Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

- Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016 - 2025;

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 9 năm 2016, tổng số đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước ở tỉnh, ở huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: 26.026 người.

a) Cán bộ, công chức: 3.334 người, trong đó chia ra:

- Theo ngạch công chức:

+ Chuyên viên cao cấp: 46 người, chiếm tỷ lệ 1,4%.

+ Chuyên viên chính: 432 người, chiếm tỷ lệ 13%.

+ Chuyên viên: 2.516 người, chiếm tỷ lệ 75,5%.

+ Cán sự: 178 người, chiếm tỷ lệ 5,3%.

+ Nhân viên: 162 người, chiếm tỷ lệ 4,9%.

- Theo trình độ lý luận chính trị:

+ Cử nhân: 102 người, chiếm tỷ lệ 3,1%.

+ Cao cấp: 698 người, chiếm tỷ lệ 20,9%

+ Trung cấp: 1.268 người, chiếm tỷ lệ 38%.

+ Sơ cấp: 698 người, chiếm tỷ lệ 20,9%.

+ Chưa qua đào tạo: 568 người, chiếm tỷ lệ 17%.

- Theo trình độ chuyên môn:

+ Tiến sĩ: 10 người, chiếm tỷ lệ 0,3%

+ Thạc sĩ: 496 người, chiếm tỷ lệ 14,9%.

+ Đại học: 2.576 người, chiếm tỷ lệ 77,3%.

+ Cao đẳng: 44 người, chiếm tỷ lệ 1,3%.

+ Trung cấp: 48 người, chiếm tỷ lệ 1,4%.

+ Sơ cấp: 160 người, chiếm tỷ lệ 4,8%.

b) Viên chức: 19.579 người, trong đó chia ra:

- Theo hạng viên chức:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chiếm tỷ lệ 0,01%.

+ Chuyên viên chính và tương đương: 265 người, chiếm tỷ lệ 1,4%.

+ Chuyên viên và tương đương: 14.811 người, chiếm tỷ lệ 75,6%.

+ Cán sự và tương đương: 3.984 người, chiếm tỷ lệ 20,3%.

+ Nhân viên và tương đương: 518 ngưi, chiếm tỷ lệ 2,6%.

- Theo trình độ lý luận chính trị:

+ Cử nhân: 22 người, chiếm tỷ lệ 0,1%.

+ Cao cấp: 146 người, chiếm tỷ lệ 0,7%.

+ Trung cấp: 1.604 người, chiếm tỷ lệ 8,2%.

+ Sơ cấp: 5.262 người, chiếm tỷ lệ 26,9%.

+ Chưa được bồi dưỡng: 12.545 người, chiếm tỷ lệ 64,1%.

- Theo trình độ chuyên môn:

+ Tiến sĩ: 10 người, chiếm tỷ lệ 0,1%.

+ Thạc sĩ: 920 người, chiếm tỷ lệ 4,7%.

+ Đại học: 12.780 người, chiếm tỷ lệ 65,3%.

+ Cao đẳng: 2.502 người, chiếm tỷ lệ 12,8%.

+ Trung cấp: 3.197 người, chiếm tỷ lệ 16,3%.

+ Sơ cấp: 170 người, chiếm tỷ lệ 0,9%.

c) Cán bộ, công chức cấp xã: 3.113 người, trong đó chia ra:

- Theo trình độ quản lý nhà nước:

+ Chuyên viên chính: 7 người, chiếm tỷ lệ 0,2%.

+ Chuyên viên: 40 người, chiếm tỷ lệ 1,3%.

+ Cán sự: 153 người, chiếm tỷ lệ 4,9%.

+ Bồi dưỡng: 752 người, chiếm tỷ lệ 24,2%.

+ Chưa qua bồi dưỡng: 2.161 người, chiếm tỷ lệ 69,4%.

- Theo trình độ lý luận chính trị:

+ Cao cấp: 23 người, chiếm tỷ lệ 0,7%.

+ Trung cấp: 1.800 người, chiếm tỷ lệ 57,8%.

+ Sơ cấp: 738 người, chiếm tỷ lệ 23,7%.

+ Chưa qua đào tạo: 552 người, chiếm tỷ lệ 17,7%.

- Theo trình độ chuyên môn:

+ Thạc sĩ: 13 người, chiếm tỷ lệ 0,4%.

