ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/KH-UBND |
Sơn La, ngày 06 tháng 7 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 2096/QĐ-UBND ngày 27 tháng 08 năm 2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
1. Mục đích
Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh) nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.
2. Yêu cầu
- Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nhà nước (tên tiếng Anh viết tắt là SIPAS) được xác định bảo đảm phản ánh khách quan, trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của Cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể.
- Việc triển khai thực hiện đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh năm 2020 đảm bảo tuân thủ kế hoạch, phương pháp, nguồn lực được phân bổ và đạt mục tiêu đề ra.
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai;
- Việc xác định Chỉ số SIPAS bảo đảm khoa học, độ tin cậy cao, với chi phí thấp, phù hợp với năng lực của cán bộ, công chức.
- Thông qua Chỉ số SIPAS và các thông tin thu được là căn cứ đề ra giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính.
- Kết quả đo lường sự hài lòng phải được công bố kịp thời, rộng rãi.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, QUY MÔ ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra xã hội học
Là người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công tại 17 sở, ban, ngành; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; 12 UBND cấp huyện (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) trong khoảng thời gian tính từ ngày 01/9/209 đến thời điểm tiến hành điều tra xã hội học.
Đối với Văn phòng UBND tỉnh (cơ quan không cung ứng dịch vụ hành chính công), Sở Ngoại vụ (cơ quan vừa công bố cung ứng dịch vụ hành chính công chưa phát sinh hồ sơ) khảo sát, xin ý kiến các tổ chức, công chức, viên chức đại diện cho các cơ quan, đơn vị có liên hệ công tác đối với sự phục vụ của Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ (xin ý kiến 20 sở, ban, ngành; 12 UBND huyện, thành phố) trong khoảng thời gian tính từ ngày 01/9/2019 đến thời điểm tiến hành điều tra xã hội học.
2. Phạm vi
Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Quy mô điều tra
Tổng số phiếu điều tra: 2.074 phiếu, cụ thể như sau:
- Cấp sở: 874 phiếu
+ Ban Dân tộc, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: 20 phiếu/đơn vị x 03 đơn vị = 60 phiếu.
+ Các sở, ban, ngành còn lại: 50 phiếu/đơn vị x 15 đơn vị = 750 phiếu.
+ Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ: 32 phiếu/đơn vị x 2 đơn vị = 64 phiếu.
- Cấp huyện: 1.200 phiếu.
+ UBND huyện: 50 phiếu/huyện x 12 đơn vị = 600 phiếu;
+ UBND xã: 10 phiếu/xã x 5 xã x 12 đơn vị = 600 phiếu.
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Chọn mẫu điều tra xã hội học
1.1. Đối với các cơ quan, đơn vị có cung ứng dịch vụ hành chính công
1.1.1. Chọn cơ quan hành chính nhà nước và dịch vụ hành chính; phân bổ cỡ mẫu
a) Đối với các sở, ban, ngành: Chọn thống nhất 17 sở, ban, ngành và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Mỗi cơ quan, đơn vị điều tra 02 lĩnh vực/dịch vụ có nhiều giao dịch của người dân và tổ chức (trường hợp không đủ mẫu điều tra, đơn vị có thể chọn từ các lĩnh vực/dịch vụ khác của đơn vị).
b) Đối với các huyện, thành phố: Chọn thống nhất 12 huyện, thành phố, điều tra 02 lĩnh vực/dịch vụ trở lên tại cấp huyện.
Mỗi huyện chọn 5 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), mỗi xã điều tra 02 lĩnh vực/dịch vụ tại cấp xã. Cách chọn xã như sau:
- Chọn mặc định 01 xã là nơi có trụ sở UBND huyện.
- Chọn 02 xã thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại I; chọn 02 xã thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại II và III.
- Lập danh sách các xã được chọn.
c) Phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học đối với mỗi lĩnh vực/dịch vụ: Có Phụ lục 01 kèm theo.
1.1.2. Chọn đối tượng điều tra xã hội học
Số lượng đối tượng điều tra xã hội học đối với mỗi dịch vụ hành chính công như đã phân bổ tại Phụ lục 01.
