CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Thẩm quyền kiểm tra
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
2. Bộ trưởng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý, trừ các cơ quan được tổ chức theo hệ thống dọc đóng trên địa bàn.
4. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.
5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Thuế; Cơ quan quản lý thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc theo quy định của pháp luật kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.
6. Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện kiểm tra theo quyết định của người có thẩm quyền. Thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 6 của Nghị định này thành lập đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý và đoàn kiểm tra liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 6 Điều 6 của Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thành viên đoàn kiểm tra bao gồm: Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nếu cần thiết) và các thành viên khác. Thành phần, số lượng thành viên đoàn kiểm tra do người ban hành quyết định kiểm tra quyết định phù hợp với tình hình thực tế.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 11 như sau:
“c) Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch kiểm tra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.”.
5. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra và căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 5 của Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Nghị định này xem xét, ban hành quyết định kiểm tra.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Căn cứ ban hành quyết định;
b) Đối tượng được kiểm tra;
c) Thời hạn kiểm tra;
d) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu có) và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra;
đ) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thời hạn kiểm tra quy định tại điểm c khoản 2 Điều này không quá 15 ngày; trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 10 ngày. Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng được kiểm tra.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản để làm căn cứ ban hành kết luận kiểm tra.
Biên bản kiểm tra phải có các nội dung cơ bản như sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra được phân công lập biên bản kiểm tra;
c) Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện cơ quan, đơn vị được kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
e) Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
g) Kết quả kiểm tra;
h) Chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra được phân công và cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị được kiểm tra.” .
7. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra, đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho đối tượng được kiểm tra để lấy ý kiến đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra. Trường hợp dự thảo kết luận kiểm tra phức tạp, có phạm vi rộng thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra gửi lại đoàn kiểm tra ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra. Trường hợp dự thảo kết luận kiểm tra phức tạp, có phạm vi rộng thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra và phải thông báo bằng văn bản về việc kéo dài cho đoàn kiểm tra.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra hoặc 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Đoàn kiểm tra không nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra, thì Trưởng đoàn kiểm tra trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra ký ban hành kết luận kiểm tra trong trường hợp được người có thẩm quyền kiểm tra ủy quyền.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: Kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; xác định rõ sai phạm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; kiến nghị xử lý sai phạm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; thời hạn thông báo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không khả thi, không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì đoàn kiểm tra kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện việc kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản theo quy định.”.
8. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của khoản 1 và điểm a khoản 1 Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 1 như sau:
“1. Ngay sau khi nhận được kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra;”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 như sau:
“1. Đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra hoặc khi nhận được yêu cầu của người ban hành kết luận kiểm tra.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra
1. Người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của Điều 6 của Nghị định này có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra của đối tượng được kiểm tra.
2. Hoạt động theo dõi, đôn đốc được tiến hành thông qua việc yêu cầu đối tượng được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện kết luận kiểm tra và cung cấp tài liệu chứng minh. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền kiểm tra gửi văn bản đôn đốc hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng được kiểm tra.
3. Căn cứ kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 21 như sau:
“6. Người có thẩm quyền kiểm tra thông báo bằng văn bản về kết quả và việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thực hiện xong các công việc quy định tại khoản 5 Điều này.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.
4. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
5. Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.
7. Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
8. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
9. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và 10 Điều này), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.
10. Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
12. Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.
13. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
14. Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.
15. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
17. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
18. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.
19. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
20. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Áp dụng quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức độ vi phạm và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả được xem xét để giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
3. Các trường hợp được xem xét để miễn trách nhiệm kỷ luật gồm:
a) Các trường hợp được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
b) Vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức xuất phát từ lỗi của đối tượng vi phạm hành chính;
c) Người ban hành quyết định trong xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra, phát hiện có sai sót và đã thực hiện khắc phục sai sót theo quy định mà chưa gây ra hậu quả.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Khiển trách
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 của Nghị định này;
b) Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm;
c) Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại các khoản 3, 6, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 của Nghị định này;
b) Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Cảnh cáo
1. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này;
c) Vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5, 8, 11, 16 và 17 Điều 22 của Nghị định này;
d) Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Không thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này;
c) Vi phạm quy định tại điểm c hoặc điểm đ khoản 1 Điều này;
d) Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Hạ bậc lương
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này mà tái phạm;
2. Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, gây hậu quả rất nghiêm trọng.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này mà tái phạm;
2. Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, gây hậu quả rất nghiêm trọng.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Cách chức
1. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này mà tái phạm.
2. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
3. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này, gây hậu quả rất nghiêm trọng.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Buộc thôi việc
1. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 26 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
2. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
3. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này;
4. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này.”.
20. Bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29 như sau:
“Điều 29a. Bãi nhiệm
Hình thức kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với cán bộ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 của Nghị định này.”.
Điều 2. Bãi bỏ Điều 19 của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2025.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 93/2025/ND-CP |
Hanoi, April 26, 2025 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated February 18, 2025;
Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law on amendments to some articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;
Pursuant to the Law on Officials and Public Employees dated November 13, 2008; the Law on amendments to the Law on Officials and the Law on Public Employees dated November 25, 2019;
Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;
At the request of the Minister of Justice;
The Government promulgates Decree on amendments to Government’s Decree No. 19/2020/ND-CP dated February 12, 2020 on inspection of and disciplinary actions against violations arising from enforcement of laws on administrative penalties.
...
...
...
1. Article 6 shall be amended as follows:
“Article 6. Inspection power
1. The Minister of Justice shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties by ministers, ministerial authorities, People's Committees at all levels and authorities managing persons having power to impose administrative penalties.
2. Ministers shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties within their jurisdiction. The Governor of the State Bank of Vietnam shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties within his/her jurisdiction.
3. Chairpersons of People's Committees at all levels shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties within their jurisdiction, except for vertically structured authorities located in their provinces/districts/communes.
4. The Head of Government Cipher Committee shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties by its inferior authorities and units.
5. Heads of vertically structured authorities and units affiliated the central authority and managing persons having power to impose administrative penalties, including: People's Public Security; Border Guard; Coast Guard; Customs; Tax; Civil Judgment Enforcement-Managing Agency; State Treasury; State Bank; centralized statistical system; Vietnam Social Security and other vertically structured authorities and units affiliated to the central authority according to regulations of law shall inspect the enforcement of laws on administrative penalties by their inferior authorities and units.
6. Regarding complicated and interdisciplinary cases, on a nationwide scale, the Minister of Justice shall send a report to the Prime Minister to consider deciding authorities in charge of inspection.”.
2. Clause 1 and clause 2 Article 8 shall be amended as follows:
...
...
...
“1. An inspectorate shall be established to conduct inspection as decided by a competent person. Power to establish inspectorates is regulated as follows:
a) The Minister of Justice and Chairpersons of People's Committees at all levels have power to establish interdisciplinary inspectorates and inspectorates that inspect the enforcement of laws on administrative penalties;
b) Persons having power to conduct inspections specified in clauses 2, 4 and 5 Article 6 of this Decree shall establish inspectorates that inspect the enforcement of laws on administrative penalties within their jurisdiction and interdisciplinary inspectorates as directed by the Prime Minister specified in clause 6 Article 6 of this Decree.";
b) Clause 2 shall be amended as follows:
“2. An inspectorate shall be composed of members, including a leader, deputy leaders (if necessary) and other members. Composition and quantity of members of the inspectorate shall be decided by an inspection decision issuer in accordance with the actual situation.”.
3. Point c clause 3 Article 11 shall be amended as follows:
“c) Propagation, training, education and provision of guidance on enforcement of laws on administrative penalties within their jurisdiction;”.
4. Clause 2 shall be amended and clause 5 shall be added after clause 4 Article 12 as follows:
a) Clause 2 shall be amended as follows:
...
...
