ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3909/KH-SLĐTBXH-TC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2016 |
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;
Theo Thông báo số 19/TB-MTTQ-BTT ngày 23 tháng 02 năm 2016 về việc phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021; Thông báo số 130/TB-MTTQ-BTT ngày 23 tháng 02 năm 2016 việc phân bố cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV;
Căn cứ Hướng dẫn số 05/HD-MTTQ-BTT ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố về hướng dẫn thực hiện Bước 2 Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) như sau:
Hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhằm đề cử người có năng lực công tác, có bản lĩnh chính trị và phẩm chất tốt tham gia vào cơ quan quyền lực của thành phố.
Hội nghị phải được tổ chức công khai, dân chủ và đúng pháp luật.
II. ĐỐI TƯỢNG ỨNG CỬ VÀ TIÊU CHUẨN ĐẠI BIỂU
Người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang công tác tại cơ quan Sở, các đơn vị trực thuộc Sở.
Giới tính: Nữ; (sinh từ tháng 05/1966 trở về sau).
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: (Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015).
- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị khởi tố bị can.
- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
a. Đại biểu Quốc hội: (Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014)
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
b. Đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 7 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015)
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm
1. Hội nghị thứ nhất: giới thiệu người ứng cử
1.1. Nội dung:
Hội Nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
1.2. Địa điểm: Phòng họp A, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1.3. Thời gian: 8 giờ, ngày thứ ba - 01/3/2016
1.4. Thành phần tham dự:
- Ban Giám đốc Sở;
- Ban Thường vụ Đảng ủy Sở;
- Ban Chấp hành Công đoàn Sở.
1.5. Thủ tục, trình tự tổ chức cuộc họp:
- Đại diện lãnh đạo Sở giới thiệu mục đích, yêu cầu cuộc họp, giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định; dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bố giới thiệu ứng cử, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các bước tiến hành để lập danh sách giới thiệu người ứng cử;
- Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử;
- Cuộc họp thông qua biên bản
+ Đối với dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, hội nghị lập biên bản (theo Mẫu số 02/BCĐBQH-MT).
+ Đối với dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, hội nghị lập biên bản (theo Mẫu số 02/BC ĐBHĐND-MT).
2. Hội nghị thứ 2: Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sau khi có kết quả của Hội nghị thứ nhất; cơ quan, đơn vị có người được giới thiệu ứng cử tổ chức Hội nghị cử tri để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị (việc tổ chức hội nghị được tiến hành theo quy định tại các điều 1, 3 và 4 của Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội), báo cáo kết quả về Sở trước ngày 09/3/2016.
- Ở những nơi có dưới một trăm (100) cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự.
- Nơi có từ một trăm (100) cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi (70) cử tri tham dự.
2.1. Địa điểm: Tại Hội trường Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
2.2. Thời gian: 09 giờ, ngày thứ ba - 01/3/2016
2.3. Thành phần tham dự:
- Khách mời: Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Thường vụ Đảng ủy Sở;
- Ban Giám đốc Sở;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Sở;
- Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Sở;
- Chánh Văn phòng Đảng ủy Sở;
- Trưởng, Phó Ban Tuyên giáo Đảng ủy Sở;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở;
- Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và công chức các phòng ban Sở (theo phân bổ đính kèm). * Chú ý: Cử cán bộ, công chức trong đó bao gồm các thành phần là: Ban Chấp hành Đảng ủy Cơ quan Sở; Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Sở; tập thể lãnh đạo phòng; Bí thư, Phó Bí thư, cấp ủy các chi bộ trực thuộc Đảng ủy Cơ quan Sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan Sở; Tổ trưởng, tổ phó các Tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn Cơ quan Sở; Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cơ quan Sở; Bí thư, Phó bí thư các chi đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Cơ quan Sở.
2.3. Chương trình hội nghị cử tri nơi công tác (làm việc)
Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:
- Giới thiệu về mục đích, yêu cầu của hội nghị;
- Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;
- Báo cáo về số cử tri được mời, số cử tri có mặt;
- Giới thiệu danh sách người ứng cử;
- Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội),
- Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân)
- Đọc những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.
- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.
- Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.
- Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.
+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.
+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc phải có dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.
- Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.
- Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri:
+ Đối với lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội theo Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH
+ Đối với lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu HĐND theo Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH
2. Hội nghị thứ 3 : Hội nghị cán bộ chủ chốt đế thảo luận giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
2.1. Thời gian: 10 giờ, ngày thứ ba - 01/3/2016
2.2. Địa điểm: Hội trường Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
2.3. Thành phần tham dự:
- Khách mời: Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy Sở;
- Ban Giám đốc Sở;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Sở;
- Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Sở;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Sở;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở;
- Chánh Văn phòng Đảng ủy Sở;
- Trưởng, Phó các ban của Đảng ủy Sở;
- Trưởng, Phó các phòng ban Sở;
- Bí thư, Phó Bí thư các chi - đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Sở;
- Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Sở;
- Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên các đơn vị trực thuộc Công đoàn và Đoàn Thanh niên Sở;
2.4. Thủ tục, trình tự tổ chức hội nghị: (Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì cấp phó của người đứng đầu Cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.)
- Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;
- Đại diện lãnh đạo Sở báo cáo tình hình và kết quả hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác đối với từng người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
- Những người dự hội nghị thảo luận và biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định; (Trường hợp hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì cử tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.)
Hội nghị thông qua biên bản và danh sách người được giới thiệu ứng cử. (theo Mẫu số 03/BCĐBQH-MT hoặc Mẫu số 03/BC-ĐBHĐND-MT)
Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức các hội nghị; tổng hợp và chuyển hồ sơ về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban bầu cử thành phố trước ngày 12/03/2016.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Kế hoạch 3909/KH-SLĐTBXH-TC năm 2016 về tổ chức Hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 3909/KH-SLĐTBXH-TC |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Trần Trung Dũng |
Ngày ban hành: | 26/02/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 3909/KH-SLĐTBXH-TC năm 2016 về tổ chức Hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video