Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35-L/CTN

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1994

 

LUẬT

SỐ 35-L/CTN NGÀY 22/06/1994 CỦA QUỐC HỘI VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Căn cứ vào các điều 44, 46, 48, 77 và 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981 và sửa đổi, bổ sung ngày 21 tháng 12 năm 1990.

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự như sau:

1- Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 10. Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự".

2- Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 11. Địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình hoặc cá nhân có thành tích trong việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước".

3- Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 17. Công dân nam giới, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ, phải được huấn luyện theo chương trình quân sự phổ thông, bao gồm giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật và rèn luyện thể lực.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên không học ở các trường do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan Nhà nước tổ chức; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng cùng với người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong phạm vi chức năng của mình, chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên thuộc địa phương mình; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên làm việc ở cơ sở mình tham gia huấn luyện quân sự phổ thông".

4- Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ và gọi công dân nhập ngũ.

Tháng một hàng năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, hiệu trưởng các trường dạy nghề, các trường trung học, thủ trưởng các cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải báo cáo danh sách công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm đó cho Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng".

5- Đoạn 1 và 2 của Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, thời gian gọi nhập ngũ và số lượng công dân nhập ngũ trong năm do Chính phủ quyết định".

6- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 23. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước cùng các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác có trách nhiệm tổ chức tiễn đưa và bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ của cơ sở mình có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định.

Chính quyền nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân".

7- Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 24. Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự ở cấp mình để giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

Hội đồng nghĩa vụ quân sự gồm có Chủ tịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch là Chỉ huy trưởng quân sự, các Uỷ viên là người phụ trách các ngành Kế hoạch, Lao động, Công an, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.

Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết tán thành."

8- Các điểm 2, 3, 4 và 5 của Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2- Đôn đốc, kiểm tra công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khoẻ, khám sức khoẻ;

3- Đề nghị danh sách công dân được gọi nhập ngũ, được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, được miễn làm nghĩa vụ quân sự;

4- Đôn đốc, kiểm tra công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

5- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc chấp hành chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện làm nghĩa vụ quân sự ở địa phương".

9- Điểm 2 và 3 của Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2- Lập danh sách công dân được gọi nhập ngũ, được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, được miễn làm nghĩa vụ quân sự;

3- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc chấp hành chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện làm nghĩa vụ quân sự ở địa phương."

10- Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 29

1- Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

b) Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

c) Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định; cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước thuộc các ngành khác và cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội được điều động đến làm việc ở những vùng nói trên;

đ) Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

e) Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

g) Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.

Hàng năm, những người nói trên đây phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ, hết 27 tuổi mà vẫn không được gọi nhập ngũ thì chuyển sang ngạch dự bị.

2- Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng;

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

c) Một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnh binh hạng một;

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định.

Trường hợp những người được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ".

11- Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 40. Việc huấn luyện cho hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian ở ngạch dự bị quy định như sau:

1- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một phải tham gia huấn luyện tổng số thời gian nhiều nhất là mười hai tháng.

Số lần huấn luyện và thời gian huấn luyện của mỗi lần do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

2- Việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng".

12- Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 42. Việc gọi quân nhân dự bị tập trung để huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo thời hạn quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định.

Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền giữ quân nhân dự bị ở lại lớp huấn luyện thêm một thời gian không quá hai tháng, nhưng tổng số thời gian của các lần huấn luyện không được vượt quá thời gian đã quy định tại Điều 40 của Luật này".

13- Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 51. Trong thời gian tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp hưởng chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các quyền lợi khác do Chính phủ quy định".

14- Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 52. Trong thời gian tập trung huấn luyện và kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị, gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một được hưởng chế độ do Chính phủ quy định".

15- Điểm 3 của Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3- Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi, được hưởng thêm 200% phụ cấp hàng tháng; từ tháng thứ ba mươi bảy trở đi, được hưởng thêm một khoản phụ cấp hàng tháng do Chính phủ quy định;"

16- Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 55. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định.

