Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 06 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG 03 NĂM (2024-2026)

Căn cứ Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Căn cứ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 31/1/2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Căn cứ Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 07/6/2024 của UBND tỉnh về Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024;

Theo đề xuất của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc,

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 03 năm (2024 - 2026), với các nội dung:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nhằm tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.

- Khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố (DDCI) trong 03 năm 2024- 2026. Trên cơ sở kết quả đánh giá của DDCI các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nhận diện được những điểm mạnh cần phát huy, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế của những lĩnh vực được khảo sát, có giải pháp cải thiện chất lượng điều hành góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số xanh (PGI) cấp tỉnh những năm tiếp theo.

- Thực hiện truyền thông mạnh mẽ về DDCI của Vĩnh Phúc, coi đây là điểm nhấn quan trọng trong nỗ lực triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 và quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (PCI) của tỉnh.

- Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

- Tổng hợp thông tin, tiếp tục tạo nền tảng tương tác giữa cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua mạng xã hội; tạo kênh chủ động tiếp nhận thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp để công tác hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, kịp thời và thiết thực.

2. Yêu cầu:

- Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số của PCI, trên cơ sở áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu tại tỉnh Vĩnh Phúc và có sự tham vấn của chuyên gia PCI và cộng đồng doanh nghiệp trong suốt quá trình xây dựng, triển khai thực hiện.

- Việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, tiêu chí, đối tượng cụ thể, thiết thực về những vấn đề đang được nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện thủ tục hành chính; Phản ánh khách quan tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

- Kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, công khai, minh bạch để báo cáo UBND tỉnh; đồng thời là căn cứ để các Sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan trên địa bàn tỉnh tiếp thu ý kiến đóng góp của nhà đầu tư, doanh nghiệp; từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

- Kết quả khảo sát, điều tra là một trong những căn cứ để xem xét, so sánh chất lượng điều hành của các Sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

II. NỘI DUNG:

1. Phạm vi khảo sát:

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 03 năm từ 2024-2026 và có tương tác hoặc sử dụng Dịch vụ Hành chính công của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong thời kỳ khảo sát, đánh giá.

- Số lượng dự kiến phát phiếu điều tra: Bình quân mỗi năm (giai đoạn 2024-2026) khoảng 4.000 doanh nghiệp (số lượng cụ thể phải đảm bảo có được đầy đủ thông tin chất lượng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu)

2. Cơ quan, đơn vị được đánh giá:

36 cơ quan, đơn vị, gồm: Sở, ban, ngành (27 đơn vị); UBND các huyện, thành phố (09 đơn vị), cụ thể như sau:

- Các Sở, ban, ngành: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài chính, Văn hóa và Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh (Cảnh sát môi trường, Cảnh sát PCCC), Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải Quan Vĩnh Phúc, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Kho bạc Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ngoại vụ, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Vĩnh Phúc, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc.

- UBND các huyện, thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô.

3. Nội dung khảo sát, điều tra:

Các chỉ số thành phần của DDCI trong 03 năm 2024-2026, gồm:

31. Các chỉ số thành phần cấp Sở, ban, ngành

1). Hỗ trợ doanh nghiệp;

2). Thiết chế pháp lý;

3). Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;

4). Chi phí không chính thức;

5). Tính năng động và hiệu lực của hệ thống.

6). Chi phí thời gian;

7). Cạnh tranh bình đẳng;

8). Vai trò người đứng đầu;

9). Chỉ số xanh.

3.2 Các chỉ số thành phần cấp địa phương (huyện, thành phố)

1). Hỗ trợ doanh nghiệp;

2). Thiết chế pháp lý;

3). Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;

4). Chi phí không chính thức;

5). Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất.

6). Chi phí thời gian;

7). Cạnh tranh bình đẳng;

8). Vai trò người đứng đầu;

9). Chỉ số xanh.

- Sử dụng bộ câu hỏi mở để tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng điều hành, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thuận lợi, thông thoáng.

- Phương án tính điểm xếp hạng DDCI: chỉ số DDCI được xác định thông qua tính toán 09 chỉ số thành phần và chuẩn hóa theo thang điểm 100; gắn trọng số và tính điểm DDCI tổng hợp gồm điểm có trọng số của các chỉ số thành phần.

4. Phương pháp khảo sát:

Điều tra, khảo sát kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, hiệu quả trong 03 năm, từ năm 2024-2026 (yêu cầu phải đảm bảo có được đầy đủ thông tin chất lượng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của tỉnh trong từng năm).

