UBND TP HÀ NỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/KH-BCĐ 130/TP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ có đã Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp đó ngày 26/10/2011, Ban chỉ đạo 130/CP của Chính phủ có kế hoạch số 191/KH-BCĐ 130/CP triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình 130/CP của Chính phủ về phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 130/TP của thành phố Hà Nội có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CỦA CÁC ĐỀ ÁN:
- Tổ chức nghiên cứu và phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người từ nay đến năm 2015 đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân để tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm cơ bản tội phạm mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp, phát huy mọi khả năng để phòng ngừa, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, từng bước kiềm chế và làm giảm cơ bản tội phạm mua bán người vào năm 2015, kiên quyết không để xảy ra bất ngờ.
- Quá trình thực hiện phải tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách quyết liệt, thiết thực, phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Đề án của Chương trình và giữa các ngành chức năng có liên quan để tạo thế đồng bộ, hiệu quả, triệt để trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
2.1. Đề án 1: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2013 đạt 85% và năm 2015 đạt 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người được chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phường, thị trấn.
- Đến năm 2013 đạt 75% và năm 2015 đạt 100% cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Đến năm 2013, 100% cấp thành phố có ít nhất 10 báo cáo viên, cấp quận, huyện, thị xã có ít nhất 05 báo cáo viên cấp xã có ít nhất 10 tuyên truyền viên.
- Đến năm 2013 đạt 70% và năm 2015 đạt 85% người dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người cũng như chính sách pháp luật có liên quan.
- 100% phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính có kiến thúc, kỹ năng viết và đưa tin về phòng, chống mua bán người.
- Hàng năm, tỷ lệ số vụ người dân trình báo với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về các trường hợp có dấu hiệu phạm tội mua bán người tăng ít nhất 10% so với năm trước.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu Đề án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Tiểu Đề án 2: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.
2.2. Đề án 2: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố Hà Nội.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn.
- Hàng năm, 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại và 100% trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh làm rõ theo luật định.
- Hàng năm, tỷ lệ phát hiện, điều tra, truy tố các vụ án mua bán người tăng ít nhất 2%.
- Hàng năm, tỷ lệ xét xử vụ án mua bán người đạt 95% trên tổng số vụ án phải đưa ra xét xử.
- Hàng năm, 100% bản án tuyên phạt tội phạm mua bán người có hiệu lực đảm bảo nghiêm minh và không oan sai.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu đề án 1: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố Hà Nội.
- Tiểu đề án 2: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo.
- Tiểu đề án 3: Nâng cao hiệu quả công tác truy tố và xét xử tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội.
2.3. Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các trường hợp đã tiếp nhận phải được tiến hành các thủ tục để xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- 100% các trường hợp sau khi xác định là nạn nhân được hỗ trợ chế độ theo quy định.
- 100% nạn nhân có nhu cầu được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước.
- Đến năm 2015, các tỉnh, thành phố trọng điểm đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu Đề án 1: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân. Cơ quan chủ trì thực hiện; Công an Thành phố Hà Nội.
- Tiểu Đề án 2: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.4. Đề án 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố Hà Nội.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các văn bản hướng dẫn phải được ban hành và thực hiện sau khi Luật Phòng, chống mua bán người có hiệu lực thi hành.
- Đến năm 2012 hoàn thành hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; rà soát, kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người đã ban hành được theo dõi và đánh giá hiệu quả thi hành.
- Hoàn thiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn và tổ chức triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người bổ sung cho Công ước.
2.5. Đề án 5: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố Hà Nội.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được tổ chức triển khai thực hiện và có cơ chế theo dõi giám sát.
- Hàng năm, tăng ít nhất 5% tỷ lệ phối hợp giải quyết các vụ việc mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
- 100% các dự án hợp tác quốc tế tài trợ hoặc hỗ trợ đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
- Đến năm 2013 xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống tội phạm mua bán người ít nhất với 02 nước và đến năm 2015 với 05 nước.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn xã hội, với các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người bằng nhiều hình thức thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi, vùng, miền hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị mua bán. Lồng ghép nội dung Chương trình 130/CP với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình 138/CP, Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới ”, cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa ở khu dân cư", xây dựng văn hóa người Hà Nội, phong trào “toàn dân tham gia tố giác tội phạm ”...
2. Tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, điều tra khám phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm có tổ chức, liên quan nước ngoài. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa xã hội xác định các địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt việc nắm tình hình, kể cả các khu vực biên giới và các tỉnh có liên quan. Tổ chức điều tra cơ bản, rà soát tình hình phụ nữ, trẻ em bị mua bán và số đối tượng có liên quan đến tội phạm mua bán người để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh sát hợp. Phát hiện kịp thời, điều tra, xử lý triệt để tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn thành phố. Không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn về mua bán người.
3. Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ có hiệu quả với những phụ nữ, trẻ em hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu, đề xuất kịp thời việc bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, quy định về tiếp đón, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm giúp đỡ những nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
4. Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị, bổ sung các văn bản có tính pháp quy về phòng, chống mua bán người; thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ các cơ quan hành pháp và tư pháp về công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người.
5. Tổ chức chỉ đạo triển khai có hiệu quả các Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhất là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người.
1. Công an Thành phố Hà Nội: (là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình 130/CP và chủ trì triển khai thực hiện)
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo Chương trình 130/TP của Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 đến các sở, ban, ngành có liên quan. Trong từng giai đoạn sẽ có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn I (2011 - 2013) và triển khai giai đoạn II (2014 - 2015) vào cuối năm 2013, tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối năm 2015.
- Tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo 130/TP của Thành phố Hà Nội để đảm bảo Ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, các quận, huyện, thị xã chủ trì thực hiện Đề án 2 “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người”, Đề án 4 "Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chổng mua bán người", Đề án 5 "Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người”
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 thuộc Đề án 2 “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa”, Tiều Đề án 1 thuộc Đề án 3 “Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân".
- Coi trọng các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc, tích cực, tự giác tham gia tố giác tội phạm. Xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản. Hàng năm mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn toàn thành phố, để tập trung sự chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Tổ chức đấu tranh, triệt phá các đối tượng phạm tội mua bán người; tổ chức tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ nạn nhân trong các vụ án mua bán người.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người.
- Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
3. Sở Thông tin và truyền thông:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chủ trì thực hiện Đề án 1 “Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội’’.
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 thuộc Đề án 1 "Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương”.
- Kịp thời tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người; các phương thức, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kết quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả...
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chủ trì thực hiện Đề án 3 "Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 thuộc Đề án 3 "Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đi lao động tại nước ngoài..., nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động để mua bán người.
- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức điều tra, thống kê, khảo sát số nạn nhân bị mua bán (kể cả con nạn nhân) để thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 thuộc Đề án 1 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng”. Phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mua bán người với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: xây dựng các mô hình truyền thông; gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp; cung cấp tài liệu; thông qua hoạt động tại cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa, du lịch…. Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người.
6. Sở Tư pháp: phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình 130/CP. Xây dựng thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người cho phù hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.
7. Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình 130/CP theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia. Hàng năm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí, tổng hợp nhu cầu đề xuất bố trí nguồn kinh phí, báo cáo Ban chỉ đạo 130/TP để trình UBND Thành phố phê duyệt.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Chương trình 130/CP theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người; lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người vào các chương trình học tập nội, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp, từng ngành học.
10. Sở Y tế: Phối hợp với các cơ quan có liên quan quan tâm, khám chữa bệnh cho các nạn nhân bị mua bán nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng ổn định, bền vững.
11. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người. Lồng ghép nội dung tuyên truyền này vào các chương trình văn hóa, du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố: Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 3 thuộc Đề án 2 "Nâng cao hiệu quả công tác truy tố và xét xử tội phạm mua bán người Phối hợp chặt chẽ với các ngành nội chính trong việc thực hiện quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát các vụ án mua bán người. Tổ chức xét xử lưu động, án điểm các vụ án mua bán người để giáo dục, răn đe tội phạm. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê tội phạm mua bán người.
13. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố: phối hợp Viện kiểm sát và các Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an thành phố Hà Nội làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử điểm các vụ án mua bán người.
14. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy:
- Chỉ đạo các các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nội dung Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015.
- Đưa nội dung của Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015 vào chương trình tập huấn kiến thức về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người cho các đồng chí cấp ủy, Trưởng, phó ban tuyên giáo, cán bộ phụ trách công tác khoa giáo của quận, huyện ủy, các sở, ngành Thành phố, các Đảng bộ khối trực thuộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên báo, đài của TW và Hà Nội để nâng cao nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
15. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai, quán triệt việc thực hiện Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015.
- Chỉ đạo các Phòng, Ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng chức năng và Ủy ban nhân dân các phường, xã thị trấn triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới.
- Sử dụng từ nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán đối với kinh phí của Đề án, Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán được thực hiện theo hướng dẫn của BCĐ 130/CP, Bộ Công an, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình 130/CP được thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 4/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công đề nghị các sở, ban, ngành đoàn thể của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành đoàn thể của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ: sáu tháng đầu năm, cả năm và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình 130/CP, gửi về Ban chỉ đạo 130/TP của Thành phố (qua Công an Thành phố Hà Nội - Văn phòng) để tổng hợp báo cáo BCĐ 130/CP, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Nơi nhận: |
TM. BAN CHỈ ĐẠO
130/TP |
Kế hoạch 03/KH-BCĐ130/TP thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Ban Chỉ đạo 130/TP ban hành
Số hiệu: | 03/KH-BCĐ130/TP |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Vũ Hồng Khanh |
Ngày ban hành: | 09/01/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 03/KH-BCĐ130/TP thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Ban Chỉ đạo 130/TP ban hành
Chưa có Video