ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 29 tháng 8 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” (sau đây viết tắt là Đề án) và Công văn số 7735/VPCP-KSTT ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
a) Góp phần đảm bảo việc thực hiện Đề án được thống nhất, đồng bộ, tiến tới đơn giản hóa chế độ báo cáo trên phạm vi toàn thành phố;
b) Giảm gánh nặng hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
2. Yêu cầu:
a) Việc thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ thời gian;
b) Kết quả phải cụ thể, rõ ràng để từ đó thực hiện cắt giảm tối thiểu 20% số lượng báo cáo định kỳ chưa phù hợp.
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
a) Đối tượng thực hiện:
Các cơ quan nhà nước thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
b) Phạm vi thực hiện:
Các báo cáo, chế độ báo cáo theo ngành, lĩnh vực đang thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện (bao gồm báo cáo giấy và báo cáo điện tử) được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc báo cáo của các tổ chức, cá nhân gửi tới cơ quan nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định.
2. Nội dung thực hiện:
a) Hệ thống hóa chế độ báo cáo:
- Cách thức thực hiện: Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định, các cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện hệ thống, lập Danh mục báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực mình phụ trách (theo Phụ lục I, Phụ lục II) gửi về Sở Tư pháp tổng hợp;
- Thời gian thực hiện: Từ nay đến ngày 25 tháng 9 năm 2017;
- Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Danh mục báo cáo định kỳ do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố quy định.
b) Rà soát và xây dựng Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo:
- Cách thức thực hiện:
Trên cơ sở Danh mục báo cáo đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, căn cứ vào sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá, rà soát các quy định về báo cáo. Từ đó, xây dựng Phương án nhằm đơn giản hóa chế độ báo cáo theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% số lượng báo cáo định kỳ chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, tránh trùng lặp, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện báo cáo, cụ thể:
+ Về sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo cần được rà soát, đánh giá sự cần thiết phải duy trì hay không trên cơ sở xác định rõ nội dung thông tin của báo cáo; mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành mà thông tin báo cáo hướng tới hoặc có thể lấy được thông tin từ nguồn khác;
+ Về tính hợp lý của chế độ báo cáo:
Tên báo cáo, nội dung các yêu cầu cung cấp thông tin trong báo cáo phù hợp với mục tiêu và phạm vi quản lý; hình thức báo cáo phù hợp với nội dung báo cáo (Ví dụ: Báo cáo số liệu cần được thể hiện dưới dạng bảng, biểu số liệu để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, logic; không chỉ mô tả bằng lời).
Nội dung thông tin trong báo cáo không trùng lặp với nội dung báo cáo khác.
Đối tượng thực hiện báo cáo có chức năng, nhiệm vụ phù hợp để đảm bảo cung cấp được thông tin báo cáo một cách chính xác, đầy đủ.
Các yêu cầu báo cáo rõ ràng, thống nhất về số liệu và đơn vị tính (nếu có); có mẫu đề cương báo cáo, mẫu biểu báo cáo (nếu cần) và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể cho từng đối tượng thực hiện báo cáo để thống nhất thực hiện (Ví dụ: Trường hợp thành phố yêu cầu báo cáo mà số liệu cần được tổng hợp từ cấp huyện, cấp xã thì cần hướng dẫn cụ thể mẫu đề cương báo cáo, mẫu biểu báo cáo mà cấp huyện, cấp xã cần thực hiện). Nội dung mẫu đề cương cần có: những vấn đề cần tập trung báo cáo, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Tần suất báo cáo được giảm tối đa (Ví dụ: Đối với các báo cáo định kỳ hàng tháng, nếu yêu cầu quản lý hiện tại không thực sự cần thiết phải có thông tin cập nhật theo tháng thì đề xuất xây dựng phương án giảm tần suất báo cáo theo quý hoặc 6 tháng hoặc 1 năm).
Thời điểm gửi báo cáo và thời điểm chốt số liệu báo cáo phù hợp, đảm bảo các đối tượng thực hiện báo cáo có đủ thời gian cần thiết để thu thập, xử lý thông tin và xây dựng báo cáo.
Để bảo đảm đồng bộ, thống nhất về số liệu, tạo điều kiện tích hợp, chia sẻ thông tin và giảm gánh nặng thực hiện báo cáo, căn cứ vào yêu cầu quản lý của từng ngành, lĩnh vực, các cơ quan chủ động đề xuất quy định theo hướng giảm thiểu tối đa về thời điểm chốt số liệu giữa các báo cáo thuộc một ngành, lĩnh vực và giữa báo cáo thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau. Trường hợp cho phép, đề xuất xây dựng phương án hợp nhất nội dung nhiều báo cáo thành một báo cáo duy nhất nhằm giảm số lượng báo cáo, góp phần đáp ứng mục tiêu cắt giảm tối thiểu 20% số lượng báo cáo theo yêu cầu.