5. Tiến độ triển khai hàng năm (2024-2025-2026):

* Năm 2024

- Lập kế hoạch khảo sát DDCI 2024 -2026, trình UBND tỉnh phê duyệt: tháng 6/2024.

- Lập dự toán chi tiết; lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: tháng 6 -7/2024.

- Thuê đơn vị tư vấn lập và thẩm định Hồ sơ mời thầu: tháng 7/2024

- Tổ chức đấu thầu: tháng 8/2024.

- Tập huấn DDCI 2024 tới các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp: tháng 8/2024.

- Hiệu chỉnh bộ công cụ, cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Vĩnh Phúc và rút mẫu: tháng 9/2024.

- Tiến hành khảo sát, tổng hợp phiếu khảo sát, phân tích số liệu và hoàn thiện báo cáo phân tích DDCI: từ tháng 9 -11/2024.

- Tổ chức công bố kết quả DDCI 2024: tháng 12/2024.

* Năm 2025-2026:

- Lập dự toán chi tiết; lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: tháng 6.

- Thuê đơn vị tư vấn lập và thẩm định Hồ sơ mời thầu: tháng 7

- Tổ chức đấu thầu: tháng 8

- Tập huấn DDCI tới các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp: tháng 8

- Hiệu chỉnh bộ công cụ, cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Vĩnh Phúc và rút mẫu: tháng 9

- Tiến hành khảo sát, tổng hợp phiếu khảo sát, phân tích số liệu và hoàn thiện báo cáo phân tích DDCI: từ tháng 9 -11.

- Tổ chức công bố kết quả DDCI: tháng 12

6. Nguồn kinh phí: Từ Ngân sách tỉnh.

Giao Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh xây dựng dự toán kinh phí khảo sát, đánh giá DDCI gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh giao dự toán ngân sách hằng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đơn vị tổ chức thực hiện: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Nhiệm vụ của đơn vị tổ chức thực hiện:

- Chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch cải thiện, nâng cao năng lực, chất lượng điều hành.

- Xây dựng Kế hoạch, lập dự toán kinh phí chi tiết, triển khai đầy đủ các thủ tục để tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn;

- Phối hợp cùng đơn vị tư vấn xây dựng, hoàn thiện bộ câu hỏi và phiếu khảo sát; Thực hiện giám sát độc lập chương trình triển khai khảo sát DDCI; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp đề cao trách nhiệm, khách quan khi tham gia đánh giá phiếu khảo sát.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, tham mưu đề xuất các giải pháp căn cơ, tổng thể, thiết thực để triển khai thực hiện có hiệu quả, cải thiện chỉ số PCI hằng năm.

3. Sở Tài chính:

Đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

4. Sở Nội vụ:

Căn cứ kết quả xếp hạng DDCI hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ gắn với kết quả thi đua hằng năm.

5. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

Thực hiện truyền thông, thông tin rộng rãi các chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung đưa tin, viết bài, xây dựng và đăng tải các bài báo, phóng sự, video có nội dung về PCI, PGI và DDCI để tuyên truyền sâu rộng tới các cơ quan, chính quyền, doanh nghiệp, người dân.

6. Các Sở, ban, ngành địa phương thuộc tỉnh có trách nhiệm:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt việc thực hiện Kế hoạch này đến tất cả các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc.

- Tham gia tập huấn, xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng PCI, PGI, DDCI của cơ quan, ngành, địa phương, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng phục vụ, điều hành.

- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị triển khai khảo sát, đánh giá cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng phục vụ, điều hành của cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc dựa trên bộ chỉ số DDCI của tỉnh nhằm tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ, giúp thủ trưởng đơn vị cái cái nhìn khách quan, toàn diện đối với các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

- Quyết tâm, nỗ lực thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, điều hành trong cơ quan, đơn vị; công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Hàng năm chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về nỗ lực cải thiện Bộ chỉ số DDCI của đơn vị trên các phương tiện truyền thông (website của đơn vị, Đài, Báo; TW, ...) nhằm tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh và cơ quan, địa phương mình.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ, quyết tâm chính trị, quyết tâm đổi mới, thúc đẩy cải cách, nỗ lực cùng cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cải thiện thực chất chất lượng phục vụ, tổ chức điều hành, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Báo VP, Đài PT-TH tỉnh;
- CV NCTH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2024 khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 03 năm (2024-2026)

Số hiệu: 156/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Vũ Việt Văn
Ngày ban hành: 20/06/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2024 khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 03 năm (2024-2026)

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…