ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1141/ĐA-UBND |
Quảng Bình, ngày 20 tháng 6 năm 2024 |
SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương[1], Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 như sau:
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14.
4. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.
6. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.
7. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
8. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.
9. Công văn số 7432/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023 của Bộ Nội vụ về góp ý Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh Quảng Bình và ý kiến của các Bộ, ngành trung ương có liên quan[2].
10. Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình (Phương án số 19/PA-UBND ngày 19/01/2024); Thông báo số 1010-TB/TU ngày 17/11/2023 của Ban Thường vụ tỉnh ủy thống nhất Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình; Thông báo số 1225-TB/TU ngày 16/5/2024 của Tỉnh ủy Quảng Bình kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình.
11. Nghị quyết số 180/NQ-HĐND ngày 17/5/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh Quảng Bình.
II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023- 2025 CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở ba cấp tỉnh, huyện, xã”. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định: “Đơn vị hành chính được tổ chức ổn định trên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có. Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp”. Hội nghị Trung ương 6 khoá XII Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã xác định: “từ năm 2021 đến năm 2030, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định”. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã đã đặt ra mục tiêu cụ thể: “Từ năm 2022 - 2030, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019 - 2021, xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính.”. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 quy định cụ thể “các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 gồm:
a) Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính);
b) Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
c) Đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.”
Tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tỉnh có chung biên giới với Lào[3] ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh lỵ của Quảng Bình là thành phố Đồng Hới, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.998,76 km2, quy mô dân số đến 31/12/2022 là 1.055.409 người; dân số thành thị chiếm 23,17%; dân số nông thôn chiếm 76,83%[4]. Toàn tỉnh có 24 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm khoảng 97%, dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Bru-Vân Kiều và Chứt[5].
Tỉnh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện[6], 151 đơn vị hành chính cấp xã[7], 1.123 thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 102 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025[8].
Kết quả rà soát và đối chiếu với tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022, tỉnh Quảng Bình không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025. Đối với ĐVHC cấp xã có 25 ĐVHC thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025, trong đó có 19 ĐVHC chua đạt 70% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; 06 ĐVHC đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn.
Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 2025; Trên cơ sở đánh giá thực trạng các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, để khắc phục những bất cập, hạn chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm được nguồn ngân sách chi hàng năm đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Quảng Bình” là hết sức cần thiết.
HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Bình luôn là một phần đất thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất Quảng Bình hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Theo thư tịch cũ, thuở vua Hùng lập quốc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Năm 1604, sau khi thiết lập chính quyền cát cứ phía Nam, Chúa Nguyễn Hoàng thống nhất lại các đơn vị hành chính thuộc quyền và chính thức đặt tên phủ Quảng Bình. Toàn bộ không gian lãnh thổ và địa giới hành chính phủ Quảng Bình bấy giờ bảo đảm tính toàn vẹn tương đối như ngày nay.
1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 1945 đến nay.
Sau phong trào Cần Vương đến trước năm 1945, Quảng Bình có 2 phủ là phủ Quảng Trạch, phủ Quảng Ninh và 3 huyện là huyện Lệ Thủy, huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hoá. Đến năm 1939 thành lập thêm cơ quan Bang Tá trực thuộc tỉnh với 4 phường mới là: Đồng Hải, Đồng Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ, có vai trò như là trung tâm lỵ sở của tỉnh Quảng Bình.
a) Giai đoạn: 1945 - 1975;
- Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Quảng Bình có 5 huyện và 01 thị xã, gồm các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới.
Đến 31/12/1950, tỉnh Quảng Bình có 5 huyện (Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa) và thị xã Đồng Hới; toàn tỉnh có 53 xã[9].
- Năm 1950, thành lập xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Công văn số 984-H/l Ngày 11/3/1950 của Phòng Pháp chính - UBKCHC Liên khu IV)[10].
- Năm 1957, sau phát động quần chúng giảm tô, tỉnh Quảng Bình có 6 ĐVHC cấp huyện (5 huyện, 1 thị xã); 131 ĐVHC cấp xã (4 khu phố và 127 xã (Thị xã Đồng Hải: 1 xã, 4 khu phố; Quảng Ninh: 16 xã; Quảng Trạch: 30 xã; Bố Trạch: 26 xã; Lệ Thủy: 22 xã; Tuyên Hóa: 32 xã))[11].