Trên cơ sở thời gian chốt số liệu này, trong quá trình xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ quy định thời gian cụ thể các đối tượng phải gửi báo cáo, bảo đảm có đủ thời gian cần thiết, hợp lý cho các đối tượng này tiến hành thu thập, xử lý thông tin và xây dựng báo cáo.
+ Về tính hợp pháp của chế độ báo cáo:
Xác định rõ chế độ báo cáo được quy định tại văn bản nào và nội dung văn bản đó có phù hợp với thẩm quyền ban hành.
Quy định báo cáo trong văn bản hiện hành có chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
Công tác rà soát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục III.
- Thời gian thực hiện:
+ Các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gửi kết quả rà soát (Phụ lục số III) về Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 01 năm 2018;
+ Sở Tư pháp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố lấy ý kiến Bộ, ngành, tổ chức có liên quan trước ngày 31 tháng 01 năm 2018;
+ Sau khi có ý kiến của Bộ, ngành, tổ chức liên quan, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan thống nhất, hoàn thiện Phương án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Tổ chức thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo:
- Cách thức thực hiện: Trên cơ sở Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện các Phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (nếu có);
- Thời hạn hoàn thành: Tháng 12 năm 2018;
- Kết quả thực hiện: Quyết định quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo trên địa bàn thành phố.
3. Kinh phí triển khai:
Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước. Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện căn cứ vào nội dung nhiệm vụ để dự toán kinh phí cụ thể cho việc thực hiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của sở, ban, ngành thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại Kế hoạch này;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch này theo từng giai đoạn.
3. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ có liên quan theo hướng dẫn của Sở Tư pháp;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch này theo từng giai đoạn;
d) Bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” trên địa bàn thành phố Cần Thơ; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, sở, ban, ngành và địa phương báo cáo về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.
(Đính kèm Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III)
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
STT |
Tên báo cáo |
Nội dung báo cáo |
VB quy định báo cáo |
Ngành, lĩnh vực |
Hình thức thực hiện báo cáo |
Cơ quan nhận báo cáo |
Cơ quan thực hiện báo cáo |
Tên cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát, xây dựng PA ĐGH |
|||
BC giấy (Đánh dấu X nếu yêu cầu BC giấy) |
BC qua Hệ thống phần mềm (Ghi rõ địa chỉ truy cập) |
|
Thành phố |
Cấp huyện |
Cấp xã |
|
|||||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN GHI BIỂU
Cột (1): Ghi tên báo cáo.
Cột (2): Ghi tóm tắt nội dung yêu cầu báo cáo.
Cột (3): Ghi cụ thể điều, khoản yêu cầu báo cáo; số văn bản và ngày tháng năm ban hành văn bản, cơ quan ban hành ở cấp cao nhất về yêu cầu báo cáo.
Cột (4): Báo cáo thuộc ngành, lĩnh vực nào ghi rõ và thống nhất cách ghi trong cùng một ngành với nhau.
Cột (5) và (6): Trường hợp nếu yêu cầu báo cáo giấy thì đánh dấu X vào cột số (5), trường hợp yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì ghi rõ tên địa chỉ truy cập phần mềm vào cột (6). Trường hợp vừa yêu cầu báo cáo giấy, vừa yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì điền đầy đủ thông tin vào cả 2 cột (5) và (6).
Cột (7): Ghi rõ tên cơ quan nhận báo cáo để tổng hợp cuối cùng.
Cột (8), (9), (10): Trường hợp yêu cầu thông tin báo cáo từ cơ quan thuộc cấp nào thì ghi rõ tên cơ quan tương ứng với từng cấp.
Cột (11): Ghi rõ tên sở, ban, ngành... chịu trách nhiệm chủ trì rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa.
STT |
Tên báo cáo |
Nội dung báo cáo |
VB quy định báo cáo |
Ngành, lĩnh vực |
Hình thức thực hiện báo cáo |
Cơ quan nhận báo cáo |
Đối tượng thực hiện báo cáo |
Tên cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát, xây dựng PA ĐGH |
||
BC giấy (Đánh dấu X nếu yêu cầu BC giấy) |
BC qua Hệ thống phần mềm (Ghi rõ địa chỉ truy cập) |
|
Cá nhân |
Tổ chức |
|
|||||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN GHI BIỂU
Cột (1): Ghi tên báo cáo.
