QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35-L/CTN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 1994 |
SỐ 35-L/CTN NGÀY 21/06/1994 CỦA QUỐC HỘI VỀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương.
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp xã có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm.
Nhiệm kỳ Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Chương IX của Hiến pháp năm 1992 và theo quy định của Luật này.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã và các đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Mục I: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết; những nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn;
2- Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của địa phương;
2- Chủ trương, biện pháp phân bổ lao động và dân cư ở địa phương;
3- Biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương theo quy định của pháp luật;
4- Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước, trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu.
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng , xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;
2- Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động; cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương;
3- Chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ, chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
4- Chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương;
2- Chủ trương, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương theo quy định của pháp luật;
3- Biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, thực hiện nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương;
2- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở địa phương;
2- Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định:
1- Biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đối với công dân ở địa phương;
2- Biện pháp bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3- Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo hộ tài sản của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương;
4- Biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân:
1- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
2- Bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
3- Quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi thi hành;
4- Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xét.
Mục II: ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý Nhà nước.
Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi khoá bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu nào không tham dự được kỳ họp phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Đại biểu nào không tham dự được phiên họp phải có lý do và phải báo cáo với Chủ toạ phiên họp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải có trách nhiệm trả lời cử tri.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xem xét và yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, báo cho người đã khiếu nại, tố cáo biết kết quả.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã gửi chất vấn đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
Nếu đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Khi đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu.
Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan, viên chức Nhà nước và cán bộ trong bộ máy chính quyền ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân như cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc với cử tri, các phương tiện đi lại.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giúp đỡ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp làm nhiệm vụ đại biểu, tạo điều kiện cho đại biểu tiếp xúc với cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp nếu không được sự đồng ý của Chủ toạ kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với Chủ toạ kỳ họp.
Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. ở cấp tỉnh, cấp huyện Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ở cấp xã Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội, bị Toà án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.
Mục III: KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 29 của Luật này. Hội đồng nhân dân quyết định việc biểu quyết bằng cách giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của Chủ toạ phiên họp.
Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết, ở cấp tỉnh, cấp huyện, theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường; ở cấp xã, theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường.
Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ toạ kỳ họp hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Ngày họp, nơi họp và chương trình của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được thông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là năm ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.
Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên đã được bầu ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, được phát biểu ý kiến, nhưng không biểu quyết.
Tài liệu cần thiết của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân trước ngày khai mạc kỳ họp.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân được triệu tập chậm nhất là ba mươi ngày sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân. Ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn, thì kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh được triệu tập chậm nhất là bốn mươi lăm ngày, sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá trước triệu tập và chủ toạ cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá mới.
Nghị quyết và biên bản các phiên họp Hội đồng nhân dân phải do Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.
Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, nghị quyết và biên bản của kỳ họp phải được gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp, nghị quyết và biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được gửi lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
1- Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân. Căn cứ báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết xác nhận tư cách các đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc tuyên bố việc bầu đại biểu nào đó là không có giá trị. Trong nhiệm kỳ, nếu có bầu cử bổ sung đại biểu thì Hội đồng nhân dân thành lập Ban thẩm tra tư cách đại biểu mới để xác nhận tư cách đại biểu được bầu bổ sung. Ban thẩm tra tư cách đại biểu hết nhiệm vụ khi việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành.
2- Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
d) Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
đ) Thư ký kỳ họp của mỗi khoá Hội đồng nhân dân, theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp.
3- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ quy định tại Điều này. Việc bầu cử các chức vụ quy định tại khoản 2 Điều này được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Số Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chính phủ.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Triệu tập và chủ toạ các kỳ kọp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
2- Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan Nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
3- Điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân, giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân;
4- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
5- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phạm sai lầm theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
6- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;
7- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Triệu tập và chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2-Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
3- Tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân;
4- Giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân; báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp;
5- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phạm sai lầm theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
6- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ và thay Chủ tịch Hội đồng nhân dân khi vắng mặt.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.
Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban Kinh tế - Xã hội, Ban pháp chế.
Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể hoạt động chuyên trách; Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện không hoạt động chuyên trách. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp.
Các ban của Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
2- Thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
3- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
4- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, các ban của Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của mình.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quyết định và ghi vào ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Mục I: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
Uỷ ban nhân dân tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Uỷ ban nhân dân cấp trên chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân xét và quyết định.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý Nhà nước:
1- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;
2- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương;
3- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
4- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
5- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ;
6- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật;
7- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xét.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ.