Đối tượng điều tra xã hội học được chọn theo các bước sau đây:
a) Bước 1: Lập danh sách tổng thể N của mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan.
Trên cơ sở dữ liệu tại Trung tâm hành chính công tỉnh; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các sở, huyện và cấp xã đã chọn để điều tra xã hội học, lập danh sách tất cả người dân, người đại diện tổ chức thuộc đối tượng điều tra xã hội học (sau đây gọi là danh sách tổng thể N). Tất cả danh sách tổng thể N phải được xếp theo vần abc và các cá nhân trong danh sách tổng thể N phải có địa chỉ, số điện thoại để liên lạc.
Lưu ý: Những người dân, người đại diện tổ chức đã giao dịch nhưng chưa nhận kết quả; những người dân, người đại diện tổ chức đã giao dịch trực tuyến và giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2019 đến thời điểm điều tra xã hội học sẽ không đưa vào danh sách tổng thể N do những người này không thuộc đối tượng điều tra xã hội học.
b) Bước 2: Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các đối tượng điều tra xã hội học đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan từ danh sách tổng thể N như sau:
+ Tính khoảng cách k trong mỗi danh sách tổng thể N theo công thức:
Trong đó, N là số người có trong danh sách tổng thể N; n là cỡ mẫu được phân bổ đối với dịch vụ tại Phụ lục 1.
+ Chọn đối tượng điều tra xã hội học đầu tiên:
Trong danh sách tổng thể N, chọn thống nhất người có số thứ tự 02 làm đối tượng điều tra xã hội học đầu tiên. Gọi số thứ tự 02 của đối tượng được chọn là i (i = 02).
+ Chọn các đối tượng điều tra xã hội học còn lại:
Trong danh sách tổng thể N, chọn các đối tượng điều tra xã hội học còn lại là những người có số thứ tự là kết quả của các phép tính: i + 1*k, i + 2*k, i + 3*k, ..., i + (n-1)*k.
Ví dụ: Danh sách tổng thể N của lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường của UBND huyện Mai Sơn là 1.730 người. Cỡ mẫu điều tra xã hội học của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Mai Sơn là 20 người. Cách chọn ngẫu nhiên 20 người này từ danh sách tổng thể N như sau:
Tính khoảng cách mẫu k:
Do thống nhất chọn người có số thứ tự 02 là đối tượng điều tra đầu tiên nên ta có i = 02. Danh sách 20 đối tượng điều tra phải chọn là những người có số thứ tự (trong danh sách tổng thể 1.730 người) là: 02 (đối tượng điều tra thứ 1); 02 + 1 x 86 = 88 (đối tượng điều tra thứ 2); 02 + 2 x 86 = 174 (đối tượng điều tra thứ 3); 02 + 3 x 86 = 260 (đối tượng điều tra thứ 4); ... và 02 + (20-1) x 86 = 1.636 (đối tượng điều tra thứ 20). Như vậy, danh sách 20 người được chọn có số thứ tự là: 02, 88, 174, 260, ..., 1.636
- Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan:
Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan bao gồm các đối tượng điều tra xã hội học đã được chọn ở trên. Danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức phải có thông tin về địa chỉ nơi ở, số điện thoại của đối tượng điều tra xã hội học.
Lưu ý: trường hợp không đủ mẫu điều tra xã hội học theo quy định thì số lượng mẫu điều tra chính thức được xác định bằng số lượng người dân, tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công tại cơ quan, đơn vị đến thời điểm điều tra.
c) Bước 3: Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan
Sau khi đã chọn danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức ở bước 2, chọn người dân, người đại diện tổ chức trong danh sách tổng thể N còn lại với số lượng bằng 50% cỡ mẫu đã phân bổ đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan. Các đối tượng điều tra xã hội học được chọn ở đây được sử dụng để lập danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan.
