for other domestic or foreign enterprises, organisations or individuals on affairs related to state secrets, work secrets, or affairs which fall under their respective settling jurisdiction or they have joined the settlement of:
d) Dealing in domains which they previously had the responsibility to manage within a given period of time after they resigned from their positions
according to the Government's regulations;
...
...
...
2. Heads and deputy-heads of agencies and their spouses are not allowed to contribute capital to enterprises operating in branches or professions such persons directly perform the state management.
3. Heads and deputy-heads of agencies, organisations or units must not arrange their spouses, parents, children or siblings to hold managerial positions in organisational and personnel work, in accounting and financial affairs, to work as cashiers, warehouse keepers in their agencies, organisations or units or to conduct transactions, trading in supplies, goods, conclusion of contracts of such agencies, organisations or units.
4. Heads and deputy-heads of agencies must not let their spouses, parents, children do business within the scope they directly manage.
5. Public servants being members of the Managing Boards, general directors, deputy-general directors, directors, deputy-directors, chief accountants or other managerial officials in state enterprises shall not be allowed to conclude contracts with enterprises under the ownership of their respective spouses, parents, children or siblings; to permit enterprises under the ownership of their respective spouses, parents, children or siblings to participate in bidding packages of their enterprises; to arrange their respective spouses, parents, children or siblings to hold managerial positions in organisational and personnel, accounting and financial sections, to work as cashiers, warehouse keepers in their enterprises or conduct transactions, purchase and sale of supplies, goods, to conclude contracts for enterprises.
6. The provisions of Clauses 1,2,3 and 4 of this Article shall also apply to the following subjects:
a) Officers, professional army men, defense workers in agencies or units of the People's Army;
b) Officers, non-commissioned officers, professional-technical officers and non-commissioned officers in agencies or units of the People's Police.
Article 38.- Obligations to report and handle reports on signs of corruption
1. Upon detection of signs of corruption in their respective agencies, organisations or units, public servants shall have to promptly report them to the heads of their agencies, organisations or units; where the heads of such agencies, organisations or units are involved in those signs of corruption, they shall report them to their immediate superior agencies, organisations or units.
...
...
...
or transfer them to competent agencies, organisations or individuals for considerations and handling and notification to the reporters; for complicated cases or matters, the above time limit may be prolonged but must exceed thirty days; in case of necessity, to decide or propose competent persons to decide on application of measures to prevent, overcome consequences of corrupt acts and protect the reporters.
Public servants who are aware of corrupt acts but do not report thereon and persons who receive reports on signs of corruption but fail to handle them must bear responsibility therefor according to provisions of law.
Article 40.- Giving presents and receiving gifts by public servants
1. Agencies, organisations and units must not use state budget and properties to present gifts, except otherwise provided for by law.
2. Public servants must not receive money, properties or other material interests of agencies, organisations, units and/or individuals involved in affairs which they are settle or fall under their respective management.
3. It is strictly forbidden to take advantage of the giving and receipt of gifts to bribe or perform other acts for self-seeking interests.
4. The Government shall specify the giving and receipt of gifts and submission of gifts by public servants.
Article 41.- Competence to promulgate codes of conducts of public servants
...
...
...
2. The president of the Supreme People's Court, the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate codes of conducts of judges, jurors, court clerks, procurators and other officials and employees in the court or the procuracy.
3. The Minister of Home Affairs shall promulgate codes of conducts of public servants working in local administration apparatuses; coordinate with central bodies of socio-political organisations in promulgating codes of conducts of public servants in such organisations.
Article 42.- Rules of professional ethics
1. Rules of professional ethics mean behavioral standards suitable to the peculiarities of each profession, ensuring righteousness, integrity, honesty and responsibility in professional practice.
2. Socio-professional organisations shall coordinate with competent state agencies in promulgating rules of professional ethics for their members according to the provisions of law.
Article 43.- Change of working conditions of public servants
1. Agencies, organisations and units shall, according to their respective management competence, have to conduct periodical transfer of public servants holding a number of positions related to management of state budget and properties, directly involved in the handling of affairs of agencies, organisations, units and/or individuals with a view to actively preventing corruption.