Mục II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân mỗi cấp được quy định như sau:
1- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có không quá mười ba thành viên;
2- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có từ bẩy đến chín thành viên;
3- Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ năm đến bẩy thành viên.
Số Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của mỗi cấp do Chính phủ quy định.
Uỷ ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần.
Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
1- Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
2- Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân;
3- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân;
4- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời dự các phiên họp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn đến các vấn đề có liên quan.
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ và viên chức Nhà nước.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 52 của Luật này, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công công tác cho Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân; người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
b) Quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của của Uỷ ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương;
d) Tổ chức việc tiếp dân; xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật;
2- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban nhân dân.
3- Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức Nhà nước theo sự phân cấp quản lý.
4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và những văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
5- Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
Mục III: CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cần thiết thì báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới thì Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được nhập thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Hội đồng nhân dân của đơn vị mới bầu ra Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân và hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa hạt thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Hội đồng nhân dân mới bầu ra Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trong trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì có thể tiến hành bầu cử bổ sung theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trong trường hợp một đơn vị hành chính được thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc trong trường hợp thành lập một đơn vị hành chính mới, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mới được bầu ra; ở đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
Trong trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính này được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì những đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc địa phận đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị mới tương đương và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trong trường hợp một tập thể dân cư được điều động di chuyển đi nơi khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân nào chuyển theo tập thể đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vị mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mới được bầu ra; đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
Luật này thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: No number |
Hanoi, June 21, 1994 |
ON ORGANIZATION OF THE PEOPLE'S COUNCIL AND THE PEOPLE'S COMMITTEE
(Amended)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, this Law provides for the organization and activities of the People's Council and the People's Committee.
The People's Council shall discharge the duties and powers vested in it by the Constitution and the laws, ensure the unified leadership of the central organs and, at the same time, promote the initiatives and creativeness of the locality.
...
...
...
Within their duties and powers, the People's Council and the People's Committee shall manage the local affairs in accordance with the Constitution, the laws and the written decisions of the State organs of higher levels, promote the right to mastery of the people, strengthen the socialist legislation, prevent and fight against bureaucratism, irresponsibility, arrogance, authoritarianism, corruption, wastefulness and other negative manifestations at the offices, among State employees and within the local administrative apparatus.
- Provinces and cities directly under the Central Government (hereinafter referred to as provincial level);
- Rural and urban districts, provincial towns and provincial cities (hereinafter referred to as districts level);
- Communes, urban wards and district townships (hereinafter referred to as commune level).
The number of members of the People's Council and the electoral procedure to the People's Council at all levels are provided for by the Law on Election to the People's Council.
The People's Council at commune level has a Chairman and a Vice Chairman.
...
...
...
The tenure of the Standing Committee of the People's Council, of the People's Committee at provincial and district levels, and of the Chairman and Vice Chairman of the People's Council and the President and Vice President of the People's Committee at commune level, shall correspond to the tenure of the People's Council of their levels. When the tenure of a People's Council expires, the Standing Committee of that People's Council and the President and Vice President of the People's Committee at commune level shall continue to function until the new People's Council elects a new Standing Committee, a new People's Committee at provincial and district levels, new Chairman and Vice Chairman of the People's Council and the new President and Vice President of People's Committee at commune level.
The concrete duties and powers of the People's Council and the People's Committee at each level are proposed by the Government and approved by the Standing Committee of the National Assembly.
The efficiency of the activities of the People's Council at commune level is guaranteed by the efficiency of its meetings and of its Chairman, Vice Chairman, its People's Committee and its members.
...
...
...
1. Decide on the important undertakings and measures aimed at promoting the potentials of the locality in socio-economic construction and development, strengthening national defense and security, unceasingly improving the material and spiritual life of the local population, and fulfilling the locality's obligations toward the country. In matters related to its duties and powers, the People's Council shall issue resolutions; the resolutions on the matters which by law must be approved by the higher level, must get this approval before being put into effect;
2. Supervise the activities of the Standing Committee, the People's Committee, the People's Court and People's Inspectorate of the same level; supervise the implementation of the resolutions of the People's Council in the fields stipulated in Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of this Law; supervise the observance of the laws by the State organs, economic and social organizations, units of the People's Armed Forces and by the citizens at the locality.