Việc chọn mẫu và lập danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng được thực hiện tương tự như chọn mẫu và lập danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức.
d) Bước 4: lập danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức và dự phòng (theo hướng dẫn của Sở Nội vụ)
1.1.3. Trách nhiệm lập danh sách tổng thể N và chọn mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng
a) Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm:
- Lập danh sách tổng thể N của mỗi dịch vụ theo hướng dẫn tại Bước 1, điểm 1.2, khoản 1, Mục III.
- Chọn mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng theo hướng dẫn tại Bước 2, 3, điểm 1.2, khoản 1, Mục III.
- Gửi kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng về Sở Nội vụ tổng hợp.
b) Sở Nội vụ tổng hợp danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng, gửi Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La, Hội cựu chiến binh tỉnh giám sát; gửi Bưu điện tỉnh điều tra theo kế hoạch.
1.2. Đối với các cơ quan, đơn vị không cung ứng dịch vụ hành chính công (Văn phòng UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ); không phải chọn mẫu điều tra.
2.1. Đối với các cơ quan, đơn vị có cung ứng dịch vụ hành chính công
- Phiếu điều tra xã hội học gồm hai loại: Phiếu áp dụng đối với người dân và phiếu áp dụng đối với tổ chức.
- Phiếu điều tra xã hội học có bố cục và nội dung như sau:
+ Phần thông tin chung, gồm: Mục đích của điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh; hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi; thông tin cá nhân người dân/tổ chức.
+ Phần câu hỏi, gồm: Các câu hỏi về quá trình giao dịch và kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; các câu hỏi về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; câu hỏi về sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước.
2.2. Đối với các cơ quan, đơn vị không cung ứng dịch vụ hành chính công
Có bố cục và nội dung như sau:
- Phần thông tin chung, gồm: Mục đích của điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh; hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi; thông tin cá nhân người dân/tổ chức.
- Phần câu hỏi, gồm: các câu hỏi về mức độ hài lòng của tổ chức đối với việc phối hợp, xử lý công việc của công chức; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; sự mong muốn của các tổ chức đối với việc nâng cao chất lượng phục vụ của Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ.
3. Phương thức điều tra xã hội học và xử lý phiếu điều tra xã hội học
- Năm 2020 sử dụng phương thức điều tra xã hội học: Phát phiếu điều tra xã hội học trực tiếp đến người dân, tổ chức để trả lời.
- Hợp đồng với Bưu điện tỉnh Sơn La để triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng: lựa chọn đội ngũ điều tra viên, cộng tác viên trực thuộc Bưu điện tỉnh Sơn La trực tiếp triển khai công tác điều tra xã hội học (phát, thu phiếu, thanh toán tiền trả lời phiếu điều tra xã hội học của người dân, tổ chức được điều tra).
- Hợp đồng với đơn vị chuyên môn nhập dữ liệu từ phiếu điều tra lên phần mềm; thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, các thông tin được đánh giá trong phiếu điều tra.
- Giám sát quá trình triển khai kế hoạch đo lường sự hài lòng, việc phát, thu phiếu; việc nhập dữ liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra xã hội học để bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, minh bạch.
- Tháng 8/2020: Ký kết Hợp đồng triển khai Kế hoạch đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020 giữa Sở Nội vụ với Bưu điện tỉnh Sơn La về điều tra, khảo sát ở các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Lập danh sách tổng thể N của mỗi dịch vụ; chọn mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng của mỗi cơ quan. Lập danh sách điều tra viên, cộng tác viên. Xây dựng và in các Mẫu phiếu điều tra. Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, cộng tác viên.
- Tháng 9/2020: Tổ chức tiến hành điều tra, khảo sát ở các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Tháng 10/2020: Giám sát, phúc tra việc điều tra xã hội học. Ký kết Hợp đồng triển khai Kế hoạch đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020 giữa Sở Nội vụ, với đơn vị nhập dữ liệu từ phiếu điều tra lên phần mềm. Làm sạch phiếu điều tra; tiến hành nhập dữ liệu từ phiếu điều tra lên phần mềm thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, các thông tin được đánh giá trong phiếu khảo sát. Giám sát việc nhập dữ liệu, tổng hợp phân tích dữ liệu điều tra xã hội học;
- Tháng 11/2020: Xây dựng Báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020; giám sát việc xây dựng Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính năm 2020.