2. The change of working positions must be conducted under plans and made public within agencies, organisations or units.
3. The change of working positions specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall only apply to public servants who do not hold managerial positions. The rotation of public servants holding managerial positions shall comply with the regulations on rotation of officials.
...
...
...
Section 4. TRANSPARENCY OF PROPERTIES, INCOMES
Article 44.- Obligations to make property declaration
1. The following persons shall have to make property declaration:
a) Officials holding the rank of deputy-head of section of People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns or higher and equivalent rank in agencies, organisations, units;
b) A number of officials and public employees in communes, wards, district townships; persons managing state budget and properties or directly involved in handling affairs of agencies, organisations, units, individuals;
c) Candidates for the National Assembly, People's Councils.
The Government shall specify persons obliged to make property declaration according to the provisions of this Clause.
2. Persons who are obliged to make property declarations shall have to declare their properties, all changes in properties under their respective ownership and properties under the ownership of their respective spouses and minor children,
3. Persons who are obliged to make property declaration shall have to declare them honestly and bear responsibility for their declarations.
...
...
...
The to be-declared properties shall include:
1. Houses, land use rights;
2. Precious metals, gemstones, monies, valuable papers and other types of property each value at of VND fifty million or more;
3. Properties, accounts in foreign countries;
4. Taxable incomes under the provisions of law.
Article 46.- Property declaration procedures
1. Property declaration shall be carried out annually at agencies, organisations or units where persons subject to declaration work and be completed by December 31 at the latest.
2. Persons obliged to make property declaration must clearly state changes in their properties as compared with their previous declarations.
3. Written property declarations shall be submitted to competent agencies, organisations or units managing the obligatory property declarers.
...
...
...
1. The verification of properties shall be made only upon decisions of competent agencies or organisations managing the obligatory property declarers.
2. The verification of properties shall be made in the following cases:
a) Servicing the election, appointment, dismissal of, relief from duty, removal from office or disciplining of persons who are obliged to make property declarations, when it is deemed necessary;
b) At the request of electoral councils or competent agencies, organisations;
c) Property of corruption committed.
Article 48.- Property-verifying procedures
1. Before issuing decisions on property verification, competent agencies or organisations shall request persons who are obliged to make property declaration to clearly explain their declarations. The explanation must be carried out within five days as from the date of receipt of the explanation request.
2. Competent agencies or organisations shall issue verification decisions within five days as from the date the grounds defined in Clause 2, Article 47 of this Law arise.
3. Concerned agencies, units, organisations and individuals shall have to supply information, documents in service of the verifications at the request of competent agencies or organisations.
...
...
...
5. The procedures for verifying properties of persons named in the lists of candidates for the National Assembly, People's Councils shall comply with the provisions of Clauses 1,2,3 and 4 of this Article. The verification time limits must meet the requirements on time for election of National Assembly deputies, People's Council deputies.
Article 49.- Conclusions on transparency in property declarations
1. Conclusions on transparency in property declarations mean conclusions on honesty in property declarations.
2. Conclusions on transparency in property declarations must be sent to verification-requesting agencies or organisations and the persons having their properties verified.
3. Agencies, organisations and units defined in Clause 4, Article 48 of this Law must bear responsibility for the objectiveness, accuracy and contents of their conclusions.
Article 50.- Publicity of conclusions on transparency in property declarations
1. At the request and by decision of competent agencies or organisations, written conclusions on transparency in property declarations shall be publicised at the following places:
a) Agencies, organisations or units where the persons obliged to make property declarations work when such persons are appointed, elected or ratified;
b) Voters conferences at working places, residence places of candidates for the National Assembly or candidates for People's Council;
...
...
...
2. Conclusions on transparency in property declarations of persons who are prosecuted for acts of corruption must be made public at agencies, organisations or units where such persons work.
Agencies, organisations and units have the responsibility to manage and archive the written property declarations of obligatory property declarers under their respective management; organise the verification under the decisions of competent agencies or organisations; conclude on the transparency in property declarations and publicise such conclusions under decisions of competent agencies or organisations in the cases specified in Article 50 of this Law.