- Năm 1958, Quyết định số 398/TCCB-QN ngày 26/6/1958 của Chủ tịch Ủy ban hành chính Liên khu IV thành lập thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình[12].
- Năm 1965, Quyết định số 6/CP ngày 15/01/1965 Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình thành hai huyện (Tuyên Hóa gồm có 18 xã và Minh Hóa gồm có 14 xã).
Tỉnh Quảng Bình có 7 ĐVHC cấp huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và thị xã Đồng Hới.
- Năm 1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 216-NV ngày 11/6/1965 đổi tên hai xã Hàm Nghi và xã Đình Phùng thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (đổi tên xã Hàm Nghi thành xã Kim Thủy; xã Đình Phùng thành xã Ngân Thủy).
- Năm 1966, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 246/NV ngày 6/8/1966 thành lập thị trấn Nông trường Lệ Ninh thuộc huyện Lệ Thủy; thị trấn Đồng Sơn thuộc TX Đồng Hới; thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch. Chia xã Cao Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa thành xã Quảng Hóa và xã Cao Hóa.
- Năm 1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 425/NV ngày 02/11/1967 phê chuẩn đổi tên hai xã của tỉnh Quảng Bình: xã Đông Trạch thành Hòa Trạch (huyện Bố Trạch); xã Hợp Hóa đổi tên thành xã Hồng Hóa (huyện Minh Hóa).
Sau khi thành lập thị trấn Ba Đồn (1958); chia tách huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa (1965); thành lập các thị trấn: Nông trường Lệ Ninh, Đồng Sơn, Nông trường Việt Trung; chia xã Cao Hóa thành xã Quảng Hóa và xã Cao Hóa (1966), tỉnh Quảng Bình có 7 ĐVHC cấp huyện; 136 ĐVHC cấp xã.
b) Giai đoạn: 1975 - 1997;
b1) Từ 1975 - 1989 (sau giải phóng miền Nam, hợp nhất tỉnh Bình-Trị-Thiên)
- Sau ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 245 hợp nhất ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình-Trị-Thiên; ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V kỳ họp thứ 2 ban hành Nghị quyết hợp nhất một số tỉnh “Giao cho Chính phủ nước Việt - Nam dân chủ cộng hòa hiệp thương với Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt - Nam để chuẩn bị hợp nhất tỉnh Quảng Bình và khu Vĩnh Linh với các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên theo hướng đã nêu trong Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc”.
- Năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/CP ngày 11/3/1977 hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên: Hợp nhất huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh thành một huyện lấy tên là huyện Lệ Ninh; Hợp nhất huyện Minh Hóa và huyện Tuyên Hóa thành một huyện lấy tên là huyện Tuyên Hóa; Sáp nhập vùng lâm nghiệp Ba Rền và Cổ Tràng ở phía Bắc sông Long Đại thuộc huyện Quảng Ninh vào huyện Bố Trạch; sáp nhập các xã Văn Hóa, Phù Hóa, Cảnh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngu Hóa, Cao Hóa và Quảng Hóa của huyện Tuyên Hóa vào huyện Quảng Trạch. Tỉnh Quảng Bình có 5 ĐVHC cấp huyện: Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Ninh và thị xã Đồng Hới.
- Đơn vị hành chính cấp xã:
+ Năm 1977, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 613-VP18 ngày 23/02/1977 thành lập xã Quảng Tiến thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Bình - Trị - Thiên.
+ Năm 1979, Quyết định số 21/CP ngày 18/01/1979 của Hội đồng Chính phủ mở rộng thị xã Đồng Hới thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sáp nhập các xã Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh và Đức Ninh của huyện Lệ Ninh tỉnh Bình Trị Thiên vào thị xã Đồng Hới.
+ Năm 1979, Quyết định số 102/CP ngày 11/3/1979 của Hội đồng Chính phủ về phân vạch địa giới một số xã và phường thuộc tỉnh Bình -Trị - Thiên: thành lập ở vùng kinh tế mới Phú Định một xã mới lấy tên là xã Phú Định; Hợp nhất xã Cao Hóa và xã Quảng Hóa thành một xã lấy tên là xã Cao Quảng.