...
a) Minister and Heads of ministerial authorities have power to formulate inspection plans within their jurisdiction and inspection plans as directed by the Prime Minister specified in clause 1 and clause 2 Article 6 of this Decree;
b) Chairpersons of People's Committees at all levels have power to formulate inspection plans within their jurisdiction;
c) Heads of authorities and units managing persons having power to impose administrative penalties have power to formulate inspection plans within their jurisdiction.”;
b) Clause 5 shall be added after clause 4 as follows:
“5. Within 10 days from the date of issuance, plans for inspection of enforcement of laws on administrative penalties, formulated by Ministers, Heads of ministerial authorities, Chief Justice of the Supreme People's Court and Chairpersons of People's Committees at all levels shall be sent to the Ministry of Justice to monitor, cooperate and organize the implementation.”
5. Clauses 1, 2 and 3 Article 13 shall be amended as follows:
a) Clause 1 shall be amended as follows:
“1. On the basis of inspection plans and bases specified in Article 5 of this Decree, persons having power specified in Article 6 of this Decree shall consider issuing inspection decisions.”;
b) Clause 2 shall be amended as follows:
...
...
...
a) Decision issuance bases;
b) Inspectee;
c) Inspection duration;
d) Full names and titles of the inspectorate’s leader, deputy leader (if any) and members; powers and responsibilities of the inspectorate;
dd) Full name and title of the inspection decision issuer.”;
c) Clause 3 shall be amended as follows:
“3. The inspection duration specified in point c clause 2 of this Article shall not exceed 15 days; if necessary, the person having power to conduct inspection may extend this duration for up to 10 more days. The inspection duration is the duration during which the inspectorate directly works with the inspectee.
The Minister of Justice shall elaborate this clause.”.
6. Clause 2 Article 14 shall be amended as follows:
...
...
...
An inspection record shall include the following basis contents:
a) Record-making date;
b) Full name and title of the inspectorate’s leader or member assigned to make the inspection record;
c) Full name of the individual inspectee; full name and title of the representative of the institutional inspectee;
d) Inspection contents;
dd) Information and documents collected/provided;
e) Opinions collected from the inspectee and other relevant authorities or units;
g) Inspection result;
h) Signatures of the inspectorate’s leader or the assigned member and the individual inspectee or the representative of the institutional inspectee.” .
...
...
...
a) Clause 1 shall be amended as follows:
“1. Within 01 month from the expiration of the inspection duration, the inspectorate shall draft an inspection conclusion and send it to the inspectee to seek their opinions about contents of the draft inspection conclusion. If the draft conclusion shows that the case is complicated and expansive, this duration may be extended for up to 02 more months from the expiration of the inspection duration,”;
b) Clause 2 shall be amended as follows:
“2. Within 15 days from the date of receipt of the draft inspection conclusion, the inspectee shall send their written opinions about contents of the draft inspection conclusion to the inspectorate. If the draft conclusion shows that the case is complicated and expansive, this duration may be extended for up to 30 more days from the date of receipt of the draft inspection conclusion and the inspectorate shall be notified in writing of such extension.”;
c) Clause 3 shall be amended as follows:
“3. Within 01 month from the date of receipt of written opinions from the inspectee about contents of the draft inspection conclusion or 03 working days from the expiration of the duration specified in clause 2 of this Article, if the inspectorate fails to receive written opinions from the inspectee about contents of the draft inspection conclusion, the inspectorate’s leader shall request the person having power to conduct inspection to issue a inspection conclusion.
The inspectorate’s leader shall sign the inspection conclusion for issuance if authorized by the person having power to conduct inspection.”;
d) Clause 5 shall be amended as follows:
“5. The inspection conclusion shall contain the basic contents, including achieved results; issues, restrictions and causes thereof; clear identification of violations and responsibilities of authorities, organizations and individuals that commit violations; recommended actions against violations, consideration and handling of liabilities of authorities, organizations and individuals that commit violations; duration of notification of results of implementation of the inspection conclusion.”;
...
...
...
“6. In case of detection of legislative documents on administrative penalties or other relevant legislative documents containing illegal information or information that are not consistent with higher legislative documents; information that shows conflict, overlapping, or is not feasible, or is no longer suitable to the socio-economic situation, the inspectorate shall request a document-issuing authority to inspect, review and deal with such legislative documents according to regulations.”.
