Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2110/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – CAMPUCHIA, CÔNG TÁC TĂNG DÀY VÀ TÔN TẠO HỆ THỐNG QUỐC GIỚI VIỆT NAM – LÀO NĂM 2010

- Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Căn cứ vào Thông báo số 188 - TB/TW, ngày 07 tháng 10 năm 2008, thông báo ý kiến của Ban Bí thư về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về Chiển lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Thực hiện hướng dẫn số 92-HD/BTGTW và hướng dẫn số 93-HD/BTGTW ngày 7/12/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về Hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào năm 2010, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định hướng 2 nội dung tuyên truyền trên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền biển, đảo nhằm và tuyên truyền về kết quả phân giới, cắm mốc nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ về vị trí chiến luợc của biển, đảo nước ta, về việc xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đát liền với một hệ thống mốc giới hiện đại giữa nước ta và các nước có chung biên giới, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

- Trên cơ sở nắm vững quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp trong định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 của Đảng và cụ thể hoá những nội dung này những năm tiếp theo, gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước vừa được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua. Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và cách thức tuyên truyền, coi trọng chất lượng, hiệu quả và sự phù hợp về đối tượng, địa bàn cũng như thời lượng tuyên truyền.

- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền phân giới, cắm mốc một cách nghiêm túc; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, bộ, ngành, địa phương theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Chú trọng việc trao đổi những bài học kinh nghiệm, những điểm mới, những sáng kiến trong công tác tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền phân giới, cắm mốc của các lực lượng tham gia tuyên truyền.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TUYÊN TRUYỀN:

Căn cứ vào tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tình hình triển khai thực hiện công tác phân giớim cắm mốc của từng đơn vị, bộ, ngành, địa phương (đặc biệt đối với các tỉnh, thành có biển, đảo và đường biên giới; các bộ, ngành có nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến biển, đảo và công tác phân giới, cắm mốc) để xác định nội dung tuyên truyền phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực; trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phương, đơn vị và cả nước trong năm 2010, theo đó nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền cần bám sát một số định hướng lớn sau đây:

1. Nội dung tuyên truyền:

1.1. Về tuyên truyền biển đảo:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo. Những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến lược biển.

- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật quốc tế và trong nước về biển, đảo; những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Đông (đặc biệt 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.

- Tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của từng địa phương, các ngành và cả nước; vai trò của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, biển, đảo; chú trọng tuyên truyền, nhân rộng các điển hình trong phát triển kinh tế, an sinh - xã hội, đảm bảo giữ gìn an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Tuyên truyền các vấn đề về biến đổi khí hậu; công tác dự báo, phòng chống thiên tai; cứu hộ, cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển.

- Tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật trên biển, đảo; tích cực, nhanh chóng, kịp thời, chính xác trong phòng chống hiện tượng xâm nhập trái phép vùng biển nước ta của tàu nước ngoài và tàu thuyền nước ta vi phạm các quy định về vùng biển đảo của các nước láng giềng.

- Tuyên truyền về cuộc sống lao động và sẵn sàng chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang ở vùng hải đảo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

1.2. Tuyên truyền kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào năm 2010

a. Đối với tuyến Việt Nam – Trung Quốc:

- Tuyên truyền ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại. Điều đó chứng tỏ hai Đảng, hai Nhà nước hoàn toàn có đủ khả năng để giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp thương lượng hoá bình, không dùng vũ lực hoặc đe hoạ vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

- Tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị, phát triển toàn diện với Trung Quốc, đặc biệt là năm 2010, năm hữu nghị Việt – Trung.

- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; nâng cao kiến thức về biên giới lãnh thổ, nhận thức rõ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp và toàn diện.

- Đối với các LĐLĐ tỉnh, thành phố có chung đường biên giới, tuyên truyền vận động đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch  nhằm kích động chia rẽ quan hệ quốc tế….

- Tuyên truyền rộng rãi và khuyến khích các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệp của CNVCLĐ hai nước và hai bên biên giới.

b. Đối với biên giới Việt Nam – Campuchia

- Tuyên truyền các hiệp ước về biên giới giữa hai nước như: Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, ký ngày 18/2/1979; hiệp ước vừng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, ký ngày 07/7/1982; hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa CNXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, ký ngày 20/7/1983; hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa CNXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, ký ngày 20/7/1983. ..

- Đối với các LĐLĐ tỉnh, thành phố có chung đường biên giới, tuyên truyền vận động đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch  nhằm kích động chia rẽ quan hệ quốc tế….

- Tuyên truyền rộng rãi và khuyến khích các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệp của CNVCLĐ hai nước và hai bên biên giới.

c. Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Lào

- Tuyên truyền nội dung, ý nghĩa Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào ngày 18-7-1977;

- Tuyên truyền nội dung Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc biên giới Việt Nam – Lào theo thoả thuận ngày 15/6/2007 giữa hai bên;

- Đối với các LĐLĐ tỉnh, thành phố có chung đường biên giới, tuyên truyền vận động đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch  nhằm kích động chia rẽ quan hệ quốc tế….

- Tuyên truyền rộng rãi và khuyến khích các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệp của CNVCLĐ hai nước và hai bên biên giới.

2. Tổ chức thực hiện:

- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền cho các cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ thuộc cơ quan, đơn vị và địa phương mình tại các hội nghị báo cáo viên, các buổi giao ban…

- Các cơ quan báo, tạp chí trong hệ thống Công đoàn tích cực đưa tin, bài… tuyên truyền về tuyên truyền biển, đảo và kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào năm 2010.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lồng ghép tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc biên giới vào chương trình công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2010./.

 

 

Nơi nhận:
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các CĐ ngành Trung ương; CĐ Tổng công ty trực thuộc;
- Các cơ quan báo chí Công đoàn;
- Thường trực ĐCT
- Ban Tuyên giáo TƯ
- Lưu VT, TG

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Ngọc Thanh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hướng dẫn 2110/HD-TLĐ về công tác tuyên truyền biển, đảo và kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào năm 2010 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu: 2110/HD-TLĐ
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký: Hoàng Ngọc Thanh
Ngày ban hành: 23/12/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hướng dẫn 2110/HD-TLĐ về công tác tuyên truyền biển, đảo và kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào năm 2010 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…