Article 12.- In the field of economy, the People's Council shall decide:
1. The plan for socio-economic development; the undertakings and measures aimed at promoting all potentials of the local economic sectors, ensuring the right to autonomy in production and business of the economic establishments as prescribed by law; the budget estimates and account statement of the locality;
2. The undertakings and measures for the labor and demographic distribution at the locality;
3. The measures for management and use of the land, forests and mountains, rivers and lakes, and the water, underground and sea resources, and for the protection of natural resources, in the locality in compliance with the provision of law;
4. The measures for the observance of the policy of thrift in State management and in production, business and consumption, and for the fight against corruption and illicit trade.
Article 13.- In the fields of culture, social afairs and life, the People's Council shall decide;
...
...
...
2. The undertakings and measures for the creation of employment and the improvement of the working and living conditions of the laborers; and for the improvement of the living standard of the local people;
3. The undertakings and measures for the protection of the health of the local people, the care for old people, mothers and children, and the implementation of the population and family planning policy;
4. The undertakings and measures for the implementation of the policies for preferential treatment of, care for and assistance to war invalids, diseased soldiers, families of war dead and those individuals and families which have rendered meritorious services to the country; and the implementation of policies for social insurance and relief.
1. The undertakings and measures aimed at encouraging studies, technical innovation and the application of scientific and technological advances to production and the service of life in the locality.
2. The undertakings and measures for the protection and improvement of the local environment in accordance with the provision of law;
3. The measures for the implementation of the legal provisions on measurement and quality of products, the prevention of the production and circulation of counterfeit goods in the locality, and the protection of the interests of the consumers.
1. The measures for the realization of the tasks of building the armed forces and ensuring the entØe people's national defense, the implementation of the regime of military service, the on-the-spot logistics, and the promotion and implementation of policies concerning the home front of the army and the assistance to the local people's armed forces.
...
...
...
1. The measures for ensuring the realization of the policies toward ethnic groups, the improvement of the material and cultural life and educational level of the ethnic groups, the exercise of equal rights among different ethnic groups, and the maintenance and strengthening of the unity and mutual assistance among the ethnic groups in the locality;
2. The measures for ensuring the implementation of the policies toward religions, the exercise of equal rights of different religions before the law, and the right to freedom of religious beliefs and worship of the local people in accordance with law.
Article 17.- In the field of execution of the laws, the People's Council shall decide:
1. The measures for ensuring the execution of the Constitution, the laws and written decisions of the State organs of the higher levels by the local State organs, social and economic organizations, people's armed force units and the local citizenry.
2. The measures for the protection of the life, property, freedom, honor, dignity and other lawful rights and interests of the citizenry.
3. The measures for the protection of the property and interests of the State and the property of the social and economic organizations in the locality.
4. The measures for ensuring the settlement of complaints, protests and petitions by the citizenry in accordance with the provision of law.
...
...
...
2. Revoke the offending decisions of the People's Committee of the same level and of the People's Council of the immediate lower level;
3. Decide the dismissal of the People's Council of the immediate lower level in case the latter causes serious detriment to the interests of the people. The resolution to this effect must have the approval of the People's Council of the immediate higher level before being put into effect. The resolution of the People's Council at the provincial level on the dismissal of the People's Council of the immediate lower level must have the approval of the Standing Committee of the National Assembly before being put into effect;
4. Approve plans for demarcation and redemarcation of the geographical boundaries of the local administrative units for consideration by the higher level.
Section II THE MEMBERS OF THE PEOPLE'S COUNCIL
The tenure of the additionally elected member begins at the session which follows his/her election and lasts until the first session of the next People's Council.
Members who cannot participate in a session must produce a plausible reason and notify the Chairman of the People's Council in advance.
...
...
...
After each session of the People's Council, the members shall report to their constituents about the results of the session, report and explain to them about the resolutions of the People's Council, and mobilize them and join them in implementing those resolutions.
Upon receiving complaints and denunciations from the constituency, the members of the People's Council are obliged to consider them and file requests to the heads of the concerned agencies and organizations for settlement, monitor and supervise this settlement process and communicate its results to the complainants and denouncers.
