Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 267/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC GẶP GỠ NHÂN DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VỀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI) GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Để góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, cải thiện và nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các nội dung liên quan Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) giai đoạn 2022 - 2025.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã với Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách.

Buổi gặp gỡ nhằm lắng nghe, ghi nhận các phản ánh, kiến nghị của Nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh về quản trị và hành chính công; qua đó, kịp thời giải quyết những bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân và doanh nghiệp; nâng cao sự hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cấp chính quyền.

Buổi gặp gỡ nhằm cung cấp thông tin, làm rõ tác động của quản trị và hành chính công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời phản ánh vai trò của quản trị và hành chính công hiện nay từ phía Nhân dân và doanh nghiệp đối với chính quyền các cấp.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp cần thực hiện rộng khắp các ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh; tạo được không khí dân chủ, công khai, minh bạch; tạo sự gần gũi giữa lãnh đạo chính quyền với Nhân dân và doanh nghiệp; ghi nhận và giải quyết kịp thời, hiệu quả, thực chất các phản ánh về quyền lợi chính đáng của Nhân dân và doanh nghiệp.

Buổi gặp gỡ tại Kế hoạch này không thay thế nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã trong trao đổi, đối thoại với Nhân dân quy định tại Điều 125 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Nội dung thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Phối hợp, phục vụ, đảm bảo tổ chức có hiệu quả các buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI trên địa bàn phụ trách.

2. Thời gian và số lượng thực hiện

a) Thời gian: trong giai đoạn 2022 - 2025.

b) Số lượng

- Cấp huyện: đảm bảo mỗi năm thực hiện tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI (sau đây gọi là buổi gặp gỡ) ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện.

- Cấp xã: đảm bảo mỗi năm thực hiện tổ chức ít nhất 04 buổi gặp gỡ trên địa bàn cấp xã.

Riêng trong năm 2022, mỗi huyện, xã tổ chức ít nhất 02 buổi gặp gỡ trên địa bàn phụ trách.

3. Thành phần tham dự

a) Cấp huyện: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các phòng, ban, ngành của cấp huyện có liên quan.

b) Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã có liên quan.

c) Đại diện Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức gặp gỡ (mỗi buổi gặp gỡ từ 100 - 150 người đối với cấp huyện và từ 50 người trở lên đối với cấp xã).

d) Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã tham dự.

e) Cơ quan báo đài: các cơ quan báo, đài trên địa bàn cấp huyện.

4. Nội dung buổi gặp gỡ

a) Công khai các nội dung về thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước (các vấn đề nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định,...), nhất là kết quả đạt được của tỉnh, huyện, xã.

b) Ghi nhận tại buổi gặp gỡ và bằng phiếu ghi nhận (theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này) các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân và doanh nghiệp về quản trị và hành chính công ở địa phương với các nội dung trọng tâm về: việc tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; vấn đề kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; ý kiến của người dân về thủ tục hành chính công; mức độ hài lòng của người dân về cung ứng dịch vụ công (điện, nước, đường giao thông,...); các vấn đề của địa phương về quản trị môi trường và quản trị điện tử.

c) Trao đổi, giải quyết các ghi nhận

- Trường hợp thuộc thẩm quyền: chủ trì buổi gặp gỡ, các ngành cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết ngay các kiến nghị, phản ánh của Nhân dân, doanh nghiệp tại buổi gặp gỡ. Trường hợp vụ việc phức tạp phải thông báo cho Nhân dân, doanh nghiệp về thời gian giải quyết và giao một đầu mối là cá nhân hoặc cơ quan để tham mưu giải quyết.

- Trường hợp vượt thẩm quyền: chủ trì buổi gặp gỡ giao một đầu mối là cá nhân hoặc đơn vị tổng hợp những kiến nghị, phản ánh của Nhân dân và doanh nghiệp tham mưu gửi các cơ quan cấp trên.

d) Tổng hợp báo cáo kết quả buổi gặp gỡ theo quy định tại Kế hoạch này.

5. Các bước thực hiện

Bước 1: Trước buổi gặp gỡ

- Lựa chọn nơi tổ chức buổi gặp gỡ và ấn định thời gian tổ chức.

- Phân công các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác chuẩn bị (hậu cần, kỹ thuật, giữ gìn trật tự, giữ xe, nội dung, dẫn chương trình, đón tiếp đại biểu, Nhân dân, thư ký, kinh phí ...).