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ kể từ khi đăng ký vào ngạch dự bị thì được miễn làm nghĩa vụ lao động công ích.

Thời gian binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được trừ vào thời gian làm nghĩa vụ lao động công ích hàng năm".

17- Điểm 2 của Điều 56 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2- Hạ sĩ quan và binh sĩ trước lúc nhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì khi xuất ngũ, cơ quan, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm tiếp nhận lại. Nếu cơ quan, cơ sở cũ đã giải thể, bị đóng cửa hoặc phá sản, thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm.

Trường hợp cơ quan cấp trên cũng đã giải thể, hoặc không có cơ quan cấp trên trực tiếp, thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội để giải quyết việc làm; thực hiện chế độ, chính sách cho hạ sĩ quan, binh sĩ nói trên theo quy định của pháp luật về lao động và các lĩnh vực khác có liên quan".

18- Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 61. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hiệu trường các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, trường Đại học, Thủ trưởng cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải thống kê quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ của cơ sở mình để báo cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng."

19- Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 64. Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ thì:

1- Đình chỉ việc xuất ngũ;

2- Đình chỉ việc nghỉ phép đối với quân nhân; những quân nhân đang nghỉ phép phải trở về đơn vị ngay;

3- Chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ."

Điều 2: Sửa đổi một số chữ của Luật nghĩa vụ quân sự như sau:

a) Các chữ "Hội đồng Nhà nước" được sửa đổi thành các chữ "Uỷ ban thường vụ Quốc hội";

b) Các chữ "Hội đồng Bộ trưởng" được sửa đổi thành các chữ "Chính phủ";

c) Các chữ "Điều 72" được sửa đổi thành các chữ "Điều 70";

d) Các chữ "Điều 73" được sửa đổi thành các chữ "Điều 71".

Điều 3.

Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật nghĩa vụ quân sự phù hợp với Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1994.

 

 

Chủ tịch Quốc hội

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: No number

Hanoi, June 22, 1994

 

LAW

ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON MILITARY SERVICE DUTY

Pursuant to Articles 44,46,48,77 and 84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law amends and supplements a number of articles of the Law on Military Service Duty passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on the 30th of December 1981, and amended and supplemented on the 21st of December 1990.

Article 1.- The following amendments and supplements are made to the Law on Military Service Duty:

1. Article 10 is amended and supplemented as follows:

"Article 10.-

The State agencies, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, economic organizations, social organizations, schools and families shall, within the scope of their functions, have the responsibility to motivate, educate and create conditions for citizens to fulfill their military service duty."

2. Article 11 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The localities, agencies, units, economic organizations, social organizations, schools, families and individuals with good records in the implementation of the military service regime shall be commended according to prescriptions of the State".

3. Article 17 is amended and supplemented as follows:

"Article 17.-

Male citizens, before reaching their military service age and before joining the armed forces, shall be trained according to the general military training program, including political education, military training, training in the sense of organization and discipline, and physical training.

The training of students in general military practice in formal programs in State schools shall be made according to a program jointly formulated by the Minister of Defense and the Minister of Education and Training.

The training in general military practice for young men not enrolled in schools shall be organized by the Chairmen of the People's Committees of communes, wards or townships, and the Heads of State agencies. The training program shall be formulated by the Minister of Defense.

The Minister of Defense shall, in collaboration with the Heads of the concerned State agencies and social organizations, provide guidance for the training in general military practice.

The Presidents of the People's Committee of provinces and of the cities directly under the Central Government and the Presidents of the People's Committees in the districts, towns and cities under the province shall, within the scope of their functions, provide guidance for training in general military practice for the youth in their localities. Economic organizations and social organizations have the responsibility to create conditions for the youth working in their establishments to take part in general military training".

4. Article 19 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The People's Committees of districts, towns and cities under the province have the responsibility to prepare citizens to enlist in the armed forces and to call up citizens.