8. The first paragraph of clause 1 and point a clause 1 Article 17 shall be amended as follows:
a) The first paragraph of clause 1 shall be amended as follows:
“1. After the inspection conclusion is received, the inspectee, and relevant authority/organization/individual shall assume the following responsibilities:”;
b) Point a clause 1 shall be amended as follows:
“a) Implement recommendations indicated in the inspection conclusion;”.
9. Clause 1 Article 18 shall be amended as follows:
“1. The inspectee shall report the implementation of the inspection conclusion within 02 months from the date of receipt of the inspection conclusion or the request from the inspection conclusion issuer.”.
10. Article 20 shall be amended as follows:
...
...
...
1. The person having power to conduct inspection according to Article 6 of this Decree shall be responsible for monitoring and urging implementation of the inspection conclusion by the inspectee.
2. The implementation of the inspection conclusion shall be monitored and urged by way of requesting the inspectee to report the implementation of the inspection conclusion and provide documentary evidence. If necessary, the person having power to conduct inspection shall send a document on urgency or directly work with the inspectee.
3. According to results of monitoring and urging implementation of the inspection conclusion, the person having power to conduct inspection specified in Article 6 of this Decree shall inspect the implementation of the inspection conclusion in accordance with regulations in Article 21 of this Decree.”.
11. Clause 6 Article 21 shall be amended as follows:
“6. The person having power to conduct inspection shall notify in writing results and processing of results of inspection of implementation of the inspection conclusion to the inspectee within 10 days from the date of completion of the tasks specified in clause 5 of this Article.”.
12. Article 22 shall be amended as follows:
“Article 22. Violations arising from enforcement of laws on administrative penalties
1. Retaining violation cases suspected to have criminal signs in order to impose administrative penalties.
2. Forging and falsifying dossiers on administrative penalties or application of measures for handling administrative violations.
...
...
...
4. Making unlawful intervention in imposition of administrative penalties.
5. Failing to make violation records when detecting administrative violations as per law.
6. Making violation records ultra vires, against actual violations or violators.
7. Committing violations against regulations on duration for making records of administrative violations or issuing decisions on administrative penalties.
8. Failing to issue decisions on administrative penalties, apply measures for handling administrative violations to violators as per law, confiscate material evidences and means of commission of administrative violations or apply remedial measures in accordance with regulations in clause 2 Article 65 of the Law on Handling Administrative Violations.
9. Imposing administrative penalties, applying remedial measures or measures for handling administrative violations ultra vires, in a manner that does not follow procedures (except for cases of consideration of handling administrative violations specified in clauses 5, 6, 7, 8 and 10 of this Article), or against violators as per law, or imposing administrative penalties or fines on or applying remedial measures to violations in an improper and inadequate manner or failing to impose administrative penalties on or apply remedial measures to administrative violations.
10. Identifying violations in an inaccurate manner when issuing decisions on administrative penalties, except for cases of consideration of handling administrative violations specified in clause 9 of this Article.
11. Extending the duration of application of measures for handling administrative violations.
12. Failing to amend, annul or issue new decisions on administrative penalties or promptly amend, annul or issue new decisions on administrative penalties when any error or violation is detected.
...
...
...
14. Illegally using money collected from imposition of administrative penalties.
15. Failing to provide or providing information and documents related to inspection of enforcement of laws on administrative penalties in an inaccurate, inadequate and dishonest manner.
16. Opposing and obstructing inspectors, threatening or intimidating persons providing information and documents for inspectorates or causing trouble to inspection of enforcement of laws on administrative penalties.
17. Illegally intervening in inspection of enforcement of laws on administrative penalties.
18. Providing or revealing information, documents or dossiers on inspectees to organizations and individuals that do not have powers and responsibilities.
19. Failing to carry out or insufficiently and inaccurately carrying out conclusions of inspection of enforcement of laws on administrative penalties.
20. Showing lack of responsibilities for directing the implementation of conclusions of inspection of enforcement of laws on administrative penalties.”.
13. Article 23 shall be amended as follows:
“Article 23. Application of regulations on disciplinary actions to officials and public employees
...
...
...
2. Attitudes of acquisition, correction and proactive implementation of remedial measures will be considered mitigating circumstances when performing disciplinary actions.