+ Năm 1985, Quyết định số 103/HĐBT ngày 02/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, tách xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh thuộc huyện Lệ Ninh để sáp nhập vào thị xã Đồng Hới (thị xã Đồng Hới có 11 xã, phường: 7 xã, 4 phường; huyện Lệ Ninh có 36 xã, thị trấn: 35 xã, 1 thị trấn).
+ Năm 1986, Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/6/1986 của Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Bố Trạch, Lệ Ninh và thị xã Đồng Hới thuộc tỉnh Bình Trị Thiên: thành lập thị trấn Hoàn Lão (thị trấn huyện lỵ huyện Bố Trạch) trên cơ sở các thôn Vinh Lão, Nhà Vồ, Lòi Lài và Xóm Chùa của xã Trung Trạch, 24 ha đất (không có dân) của thôn Phương Hạ thuộc xã Đại Trạch và 32 ha đất (không có dân) của thôn Tây Hà thuộc xã Tây Trạch; Thành lập thị trấn Kiến Giang trên cơ sở thôn Thượng Lưu của xã Liên Thủy, thôn Quảng Cư của xã Xuân Thủy, đội 4 và đội 5 của thôn Hà Thanh thuộc xã Phong Thủy.
b2) Từ 1989 -1996 (sau khi tái lập tỉnh Quảng Bình)
- Năm 1989, tái lập tỉnh Quảng Bình theo Nghị Quyết của Quốc Hội ngày 30/6/1989 về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên. Tỉnh Quảng Bình có 5 ĐVHC cấp huyện gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
- Năm 1990, Quyết định số 190/HĐBT ngày 01/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới huyện Quảng Trạch, thị xã Đồng Hới và chia huyện Lệ Ninh, huyện Tuyên hoá thuộc tỉnh Quảng Bình: chia huyện Lệ Ninh thành 02 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh; chia huyện Tuyên Hóa thành 02 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa. Tỉnh Quảng Bình có 07 ĐVHC cấp huyện (01 thị xã và 06 huyện).
- ĐVHC cấp xã: sau khi tái lập tỉnh Quảng Bình năm 1989 có 145 ĐVHC, đến năm 1996 thành lập thêm 04 ĐVHC cấp xã, toàn tỉnh có 149 đơn vị hành chính cấp xã:
+ Năm 1991, Quyết định số 568/1991/QĐ-TCCP ngày 09/11/1991 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) thành lập phường Nam Lý và phường Bắc Lý thuộc thị xã Đồng Hới trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Lý Ninh, thị xã Đồng Hới (nay là thành phố Đồng Hới).
+ Năm 1992, Quyết định số 487/1992/QĐ-TCCP ngày 04/8/1992 của Ban Tổ chức Chính phủ thành lập phường Đồng Mỹ và phường Hải Đình trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC phường Đồng Phú, thị xã Đồng Hới.
+ Năm 1994, Nghị định số 58/CP ngày 28/6/1994 của Chính phủ chia xã Trường Thủy thành 2 xã Trường Thủy và Văn Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
c) Giai đoạn: 1997-2018
- Năm 2004, Nghị định số 156/2004/NĐ-CP ngày 16/8/2004 của Chính phủ thành lập thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình. Tỉnh Quảng Bình có 07 ĐVHC cấp huyện: 06 huyện và 01 thành phố.
- Năm 2013, Nghị Quyết số 125/NQ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn và 06 phường thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Từ 2013 đến 2018, tỉnh Quảng Bình giữ nguyên 08 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã).
- ĐVHC cấp xã: Từ năm 1997 đến năm 2018, thành lập thêm 10 ĐVHC cấp xã, đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 159 đơn vị hành chính cấp xã:
+ Năm 1998, Nghị định số 34/1998/NĐ-CP ngày 30/5/1998 của Chính phủ thành lập xã Thuận Đức thuộc thị xã Đồng Hới.