- Phát hành thư mời rộng rãi đến Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn kèm theo Phiếu ghi nhận, gợi ý các nội dung PAPI (trước 02 ngày để Nhân dân, doanh nghiệp nghiên cứu cho ý kiến vào phiếu).

- Trang trí hội trường, sân bãi, âm thanh, ghế ngồi, nước uống cho buổi gặp gỡ.

- Tiến hành buổi gặp gỡ.

Bước 2: Trong buổi gặp gỡ

- Đón tiếp Nhân dân, doanh nghiệp, đại biểu (có lập danh sách Nhân dân, doanh nghiệp và đại biểu tham dự).

- Thu Phiếu ghi nhận, gợi ý (đã phát trước), phân công bộ phận giúp việc tổng hợp, xử lý để có biện pháp giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, doanh nghiệp.

- Khi đại biểu tham dự buổi gặp gỡ đã đông đủ thì tiến hành chương trình buổi gặp gỡ (Chương trình mẫu do Sở Nội vụ hướng dẫn).

- Thư ký ghi lại diễn biến buổi gặp gỡ (ý kiến của đại biểu tham dự, ý kiến của các cơ quan chức năng, kết luận của lãnh đạo chủ trì buổi gặp gỡ).

- Chủ trì buổi gặp gỡ, các ngành cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải đáp tại chỗ các phản ánh, kiến nghị hoặc ghi nhận hoặc chỉ đạo giải quyết và trả lời cho Nhân dân, doanh nghiệp trong thời gian xác định.

- Đáp từ, kết thúc buổi gặp gỡ.

Bước 3: Sau các buổi gặp gỡ

- Theo dõi việc giải quyết các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân, doanh nghiệp. Đối với các trường hợp chậm trễ phải có văn bản xin lỗi và xác định lại về thời hạn giải quyết; đối với các trường hợp chưa nhận được sự hài lòng thỏa đáng và hợp lý của Nhân dân, doanh nghiệp thì phải thực hiện giải quyết triệt để hoặc kiến nghị các cơ quan thẩm quyền (cấp trên) giải quyết.

- Tổng hợp, báo cáo đảm bảo các nội dung, biểu mẫu theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

- Rút kinh nghiệm và tiếp tục chuẩn bị cho các buổi gặp gỡ tiếp theo.

III. KINH PHÍ

Sử dụng từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ (kinh phí cải cách hành chính) phân cấp theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh

a) Sở Nội vụ

- Hướng dẫn thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này và nội dung PAPI đến cấp huyện để tổ chức thực hiện.

- Trao đổi, nghiên cứu các mô hình thực hiện PAPI hay của các tỉnh để áp dụng và hướng dẫn thực hiện tại địa phương nhằm nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh.

- Xây dựng các nội dung về thông tin tuyên truyền, cách làm hay gửi các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện kiểm tra việc gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại địa phương theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm.

b) Giám đốc các sở, ngành tỉnh có trách nhiệm:

Khi nhận được đề nghị phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giải quyết các kiến nghị của Nhân dân, doanh nghiệp tham gia buổi gặp gỡ:

- Đối với nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết: chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời (trường hợp phức tạp, được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc).

- Đối với nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết: chậm nhất 03 ngày làm việc có văn bản báo cáo, đề xuất cụ thể với Ủy ban nhân dân tỉnh (trường hợp phức tạp cần kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan khác, được kéo dài không quá 03 ngày làm việc).

c) Giám đốc Công an tỉnh: chỉ đạo công an các cấp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự cho các buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp.

d) Giám đốc Sở Tài chính: hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này.

e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang: chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh tham gia việc gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại địa phương, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân và doanh nghiệp tham gia các buổi gặp gỡ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng chính quyền các cấp trong tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

a) Xây dựng Kế hoạch và chương trình cụ thể việc gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại địa phương đảm bảo các nội dung tại Mục II Kế hoạch này hàng năm, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ); đồng thời gửi lịch các buổi gặp gỡ về Sở Nội vụ.

b) Triển khai ghi nhận các ý kiến của Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại các buổi gặp gỡ; phát và thu phiếu ghi nhận; tổng hợp và xử lý kết quả theo quy định.

c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp tại địa phương.

d) Đảm bảo các nguồn lực tổ chức các buổi gặp gỡ có hiệu quả và thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

a) Xây dựng Kế hoạch và chương trình cụ thể việc gặp gỡ nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại địa phương hàng năm theo hướng dẫn của cấp huyện, đồng thời, đảm bảo các nội dung tại Mục II Kế hoạch này.