3. Officials and public employees will be considered to be exempted from disciplinary actions in the following cases:
a) Cases specified in the Government’s Decree on disciplinary actions against officials and public employees;
b) Violations committed by officials and public employees arise from administrative violators’ faults;
c) Administrative penalty decision issuers conduct self-inspection, detect errors and implement remedial measures according to regulations and consequences have not yet arisen.”.
14. Article 24 shall be amended as follows:
“Article 24. Reprimand
1. The reprimand shall be given to an official who initially commits the following violations, causing less serious consequences:
a) Committing the violations specified in clauses 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 and 20 Article 22 of this Decree;
...
...
...
c) Insufficiently and inaccurately carrying out conclusions of inspection of enforcement of laws on administrative penalties.
2. The reprimand shall be given to a public employee who initially commits the following violations, causing less serious consequences:
a) Committing the violations specified in clauses 3, 6, 14, 15, 18 and 20 Article 22 of this Decree;
b) Committing violations against regulations on duration for making records of administrative violations.”.
15. Article 25 shall be amended as follows:
“Article 25. Warning
1. A warning shall be given to an official who commits one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been reprimanded for one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing serious consequences;
...
...
...
d) Failing to amend, annul or issue new decisions on administrative penalties;
dd) Failing to carry out conclusions of inspection of enforcement of laws on administrative penalties.
2. A warning shall be given to a public employee who commits one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been reprimanded for one of the violations specified in clause 2 Article 24 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 2 Article 24 of this Decree, causing serious or extremely serious consequences;
c) Committing the violation specified in point c or point dd clause 1 of this Article;
d) Failing to make violation records when detecting administrative violations as per law.”.
16. Article 26 shall be amended as follows:
“Article 26. Pay downgrade
...
...
...
1. Repeating the violation after having been given a warning against one of the violations specified in clause 1 Article 25 of this Decree;
2. Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing extremely serious consequences.”.
17. Article 27 shall be amended as follows:
“Article 27. Demotion
An official who holds the management or leadership title shall be demoted when committing one of the following violations:
1. Repeating the violation after having been given a warning against one of the violations specified in clause 1 Article 25 of this Decree;
2. Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing extremely serious consequences.”.
18. Article 28 shall be amended as follows:
“Article 28. Removal from office
...
...
...
2. An official who holds the management or leadership title shall be removed from office when committing one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been demoted due to commission of one of the violations specified in Article 27 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing particularly serious consequences but he/she is not subject to forced resignation and has attitudes of acquisition, correction and proactive implementation of remedial measures and there are multiple mitigating factors.
3. A public employee who holds the management title shall be removed from office when committing one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been given a warning against one of the violations specified in clause 2 Article 25 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 2 Article 24 of this Decree, causing extremely serious consequences.”.
19. Article 29 shall be amended as follows:
“Article 29. Forced resignation
1. An official shall be forced to resign from his/her job when committing one of the following violations:
...
...
...
b) Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing particularly serious consequences.”.
2. An official who holds the management or leadership title shall be forced to resign from his/her job when committing one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been removed from office due to commission of one of the violations specified in clause 2 Article 28 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 1 Article 24 of this Decree, causing particularly serious consequences.”.
3. A public employee who does not hold the management title shall be forced to resign from his/her job when committing one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been given a warning against one of the violations specified in clause 2 Article 25 of this Decree;
b) Initially committing one of the violations specified in clause 2 Article 24 of this Decree, causing particularly serious consequences.”.
4. A public employee who holds the management title shall be forced to resign from his/her job when committing one of the following violations:
a) Repeating the violation after having been removed from office due to commission of one of the violations specified in clause 3 Article 28 of this Decree;
...
...
...
20. Article 29a shall be added after Article 29 as follows:
“Article 29a. Dismissal
A senior official who commits one of the violations specified in point b clause 2 Article 29 of this Decree shall be dismissed.”.
Article 2. Annulment of Article 19 of the Government’s Decree No. 19/2020/ND-CP dated February 12, 2020.
Article 3. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial authorities, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant authorities shall be responsible for implementing this Decree.
Article 4. Implementation clauses
This Decree enters into force from June 15, 2025.
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Thanh Long
;
Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 93/2025/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 26/04/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Chưa có Video