+ Năm 1999, Nghị định số 30/1999/NĐ-CP ngày 28/4/1999 Chính phủ thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: thành lập thị trấn Đồng Lê và xã Sơn Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Lê Hóa và xã Đồng Hóa; thành lập thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Lương Ninh với xã Vĩnh Ninh.
+ Năm 2000, Nghị định số 31/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ: thành lập thị trấn Quy Đạt thuộc huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC của 3 xã: Quy Hóa, Yên Hóa, Xuân Hóa.
+ Năm 2001, Nghị định số 85/2001/NĐ-CP ngày 14/11/2001 của Chính phủ: thành lập xã Lâm Thủy thuộc huyện Lệ Thủy trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Ngân Thủy.
+ Năm 2003, Nghị định số 40/2003/NĐ-CP ngày 21/4/2003 của Chính phủ thành lập xã Trọng Hoá thuộc huyện Minh Hoá trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Dân Hóa; thành lập xã Nam Hóa thuộc huyện Tuyên Hoá trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Thạch Hóa.
+ Năm 2004, Nghị định số 07/2004/NĐ-CP ngày 02/1/2004 của Chính phủ về việc thành lập phường thuộc thị xã Đồng Hới và đổi tên xã thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình: thành lập Phường Đức Ninh Đông trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Đức Ninh, thuộc thị xã Đồng Hới (nay là thành phố Đồng Hới); thành lập phường Bắc Nghĩa trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC xã Nghĩa Ninh, thị xã Đồng Hới; đổi tên các xã thuộc huyện Lệ Thủy: xã Ngư Thủy thành xã Ngư Thủy Nam; xã Hải Thủy thành xã Ngư Thủy Trung; xã Ngư Hoà thành xã Ngư Thủy Bắc.
d) Giai đoạn từ 2019 đến nay
- Từ 2019 đến 2023, tỉnh Quảng Bình giữ nguyên 08 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã).
- Số ĐVHC cấp xã: Năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 862/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã tỉnh Quảng Bình (hiệu lực kể từ ngày 01/02/2020); tỉnh Quảng Bình giảm 08 ĐVHC còn 151 ĐVHC cấp xã, có 09 xã, phường, thị trấn mới hình thành:
+ Thành lập xã Ngư Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Ngư Thủy Trung và xã Ngư Thủy Nam. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã Văn Thủy vào xã Trường Thủy. Sau khi sắp xếp, huyện Lệ Thủy có 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 02 thị trấn.
+ Thành lập phường Đồng Hải trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đồng Mỹ với phường Hải Đình. Sau khi sắp xếp, thành phố Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 06 xã.
+ Thành lập xã Hải Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã Phú Trạch và xã Hải Trạch. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hoàn Trạch vào thị trấn Hoàn Lão. Thành lập thị trấn Phong Nha trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã Sơn Trạch. Sau khi sắp xếp, huyện Bố Trạch có 28 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 xã và 03 thị trấn.
+ Thành lập xã Liên Trường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quảng Trường và xã Quảng Liên. Sau khi sắp xếp, huyện Quảng Trạch có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã.
+ Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nam Hóa vào xã Thạch Hóa. Sau khi sắp xếp, huyện Tuyên Hóa có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 01 thị trấn.
+ Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quy Hóa vào thị trấn Quy Đạt. Sau khi sắp xếp, huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.
2. Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án
Sau sắp xếp giai đoạn 2019- 2021, đến thời điểm lập Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025, tỉnh Quảng Bình có:
- Số đơn vị ĐVHC cấp huyện 08 (06 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố), gồm các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; thị xã Ba Đồn; thành phố Đồng Hới.
- Số đơn vị ĐVHC cấp xã: 151 (128 xã, 15 phường, 08 thị trấn).
II. ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Tỉnh Quảng Bình:
1.1. Diện tích tự nhiên: 7.998,76 (km2)
1.2. Quy mô dân số: 1.055.409 (người); trong đó, dân số thực tế thường trú là: 1.040.277 (người), dân số tạm trú quy đổi là: 15.132 (người).
