ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 08 năm 2015 |
THỰC HIỆn ChiẾn lưỢc quỐc gia vỀ tăng trƯỞng xanh đẾn năm 2020 trên đỊa bàn tỈnh ThỪa Thiên HuẾ
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Quán triệt quan điểm, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, quan điểm chủ đạo để thực hiện tăng trưởng xanh của tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định:
a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh trong cơ quan nhà nước các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và toàn dân là nhiệm vụ quan trọng.
b) Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của tỉnh về văn hóa, di sản, cảnh quan, du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ; phát triển du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
c) Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống văn hóa Huế.
d) Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Mở rộng cơ hội cho mọi người được tham gia vào quá trình phát triển và tiếp cận các dịch vụ xã hội.
a) Mục tiêu chung
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường” có các ngành kinh tế phát triển theo hướng xanh hóa; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện; có lối sống thân thiện môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý của địa phương về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện tăng trưởng xanh.
- Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, dịch vụ xanh. Ngăn ngừa và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hình thành lối sống thân thiện môi trường.
- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa bền vững. Phấn đấu đến năm 2020: 95% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt chuẩn quy định; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị các đô thị đạt trên 5 m2/người.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò ý nghĩa của sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả.
Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh về nội dung sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình địa phương.
Tổ chức các lớp tập huấn và phổ biến thông tin về quy định, quy chuẩn sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sử dụng năng lượng, các cuộc thi sáng tác, sáng kiến trong ứng dụng, cải tiến công nghệ thiết bị tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả.
Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phương, trước hết là tài nguyên đất, rừng, tài nguyên vùng biển, đầm phá.
Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Đưa nội dung giáo dục về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vào các chương trình giảng dạy của ngành giáo dục ở các cấp từ tiểu học đến phổ thông trung học.
Xây dựng cơ chế liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.
Xây dựng hệ thống chứng nhận và dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm xanh của địa phương.
Rà soát, công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng năng lượng trọng điểm hàng năm và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các cơ sở.
Xây dựng chế tài ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là tình trạng ô nhiễm công nghiệp.
Xây dựng Chỉ thị về khuyến khích sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các quy định về bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trước mắt là quy định quản lý khai thác phát triển dịch vụ du lịch nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp có cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, thực hiện “công nghiệp hóa sạch”. Khuyến khích, hỗ trợ sử dụng công nghệ, thiết bị, nguyên nhiên liệu và năng lượng mới trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn phát triển công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, phế liệu. Xây dựng các mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức tiêu hao năng lượng.
Hướng dẫn ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện các chương trình trồng rừng, tái trồng rừng, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất.
Xây dựng đề án phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng.
Đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác sử dụng nguồn cát ở các dải cát ven biển thay thế cát khai thác trên các dòng sông.
Xây dựng chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp.
4. Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
Triển khai thực hiện và tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học và công nghệ; trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước nhằm cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hình thành lối sống thân thiện môi trường. Cụ thể, triển khai thực hiện các văn bản sau:
- Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/11/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
- Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị Quyết số 11-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị Quyết số 10-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020
Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa bền vững
Lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng tiếp cận bền vững (đô thị xanh, kinh tế - sinh thái); trọng tâm là sử dụng và quản lý tài nguyên bền vững cho mọi người dân đến sinh sống. Hoàn thành xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Xây dựng đô thị Huế đạt hệ thống chỉ số đô thị xanh
Xây dựng Khu đô thị xanh Chân Mây có hạ tầng một khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại, gắn với môi trường sinh thái bền vững là thành phố loại III trong cụm đô thị trọng điểm miền Trung.
Tiếp tục triển khai thực hiện và tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động số 62/CTr-UBND ngày 31/8/2011 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống đô thị trong Chương trình được xây dựng theo hướng đạt mức trung bình trở lệ của hệ thống chỉ số đô thị xanh.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực bộ máy quản lý, tăng cường thể chế, xây dựng cơ chế bảo đảm sự tham gia của các cấp, các ngành và người dân từ khâu xây dựng chính sách đến giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch để bảo đảm tính vững chắc của các kết quả đạt được, UBND tỉnh phân công trách nhiệm như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối về thực hiện tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai thực hiện, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch Tăng trưởng xanh vào các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh; tổ chức hướng dẫn, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Công thương: Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển “công nghiệp hóa sạch” và Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 26/10/2010 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
5. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế: căn cứ chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này vào kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của đơn vị; chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ và theo yêu cầu về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
6. Sở Tài chính, Kế hoạch và đầu tư: tham mưu huy động và cân đối các nguồn kinh phí, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
7. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đề xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 91/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Văn Cao |
Ngày ban hành: | 07/08/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video