During a session of the People's Council, the members of the People's Council at provincial and district levels shall send their questions to the Standing Committee of the People's Council at their level; the members of the People Council at commune level shall send their questions to the Chairman of the People's Council. The questioned persons must answer those questions before the People's Council at that session. In case investigation or verification is required, the People's Council may postpone the answer till its next session or allow the answer to be communicated in written form to the questioning member and the Standing Committee of the People's Council at provincial and district levels or the Chairman of the People's Council at commune level.
Between two sessions of the People's Council, questions from members of the People's Council at provincial and district levels shall be sent to the Standing Committee of the People's Council at their level; questions from the members of the People's Council at commune level shall be sent to the Chairman of the People's Council who shall relay them to the questioned bodies or individuals and decide the time-limit for an answer.
If the members do not agree with the content of the answer, they have the right to propose the Standing Committee of the People's Council at provincial and district levels or the Chairman of the People's Council at commune level to bring up the matter for discussion at a session of the People's Council.
In case of necessity, the People's Council shall issue a resolution on the answers to the questions and on the responsibility of the questioned persons or bodies.
...
...
...
When a member of the People's Council requests a meeting with the heads of State organs, social and economic organizations and units of the People's Armed Forces, the requested person is obliged to meet with him/her.
The members of the People's Council have the right to make petitions to the State organs on the execution of law and State policies and on matters of common interests. The concerned bodies are obliged to answer these petitions.
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall assist the members of the People's Council of their level to discharge their duties, create favorable conditions for them to contact their constituents, and gather opinions, wishes and petitions from the population for the People's Council.
Between two sessions of the People's Council, if an authorized State organ orders the temporary detention of a member of the People's Council, it shall notify the Chairman of the People's Council, and the President of the People's Committee, of the same level.
In case a People's Council decides to dismiss one of its members, the dismissal must be approved by at least two thirds of the total number of the members of the People's Council.
...
...
...
Section III. THE SESSION OF THE PEOPLE'S COUNCIL
The People's Council at all levels shall regularly meet twice each year. In case of necessity, an irregular session shall be convened, at the provincial and district levels, by the Standing Committee of the People's Council upon the request of the Chairman of the People's Council or the President of the People's Committee of the same level, or of at least one third of the total number of the members of the People's Council of the same level; and at the commune level, by the Chairman of the People's Council, upon the request of the People's Committee or at least one third of the total number of the members of the People's Council.
The meetings of the People's Council shall be open to the public. In case of necessity, upon the request of the Chairperson of the session or the President of the People's Committee of the same level, the People's Council may decide to meet in close-door session.
The date, venue and agenda of a session of the People's Council shall be announced in advance to the public, at least five days before the opening of the session.
The session of the People's Council shall proceed only with the participation of at least two thirds of the total number of its members.
The deputies of the National Assembly and the People's Council of the higher levels who are elected by the local constituency, the President of the local Vietnam Fatherland Front organization and the heads of the other local people's organizations, shall be invited to participate in and address the session of the People's Council but shall not vote in it.
The necessary documents of the session of the People's Council shall be circulated to the members before its opening date.
...
...
...
The first session of each People's Council shall be convened and chaired by the Chairman of the previous People's Council until a Chairman is elected by the new People's Council.
Ten days at the latest after the closing of the session, the resolutions and minutes shall be transmitted to the Standing Committee of the People's Council and the People's Committee of the immediate higher level. The resolutions and minutes of the session of the provincial People's Council shall be transmitted to the Standing Committee of the National Assembly and the Government.
2. At the first session of its tenure, the People's Council shall elect:
a/ The Chairman of the People's Council as recommended by the Chairman of the session from among the members of the People's Council;
b/ The Vice Chairman of the People's Council, the heads and other members of the specialized committees recommended by the Chairman of the People's Council from among the members of the People's Council;
c/ The President of the People's Committee recommended by the Chairman of the People's Council from among the members of the People's Council;
...
...
...
e/ The Secretary of the session of each People?s Council recommended by the Chairman of the session.
3. Each member of the People's Council has the right to nominate others or him/herself to posts provided for in this Article. The elections to the posts provided for in Item 2 of this Article shall be carried out by secret ballots on the list of nominees for each post.
The members of the Standing Committee of the People's Council at provincial and district levels, and the Chairman and Vice Chairman of the People's Council at commune level, cannot at the same time be members of the People's Committee of the same level.