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội[13]
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,39% (Nghị quyết HĐND tăng 6,0 - 6,5%, năm 2021 tăng 4,83%); trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,55%;
(2) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,58% (Nghị quyết HĐND tăng 3,5 - 4,0%, năm 2021 tăng 3,41%);
(3) Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 10,96%; trong đó: Công nghiệp tăng 12,0% (Nghị quyết HĐND tăng 9 - 9,5%, năm 2021 tăng 6,49%);
(4) Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 8,02% (Nghị quyết HĐND tăng 6 - 6,5%, năm 2021 tăng 4,11%);
(5) Cơ cấu GRDP: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,10%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,75% (bao gồm cả thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); khu vực dịch vụ chiếm 48,62% (Nghị quyết HĐND: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 30,1%; dịch vụ chiếm 49,0%);
(6) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.351 tỷ đồng (Nghị quyết HĐND 6.000 tỷ đồng);
(7) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 26.936,4 tỷ đồng (Nghị quyết HĐND 26.000 tỷ đồng);
(8) GRDP bình quân đầu người đạt 54,87 triệu đồng (Nghị quyết HĐND 52 - 53 triệu đồng);
(9) Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,8% (88/128 xã) (Nghị quyết HĐND 73%);
(10) Giải quyết việc làm cho 21.000 lao động (Nghị quyết HĐND 18.000 lao động);
(11) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% so với năm 2021 (Nghị quyết HĐND giảm 1,5 - 1,8%);
(12) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 46% (Nghị quyết HĐND đạt 56%);
(13) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 98,7% (Nghị quyết HĐND trên 91%) (theo chuẩn mới);
(14) Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 42,2 giường (Nghị quyết HĐND 36 giường);
(15) Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 91% (Nghị quyết HĐND 91%);
(16) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,7% (Nghị quyết HĐND 67,5%); trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28,6% (Nghị quyết HĐND 28,2%);
(17) Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 97,2% (Nghị quyết HĐND 97,2%);
(18) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 98% (Nghị quyết HĐND 98%);
(19) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,69% (Nghị quyết HĐND 68%);
(20) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 90,46%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100% (Nghị quyết HĐND 100%).
(Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội tính đến thời điểm ngày 31/12/2022)
2. Số lượng ĐVHC cấp huyện:
2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện 08 (chia ra: 06 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố).
2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: 0 (không).
2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 0 (không).
2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: 0 (không).
2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 0 (không).
3. Số lượng ĐVHC cấp xã:
3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã 151 (chia ra: 128 xã, 15 phường, 08 thị trấn)
3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: 25 ĐVHC (chia ra: 24 xã, 01 phường, 0 thị trấn).
3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên địa phương đề nghị không (hoặc chưa) thực hiện sắp xếp: 14 ĐVHC (chia ra: 13 xã, 01 phường, 0 thị trấn), trong đó 03 ĐVHC xây dựng phương án thực hiện sắp xếp giai đoạn 2026- 2030.
3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích (liền kề liên quan đến phương án sắp xếp): 03 ĐVHC (02 xã, 01 thị trấn).
3.5. Số lượng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 0 ĐVHC (không)
III. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN THỰC HIỆN SẮP XẾP
Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: tỉnh Quảng Bình không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025. Các ĐVHC cấp huyện hiện có phù hợp với quy hoạch và thuận lợi trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Vì vậy, tỉnh Quảng Bình không thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023- 2025.
IV. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Hiện trạng 25 ĐVHC cấp xã (chia ra: 24 xã, 01 phường, 0 thị trấn) thuộc diện sắp xếp
1.1. Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới
1.1.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù[14]: (Không)
1.1.2. Diện tích tự nhiên (3,13 km2)
1.1.3. Quy mô dân số (4.496 người)
1.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Đồng Hải; phía Đông giáp xã Bảo Ninh (qua sông Nhật Lệ); phía Nam giáp xã Lương Ninh thuộc huyện Quảng Ninh; phía Tây giáp xã Đức Ninh và phường Đức Ninh Đông.
1.2. Xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới
1.2.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.2.2. Diện tích tự nhiên (5,56 km2)
1.2.3. Quy mô dân số (10.285 người)
1.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 (người)
1.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Nam Lý; phía Đông giáp phường Đức Ninh Đông; phía Nam giáp phường Phú Hải và xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh; phía Tây giáp phường Bắc Nghĩa.