- Tháng 12/2020: Công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020; đánh giá, rút kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công.
- Kinh phí triển khai đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020 được giao về Sở Nội vụ theo Quyết định số 2096/QĐ-UBND ngày 27/08/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Đề án Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai áp dụng đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố lập danh sách tất cả người dân, người đại diện tổ chức thuộc đối tượng điều tra xã hội học; hướng dẫn việc chọn mẫu điều tra xã hội học.
- Xây dựng Phiếu điều tra xã hội học; cung cấp đầu mối liên lạc, thông tin về quá trình và kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học để Bưu điện tỉnh triển khai phát, thu phiếu điều tra xã hội học; đồng thời để Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh giám sát.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La, Hội cựu chiến binh tỉnh giám sát việc nhập dữ liệu, tổng hợp phân tích dữ liệu điều tra xã hội học; việc thanh toán tiền trả lời phiếu điều tra xã hội học cho người dân, người đại diện tổ chức do điều tra viên thực hiện và phúc tra kết quả điều tra xã hội học; thông tin, tuyên truyền về việc triển khai đo lường sự hài lòng và kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020.
- Xây dựng dự toán ngân sách đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh năm 2020 gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Hợp đồng với các đơn vị để triển khai khảo sát điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh; nhập dữ liệu, tổng hợp phân tích dữ liệu điều tra xã hội học.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh và tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Chỉ số SIPAS năm 2020.
2. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh
- Phối hợp với Sở Nội vụ giám sát quá trình phát, thu phiếu điều tra xã hội học; việc thanh toán tiền trả lời phiếu điều tra xã hội học cho người dân, người đại diện tổ chức do điều tra viên thực hiện và phúc tra kết quả điều tra xã hội học (20% số lượng người dân, tổ chức trong danh sách điều tra thông qua hình thức gọi điện thoại trực tiếp).
- Giám sát việc công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020.
- Thông tin, tuyên truyền về việc triển khai đo lường sự hài lòng và kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch; hướng dẫn việc thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
- Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện kế hoạch đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh năm 2020.
- Lập danh sách tất cả người dân, người đại diện tổ chức thuộc đối tượng điều tra xã hội học theo hướng dẫn của Sở Nội vụ; tổ chức còn mẫu điều tra xã hội học theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Hỗ trợ các điều tra viên trong quá trình tiến hành khảo sát tại cơ quan, đơn vị (khi điều tra viên có yêu cầu).
- UBND các huyện, thành phố bố trí Phòng Nội vụ làm đầu mối liên lạc trong quá trình tiến hành việc khảo sát đo lường sự hài lòng tại địa phương.
5. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Nội vụ triển khai kế hoạch đo lường sự hài lòng quy mô cấp tỉnh năm 2020 đảm bảo chất lượng, tiến độ.
