ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2528/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 05 tháng 9 năm 2018 |
Thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI KIỂM TRA
1. Mục đích
Đôn đốc triển khai có hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị
Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế của các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để kịp thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, đề xuất giải pháp khắc phục.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện hoạt động TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết TTHC.
2. Yêu cầu
Việc kiểm tra phải tiến hành nghiêm túc, khách quan, toàn diện, công khai, minh bạch và không gây trở ngại đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị kiểm tra.
Việc kiểm tra phải thực hiện đúng phạm vi, thẩm quyền, quy trình, phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính và phù hợp với yêu cầu thực tế.
3. Phạm vi kiểm tra
Tình hình, kết quả triển khai thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 06/8/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính tình hình. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 2323/KH-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU; Đề án số 836/ĐA-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách TTHC giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 3766/KH-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh về rà soát, đánh giá TTHC năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tình hình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị theo quy định.
II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
1.1. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
- Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC.
- Công tác đánh giá tác động của TTHC và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định TTHC của cơ quan chủ trì soạn thảo,
- Công tác rà soát, đánh giá TTHC theo Kế hoạch số 3766/KH-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh về rà soát, đánh giá TTHC năm 2018. Việc xử lý vấn đề sau rà soát.
- Công tác công bố, niêm yết công khai TTHC.
- Việc giải quyết TTHC: Tổng số hồ sơ tiếp nhận? (trong đó: Trực tuyến mức độ 3,4?, trực tiếp?, qua dịch vụ bưu chính?). Kết quả giải quyết TTHC: Tổng số hồ sơ đã giải quyết? (trong đó: Trước hạn?, đúng hạn?, quá hạn?. Nguyên nhân quá hạn?). Hồ sơ đang giải quyết?.
- Việc thực hiện quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Kết quả thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 2323/KH-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU; Đề án số 836/ĐA-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2017-2020.
- Mức độ hoàn thành các nội dung trong kế hoạch, đề án; việc xử lý các vấn đề sau triển khai thực hiện.
- Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát TTHC và cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.
1.2. Việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
Việc bố trí cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện và cấp xã.
Việc bố trí các điều kiện vật chất khác để thực hiện giải quyết TTHC.
Tổng số TTHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị được thực hiện theo cơ chế một cửa?
Tổng số TTHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông? (nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện...). Việc phối hợp trong việc giải quyết TTHC liên thông (thuận lợi, khó khăn, vướng mắc...).
Tổng số TTHC được cung cấp thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3,4?
Đánh giá quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.
Tự kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị. Kết quả kiểm tra và việc xử lý các vấn đề đặt ra sau khi tiến hành kiểm tra.
2. Cách thức kiểm tra
- Tại các buổi làm việc theo lịch, Đoàn kiểm tra nghe các đơn vị báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị.
- Xem xét tài liệu liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc về kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Kiểm tra thực tế việc niêm yết TTHC; nội dung, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
+ Đối với các Sở: Kiểm tra thực tế việc niêm yết TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
+ Đối với các huyện: Kiểm tra thực tế việc niêm yết TTHC; nội dung, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại Trung tâm Hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Kiểm tra thực tế việc giải quyết TTHC (mỗi cơ quan, đơn vị, Đoàn kiểm tra sẽ lựa chọn ngẫu nhiên từ 3-5 TTHC và đề nghị cung cấp từ 10-20 bộ hồ sơ giải quyết TTHC để xem xét, đánh giá).
- Trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm tra. Trưởng đoàn kết luận việc kiểm tra tại các đơn vị.
III. THÀNH PHẦN KIỂM TRA, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, MỐC KIỂM TRA, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
1. Thành phần kiểm tra
1.1. Thành phần Đoàn kiểm tra
Giao Văn phòng UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo quy định.
1.2. Thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra
Đối với các Sở: Đại diện lãnh đạo Sở, lãnh đạo một số phòng, ban liên quan, cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.
Đối với các huyện: Đại diện lãnh đạo UBND huyện, cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, Giám đốc Trung tâm Hành chính công hoặc Phó Chánh Văn phòng phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, lãnh đạo các phòng có liên quan.
2. Đối tượng, thời gian kiểm tra
2.1. Đối tượng kiểm tra:
Đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; huyện Thanh Liêm và huyện Duy Tiên (tại các huyện Đoàn kiểm tra lựa chọn kiểm tra từ 3-5 xã, thị trấn).
2.2. Thời gian tiến hành kiểm tra: Dự kiến tháng 9/2018.
(Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra bằng các hình thức phù hợp và thông báo thời gian kiểm tra đến các đơn vị).
3. Mốc kiểm tra: Từ ngày 01/01/2018 đến 30/8/2018.
4. Địa điểm kiểm tra: Tại Trụ sở các đơn vị được kiểm tra.
1. Văn phòng UBND tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra. Thông báo thời gian kiểm tra cụ thể đến các đơn vị. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và phân công nhiệm vụ các thành viên.
- Kết thúc kiểm tra: Đoàn kiểm tra dự thảo thông báo kết quả kiểm tra; Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Văn phòng Chính phủ về kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 tại các đơn vị được kiểm tra.
2. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra
- Xây dựng, gửi báo cáo cho Đoàn kiểm tra chậm nhất trước 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc; đồng thời, chuẩn bị hồ sơ giải quyết TTHC theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Tiếp thu và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra.
Kinh phí thực hiện việc kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam./.
|
CHỦ
TỊCH |
Kế hoạch 2528/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 2528/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Nguyễn Xuân Đông |
Ngày ban hành: | 05/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2528/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chưa có Video