1.3. Xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới
1.3.1. Thuộc khu vực: đồng bằng, ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.3.2. Diện tích tự nhiên (3,22 km2)
1.3.3. Quy mô dân số (3.857 người)
1.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Nhân Trạch thuộc huyện Bố Trạch; phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp phường Hải Thành; phía Tây giáp xã Lộc Ninh, xã Lý Trạch thuộc huyện Bố Trạch.
1.4. Xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn
1.4.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.4.2. Diện tích tự nhiên (4,25 km2)
1.4.3. Quy mô dân số (3.401 người)
1.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
1.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Thanh thuộc huyện Quảng Trạch qua sông Gianh; phía Đông giáp phường Quảng Phong qua sông Gianh; phía Nam giáp các xã Quảng Tân và Quảng Lộc qua sông Gianh; phía Tây giáp xã Quảng Trung qua sông Gianh.
1.5. Xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn
1.5.1. Thuộc khu vực đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.5.2. Diện tích tự nhiên (5,62 km2)
1.5.3. Quy mô dân số (10.639 người)
1.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Lộc; phía Đông giáp xã Quảng Văn; phía Nam giáp xã Quảng Minh và Quảng Sơn; phía Tây giáp các xã Quảng Sơn và Quảng Thủy.
1.6. Xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn
1.6.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.6.2. Diện tích tự nhiên (2,91 km2)
1.6.3. Quy mô dân số (4.044 người)
1.6.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch; phía Đông giáp xã Quảng Lộc; phía Nam giáp xã Quảng Thủy; phía Tây giáp xã Quảng Trung.
1.7. Xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn
1.7.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.7.2. Diện tích tự nhiên (2,77 km2)
1.7.3. Quy mô dân số (2.970 người)
1.7.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.7.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Tân; phía Đông giáp xã Quảng Hòa, phía Nam giáp xã Quảng Sơn; phía Tây giáp xã Quảng Trung;
1.8. Xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn
1.8.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.8.2. Diện tích tự nhiên (4,55 km2)
1.8.3. Quy mô dân số (6.669 người)
1.8.4. Số dân là người dân tộc thiểu số (không)
1.8.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.8.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Lộc và phường Quảng Thuận; phía Đông giáp phường Quảng Thuận (qua sông Gianh); phía Nam giáp xã Quảng Minh và xã Mỹ Trạch thuộc huyện Bố Trạch; phía Tây giáp các xã Quảng Hòa, Quảng Lộc và Quảng Minh.
1.9. Xã Hóa Phúc, huyện Minh Hóa
1.9.1. Thuộc khu vực miền núi; có yếu tố đặc thù: xã khu vực I miền núi (Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
1.9.2. Diện tích tự nhiên (30,29 km2)
1.9.3. Quy mô dân số (714 người)
1.9.4. Số dân là người dân tộc thiểu số (108 người; chiếm tỷ lệ 15,1%)
1.9.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: xã khu vực I miền núi
1.9.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Thanh Thạch thuộc huyện Tuyên Hóa; phía Đông Bắc giáp xã Kim Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa; phía Đông giáp xã Hồng Hóa; phía Nam giáp xã Hóa Hợp và xã Hóa Tiến; phía Tây giáp xã Lâm Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa.
1.10. Xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa
1.10.1. Thuộc khu vực miền núi; có yếu tố đặc thù: xã khu vực II miền núi, có 27,3% người dân tộc thiểu số.
1.10.2. Diện tích tự nhiên (26,32 km2)
1.10.3. Quy mô dân số (3.169 người)
1.10.4. Số dân là người dân tộc thiểu số (865 người; chiếm tỷ lệ 27,3%)
1.10.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: xã khu vực II miền núi
1.10.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông Bắc giáp xã Hóa Phúc; phía Đông và Đông Nam giáp xã Hóa Hợp; phía Tây giáp xã Trọng Hóa và xã Hóa Thanh;
1.11. Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch
1.11.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.11.2. Diện tích tự nhiên (1,56 km2)
1.11.3. Quy mô dân số (9.662 người)
1.11.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.11.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.11.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Phú (qua Sông Roòn); phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Quảng Hưng; phía Tây giáp xã Quảng Tùng.