Cột (2): Ghi tóm tắt nội dung yêu cầu báo cáo.
Cột (3): Ghi cụ thể điều, khoản yêu cầu báo cáo; số văn bản và ngày tháng năm ban hành văn bản, cơ quan ban hành ở cấp cao nhất về yêu cầu báo cáo.
Cột (4): Báo cáo thuộc ngành, lĩnh vực nào ghi rõ và thống nhất cách ghi trong cùng một ngành với nhau.
Cột (5) và (6): Trường hợp nếu yêu cầu báo cáo giấy thì đánh dấu X vào cột số (5), trường hợp yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì ghi rõ tên địa chỉ truy cập phần mềm vào cột (6). Trường hợp vừa yêu cầu báo cáo giấy, vừa yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì điền đầy đủ thông tin vào cả 2 cột (5) và (6).
Cột (7): Ghi rõ tên cơ quan nhận báo cáo để tổng hợp cuối cùng.
Cột (8), (9): Trường hợp yêu cầu thông tin báo cáo từ phía người dân hay doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác như: tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, hội, hiệp hội.... thì đánh dấu X vào ô tương ứng.
Cột (10): Ghi rõ tên Sở, ban, ngành... chịu trách nhiệm chủ trì rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa.
SỞ, BAN, NGÀNH THÀNH PHỐ/UBND QUẬN, HUYỆN/UBND CẤP XÃ
BIỂU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
A. THÔNG TIN CHUNG |
|
1. Tên báo cáo |
|
2. Lĩnh vực |
|
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá |
|
B. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO |
|
I. TÍNH CẦN THIẾT CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO |
|
1. Mục tiêu của cơ quan hành chính nhà nước khi quy định chế độ báo cáo là gì? |
.............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
2. Báo cáo có đáp ứng được mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước không? |
Có □ Không □ Nếu không, đề nghị nêu lý do: .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
3. Các thông tin yêu cầu báo cáo có thể lấy từ nguồn khác không? |
Có □ Không □ Nếu có, lấy từ nguồn nào:..................................................................... .............................................................................................................. |
4. Có cần thiết duy trì chế độ báo cáo này không? |
Có □ Không □ Nếu Có thì trả lời các câu hỏi tiếp theo. Nếu không, dừng tại đây. |
II. TÍNH HỢP LÝ CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO |
|
1. Tên báo cáo |
|
1.1. Tên báo cáo đã được quy định rõ ràng, thống nhất trong các văn bản không? |
Có □ Không □ - Nếu không, đề xuất hướng xử lý:........................................................ ............................................................................................................... |
1.2. Tên chế độ báo cáo có phù hợp với nội dung yêu cầu báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp:................... ............................................................................................................... |
2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo |
|
2.1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo có được quy định rõ ràng không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi: ............................................................................................................... |
2.2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo có thống nhất với các báo cáo trong lĩnh vực khác mà bộ, ngành, địa phương đang quản lý không? |
Có □ Không □ (i) Nếu Không, có thể thống nhất thời điểm chốt số liệu giữa các lĩnh vực trong Bộ, tỉnh được không? Có □ Không □ (ii) Nếu có, đề xuất thời điểm chốt số liệu cho từng kỳ báo cáo:.......... .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
3. Thời điểm gửi báo cáo |
|
3.1. Có quy định thời điểm gửi rõ ràng cho từng đối tượng báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi:.................................................... ............................................................................................................. |
3.2. Quy định về thời điểm gửi báo cáo có đủ thời gian cho cơ quan các cấp tổng hợp báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi:.................................................... ............................................................................................................. .............................................................................................................. |
3.3. Có thể quy định thống nhất thời điểm gửi báo cáo cho từng đối tượng báo cáo trong cùng ngành, lĩnh vực, địa phương hay không? |
Có □ Không □ - Nếu Có, đề xuất thời điểm cụ thể:...................................................... - Nếu Không, đề nghị nêu lý do:........................................................... ............................................................................................................. .............................................................................................................. |
4. Hình thức báo cáo |
|
4.1. Báo cáo thực hiện theo hình thức nào? |
1. Báo cáo giấy: □ 2. Báo cáo qua phần mềm điện tử: □ Trường hợp chưa quy định hình thức báo cáo qua phần mềm điện tử, cần đề xuất phương án sửa đổi cho phép áp dụng cả 2 hình thức là báo cáo giấy và báo cáo qua phần mềm điện tử. |
5. Nội dung báo cáo |
|
5.1. Có yêu cầu rõ ràng về các thông tin cần báo cáo không? |
Có □ Không □ (i) Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung:.................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... |
5.2. Các nội dung báo cáo có thể đơn giản hóa được không? |
Có □ Không □ Nếu Có, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung:............................................ ............................................................................................................... ............................................................................................................... |
5.3. Có nội dung trùng lặp với các chế độ báo cáo khác không? |
Có □ Không □ Nếu Có, đề xuất hướng đơn giản hóa:.................................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... |
