ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 873/2011/HDLN-STC-SNV |
Vĩnh Long, ngày 24 tháng 08 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
VỀ QUY ĐỊNH MỨC CHI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 11/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước tỉnh Vĩnh Long .
Sở Tài chính - Sở Nội vụ hướng dẫn mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước tỉnh Vĩnh long như sau:
I/ ĐỐI TƯỢNG:
1) Cán bộ, công chức, công chức thực hiện chế độ tập sự; viên chức; hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố hưởng lương từ NSNN.
2) Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;
3) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
4) Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn;
5) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm, tổ dân phố ở phường, thị trấn;
6) Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, khi các học viên này tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kinh tế quốc tế chuyên sâu do các cơ quan nhà nước tổ chức đào tạo ở trong nước.
7) Đối với đào tạo cán bộ chuyên sâu kỹ thuật có nhu cầu đào tạo sau đại học phải thuộc nguồn quy hoạch của tỉnh, các sở ngành tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và khối nội chính.
Dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức và được viết tắt là CBCC
II/ PHẠM VI:
1) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của của đơn vị được sử dụng để đào tạo, bồi dưỡng CBCC thuộc phạm vi quản lý.
2) Đối với những đối tượng tuy không thuộc phạm vi quản lý nhưng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền phải được đào tạo, bồi dưỡng và giao kinh phí cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện.
3) Các lớp đào tạo tập huấn do các dự án tài trợ.
III/ MỨC CHI CỤ THỂ:
1/ Chi thù lao giảng viên (một buổi giảng được tính 5 tiết học):
- Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên TW đảng, Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, và các chức danh tương đương. 1.000.000 đồng/ buổi
- Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương: giáo sư, chuyên gia cao cấp, tiến sỹ khóa học. 800.000 đồng/ buổi
- Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính 600.000 đồng/ buổi
- Giảng viên, báo cáo viên là Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở, ban ngành tỉnh, chuyên viên cao cấp và tương đương 500.000 đồng/ buổi
- Giảng viên, báo cáo viên là Phó giám đốc sở, ban ngành tỉnh, chuyên viên chính 450.000 đồng/ buổi,
- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên, giảng viên báo cáo viên cấp huyện, thành phố 300.000 đồng/ buổi
- Giảng viên, báo cáo viên cấp xã (nếu là Huyện ủy viên, Thành ủy thì hưởng như mức huyện, thành phố) 200.000 đồng/ buổi
2/ Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian tập trung học:
2.1 Đối với cán bộ công chức được cử tham dự các lớp đào tạo dài hạn trên một năm tại các trường ngoài tỉnh:
Trường hợp cơ sở đào tạo chỉ thu học phí, không chi tiền hỗ trợ một phần ăn, ở, sinh hoạt cho học viên theo quy định của Thông tư số 139/2010/TT.BTC thì cơ quan cử đi học hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tập trung học tại trường như sau:
a/ Học ở khu vực các tỉnh phía Bắc: Nam 1.100.000đồng/ tháng, Nữ và người dân tộc 1.200.000 đồng/ tháng
b/ Học ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung: Nam 900.000 đồng/ tháng, Nữ và người dân tộc 1.000.000 đồng/ tháng
c/ Học ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Nam 700.000 đồng/ tháng, Nữ và người dân tộc 800.000 đồng/ tháng
2.2) Đối với cán bộ, công chức được cử đi học các khóa học dài hạn có thời gian 01 năm trở lên tại các trường trong tỉnh: như Trường quân sự địa phương, Trường chính trị Phạm hùng, Trường Cao đẳng Kinh tế tài chính, Trường cao đẳng cộng đồng . . . (trừ các lớp mở theo nhu cầu xã hội, lớp bổ túc văn hóa và các lớp học ban đêm ), được hỗ trợ tiền ăn cho những ngày thực học như sau.
a/ Đối với cán bộ không hưởng lương: 50.000 đồng/ người/ngày
b/ Đối với cán bộ, công chức có lương; 20.000 đồng/ người/ngày
2.3) Đối với cán bộ, công chức được cử đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian toàn khóa dưới 01 năm được hỗ trợ tiền ăn, cho những ngày thực học như sau:
a/ Từ 30 ngày trở xuống :
- Cán bộ có lương được thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành tại cơ quan, đơn vị cử đi học ( cơ quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng không chi tiền ăn cho cán bộ có lương ).