1.12. Xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch
1.12.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: không
1.12.2. Diện tích tự nhiên (13,22 km2)
1.12.3. Quy mô dân số (4.550 người)
1.12.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.12.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.12.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Châu; phía Đông giáp xã Quảng Hưng; phía Nam và phía Tây giáp xã Quảng Lưu.
1.13. Xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch
1.13.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.13.2. Diện tích tự nhiên (7,74 km2)
1.13.3. Quy mô dân số (5.001 người)
1.13.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.13.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.13.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã: Quảng Thạch, Liên Trường; phía Đông giáp các xã Liên Trường, Phù Hoá; phía Nam giáp xã Phù Hoá và xã Văn hóa thuộc huyện Tuyên Hoá (qua Sông Gianh); phía Tây giáp xã Tiến Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá.
1.14. Xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch
1.14.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang (Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
1.14.2. Diện tích tự nhiên (3,65 km2)
1.14.3. Quy mô dân số (4.281 người)
1.14.4. Số dân là người dân tộc thiểu số (không)
1.14.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Xã bãi ngang
1.14.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Liên Trường (đã sắp xếp giai đoạn 2019-2021); phía Đông giáp xã Quảng Hải thuộc thị xã Ba Đồn (qua Sông Gianh); phía Nam giáp xã Văn hóa thuộc huyện Tuyên Hoá (qua Sông Gianh); phía Tây giáp xã Cảnh Hoá.
1.15. Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch
1.15.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.15.2. Diện tích tự nhiên (3,81 km2)
1.15.3. Quy mô dân số (4.794 người)
1.15.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.15.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.15.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Phương (quy hoạch thị trấn của huyện Quảng Trạch); phía Đông giáp phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn; phía Nam giáp xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn (qua Sông Gianh); phía Tây giáp xã Liên Trường (đã sắp xếp giai đoạn 2019-2021).
1.16. Xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch
1.16.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.16.2. Diện tích tự nhiên (2,48 km2)
1.16.3. Quy mô dân số (10.944 người)
1.16.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.16.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.16.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Đại Trạch (qua sông Dinh); phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới; phía Tây giáp các xã Đại Trạch (qua sông Dinh) và xã Lý Trạch.
1.17. Xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch
1.17.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.17.2. Diện tích tự nhiên (2,72 km2)
1.17.3. Quy mô dân số (8.810 người)
1.17.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.17.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.17.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Hải Phú (đã sắp xếp giai đoạn 2019-2021); phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Trung Trạch; phía Tây giáp xã Đồng Trạch.
1.18. Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch
1.18.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.18.2. Diện tích tự nhiên (18,41 km2)
1.18.3. Quy mô dân số (5.372 người)
1.18.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.18.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.18.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Quảng Thuận thuộc thị xã Ba Đồn (qua sông Gianh); phía Đông giáp xã Bắc Trạch; phía Nam giáp các xã Sơn Lộc và Cự Nam; phía Tây giáp xã Mỹ Trạch.
1.19. Xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch
1.19.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.19.2. Diện tích tự nhiên (9,275 km2)
1.19.3. Quy mô dân số (3.615 người)
1.19.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.19.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.19.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn (qua sông Gianh); phía Đông giáp xã Hạ Trạch; phía Nam giáp xã Liên Trạch; phía Tây giáp xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn.
1.20. Xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch
1.20.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.20.2. Diện tích tự nhiên (12,2 km2)
1.20.3. Quy mô dân số (2.750 người)
1.20.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.20.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.20.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã Thanh Trạch, Bắc Trạch; phía Đông giáp xã Hải Phú; phía Nam giáp xã Vạn Trạch; phía Tây giáp xã Cự Nam.
1.21. Xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch
1.21.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.21.2. Diện tích tự nhiên (19,25 km2)
1.21.3. Quy mô dân số (3.827 người)
1.21.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.21.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.21.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Đại Trạch (qua sông Dinh); phía Đông và Đông Nam giáp xã Lý Trạch; phía Tây Nam giáp thị trấn Nông trường Việt Trung; phía Tây Bắc giáp xã Hòa Trạch.