In January each year, the Presidents of the People's Committees of the communes, wards and townships, the Directors of vocational schools and secondary schools, the Heads of State agencies, the Heads of economic organizations, social organizations and other grassroots units, must report the list of male citizens who would reach 17 years of age in that year, to the Military Commander of the districts, towns and cities under the province as prescribed by the Minister of Defense.

5. Paragraphs 1 and 2 of Article 21 are amended and supplemented as follows:

"Every year the call-up is done once or twice, the time frame for the call-up and the number of citizens to be called up in the year shall be decided by the Government".

6. Article 23 is amended and supplemented as follows:

"Article 23.-

The People's Committees of communes, wards, townships, the State agencies as well as economic organizations, social organizations and other grassroots units have the responsibility to organize see-offs and to ensure that the citizens under the call-up in their establishments are present at the prescribed time and the prescribed places.

The people's administrations at all levels have the responsibility, within the limit of their duties and powers, to carry out the regimes and policies regarding the families of armymen".

7. Article 24 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The People's Committees at all levels shall set up the Military Service Duty Council at their level to help the People's Committees to organize and implement military service work in their localities.

The Military Service Duty Council comprises a Chairman who is the President of the People's Committee, a Deputy Chairman who is the military commander, and members who are the Heads of the planning, labor, public security, public health care, culture-information agencies, the Vietnam Fatherland Front, the Labor Confederation, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Women's Union, the Peasants' Association and the Veterans' Association.

The Military Service Duty Council shall work according to the collective principle, any resolution of the Council must have the consent of the majority of its members.

8. Points 2, 3, 4 and 5 of Article 25 are amended and supplemented as follows:

"2 To urge citizens to register for military service and to get physical checks and examinations, and to verify this process.

3. To propose the list of citizens to be enlisted, to receive temporary postponement from military call-up in peace time or definitive exemption from military service.

4. To urge citizens to obey the call-up order, the order for military training, take part in military exercises and the order to standby for mobilization and stand combat-ready. To verify their observance of these orders.

5. To urge State agencies and concerned organizations to implement the home - front policies and to manage citizens due for military service in their localities."

9. Points 2 and 3 of Article 26 are amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To urge and inspect the related agencies and organizations in their implementation of the policy toward the home front and management of citizens eligible for military service duty in the locality."

10. Article 29 is amended and supplemented as follows:

"Article 29.-

1. The following persons are temporarily exempt from military call-up in peace time:

a/ Persons not yet physically fit to serve in the army according to the conclusion of the Health Examination Board.

b/ Persons who are the sole laborers who must directly support other members of their families who have lost their capacity to work or who have not reached the working age.

c/ Persons having siblings living in the same household, who are non-commissioned officer or soldier in active service in the army.

d/ Teachers, medical personnel, members of the Youth Volunteers Organization working in difficult highlands, remote areas, border areas, or remote offshore islands as defined by the Government; Government employees in other services and branches, and cadres of political and social organizations sent to work in the above-mentioned areas.

e/ Persons engaged in scientific research projects of State level certified by a minister, ahead of ministerial-level agency, or a person in equivalent positions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Settlers in a newly opened economic area in the first three years.

The persons in the above-mentioned categories shall be subject to annual checks. If the reasons for temporary exemption no longer exist, they would be called up for military service duty. If a man is not called up before he reaches 27 years of age, his name shall be transferred to the reserve force.

2. The following persons are exempt from military call-up in peace time:

a/ Sons of fallen combatants, war invalids or diseased combatants of first degree invalidity with especially serious wounds or diseases.

b/ One of his elder or younger brothers is a fallen combatant.

c/ Sons of first or second-degree war invalids or first degree diseased soldiers.

d/ Members of the Youth Volunteers' Organizations, Government officials or employees, cadres of political or social organizations having served for more than 24 months in the highlands with special difficulties, remote areas, border areas, remote islands as defined by the Government.

In case the persons defined at Item 1, Item 2 of this Article volunteer to enlist, they may be selected and called up."

