ỦY
BAN THƯỜNG VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 321/HD-UBTVQH14 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018 |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Căn cứ quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:
1. Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
Theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ nêu trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại điểm a và điểm b mục này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân.
2. Thời hạn, thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Điều 7 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ”. Theo đó, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2018.
3. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm và trách nhiệm của người lấy phiếu tín nhiệm
a) Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Điều 9 của Nghị quyết số 85/2014/QH13. Riêng đối với Hội đồng nhân dân cấp xã do không thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định việc phân chia thành các Tổ để các đại biểu Hội đồng nhân dân trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
b) Người được lấy phiếu phiếu tín nhiệm có trách nhiệm sau đây:
- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân (theo mẫu gửi kèm).
+ Thời gian báo cáo: tính từ thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu.
+ Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
+ Báo cáo có độ dài từ 4 - 5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4, không kèm theo phụ lục.
+ Kê khai tài sản, thu nhập của người được lấy phiếu tín nhiệm: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (theo mẫu gửi kèm).
- Trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu thì người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu (theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 85/2014/QH13).
4. Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm
Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Điều 10 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.
5. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm
- Việc xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu, nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 17 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.
- Việc ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(1). Quán triệt sâu sắc, đầy đủ để từng đại biểu Hội đồng nhân dân nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và bảo đảm để đại biểu nhận thức sâu sắc trách nhiệm thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm đối với các vị được Hội đồng nhân dân bầu một cách thật dân chủ, thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác.
(2). Hướng dẫn, yêu cầu các vị được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị báo cáo để gửi đến từng đại biểu Hội đồng nhân dân; thực hiện việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, đồng thời trả lời đầy đủ, nghiêm túc các vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân nêu ra.
(3). Việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục; bảo đảm để đại biểu Hội đồng nhân có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; kiểm soát tốt tình hình tiếp nhận thông tin, không sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng.
(4). Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp cần đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.
(5). Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố khẩn trương tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) ngay sau khi hoàn thành việc lấy phiếu tín nhiệm, kịp thời báo cáo kết quả gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.
Trên đây là hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (qua Ban Công tác đại biểu) để thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
/CV-HĐND |
…(2)…, ngày tháng năm 2018 |
Kính gửi: Đồng chí ……………………………………………………………….
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; căn cứ Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Thường trực Hội đồng nhân dân trân trọng đề nghị đồng chí chuẩn bị các nội dung sau đây:
1. Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm
- Thời gian báo cáo: tính từ thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu.
- Nội dung báo cáo: đầy đủ, súc tích về các nội dung theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết 85/2014/QH13 (mẫu đính kèm); có độ dài từ 4 - 5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4.
Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Kê khai tài sản, thu nhập: theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 17 Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (theo mẫu đính kèm).
Trân trọng đề nghị đồng chí hoàn thành các văn bản nêu trên và gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân trước ngày .../.../2018 để kịp tổng hợp, gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định.
|
TM. THƯỜNG TRỰC HĐND |
_______________
Ghi chú:
(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.
(2) Tên địa danh.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
...(1)... , ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO
CỦA NGƯỜI ĐƯỢC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM
Tại kỳ họp thứ ... Hội đồng nhân dân ...(2)... khóa... nhiệm kỳ 2016-2021
Kính gửi: Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân
- Tôi là: …….(3)……………………………………………………………………
- Chức vụ: ………….(4)…………………………………………………………………………
- Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………….
Căn cứ vào Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, tôi xin báo cáo như sau:
1. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu (nội dung báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu).
………………………………………………………………………………………………………
2. Tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
………………………………………………………………………………………………………
3. Giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………
4. Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………
|
Người báo cáo |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên: ………………………………………………………………Năm sinh: ……………
- Chức vụ/ chức danh công tác: …………………………………………………………………
- Cơ quan/ đơn vị công tác: ………………………………………………………………………
- Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….
- Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản thu nhập
- Họ và tên: ……………………………………………………………….Năm sinh: ……………
- Chức vụ/ chức danh công tác: ………………………………………………………………….
- Cơ quan/ đơn vị công tác: ……………………………………………………………………….
- Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………
- Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………….
3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)
a) Con thứ nhất:
- Họ và tên: …………………………………………………………………………………………
- Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………………………
- Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..
- Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………
b) Con thứ hai (trở lên): (kê khai như con thứ nhất)
(Con đã thành niên không phải khai)
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
1. Nhà ở, công trình xây dựng: (Người kê khai tự mô tả các loại nhà, công trình xây dựng khác do bản thân, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên sở hữu hoặc sở hữu một phần).
a) Nhà ở:
- Nhà thứ 1: (Địa chỉ tại: ………………………………………………………………………..)
+ Loại nhà: …………………………………………………………..Cấp công trình: …………
+ Diện tích xây dựng: ........................................................................................................
+ Giá trị: ……………………………………………………………………………………………
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …………………………………………………………….
+ Thông tin khác (nếu có): ………………………………………………………………………
- Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.
b) Công trình xây dựng khác:
- Công trình thứ 1: (Địa chỉ tại: …………………………………………………………………)
+ Loại công trình: ………………………………………………….Cấp công trình: …………..
+ Diện tích xây dựng: …………………………………………………………………………….
+ Giá trị: ……………………………………………………………………………………………
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …………………………………………………………….
+ Thông tin khác (nếu có): ………………………………………………………………………
- Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.
2. Quyền sử dụng đất: (Người kê khai tự mô tả các loại đất do bản thân, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên có quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần).
a) Đất ở:
- Mảnh thứ nhất: (Ghi theo từng lô, khoảnh, khuôn viên).
+ Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
+ Diện tích: …………………………………………………………………………………………
+ Giá trị: …………………………………………………………………………………………….
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …………………………………………………………….
+ Thông tin khác (nếu có): ……………………………………………………………………….
- Mảnh thứ 2: (Mô tả như mảnh thứ nhất).
b) Các loại đất khác: (Ghi theo từng lô, khoảnh, khuôn viên)
- Mảnh thứ nhất: (Ghi theo từng lô, khoảnh, khuôn viên).
+ Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
+ Diện tích: …………………………………………………………………………………………
+ Giá trị: …………………………………………………………………………………………….
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …………………………………………………………….
+ Thông tin khác (nếu có):
- Mảnh thứ 2: (Mô tả như mảnh thứ nhất).
3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
4. Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tàu thủy, tàu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng kí sử dụng và được cấp giấy đăng kí) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
- Ô tô
- Mô tô
- Xe gắn máy
- Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác)
- Tàu thủy
- Tàu bay
- Thuyền
- Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký)
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
5. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
- Kim loại quý
- Đá quý
- Cổ phiếu
- Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh
- Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
6. Các loại tài sản khác mà có giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên (như cây cảnh, bộ bàn ghế, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác).
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
8. Các khoản nợ gồm: Các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát sinh, sáng chế, các khoản thu nhập khác.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
III. GIẢI TRÌNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP
Loại tài sản |
Tăng/giảm |
Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm |
1. Nhà ở, công trình xây dựng (tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình so với kỳ kê khai trước đó): a) Nhà ở: b) Công trình xây dựng khác: |
|
|
2. Quyền sử dụng đất (tăng, giảm về số lượng, diện tích, thay đổi loại đất so với kỳ kê khai trước đó): a) Đất ở: b) Các loại đất khác |
|
|
3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên |
|
|
4. Các loại động sản: - Ô tô - Mô tô - Xe gắn máy - Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác) - Tàu thủy - Tàu bay - Thuyền - Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) |
|
|
5. Các loại tài sản: - Kim loại quý - Đá quý - Cổ phiếu - Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh - Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên |
|
|
6. Các loại tài sản khác (như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác) mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên |
|
|
7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. |
|
|
8. Các khoản nợ gồm: các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. |
|
|
9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam |
|
|
(Người kê khai tự xác định các loại tài sản tăng, giảm trong kỳ kê khai và giải trình sự tăng giảm của tài sản thuộc sở hữu của bản thân, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên).
Ngày nhận bản kê khai tài
sản, thu nhập |
Ngày hoàn thành bản kê
khai tài sản, thu nhập |
Ghi chú:
1. Người nhận bản kê khai, người kê khai tài sản, thu nhập phải ký trên từng trang của bản kê khai tài sản, thu nhập.
2. Mục nào không có ghi là “không”, không được bỏ trống.
Người nhân: |
Người kê khai: |
Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 năm 2018 về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 321/HD-UBTVQH14 |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: | 02/10/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 năm 2018 về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Chưa có Video