Article 52.- Handling of dishonest property declarers
1. Dishonest property declarers shall be disciplined under the provisions of law. Decisions to discipline dishonest property declarers must be made public at agencies, organisations or units where such persons work.
2. National Assembly candidates, People's Council candidates who declare their asset dishonestly shall have their names deleted from the lists of candidates; persons who are expected to be appointed or ratified but dishonestly declare their properties shall not be appointed or ratified for the projected positions.
The Government shall submit to the National Assembly for promulgation legal documents on control of incomes of persons with positions and/or powers.
...
...
...
1. Heads of agencies, organisations or units must bear responsibility for the occurrence of corrupt acts in their respective agencies, organisations or units.
Heads of agencies, organisations or units must bear personal liability for the occurrence of corrupt acts of persons whom they directly manage or assign tasks.
2. Deputy-heads of agencies, organisations or units must bear personal liability for the occurrence of corrupt acts in the working domains and units under their direct charge.
Heads of agencies, organisations or units must bear joint liability for the occurrence of corrupt acts in the working domains and units directly managed by their deputies.
3. Heads of units attached to agencies or organisations must bear personal liability for the occurrence of corrupt acts in their respective units.
4. The handling of heads or other responsible individuals in political organisations, socio-political organisations, socio-professional organisations
or other organisations, which use state budget, for letting acts of corruption occur shall comply with the provisions of this law and the charters or regulations of such organisations.
5. Liabilities of heads and deputy-heads of agencies, organisations or units defined in Clauses 1,2 and 3 of this Article shall be exempt in cases where they were unaware of or have applied necessary measures to prevent and stop corrupt acts.
...
...
...
2. Heads of agencies, organisations or units, when having to bear joint responsibilities for the occurrence of corrupt acts in agencies, organisations or units under their management or charge, shall be disciplined.
3. Heads of agencies, organisations or units shall be considered for exemption or reduction of legal liabilities defined in Clauses 1 and 2 of this Article if they have applied necessary measures to prevent, stop, remedy acts of corruption; severely handle and promptly report to competent agencies or organisation on acts of corruption.
4. Inspection conclusions, auditing conclusions, investigation conclusions on corruption cases or matters must clearly state the responsibilities of heads of agencies, organisations or units for the occurrence of corrupt acts at the following extends:
a) Poor management capability;
b) Irresponsibility in management;
c) Coverage of corruption committers.
The conclusions must be addressed to the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat and competent agencies, organisations.
Section 6. ADMINISTRATION REFORM, RENEWAL OF MANAGEMENT TECHNOLOGIES AND PAYMENT NOTES
Article 56.- Administrative reform for corruption prevention
...
...
...
Article 57.- Intensification of scientific and technological application to management
1. Agencies, organisations and units shall regularly improve their activities, intensify the scientific and technological application in their activities, create conditions for citizens, agencies, organisations, units to exercise their legitimate rights and interests.
2. Agencies, organisations and units shall have the responsibility to guide the affair-handling order and procedures so that agencies, organisations, units and individuals take initiatives in the implementation thereof without having to make direct contacts with officials and public servants.
Article 58.- Renewal of payment modes
1. The State shall apply managerial measures to effect payment via accounts at banks or state treasuries. Agencies, organisations and units shall have to observe regulations on via-account payment.
2. The Government shall apply financial, technological measures to proceed to effect via accounts all expenditures for persons with positions and/or powers defined at Points a, b and c, Clause 3, Article 1 of this Law and other transactions involving the use of state budget.
Section 1. INSPECTION WORK OF AGENCIES, ORGANISATIONS, UNITS
...
...
...
1. Heads of state management agencies shall have the responsibility to regularly organise the inspection of law observance by agencies, organisations, units and individuals under their respective management in order to detect in time acts of corruption.
2. Upon detection of corrupt acts, heads of state management agencies must promptly handle them according to their competence or notify them to competent inspecting or investigating bodies, procuracies.
Article 60.- Inspection work of agencies, organisations, units
1. Heads of agencies, organisations or units shall have the responsibility to take initiative in organising inspection of the performance of tasks, official duties by public servants who regularly and directly handle affairs of agencies, organisations, units or individuals and by other public servants under their respective management in order to promptly detect, stop and handle acts of corruption.