5.4. Nội dung yêu cầu báo cáo có phù hợp với đối tượng phải thực hiện báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu không, đề xuất hướng xử lý:.......................................................... ................................................................................................................ ............................................................................................................. |
6. Đề cương báo cáo, mẫu bảng biểu số liệu báo cáo |
|
6.1. Chế độ báo cáo có quy định về mẫu biểu số liệu BC không? |
Có □ Không □ Nếu Có, mẫu biểu số liệu có phù hợp với nội dung báo cáo, thuận tiện để tổng hợp số liệu không? Có □ Không □ Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung:...................................... .............................................................................................................. |
6.2. Chế độ báo cáo có quy định mẫu Đề cương báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu Không, cần đề xuất phương án ban hành Đề cương báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hệ thống. |
6.3. Đề cương, mẫu bảng biểu số liệu báo cáo có chứa các thông tin không cần thiết không? |
Có □ Không □ Nếu Có, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung:............................................ ............................................................................................................... |
6.4. Số liệu yêu cầu báo cáo có trùng lặp với số liệu tại báo cáo khác không? |
Có □ Không □ Nếu Có, tỷ lệ trùng lặp là bao nhiêu %:................................................. ............................................................................................................... |
6.5. Đề cương, mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo có được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng xử lý:......................................................... |
6.6. Mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo có được hướng dẫn điền rõ ràng, dễ hiểu không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng xử lý: .............................................................................................................. |
7. Đối tượng phải thực hiện báo cáo |
|
7.1. Đối tượng thực hiện báo cáo có được quy định rõ ràng, cụ thể không? |
Có □ Không □ Nếu Không, đề xuất hướng xử lý:......................................................... .............................................................................................................. |
7.2. Có thể giảm bớt đối tượng phải thực hiện báo cáo không? |
Có □ Không □ Nếu Có, đề nghị nêu cụ thể:................................................................. Nếu Không, đề nghị nêu lý do:............................................................. |
8. Tần suất thực hiện báo cáo trong năm |
|
8.1. Tần suất báo cáo |
Số lần: …………/năm Kỳ báo cáo: □ Tháng □ Quý □ 6 tháng □ Năm □ Khác Điều, khoản, điểm văn bản quy định: …………………….. |
8.2. Có thể giảm tần suất thực hiện báo cáo không? |
Có □ Không □ (Nếu Có. Đề xuất tần suất là bao nhiêu lần/năm:............................................... |
III. TÍNH HỢP PHÁP CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO |
|
1. Báo cáo được quy định ở văn bản nào? Có phải Văn bản quy phạm pháp luật không? |
............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ |
2. Cơ quan yêu cầu báo cáo có đúng thẩm quyền không? |
Có □ Không □ Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp:................ ............................................................................................................ |
3. Quy định về báo cáo trong văn bản hiện hành có chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không? |
Có □ Không □ Nếu có, đề nghị chỉ ra văn bản chồng chéo (cụ thể đến điều, điểm, khoản nếu đó là văn bản quy phạm pháp luật):.. ............................................................................................................ ............................................................................................................ |
IV. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO |
|
□ Bãi bỏ chế độ BC Lý do bãi bỏ:...................................................................................................................... .......................................................................................................................................... □ Duy trì chế độ báo cáo hiện hành Lý do duy trì:..................................................................................................................... .......................................................................................................................................... □ Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ BC Nội dung sửa đổi bổ sung cụ thể: - Tên báo cáo:................................................................................................................... - Thời điểm chốt số liệu báo cáo:...................................................................................... - Thời điểm gửi báo cáo:................................................................................................... - Hình thức báo cáo:......................................................................................................... - Nội dung báo cáo:........................................................................................................... - Đề cương báo cáo:......................................................................................................... - Mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo:...................................................................................... - Đối tượng phải thực hiện báo cáo:.................................................................................. - Tần suất báo cáo:............................................................................................................ - Gộp vào báo cáo khác (nêu cụ thể tên báo cáo được gộp): |
Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2017 thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu: | 133/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ |
Người ký: | Võ Thành Thống |
Ngày ban hành: | 29/08/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2017 thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chưa có Video