+ Đại học: 1.474 người, chiếm tỷ lệ 47,3%.

+ Cao đẳng: 210 người, chiếm tỷ lệ 6,7%.

+ Trung cấp: 1.009 người, chiếm tỷ lệ 32,4%.

+ Sơ cấp: 102 người, chiếm tỷ lệ 3,3%

+ Chưa qua đào tạo: 305 người, chiếm tỷ lệ 9,8%.

2.2. Tình hình, kết quả đào tạo, bồi dưỡng

a) Đào tạo, bồi dưỡng trong nước: Trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng 39.442 lượt người, trong đó:

- Chia theo đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện: 20.042 lượt người;

+ Cán bộ, công chức cấp xã: 13.203 lượt người;

+ Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: 1.208 lượt người;

+ Đại biểu HĐND các cấp: 4.989 lượt người.

- Chia theo nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

+ Lý luận chính trị: 5.470 lượt người;

+ Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: 1.543 lượt người;

+ Đào tạo trình độ đại học, sau đại học: 904 lượt người;

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ: 29.098 lượt người;

+ Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý: 438 lượt người;

+ Bồi dưỡng về tin học: 1.052 lượt người.

+ Bồi dưỡng Quốc phòng, an ninh: 937 lượt người.

b) Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: 121 cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp tỉnh, cấp sở, cấp huyện và tương đương đã được cử đi tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

c) Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Ưu điểm:

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong những năm qua đã được các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện đảm bảo mục tiêu, tiến độ theo kế hoạch đề ra;

+ Bước đầu đã gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ; ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong học tập đã được nâng lên;

+ Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được đổi mới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

- Tồn tại:

+ Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, vị trí của công tác đào tạo, bi dưng còn hạn chế;

+ Đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập, đặc biệt là giảng viên kiêm chức chưa được kiện toàn, bồi dưỡng kỹ năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công tác phối hợp, liên kết với các học viện, trường đại học và cơ sở đào tạo có uy tín còn chưa nhiều, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc mời các giảng viên là giáo sư, tiến sỹ có trình độ cao về giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của địa phương.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

- Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh, ở huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình.

- Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

- Đại biểu HĐND các cấp.

- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

2.1. Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện

- Tập trung bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Phấn đấu hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

b) Đối với viên chức

- Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Đến năm 2020, 75% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm; 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghnghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghnghiệp chuyên ngành.

c) Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Hàng năm, phấn đấu 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, đạo đức công vụ.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động 01 lần trong thời gian 02 năm.

d) Đối với đại biểu HĐND các cấp: 100% đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

3.1. Về bồi dưỡng

a) Lý luận chính trị

- Bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

- Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

b) Kiến thức quản lý nhà nước

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

c) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, công chức, viên chức.

d) Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế.

đ) Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

3.2. Về đào tạo

a) Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng, miền.

b) Đào tạo trình độ đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trong trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại mà không thể bố trí được công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo trước đó.

c) Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức bảo đảm theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, địa phương.

d) Khuyến khích tự học và đào tạo trình độ sau đại học cho viên chức phù hợp với chuyên môn, gn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cu xây dựng ngun nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

4. Số lượt đào tạo, bồi dưỡng: 41.286 lượt cán bộ, công chức, viên chức, trong đó:

4.1. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: 41.044 lượt người.

a) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 29.297 lượt người;

b) Đào tạo, bồi dưỡng viên chức: 11.747 lượt người.

4.2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: 242 lượt người.

(có biểu chi tiết kèm theo)

5. Các giải pháp thực hiện

5.1. Quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở tỉnh về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

5.2. Sửa đổi, bổ sung Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng:

- Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong 5 năm tới.

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị.

- Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập, lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác.

5.3. Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Biên soạn mới theo phân cấp các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm.

- Tổ chức thực hiện hoặc biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo, quản lý theo phân cấp và chương trình khung của Bộ, ngành Trung ương phù hợp với từng vị trí chức danh; bảo đảm sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn.

- Nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước chuyển phương pháp truyền thống sang phương pháp tích cực, trao đổi hai chiều giữa học viên và giảng viên, lấy người học làm trung tâm.

5.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; bảo đảm sau năm 2020, giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cơ sở thực hiện.

5.5. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Đại học Hoa Lư, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện.