6. Báo Sơn La, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh
Tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong việc cung cấp thông tin, tham gia điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng; trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong tham gia triển khai đo lường sự hài lòng trên các chuyên mục, chuyên trang về cải cách hành chính.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN
BỔ CỠ MẪU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI MỖI LĨNH VỰC/DỊCH VỤ
(Kèm
theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 06 tháng 7 năm
2020
của
Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La)
TT |
Tên cơ quan hành chính nhà nước |
Lĩnh vực/Dịch vụ |
Cỡ mẫu (phiếu) |
Ghi chú |
|
|
|
||
1 |
Sở Nội vụ |
Cán bộ, công chức, viên chức |
30 |
|
Thi đua - Khen thưởng |
20 |
|
||
2 |
Sở Tài chính |
Tin học và thống kê |
30 |
|
Lĩnh vực giải quyết các khoản chi thường xuyên |
20 |
|
||
3 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Đăng ký Doanh nghiệp |
30 |
|
Đầu tư tại Vệt Nam |
20 |
|
||
4 |
Sở Xây dựng |
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế cơ sở |
30 |
|
Cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép công trình xây dựng |
20 |
|
||
5 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Lĩnh vực đất đai |
30 |
|
Môi trường |
20 |
|
||
6 |
Sở Tư pháp |
Cấp phiếu lý lịch tư pháp |
40 |
|
Lĩnh vực công chứng |
10 |
|
||
7 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Văn hóa |
40 |
|
Thể dục, thể thao; du lịch |
10 |
|
||
8 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Chăn nuôi và Thú y |
30 |
|
Trồng trọt và bảo vệ thực vật |
20 |
|
||
9 |
Sở Giao thông vận tải |
Cấp giấy phép lái xe |
30 |
|
Quản lý vận tải |
20 |
|
||
10 |
Sở Công thương |
Xúc tiến thương mại |
30 |
|
An toàn thực phẩm |
20 |
|
||
11 |
Sở Y tế |
Khám chữa bệnh |
30 |
|
Dược - Mỹ phẩm |
20 |
|
||
12 |
Sở Giáo dục và đào tạo |
Giáo dục và Đào tạo |
30 |
|
Hệ thống văn bằng chứng chỉ |
20 |
|
||
13 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Xuất bản - in - phát hành |
30 |
|
Báo chí |
20 |
|
||
14 |
Sở Lao động, TB&XH |
Lao động - tiền lương - quan hệ lao động |
30 |
|
Người có công |
20 |
|
||
15 |
Thanh tra tỉnh |
Tiếp công dân |
30 |
|
Xử lý đơn |
20 |
|
||
16 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
An toàn bức xạ hạt nhân |
40 |
|
Hoạt động Khoa học và Công nghệ |
10 |
|
||
17 |
Ban Dân tộc tỉnh |
Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số |
10 |
|
Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số |
10 |
|
||
18 |
Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh |
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
10 |
|
Cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư |
10 |
|
||
19 |
Sở Ngoại vụ |
|
32 |
|
20 |
Văn phòng UBND tỉnh |
|
32 |
|
|
|
|
||
1 |
Thành phố Sơn La |
|
|
|
1.1 |
UBND Thành phố Sơn La |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
1.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
2 |
Huyện Mai Sơn |
|
|
|
2.1 |
UBND huyện Mai Sơn |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
2.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
3 |
Huyện Thuận Châu |
|
|
|
3.1 |
UBND huyện Thuận Châu |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
3.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
4 |
Huyện Phù Yên |
|
|
|
4.1 |
UBND huyện Phù Yên |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
4.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
5 |
Huyện Bắc Yên |
|
|
|
5.1 |
UBND huyện Bắc Yên |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
5.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
6 |
Huyện Quỳnh Nhai |
|
|
|
6.1 |
UBND huyện Quỳnh Nhai |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
6.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
7 |
Huyện Quỳnh Nhai |
|
|
|
7.1 |
UBND huyện Mộc Châu |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
7.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
8 |
Huyện Yên Châu |
|
|
|
8.1 |
UBND huyện Yên Châu |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
8.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
9 |
Huyện Sông Mã |
|
|
|
9.1 |
UBND huyện Sông Mã |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
9.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
10 |
Huyện Sốp Cộp |
|
|
|
10.1 |
UBND huyện Sốp Cộp |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
10.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
11 |
Huyện Mường La |
|
|
|
11.1 |
UBND huyện Mường La |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
11.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
||
12 |
Huyện Vân Hồ |
|
|
|
12.1 |
UBND huyện Vân Hồ |
Tài nguyên - Môi trường |
30 |
|
Tư pháp - Hộ tịch |
20 |
|
||
12.2 |
UBND cấp xã (5 xã, mỗi xã 10 phiếu) |
Tư pháp - Hộ tịch |
05 |
|
Lao động - TBXH |
05 |
|
Kế hoạch 148/KH-UBND về Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
Số hiệu: | 148/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 06/07/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 148/KH-UBND về Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
Chưa có Video