ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 16 tháng 5 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2030 với những nội dung sau:
1. Mục đích
a) Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc con người Tiền Giang, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng sức khỏe, tuổi thọ của người Việt Nam.
b) Tăng cường sự quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng 04 Chương trình phục vụ cho Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
c) Nêu cao vai trò chủ động của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội để từ đó tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân và huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công các Chương trình của Đề án.
d) Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền trong toàn xã hội về kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong tỉnh Tiền Giang thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người.
1. Mục tiêu
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em dưới 05 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang.
a) Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên tỉnh Tiền Giang đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định của thanh niên Việt Nam theo mục tiêu Đề án, với các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 166cm, năm 2030 chiều cao trung bình 168,5cm; tăng từ 2 đến 3cm.
- Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156cm, năm 2030 chiều cao trung bình 157,5cm; tăng từ 1 đến 2cm.
b) Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với mặt bằng chung cả nước, các nước phát triển ở Châu Á theo các tiêu chí:
- Đối với nam 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 05 phút tính quảng đường trung bình đạt 1.050m vào năm 2020; đạt 1.150m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 45kg năm 2020; 48kg năm 2030.
- Đối với nữ 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 05 phút tính quảng đường trung bình đạt 850m vào năm 2020; đạt 1.000m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 30kg năm 2020; 34kg năm 2030.
c) Hình thành phong trào toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tỉnh Tiền Giang; mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, giúp con người phát triển hài hòa cả về thể lực, trí lực và tâm lực.
d) Huy động mọi nguồn lực, tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây bất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Kế hoạch được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh và chỉ đạo trọng điểm ở 05 đơn vị gồm: huyện Cái Bè, huyện Tân Phước, huyện Gò Công Tây, thành phố Mỹ Tho và thị xã Cai Lậy.
b) Đối tượng: Bà mẹ mang thai, trẻ em, thanh niên đến 18 tuổi.
3. Các Chương trình của Đề án
a) Chương trình 1: Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê.
Chương trình 1 đã thực hiện xong trong giai đoạn 2011 - 2015.
b) Chương trình 2: Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai, trẻ em, thanh niên đến 18 tuổi.
- Nội dung chủ yếu:
+ Tiếp tục chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 05 tuổi.
+ Nghiên cứu đề xuất chuẩn thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với các đối tượng của Đề án.
+ Thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
+ Xây dựng và triển khai chương trình sữa học đường đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học.
+ Đánh giá hiệu quả về dinh dưỡng đối với trẻ em và học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
+ Đánh giá tổng hợp sự lồng ghép Đền án này với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Năm 2016 thí điểm hướng dẫn, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho 55% số trường mẫu giáo và phổ thông; thí điểm triển khai chương trình sữa học đường cho 45 - 50% số trường tiểu học và mẫu giáo.
+ Đến năm 2020 mở rộng diện hướng dẫn, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho 100% số trường mẫu giáo và phổ thông; triển khai chương trình sữa học đường đối với toàn bộ các trường mẫu giáo và tiểu học.
c) Chương trình 3: Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 đến 18 tuổi.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ.
- Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.
- Nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học, thể chất và sức khỏe học sinh là đối tượng của Đề án.
+ Cải thiện và tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động thể dục thể thao trong trường học bao gồm: Cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện.
+ Chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất đối với các trường thí điểm.
+ Tận dụng các công trình thể dục thể thao trên địa bàn để phục cho hoạt động giáo dục thể chất trong trường học (chính khóa và ngoại khóa).
+ Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh; xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý có kết hợp với giáo dục quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường.
+ Xây dựng thích hợp một hệ thống các lớp năng khiếu thể thao ban đầu ở trường học, đặc biệt ở các trường trung học cơ sở.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đến năm 2020 trường phổ thông các cấp có Câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện dạy thể dục nội khóa kết hợp với hoạt động thể thao ngoại khóa chiếm 55% tổng số trường.
+ Đến năm 2030 đạt định mức tiêu chí đánh giá nêu trên ở 90% tổng số trường.
d) Chương trình 4: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc tại tỉnh Tiền Giang.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ấp Bắc và các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Nhiệm vụ: Thông tin, giáo dục, truyền thông, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi xã hội và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong các hoạt động của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang
- Nội dung chủ yếu:
+ Xác định đối tượng, nội dung và biện pháp tuyên truyền, giáo dục.
+ Phổ cập thông tin, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đối với trẻ em và thanh niên; các biện pháp tập luyện thể dục thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
+ Kết hợp các biện pháp truyền thông trực tiếp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, hệ thống của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các biện pháp tiếp thị xã hội.
- Tiêu chí đánh giá:
Đến năm 2020, tuyên truyền giáo dục để hình thành phong trào xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam đối với 55% các trường mẫu giáo, phổ thông; đến năm 2030 đối với 90% các trường mẫu giáo, phổ thông.