2. Heads of agencies, organisations or units shall have the responsibility to regularly urge heads of their attached units to inspect the performance of tasks and official duties by public servants under their management.
3. Upon detection of corrupt acts, heads of agencies, organisations or units must promptly handle them according to their competence or notify them to competent inspecting, investigating bodies and procuracies.
1. Regular inspections must be carried out under programs, plans, focusing on domains and activities where corrupt acts often occur.
2. Unexpected inspections shall be carried out upon detection of signs of corruption.
...
...
...
Inspectorates, state audit, investigating bodies, procuracies and courts shall, through inspecting, auditing, investigating, controlling or adjudicating activities, have the responsibility to take initiative in detecting corrupt acts and handle them according to their respective competence or propose the handling thereof according to the provisions of law and take responsibility before law for their decisions.
Article 63.- Detection of corruption through supervisory activities
The National Assembly, National Assembly agencies, delegations of National Assembly deputies, People's Councils, National Assembly deputies, People's Council deputies shall, through supervisory activities, have the responsibility to detect corrupt acts, request or propose the handling thereof according to the provisions of law.
Section 3. DENUNCIATIONS AND SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS ABOUT CORRUPT ACTS
Article 64.- Denunciations about corrupt acts and responsibilities of denouncers
1. Citizens shall have the right to denounce corrupt acts to competent agencies, organisations or individuals.
2. Denouncers must make honest denunciations, clearly state the full names, addresses, supply information and documents they have and cooperate with agencies, organisations or individuals competent to settle denunciations.
3. Denouncers who deliberately make untruthful denunciations must be strictly handled; if causing damage to the denounced persons, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
...
...
...
1. Agencies, organisations, units and individuals shall have the responsibility to create favorable conditions for citizens to personally make oral denunciations, send written denunciations, make denunciations via telephone, make denunciations via electronic information networks and other forms under the provisions of law.
2. Heads of competent agencies or organisations, when receiving denunciations about corrupt acts, must consider and handle them according to their competence; keep secret the full names, addresses, autographs and other information of denouncers at the latter's request; promptly apply necessary measures to protect denouncers when there appear signs of intimidation, revenge or retaliation against them or when so requested by denouncers; notify the results of settlement of denunciations to denouncers when so requested.
3. Inspectorates shall have the responsibility to assist heads of state management agencies of the same level in verifying and concluding on denunciation contents and propose handling measures; in case of detecting signs of crime, they shall transfer the cases to competent investigating bodies and procuracies for handling according to legal provisions on criminal procedures.
Investigating bodies and procuracies which have received denunciations about corrupt acts must handle them according to competence.
4. The time limit for settlement of denunciations, the time limit for replying denouncers shall comply with the provisions of law.
Article 67.- Commending denouncers
Persons who make honest denunciations, actively collaborate with competent agencies, organisations or individuals in detecting, preventing, stopping and handling corrupt acts shall be commended materially and/or spiritually according to the provisions of law.
...
...
...
Section 1. DISCIPLINARY HANDLING, CRIMINAL HANDLING
Article 68.- Subjects of disciplinary handling, criminal handling
1. Persons who commit corrupt acts defined in Article 3 of this Law.
2. Persons who fail to report on, or denounce corrupt acts which they are aware of.
3. Persons who fail to handle reports on, or denunciations about, corrupt acts.
4. Persons who commit acts of intimidating, taking revenge on, retaliating those who detect, report on, denounce, supply information on, corrupt acts.
5. Heads of agencies, organisations or units who let corrupt acts occur in their respective agencies, organisations or units.
6. Persons who commit acts of violating provisions of this Law or provisions of other relevant law.
Article 69.- Handling of corruption committers
...
...
...
Section 2. HANDLING OF CORRUPTION-RELATED PROPERTIES
Article 70.- Principles on handling of corruption-related properties
1. Competent agencies or organisations must apply necessary measures to recover, confiscate corruption-related properties.
2. Corruption-related properties must be returned to their lawful owners or managers or confiscated for the state funds.
3. The bribe givers who take initiative in reporting thereon before their bribing acts are detected shall have their bribed properties returned.