- Cán bộ không hưởng lương được hỗ trợ :
+ Các lớp do cấp tỉnh tổ chức : 50.000 đồng/ người/ngày
+ Các lớp do cấp huyện tổ chức: 50.000đồng/người/ngày
b/ Từ trên 30 ngày đến dưới 01 năm :
- Nếu học ngoài tỉnh, được hỗ trợ tiền ăn theo điểm 2.1 mục 2 phần III hướng dẫn này.
- Nếu học trong tỉnh, được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tập trung học tại trường cho những ngày thực học như sau :
+ Đối với cán bộ không lương: 50.000 đồng/người/ngày
+ Đối với cán bộ, cc có lương: 30.000 đồng/người/ngày
2.4) Hỗ trợ tiền nghỉ: trong thời gian tập trung học tập, cán bộ công chức được thanh toán tiền ở ký túc xá theo phiếu thu của nhà trường. Trường hợp ký túc xá không đủ chỗ bố trí cho học viên ở, ( có xác nhận của nhà trường ) thì được thanh toán tiền nghỉ trọ tương đương mức thu ký túc xá của nhà trường.
3/ Trợ cấp tiền nghiên cứu thực tế, tiền biên tập luận văn tốt nghiệp:
a/. Đối với cán bộ, công chức đi học đại học chuyên môn, đại học chính trị và đại học hành chính được hỗ trợ tiền nghiên cứu thực tế, biên tập luận văn tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp: 3.500.000 đồng
b/. Đối với cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch nguồn của tỉnh, CBCC được cơ quan cử đi học thông qua sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy (thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa I, chuyên khoa II), ngoài các chế độ được hưởng theo quy định còn được hỗ trợ khoản tiền nghiên cứu thực tế, chi phí làm luận văn tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp như sau:
- Thạc sĩ : 35.000.000 đồng
- Tiến sĩ : 50,000.000 đồng
- Chuyên khoa I : 30.000.000 đồng
- Chuyên khoa II : 40.000.000 đồng
4) Các trường hợp cá nhân tự đi học sau đại học, tự lo chi phí học tập phải đảm bảo các điều kiện:
- Được thủ trưởng quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (có quyết định).
- Học sau đại học đúng ngành nghề, vị trí công tác.
- Sau khi tốt nghiệp phải phục vụ cho đơn vị công tác ít nhất 5 năm (phải có bản cam kết với thủ trưởng quản lý trực tiếp).
Nếu đảm bảo đủ 3 điều kiện trên thì được hưởng 50% tiền hỗ trợ sau khi tốt nghiệp quy định tại điểm b mục 3 phần III của hướng dẫn này sau khi tốt nghiệp.
5) Trợ cấp khác:
a) Tiền tàu xe: Cán bộ, công chức đi học được hỗ trợ tiền tàu xe theo đối tượng và phương tiện quy định theo số lần thanh toán như sau:
a1: Học ở khu vực phía bắc:
- Học dài hạn: được thanh toán tiền tàu, xe trong dịp nghỉ tết, nghỉ hè (02 lần/01 năm).
- Học ngắn hạn: chỉ thanh toán tiền tàu xe lượt đi và về.
a2: Học ở các tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh trở vào:
- Học dài hạn hoặc ngắn hạn được thanh toán tiền tàu xe vào các dịp: nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ 2/9, 30/4, 1/5 (04 lần/01 năm) và lượt đi, lượt về của khóa học nếu không trùng với thời gian đi, về các đợt nghỉ lễ, tết nêu trên.
- Học tại chức được thanh toán tiền tàu xe cho chuyến đi và về của mỗi đợt học theo giấy báo nhập học của nhà trường.
a3: Học ở các trường trong tỉnh: các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập cho cán bộ công chức được cử đi học (một lượt đi và về của mỗi đợt học, nghỉ lễ, tết).
b) Học phí, lệ phí thi tuyển, thi cuối khóa được thanh toán theo biên lai của nhà trường.
c) Chi phí ôn thi đầu vào: được thanh toán theo phiếu thu của nhà trường (nếu được trúng tuyển).
d) Được thanh toán tiền tài liệu học tập theo chương trình chính khóa có phiếu thu của nhà trường, không thanh toán tiền tài liệu phục vụ cho việc tham khảo của học viên.
IV. Lập dự toán và quyết toán:
1/. Các cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức có trách nhiệm lập dự toán kinh phí đào tạo hàng năm cùng kỳ với thời gian lập dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị , kể cả trường hợp cử CBCC dự học các lớp đào tạo dài hạn theo chỉ tiêu được giao.