1. Nhóm giải pháp và cơ chế, chính sách
- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác triển khai kế hoạch. Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển giáo dục thể chất về thể thao trường học.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của ngành thể dục thể thao các cấp. Có kế hoạch phục vụ miễn phí cho giáo dục thể chất trường học trên từng địa bàn.
- Ban hành các quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, xây dựng công trình thể dục thể thao trường học, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, tham gia tài trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch này và các nhiệm vụ của từng chương trình.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, có chế độ chính sách thích hợp nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhà trường, doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, thực phẩm giàu dinh dưỡng, trước hết là sữa, trứng cho trẻ em có đủ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc.
- Mở các lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông.
- Thực hiện kế hoạch này lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2016 - 2030 nhưng không trùng lặp về nội dung.
- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu của kế hoạch các nhiệm vụ của từng chương trình.
2. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực
- Nhà nước tăng cường đầu tư kết hợp với huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn viện trợ chính thức, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi... để phục vụ kế hoạch. Trong đó, ngân sách nhà nước ưu tiên cho các đối tượng chính sách, vùng khó khăn.
- Huy động nguồn nhân lực phục vụ kế hoạch từ các Sở: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và đào tạo, Khoa học - Công nghệ. Sự ủng hộ tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên doanh, liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan tới kế hoạch này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị nghiên cứu phục vụ các nội dung của kế hoạch.
3. Nhóm giải pháp giáo dục, truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về kế hoạch để hình thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Tiền Giang.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân biết tự chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình về phát triển thể lực, tầm vóc người Tiền Giang.
IV. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện kế hoạch này gồm các nguồn: Kinh phí ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu hợp pháp khác.
- Ngân sách Trung ương: Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; thí điểm kết hợp biện pháp dinh dưỡng và phát triển thể dục thể thao trường học; khuyến khích và thực hiện chương trình sữa học đường; thông tin - truyền thông; quản lý kế hoạch; hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao cho các vùng khó khăn của tỉnh.
- Ngân sách của tỉnh và các huyện, thành phố: Đảm bảo dinh dưỡng, cơ sở vật chất thể dục thể thao và các điều kiện phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học; chăm sóc dinh dưỡng học đường, thực hiện chương trình sữa học đường.
- Nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa và các nguồn thu khác: Đảm bảo dinh dưỡng, cơ sở vật chất tập luyện thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao trường học.
2. Nguyên tắc phân bổ kinh phí
- Kinh phí thực hiện kế hoạch này được phân bổ theo từng giai đoạn 05 năm và phân bổ trực tiếp đối với từng chương trình cụ thể.
- Hàng năm và trước khi kết thúc từng giai đoạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch của năm và giai đoạn tiếp theo gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đảm bảo nguyên tắc xây dựng, phê duyệt và phương thức phối hợp lồng ghép thực hiện chương trình của kế hoạch trong triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.
3. Cơ chế quản lý điều hành
- Quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc và cơ chế quản lý thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kế hoạch thực hiện trọng điểm ở thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy và các huyện Cái Bè, Tân Phước và Gò Công Tây.
- Thực hiện sơ kết kế hoạch mỗi năm một lần, tổng kết kế hoạch theo giai đoạn 05 năm một lần.
1. Ban Chỉ đạo tỉnh
- Chỉ đạo việc thực hiện Đề án lồng ghép với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu Đề án, nội dung, tiến độ thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình trong Đề án; tổng hợp các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Là cơ quan thường trực Đề án, có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sơ Y tế rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học; các văn bản pháp luật về xây dựng các trường, lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của ngành thể dục thể thao các cấp; hướng dẫn các cơ sở này xây dựng kế hoạch cụ thể phục vụ miễn phí tối đa cho giáo dục thể chất trường học trên từng địa bàn.
- Chủ trì thực hiện Chương trình 3 và Chương trình 4 của Đề án; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các Chương trình của Đề án; tham mưu giúp Ban chỉ đạo tổng hợp tình hình thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng năm và kết thúc giai đoạn 05 năm.
- Cùng thời điểm lập dự toán hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch này gửi Sở Tài chính.
3. Sở Y tế
- Chủ trì thực hiện Chương trình 1 và Chương trình 2 của Đề án.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo đình kỳ hàng năm và kết thúc giai đoạn 05 năm.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan để thực hiện các Chương trình thành phần của Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai Đề án theo lĩnh vực phụ trách.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan cân đối, bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí của Đề án; tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện kế hoạch.
- Cùng thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kinh phí thực hiện kế hoạch.
6. Các Sở, ngành: Nội vụ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan chủ trì các Chương trình, các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này tại các huyện, thị xã, thành phố; bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình thuộc Đề án có liên quan tới địa bàn phụ trách.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn; các đơn vị báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực tổng hợp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016-2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành
Số hiệu: | 96/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Trần Thanh Đức |
Ngày ban hành: | 16/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016-2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành
Chưa có Video