ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thực hiện Quyết định số 63/QĐ-BTP ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố năm 2022 tiếp tục đạt hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung cụ thể sau đây:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần và nội dung nêu tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố.
2. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố về việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian đến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, phổ biến kịp thời và đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống các tầng lớp Nhân dân.
3. Tích cực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để góp phần thực hiện có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Đà Nẵng.
4. Kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; thông qua hoạt động thực thi công vụ kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan.
5. Kế thừa và tiếp tục phát huy kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua; tổng kết thực tiễn để chọn lọc, nhân rộng những mô hình, cách làm có hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
6. Tăng cường cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể của thành phố trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho hoạt động này ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả. Qua đó, nâng cao hiểu biết cho cán bộ và Nhân dân về nội dung các văn bản pháp luật nhằm giúp mọi người nâng cao ý thức, nhận thức rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành và thượng tôn pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố.
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022
- Thời gian thực hiện: Chậm nhất 15 ngày sau ngày ban hành Kế hoạch này.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
a) Nhóm 1: Các văn bản pháp luật liên quan thực hiện “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” của thành phố; các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố.
b) Nhóm 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện Chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố.
c) Nhóm 3: Các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua trong năm 2021 và 2022.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
a) Đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng xa, ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và ngư dân
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
b) Đối với người lao động trong các doanh nghiệp
- Cơ quan chủ trì: Liên đoàn Lao động thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện.
c) Đối với nạn nhân bạo lực gia đình
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.
d) Đối với người khuyết tật
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Người khuyết tật thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.
đ) Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Cơ quan chủ trì: Công an thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường giáo dưỡng số 3 thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an).
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan.
e) Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, người bị phạt tù được hưởng án treo
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Công an thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nẵng, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.
11. Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện.
13. Đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Tham mưu UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố, cụ thể:
a) Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và chủ động tham mưu, đề xuất UBND thành phố triển khai các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch;
b) Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng vi phạm pháp luật (người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, người bị phạt tù được hưởng án treo) và đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật (học sinh bỏ học, thanh thiếu niên hư, đối tượng có biểu hiện sử dụng các chất ma tuý...);
c) Hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện tiến hành rà soát, đánh giá, lựa chọn hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cao để tập trung đầu tư, triển khai nhân rộng;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu giúp UBND thành phố hướng dẫn việc bố trí, sử dụng kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn thành phố theo quy định;
đ) Định kỳ tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm, tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố;
e) Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) đề xuất UBND thành phố khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố
a) Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình theo nội dung tại mục II Kế hoạch này đồng thời gửi Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 về UBND thành phố (thông qua Sở Tư pháp).
b) Xây dựng, bố trí kinh phí hợp lý, đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình theo quy định;
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng kết năm) về kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình cho UBND thành phố (thông qua Sở Tư pháp) để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
3. Trách nhiệm của UBND quận, huyện
a) Trên cơ sở Kế hoạch này và tình hình, đặc điểm của từng địa phương, xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 của địa phương mình, báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Tư pháp);
b) Chủ động tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;
c) Thực hiện việc chi kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng công tác này ở địa phương;
d) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp trong việc vận động, giáo dục quần chúng nhân dân tích cực nghiên cứu tìm hiểu pháp luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả hoạt động của tủ sách pháp luật ở quận, huyện, xã, phường;
đ) Chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương;
e) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, UBND quận, huyện báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Tư pháp) về tình hình, kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương để theo dõi, chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch của UBND thành phố triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Kế hoạch 17/KH-UBND về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 17/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Ngô Thị Kim Yến |
Ngày ban hành: | 21/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 17/KH-UBND về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video