5.6. Tăng cường, nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các trường Đại học, Học viện, Trường đào tạo cán bộ của Bộ, ngành Trung ương.

5.7. Đi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và giải pháp của Kế hoạch. Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình, bảo đảm sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng theo quy định của pháp luật.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Hàng năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch này, cân đối ngân sách, bố trí đủ kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và báo cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Trên cơ sở kế hoạch này, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của năm liền kề gửi về Sở Nội vụ trước ngày 10/7 để thẩm định, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức trin khai thực hiện Kế hoạch này.

- Thực hiện chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng định kỳ, đột xuất theo quy định; tổ chức sơ kết sau 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).

2. Đnghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Hướng dẫn xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể hàng năm phù hợp với mục tiêu, định hướng của Kế hoạch này; Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Sở Nội vụ:

- Hàng năm, hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng khối Nhà nước hàng năm, đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục tiêu, tiến độ đã quy định trong Kế hoạch, gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tham mưu để UBND tỉnh sửa đi, bổ sung quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ.

4. Sở Tài chính:

- Căn cứ đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và khả năng ngân sách, cân đối, bố trí đủ kinh phí đtriển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã được phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

6. Trường Đại học Hoa Lư, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện và quan, đơn vị tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưng:

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Chủ động nghiên cứu, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng và xác định việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giải pháp quan trọng đnâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;

- Xây dựng, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (Để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (Để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Huyện
y, Thành ủy;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP7.
MT KH 2016

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh
Chung Phụng

 

BIỂU 1

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
 (Kèm theo K
ế hoạch 96/KH-UBND ngày 10/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình)

ĐVT: Lượt người

Stt

Nội dung

 

 

 

Đối tượng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020

Tổng số

Trong đó

Đào tạo chuyên môn

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước

Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

BD bắt buộc cập nhật KT

AN-QP

Bồi dưỡng tin học

Bồi dưỡng ngoại ngữ tiếng Anh

Tiến sĩ

Ths

ĐH

Tr cấp

Sơ cấp

Cử nhân

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

Cao cấp

CVC

CV

Cán sự

QL chuyên ngành

Vị trí việc làm

Cấp phòng

Cấp S

Cấp huyện

Đạt chuẩn cơ bản

Đạt chuẩn nâng cao

A1,2

B1,2

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

1

Cán bộ, CC lãnh đạo quản lý

Cấp tnh, thành phố

7

10

 

 

 

 

2

10

 

 

 

5

17

20

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

81

5

Cấp sở và tương đương

6

38

 

 

 

 

15

20

7

 

 

40

79

60

 

22

23

 

25

 

 

13

 

 

 

17

365

160

Cấp huyện và tương đương

1

31

 

 

 

 

11

18

5

 

 

1

26

15

 

 

 

 

 

24

 

4

 

 

 

 

136

1

Cấp phòng và tương đương

11

204

1

 

 

 

29

191

64

 

 

40

233

45

 

127

102

189

38

20

132

128

 

56

 

25

1,635

360

2

Các ngạch công chức hành chính

Chuyên viên cao cấp

1

30

 

 

 

 

5

22

3

 

 

25

 

 

 

1

5

2

15

3

10

5

 

 

 

 

127

6

Chuyên viên chính

 

48

 

 

 

 

3

35

20

 

 

11

28

 

 

232

 

 

 

 

200

 

 

20

 

 

597

300

Chuyên viên

2

156

 

 

 

 

2

55

139

3

 

8

105

205

 

5670

2000

50

 

 

1200

20

 

57

 

44

9,716

4000

Cán sự

 

 

4

 

 

 

 

6

6

1

 

 

 

12

 

7

1

2

 

2

178

1

 

2

 

1

223

5

Công chức tập sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

2

3

Công chức trong nguồn quy hoạch

2

103

 

 

 

 

 

9

28

 

 

8

24

33

 

51

1

54

10

 

5

3

 

90

 

15

436

23

4

Đại biu HĐND

Cấp tnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

 

 

 

 

 

50

10

Cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

272

 

 

 

 

 

272

83

Cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3785

 

 

 

 

 

3,785

937

5

Cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ chuyên trách

 

 

310

6

13

 

 

5

234

14

47

 

 

253

 

500

 

 

 

 