1. To convene and chair the sessions of the People's Council; cooperate with the People's Committee in preparing sessions of the People's Council;
2. To supervise and monitor the implementation of the resolutions of the People's Council by the People's Committee of the same level and by the other State organs in the locality;
3. To harmonize and cooperate the activities of the specialized committees of the People's Council, and maintain contacts with the members of the People's Council;
...
...
...
5. To cooperate with the People's Committee to decide on the forwarding to People's Council or the constituency of proposed dismissals of offending members of the People's Council upon requests by the Vietnam Fatherland Front organization of the same level;
6. To report on the activities of the People's Council of the same level to the People's Council and the People's Committee of the immediate higher level; the Standing Committee of the People's Council at the provincial level shall report on the activities of its own People's Council to the Standing Committee of the National Assembly and the Government.
7. To maintain contacts and work coordination with the Vietnam Fatherland Front organization of the same level; to report twice annually to the Vietnam Fatherland Front organization of the same level on the activities of the People's Council.
1. To convene and chair the sessions of the People's Council; cooperate with the People's Committee in preparing the sessions of the People's Council;
2. To supervise and monitor the implementation of the resolutions of the People's Council;
3. To organize the reception of the people, to supervise and monitor the settlement of the petitions, complaints and denunciations of the citizenry;
4. To maintain contacts with the members of the People's Council; to report on the activities of the People's Council to the People's Council and the People's Committee of the immediate higher level;
5. To cooperate with the People's Committee on decisions to forward to the People's Council or the constituency proposed dismissals of offending members of the People's Council upon request by the Vietnam Fatherland Front organization of the same level;
...
...
...
The Vice Chairman of the People's Council at commune level shall assist the Chairman in the latter's discharge of duties and act in that capacity in the latter's absence.
The People's Council at district level shall establish two specialized committees: The Socio-Economic Committee and the Judicial Committee.
The number of members of each committee shall be decided by the People's Council of the same level. Members of each committee of the People's Council cannot at the same time be members of the People's Committee of the same level. The heads of specialized committees of the provincial People's Council may be full-time personnel; the heads of specialized committees of district People's Council shall not be full-time personnel. The heads of specialized committees of the People's Council at provincial and district levels cannot at the same time be heads of specialized agencies of the People's Committee or the Chief Inspector of the People's Inspectorate or the President of the People's Court of the same level.
1. To take part in the preparation for the sessions of the People's Council;
2. To verify reports and plans upon assignment of the People's Council or its Standing Committee;
3. To assist the People's Council in monitoring the activities of the People's Committee and the latter's specialized boards, and the activities of the People's Court and the People's Inspectorate of the same level;
4. To assist the People's Council in monitoring the State organs, social and economic organizations, units of the People's Armed Forces and the citizenry in their observance of the Constitution, laws and written decisions of the State organs of the higher levels and of the resolutions of the People's Council of the same level.
...
...
...
Section I: THE DUTIES AND POWERS OF THE PEOPLE'S COMMITTEE
The People's Committee of a higher level shall direct the activities of the People's Committee of its immediate lower level.
Within the scope of its duties and powers as provided for by law, the People's Committee shall make decisions and instructions, organize and monitor the implementation of these documents.
The People's Committee of the commune level shall cooperate with the Chairman of the People's Council to prepare the contents for the sessions of the People's Council.
...
...
...
1. To exercise State management in the locality in the fields of agriculture, forestry, fishery, industry, small industry and handicraft, trade, service, culture, education, health care, science, technology and environment, sports and physical exercises, press, radio and television, and in other social areas; to exert State management on land and other natural resources, and on the application of the standards in measurement and quality of commodity goods;
2. To popularize and educate in the law and monitor the observance of the Constitution, laws and written decisions of the State organs of the higher levels and the resolutions of the People's Council of the same level at State organs, social and economic organizations, units of the People's Armed Forces and the citizenry in the locality;
3. To ensure political security, social order and safety; to carry out the duty of building the armed forces and the all-people's defense; to practice the regime of military service and the provision of on-the-spot logistics, effect military draft and implement home-front policies for the army and the policies for the local people's armed forces; to exert administrative management on households and individuals in the locality; and to manage the residence and travels of foreigners in the locality;
4. To organize the prevention and fight against natural calamities, protect properties of the State and social and economic organizations, protect the life, democratic freedoms, honor, dignity, property and the other legitimate rights and interests of the citizenry; to fight against corruption, illicit trade, production of counterfeit and the other social evils;
5. To manage the organizational work, the payroll and wage regime, the training of State employees and commune-level personnel, and social insurance in accordance with the assignment from the Government;
6. To organize and direct the execution of legal sentences in the locality in accordance with the provision of law;
7. To organize and implement activities in budget revenues and expenditures in the locality in accordance with the provision of law; to cooperate with the concerned offices and agencies to ensure the right, full and timely collection of taxes and other revenues in the locality.