4. The confiscation of corruption-related properties, the recovery of corruption-related properties shall be carried out by decisions of competent state agencies according to the provisions of law.
Article 71.- Recovery of corruption-related properties involving foreign elements
On the basis of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party and under the basic principles of Vietnamese laws, the Vietnamese government shall cooperate with foreign governments in recovering Vietnamese or foreign corruption-related properties and returning such properties to their lawful owners.
...
...
...
1. Heads of agencies, organisations or units have the responsibility to apply the provisions of this Law and other relevant legal provisions to organising corruption prevention and combat in their respective agencies, organisations or units.
2. Heads of agencies, organisations or units shall be answerable to their immediate superior agencies, organisations or units for corruption prevention and combat in their respective agencies, organisations or units.
Article 73.- Steering Committee for Corruption Prevention and Combat
1. The Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be headed by the Prime Minister and have the responsibility to direct, coordinate, inspect and urge activities of corruption prevention and combat nationwide. The Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be assisted by standing sections operating on a full-time basis.
2. The organisation, tasks, powers and operation regulations of the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be defined by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Prime Minister.
Article 74.- Supervision of the work of corruption prevention and combat
1. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall supervise the work of corruption prevention and combat nationwide.
...
...
...
The Law Committee of the National Assembly shall, within the ambit of its tasks and powers, supervise the detection and handling of corrupt acts.
3. People's Councils at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to supervise corruption prevention and combat work in their respective localities.
4. The National Assembly deputies' delegations, the National Assembly deputies, the People's Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, supervise the observance of legal provisions on corruption prevention and combat.
Article 75.- Specialised anti-corruption units
1. The Government Inspectorate, the Ministry of Public Security and the Supreme People's Procuracy shall each have a specialised anti-corruption unit.
2. The organisation, tasks and powers of specialised anti-corruption units defined in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee and the Government.
Article 76.- Responsibilities of the Government Inspectorate
Within the ambit of its tasks and powers, the Government Inspectorate shall have the following responsibilities:
1. To organise, direct and guide the inspection of the observance of legal provisions on corruption prevention and combat; in case of detection of corrupt acts, to request competent agencies or organisations to handle them;
...
...
...
Article 77.- Responsibilities of the State audit
The State audit shall, within the ambit of its tasks and powers, have the responsibility to organise the audit in order to prevent and detect corruption; in case of detecting corrupt acts, it shall request competent agencies or organisations to handle them.
Article 78.- Responsibilities of the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense
The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to organise and direct the investigation of corruption-related crimes.
Article 79.- Responsibilities of the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court
1. The Supreme People's Procuracy shall have the responsibility to organise and direct the prosecution of corruption-related crimes; control activities of investigation, adjudication and judgment execution against corruption-related crimes.
2. The Supreme People's Court shall have the responsibility to adjudicate, and direct the adjudication of, corruption-related crimes.
Inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies and courts shall have the responsibility to coordinate with one another in corruption prevention and combat according to the following contents:
...
...
...
2. Transferring corruption case files to competent state bodies for handling;
3. Summing up, assessing and forecasting the corruption situation and proposing policies and measures to prevent and combat corruption.
Article 81.- Working coordination between inspectorates, the state audit and investigating bodies
1. Where inspectorates or the state audit transfer corruption case files to investigating bodies, the latter must receive them and settle the cases according to the provisions of criminal procedure law.
2. If disagreeing with the settlement by investigating bodies, the inspectorates or the state audit shall have the right to notify the procuracies of the same level and the superior investigating bodies thereof.
Article 82.- Working coordination between inspectorates, the state audit and procuracies
1. Where corruption case files are transferred to investigating bodies, inspectorates and the state audit shall have to notify the procuracies of the same level for control thereof.
2. Where inspectorates or the state audit transfer corruption case files to procuracies, the latter must consider and handle them, then notify the handling results in writing to the file-transferring agencies.
...
...
...
1. The inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies and courts must take inspecting measures to prevent and stop acts of abusing powers, misusing authority and/or harassment of their respective officials and employees in anti-corruption activities.