b) Chịu trách nhiệm mời Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách tham dự các buổi gặp gỡ đảm bảo thời gian và số lượng.

c) Chuẩn bị hội trường, âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, nước uống, gửi phiếu ghi nhận đến Nhân dân, doanh nghiệp trước 02 ngày diễn ra các buổi gặp gỡ. Đảm bảo nơi tổ chức các buổi gặp gỡ PAPI phải thoáng mát, sạch sẽ, an ninh, trật tự và phải có bảng hiệu buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI tại ấp/khu phố.

d) Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn qua Đài phát thanh các nội dung của PAPI, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, đảm bảo Nhân dân hiểu biết và nắm được các nội dung của PAPI; nâng cao ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc tham gia vào đời sống chính trị tại cơ sở, cùng tham gia vào phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Báo cáo Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị kết quả tổ chức các buổi gặp gỡ PAPI cụ thể theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị.

e) Đảm bảo các nguồn lực tổ chức các buổi gặp gỡ có hiệu quả và thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Báo Ấp Bắc

Xây dựng chuyên mục, chuyên trang về nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) của tỉnh; thường xuyên đưa tin về chỉ số PAPI để Nhân dân và doanh nghiệp có thông tin về PAPI của tỉnh.

5. Chế độ báo cáo, sơ kết và tổng kết

a) Các địa phương đảm bảo thời gian tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về PAPI kết thúc vào tháng 10 hàng năm; tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 15/11 hàng năm và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

b) Sở Nội vụ tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/11 hàng năm.

c) Hàng năm, thực hiện sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các nội dung liên quan Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) giai đoạn 2022 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- UBTW MTTQ Việt Nam (bộ phận PAPI);
- Vụ CCHC - Bộ Nội vụ;
- TTTU (để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Báo Ấp Bắc, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng n/c;
- Lưu: VT, KSTT (Hiếu).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vĩnh

 

PHỤ LỤC KÈM THEO

PHIẾU GHI NHẬN CÁC PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA NHÂN DÂN, DOANH NGHIỆP VỀ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI) TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Lĩnh vực Giao thông (các nội dung phản ánh về đường giao thông? đường tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại hay bị xuống cấp, bụi bẩn gây ô nhiễm và nguy hiểm cho người tham gia giao thông, cầu, đèn tín hiệu giao thông ...)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

2. Về thủ tục hành chính trên các lĩnh vực (các nội dung phản ánh về việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, đúng quy định, đúng hạn hay còn rườm rà, gây phiền hà, chậm trễ, không đúng hẹn, cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc ...)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

3. Lĩnh vực Y tế (các nội dung phản ánh về thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ, chất lượng khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, việc cấp phát thuốc, bảo hiểm y tế, thời gian thăm khám, thủ tục BHYT, việc vận động mua BHYT ...)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

4. Lĩnh vực vệ sinh môi trường (các nội dung phản ánh về cơ sở sản xuất, chăn nuôi ở địa phương gây ô nhiễm, tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường, xuống sông, kênh rạch; bãi rác, tình trạng thu gom rác thải sinh hoạt...)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

5. Về tình hình an ninh trật tự (các nội dung phản ánh về hành vi trộm, cướp, băng nhóm và nạn cờ bạc, ma túy, tín dụng đen; tổ chức và hoạt động của đội ngũ công an xã ...)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

6. Lĩnh vực nước sạch (các nội dung phản ánh về việc cấp nước sinh hoạt ở địa phương và giá nước sạch)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

7. Công trình nông thôn (các nội dung phản ánh về tình trạng và việc vận hành cống, đập, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất ở địa phương)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

8. Lĩnh vực điện (các nội dung phản ánh về lưới điện, giá điện và việc cấp điện phục vụ sản xuất ở địa phương)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

9. Về chính sách an sinh xã hội (các nội dung phản ánh về việc bình xét hộ nghèo, chính sách đối với người có công ở địa phương)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

10. Về kinh tế nông nghiệp (các nội dung phản ánh về quy hoạch đất lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá cả và đầu ra cho nông sản của nông dân ở địa phương)

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

11. Các nội dung phản ánh về phong cách, lề lối làm việc, giờ giấc và vệ sinh công sở ở địa phương

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

..……………………………………………………………………………………………………..

Xin trân trọng cảm ơn quý ông/bà!

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2022 tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nội dung liên quan Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu: 267/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Nguyễn Văn Vĩnh
Ngày ban hành: 31/08/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2022 tổ chức gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nội dung liên quan Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…