...
...
...
Section II. THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE PEOPLE'S COMMITTEE
The results of the election of the members of the People's Committee must be approved by the President of the People's Committee of the immediate higher level; the results of the election of the members of the People's Committee at provincial level must be approved by the Prime Minister.
1. The People's Committee at provincial level shall have from nine to eleven members; the People's Committees of Hanoi and Ho Chi Minh City shall have no more than thirteen members;
2. The People's Committee at district level shall have from seven to nine members;
3. The People's Committee at commune level shall have from five to seven members.
The number of Vice Presidents of the People's Committee at each level shall be provided for by the Government.
Article 48.- The People's Committee shall meet at least once a month.
...
...
...
1. The agenda of the People's Committee;
2. The plans for socio-economic development and the drafting and account statement of the annual budget and reserve fund of the locality to be submitted to the People's Council;
3. The measures for implementing the resolutions of the People's Council on socio-economic issues, and the report of the People's Committee to the People's Council;
4. The plans for establishing, merging and dissolving specialized agencies under the People's Committee and for the delineation and adjustment of the geographical areas of the administrative units in the locality.
The People's Committee shall create favorable conditions for the Vietnam Fatherland Front and other people's organizations to organize and encourage the people to take part in the building and strengthening of the people's power, organize and take part in the implementation of the State policies and laws, and monitor the work of the State organs, elected representatives and State employees.
The People's Committee shall report on all aspects of the local situation to the Vietnam Fatherland Front organization and the other people's organizations.
The People's Committee and its members are responsible for solving and answering the recommendations of the Vietnam Fatherland Front organization and the other people's organizations.
...
...
...
The President of the People's Committee shall assign work to the Vice Presidents and the other members of the People's Committee; the assignees are answerable to the President of the People's Committee.
Each member of the People' Committee shall take personal responsibility for his/her assigned work before the People's Council, the People's Committee of the same level and, together with the other members, take collective responsibility for the work of their People's Committee before the People's Council of their level and the State organs of the higher level.
Article 52.- The President of the People's Committee has the following duties and powers:
1. To lead the work of the People's Committee, its members and its specialized agencies;
a/ To supervise and monitor the work of the specialized agencies under the People's Committee of his/her level and the lower levels in implementing the Constitution, laws and written decisions of the State organs of the higher levels, the resolutions of the People's Council and the decisions of the People's Committee of the same level;
b/ To take decisions on matters within the duties and powers of the People's Committee of his/her level, except for matters provided for in Article 49 of this Law;
c/ To take measures to renovate the working style; manage and conduct the efficient activities of the administrative apparatus; prevent and resolutely fight against bureaucratism, irresponsibility, arrogance, authoritarianism, corruption, wastefulness and other negative manifestations in State and local organs and among their employees;
d/ To receive people; consider and settle petitions, complaints and denunciations from the people in accordance with the provision of law.
2. To convene and chair meetings of the People's Committee.
...
...
...
4. To suspend or rescind erroneous documents issued by specialized agencies under the People's Committee of his/her level or of the People's Committee of the lower level or their Presidents.
5. To suspend the execution of erroneous resolutions adopted by the People's Council of the lower levels and propose the People's Council of his/her level to revoke them.
Section III. SPECIALIZED AGENCIES UNDER THE PEOPLE'S COMMITTEE
...
...
...
The new People's Council shall elect the Chairman and Vice Chairmen of the People's Council, the President, Vice Presidents and other members of the People's Committee, the heads and other members of the specialized committees of the People's Council who shall continue to function until the end of their tenures.
In case the number of members of the People's Council in a new administrative unit is lower than provided for by the Law on Election of Members of the People's Council, an election may be held for the additional members in accordance with the Law on Election of Members of the People's Council.
...
...
...
All previous provisions which are contrary to this Law shall be annulled.
This Law was passed on the 21st of June 1994, by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Ninth Legislature, at its Fifth Session.
CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nong Duc Manh
;
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
Số hiệu: | 35-L/CTN |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/06/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
Chưa có Video