11. Article 40 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The training of non-commissioned officers and soldiers in the reserve force is defined as follows:

1. The maximum time of training for non-commissioned officers and first class reservists is 12 months.

The number of times and the duration of training is to be defined by the Minister of Defense.

2. The training of second-class reservists is to be defined by the Government on the proposal of the Minister of Defense."

12. Article 42 is amended and supplemented as follows:

"Article 42.-

The assembly of the reservists for training or checking for combat readiness according to the time schedule stipulated at Articles 40 and 41 of this Law, is to be decided by the Minister of Defense.

When necessary, the Minister of Defense is entitled to retain the reservists for further training, but not for more than two months, and the total duration of the training periods shall not exceed the time stipulated at Article 40 of this Law".

13. Article 51 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



During their military service, professional armymen receive their pay, other allowances corollary to their pay and other benefits prescribed by the Government.

14. Article 52 is amended and supplemented as follows:

"Article 52.-

During the period of concentration for training and checking combat readiness, the professional militarymen, non-commissioned officers and reservists, the families of the professional militarymen and non-commissioned officers and first class reservists shall enjoy the regime to be defined by the Government".

15. Point 3 of Article 53 is amended and supplemented as follows:

"3. From the 25th month onward, he shall receive an allowance equal to 200% of the monthly salary; and from the 37th month he shall receive additional monthly allowance to be specified by the Government."

16. Article 55 is amended and supplemented as follows:

"Article 55.-

Professional militarymen, non-commissioned officers and armymen after demobilization shall be supplied with transport expenses and accommodation cost, demobilization allowances, and job-generation allowance to be defined by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The time during which the second-class reservist is concentrated for training and checking for combat readiness shall be counted as the time he would spend annually in doing his public utility service duty."

17. Point 2 of Article 56 is amended and supplemented as follows:

"2. After demobilization, the non-commissioned officers and armymen shall return to the agencies and economic establishments from which they joined up the army. These agencies and establishments have the responsibility to reinstate them. If the former agencies or establishments had been dissolved, closed down or had gone bankrupt, the immediate higher level has the responsibility to provide jobs for them.

In the event the immediate higher level had also been dissolved or if there is no such agency, the provincial Labor, War Invalids and Social Affairs Office has the responsibility to cooperate with State agencies and economic and social organizations in providing jobs and carry out the regimes and policies with regard to those non-commissioned officers and armymen as prescribed by legislation on labor and other related domains."

18. Article 61 is amended and supplemented as follows:

"Article 61.-

The Presidents of the People's Committees at the communes, wards and townships, the directors of the vocational schools, vocational secondary schools, colleges and universities, the heads of offices, the persons in charge of economic organizations, social organizations and other grassroots units have to draw up the list of reservists and those ready to enlist at their establishments to report to the Military Command of the districts, towns and cities in the province as prescribed by the Minister of National Defense."

19. Article 64 is amended and supplemented as follows:

"Article 64.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All demobilization is halted;

2. All leaves of armymen are halted. Armymen on leave must return immediately to their units;

3. The military commanders of the districts, towns and cities in the province shall call up each citizen according to the decision of the People's Committee of the same level.

The citizens who are called up must be present on the time and at the place written in the call-up summon.

The People's Committees of communes, wards, townships and the economic and social organizations have the responsibility to make arrangements for the citizens to seriously carry out the call-up order.

Article 2.- Some terms in the Law on Military Service Duty are changed as follows:

a/ The term "Council of the State" is changed to "Standing Committee of the National Assembly"

b/ The term "Council of Ministers" is changed to "Government".

c/ "Article 72" is changed to "Article 70"

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The Government shall amend and supplement the documents detailing the implementation of the Law on Military Service Duty to make them conform to this Law.

This Law was passed by the Ninth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its Fifth Session, on the 22nd of June, 1994.

 

 

THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

 

;

Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994

Số hiệu: 35-L/CTN
Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 22/06/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994

Văn bản liên quan cùng nội dung - [14]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [1]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…