2/. Giao dự toán: trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được phân bổ của cấp có thẩm quyền, cơ quan tài chính phân bổ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ trình cấp có thẩm quyền giao cùng với dự toán chi ngân sách.
3/. Phân cấp nhiệm vụ chi:
a/ Cơ quan cử Cán bộ công chức đi học chịu trách nhiệm:
- Hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo đối với cán bộ công chức dự các lớp đào tạo dài hạn trên 1 năm tại các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh và trong tỉnh.
+ Riêng các lớp đặc thù đào tạo quân sự, công an tại Trường Quân sự địa phương thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh.
+ Các lớp trung, sơ cấp chính trị do Trường chính trị Phạm Hùng hoặc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố mở (được phép của cơ quan có thẩm quyền) các trường sẽ chi hỗ trợ tiền ăn, ở, tài liệu học tập cho cán bộ, xã, phường, thị trấn.
- Thanh toán công tác phí đối với cán bộ công chức dự tập huấn không quá 30 ngày.
- Thanh toán tiền hỗ trợ ăn, nghỉ, tài liệu, học phí (nếu có) đối với CBCC dự các lớp tập huấn ngoài tỉnh có thời gian trên 30 ngày đến dưới 1 năm.
b/ Đối với các cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ chịu trách nhiệm hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức như sau :
- CB không lương tham dự các lớp tập huấn không quá 30 ngày.
- CBCC (bao gồm có hưởng lương và không hưởng lương) tham dự các lớp tập huấn trên 30 ngày đến dưới 1 năm tổ chức trong tỉnh.
- Các khoản chi phí khác phục vụ lớp học : tài liệu, thù lao giảng viên, quản lý phục vụ lớp học ... chi theo thực tế và chế độ hiện hành.
c/ Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tùy theo nguồn tài chính của đơn vị, đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về hỗ trợ cho cán bộ viên chức đi học theo quy định hiện hành.
4/. Quyết toán:
- Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước ở trong nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;
- Các khoản hỗ trợ cho cán bộ công chức đi học dài hạn, cơ quan cử cán bộ đi học hạch toán vào mục 6150 - tiểu mục 6199 (trừ thanh toán công tác phí cho CBCC dự tập huấn dưới 30 ngày hạch toán mục 6700)
- Các cơ quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ công chức hạch toán các nội dung chi phí phục vụ lớp học vào mục 6650, tiểu mục tương ứng.
Cuối năm, quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị.
V. Tổ chức thực hiện:
- Hàng năm thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức báo cáo ban Tổ chức tỉnh ủy, sở nội vụ xem xét theo thẩm quyền và phân cấp quản lý cán bộ.
- Cán bộ, công chức cơ quan đơn vị cử đi đào tạo, trong thời gian đang học tập hoặc khi trở về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/210 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức.
- Các nội dung khác thực hiện theo Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.
- Hướng dẫn này thực hiện kể từ ngày 11/8/2011
- Các đối tượng được cơ quan cử đi học nhận bằng tốt nghiệp trước ngày 11/8/2011 (Ngày cấp bằng ghi trên văn bằng) mà chưa nhận tiền hỗ trợ thì thanh toán tiền hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp theo Quyết định 2585/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân
- Các đối tượng học cùng khóa nhưng do không đủ điều kiện thì phải thi lại, xuống khóa sau ...nhận bằng tốt nghiệp sau ngày 11/8/2011 (ngày cấp bằng ghi trên văn bằng) thì được hỗ trợ khoản tiền nghiên cứu thực tế, chi phí làm luận văn tốt nghiệp (Sau khi tốt nghiệp) như các đối tượng học cùng khóa tốt nghiệp trước ngày 07/8/2011 (theo Quyết định 2585/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân)
Những quy định trước đây trái với hướng dẫn này đều bãi bỏ
Trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tài chính, sở Nội vụ để có hướng dẫn bổ sung./.
GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ |
KT. GIÁM ĐỐC SỞ
TÀI CHÍNH |
|
|
Hướng dẫn liên ngành 873/2011/HDLN-STC-SNV năm 2011 quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: | 873/2011/HDLN-STC-SNV |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký: | Lê Phúc Lợi, Hồ Văn Đường |
Ngày ban hành: | 24/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn liên ngành 873/2011/HDLN-STC-SNV năm 2011 quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước tỉnh Vĩnh Long
Chưa có Video