866

766

132

246

13

 

3,405

620

Công chức cấp xã

 

 

100

6

4

 

 

4

410

20

28

 

 

968

 

2595

 

 

 

 

1092

79

134

343

151

 

5,934

730

6

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2515

 

 

 

 

 

2,515

663

 

Tổng cộng

30

620

415

12

17

-

67

375

916

38

75

138

512

1,631

-

9,205

2,132

297

88

49

10,305

1,029

266

814

164

102

29,297

7,905

 

BIỂU 2

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Lượt người

Stt

Nội dung

 

 

 

Đối tượng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020

Tổng số

Trong đó

Đào tạo chuyên môn

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước

Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

BD bắt buộc cập nhật KT

AN-QP

Bồi dưỡng tin học

Bồi dưỡng ngoại ngữ tiếng Anh

Tiến sĩ

Ths

ĐH

Tr cấp

Sơ cấp

Cử nhân

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

Cao cấp

CVC

CV

Cán sự

QL chuyên ngành

Vị trí việc làm

Cấp phòng

Cấp S

Cấp huyện

Đạt chuẩn

Nâng cao

A1,2

B1,2

C1,2

Người dân tộc

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

1

Viên chức lãnh đạo, quản lý

Cấp sở và tương đương

4

8

 

 

 

 

1

8

1

 

1

2

7

3

 

7

4

 

9

 

5

6

 

1

 

 

1

68

 

2

Cấp phòng và tương đương

20

95

 

 

 

 

2

73

93

 

21

4

62

103

 

90

78

105

54

 

33

162

 

43

10

11

44

1106

 

500

2

Viên chức hành chính

Hạng I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

Hạng II

1

16

 

 

 

 

 

1

225

 

3

 

250

257

 

3

4

3

 

 

 

3

 

3

 

 

3

772

 

200

Hạng III

 

26

4

 

 

 

 

8

39

 

3

 

9

18

 

50

54

23

1

2

89

4

25

18

15

8

11

407

 

40

Hạng IV

 

 

13

 

 

 

 

1

12

1

1

 

 

3

 

 

50

 

 

 

92

 

13

1

21

1

5

214

 

60

3

Viên chức chuyên môn

Hạng I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạng II

1

44

1

 

 

 

21

 

101

 

3

 

 

 

 

150

27

 

 

 

251

 

156

30

423

120

 

1328

 

300

Hạng III

28

309

492

5

 

2

 

9

187

87

30

 

58

92

 

2088

358

50

 

 

2020

54

 

106

528

44

93

6640

2

5500

Hạng IV

15

18

355

612

 

 

 

 

28

1

10

 

8

6

10

18

16

2

1

 

41

3

51

4

5

1

2

1207

 

600

 

Tổng cộng

69

519

865

617

-

2

24

100

686

89

72

11

394

482

10

2,406

591

183

65

2

2,531

232

245

206

1,002

185

159

11,747

2

7,202

 

BIỂU 3

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐVT: Lượt người

STT

Nội dung

 

 

 

Đối tưng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020

Thời gian

Tổng số

Trong đó

Quản lý điều hành chương trình KT- XH

Quản lý hành chính công

Quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

Chính sách công, dịch vụ công

Kiến thức hội nhập quốc tế

Phương pháp giảng dạy

Ngoại ngữ

Nội dung khác (ghi cụ th)

Trên 1 năm

Từ 1-12 tháng

Dưới 2 tháng

Người dân tộc thiểu số

Nữ

1

Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Lãnh đạo cấp tỉnh

3

2

30

 

5

3

 

 

 

 

5

15

63

 

1

Cấp Sở, huyện và tương đương

1

3

17

 

7

2

3

1

 

 

7

 

41

 

1

Cấp phòng và tương đương

1

1

26

4

1

1

 

11

 

5

6

 

56

 

1

2

Công chức

Công chức tham mưu, hoạch định chính sách

1

1

1

1

1

1

 

 

 

 

6

 

12

 

1

Công chức trong nguồn quy hoạch

1

1

15

 

 

 

 

 

 

 

3

 

20

 

1

3

Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

4

Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

20

5

20

5

 

50

 

2

Tổng số

7

8

89

5

14

7

3

32

5

25

32

15

242

0

8

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 96/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Đinh Chung Phụng
Ngày ban hành: 10/11/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…