2. Heads of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts must enhance the management of their officials and employees; direct the internal inspection and examination in order to prevent acts of law violation in anti-corruption activities.
3. Officials and public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, court who commit acts of law violation in anti-corruption activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined for penal liability.
In case of denunciation of acts of law violation in anti-corruption activities, committed by inspectors, auditors, investigators, procurators, judges, jurors, court clerk or other officials and public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts, the heads of such agencies must settle them according to their competence or propose competent agencies, organisations or individuals to settle them.
The denunciation-settling results must be made public.
ROLES AND RESPONSIBILITIES OF THE SOCIETY IN CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Article 85.- Role and responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organisations
...
...
...
a) To coordinate with competent state agencies in propagating and educating people and their members to observe the provisions of law on corruption prevention and combat; to propose measures to detect and prevent corruption;
b) To mobilise people to actively participate in detecting and denouncing corrupt acts;
c) To supply information and coordinate with competent agencies, organisations and individuals in detecting, verifying and handling corruption cases;
d) To supervise the observance of the law on corruption prevention and combat.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organisations shall have the right to request competent agencies, organisations and individuals to apply measures to prevent corruption, verify corruption cases, handle corruption committers; competent agencies, organisations and individuals must consider and reply within fifteen days after the receipt of requests; in case of complicated cases or matters, the above time limit can be prolonged but shall not exceed thirty days.
Article 86.- Role and responsibilities of the press
1. The State shall encourage press agencies, reporters to report on corruption cases and matters and activities of corruption prevention and combat.
2. Press agencies shall have the responsibility to commend good spirit and positive deeds in corruption prevention and combat; condemn and struggle against persons who commit corruption; participate in propagating and disseminating the law on corruption prevention and combat.
3. Press agencies and reporters shall have the right to request competent agencies, organisations or individuals to supply information and/or documents related to corrupt acts.
...
...
...
4. Press agencies and reporters must report honestly and objectively. Editors-in-chief, reporters are responsible for the reports and observe the press law and rules of professional ethics.
Article 87.- Roles and responsibilities of enterprises, professional associations
1. Enterprises shall have the responsibilities to notify corrupt acts to and coordinate with competent agencies, organisations or individuals in verifying and concluding on corrupt acts.
2. Enterprises' associations, professional associations shall have the responsibilities to organise, mobilise and encourage their members to build up a healthy, non-corrupt business culture.
3. Enterprises' associations, professional associations and members thereof shall have the responsibilities to propose the State to perfect management mechanisms and policies in order to prevent and combat corruption.
4. The State shall encourage enterprises to engage in healthy competition, work out mechanisms for internal control in order to preclude acts of corruption, bribe giving.
5. Competent agencies, organisations and individuals shall have the responsibility to coordinate with the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, enterprises' associations, professional associations and other organisations in organising forums for exchange and supply of information in service of corruption prevention and combat.
Article 88.- Responsibilities of citizens, people's inspection boards
1. Citizens shall participate in corruption prevention and combat personally, through people's inspection boards or their organisations.
...
...
...
INTERNATIONAL COOPERATION ON CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Article 89.- General principles for international cooperation
The State commits to implement treaties on corruption prevention and combat to which the Socialist Republic of Vietnam is a party; cooperates with other countries, international organisations, foreign organisations and individuals in corruption prevention and combat activities on the principles of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity and of mutual benefits.
Article 90.- Responsibility to implement international cooperation
1. The Government Inspectorate shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and concerned agencies in implementing international cooperation on research, training, policy formulation, information exchange, financial support, technical assistance, experience exchange in corruption prevention and combat.
2. The Supreme People's Procuracy, the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the tasks of international cooperation on judicial assistance in corruption prevention and combat.
...
...
...
1. This Law shall take effect as from June 1, 2006.
2. The February 26,1998 Anti-Corruption Ordinance and the April 28, 2000 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Anti-Corruption shall cease to be effective as from the effective date of this law.
Article 92.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 29, 2005, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
...
...
...
Nguyen Van An
;Luật phòng, chống tham nhũng 2005
Số hiệu: | 55/2005/QH11 |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Luật phòng, chống tham nhũng 2005
Chưa có Video