1.22. Xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh
1.22.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.22.2. Diện tích tự nhiên (5,38 km2)
1.22.3. Quy mô dân số (5.023 người)
1.22.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.22.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.22.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới; phía Đông giáp xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (qua sông Nhật Lệ); phía Nam giáp thị trấn Quán Hàu; phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh.
1.23. Xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy
1.23.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.23.2. Diện tích tự nhiên (14,1 km2)
1.23.3. Quy mô dân số (4.917 người)
1.23.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.23.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.23.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Thanh Thủy; phía Đông giáp xã Ngư Thủy Bắc; phía Nam giáp xã Hưng Thủy; phía Tây giáp các xã Liên Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy.
1.24. Xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy
1.24.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.24.2. Diện tích tự nhiên (9,61 km2)
1.24.3. Quy mô dân số (5.025 người)
1.24.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.24.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.24.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã Liên Thủy, Cam Thủy; phía Đông giáp xã Tân Thủy; phía Nam giáp xã Thái Thủy; phía Tây giáp xã Mỹ Thủy.
1.25. Xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy
1.25.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
1.25.2. Diện tích tự nhiên (7,72 km2)
1.25.3. Quy mô dân số (5.259 người)
1.25.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
1.25.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
1.25.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Hồng Thủy; phía Đông và Đông Nam giáp xã Phong Thủy; phía Tây và phía Nam giáp xã An Thủy.
2.1. Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới:
2.1.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.1.2. Diện tích tự nhiên (3,13 km2)
2.1.3. Quy mô dân số (4.496 người)
2.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (không)
2.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Đồng Hải (qua sông Nhật Lệ); phía Đông giáp xã Bảo Ninh (qua sông Nhật Lệ); phía Nam giáp xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh; phía Tây giáp xã Đức Ninh và phường Đức Ninh Đông (qua sông Lũy Thầy).
2.2. Xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới
2.2.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.2.2. Diện tích tự nhiên (5,56 km2)
2.2.3. Quy mô dân số (10.285 người)
2.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 (người)
2.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Nam Lý; phía Đông giáp phường Đức Ninh Đông; phía Nam giáp phường Phú Hải và xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh; phía Tây giáp phường Bắc Nghĩa.
2.3. Xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới
2.3.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.3.2. Diện tích tự nhiên (3,22 km2)
2.3.3. Quy mô dân số (3.857 người)
2.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch; phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp phường Hải Thành; phía Tây giáp xã Lộc Ninh, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch.
2.4. Xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn
2.4.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.4.2. Diện tích tự nhiên (4,25 km2)
2.4.3. Quy mô dân số (3.401 người)
2.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch qua sông Gianh; phía Đông giáp phường Quảng Phong qua sông Gianh; phía Nam giáp các xã Quảng Tân và Quảng Lộc qua sông Gianh; phía Tây giáp xã Quảng Trung qua sông Gianh.
2.5. Xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn
2.5.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.5.2. Diện tích tự nhiên (5,62 km2)
2.5.3. Quy mô dân số (10.639 người)
2.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Lộc; phía Đông giáp xã Quảng Văn; phía Nam giáp xã Quảng Minh và Quảng Sơn; phía Tây giáp các xã Quảng Sơn và Quảng Thủy.
2.6. Xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn
2.6.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.6.2. Diện tích tự nhiên (4,55 km2)
2.6.3. Quy mô dân số (6.669 người)
2.6.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Lộc và phường Quảng Thuận; phía Đông giáp phường Quảng Thuận (qua sông Gianh); phía Nam giáp xã Quảng Minh và xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch; phía Tây giáp các xã Quảng Hòa, Quảng Lộc và Quảng Minh.
2.7. Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch
2.7.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.7.2. Diện tích tự nhiên (1,56 km2)
2.7.3. Quy mô dân số (9.662 người)
2.7.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.7.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Phú (qua Sông Roòn); phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Quảng Hưng; phía Tây giáp xã Quảng Tùng.
2.8. Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch
2.8.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.8.2. Diện tích tự nhiên (3,81 km2)
2.8.3. Quy mô dân số (4.794 người)
2.8.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.8.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.8.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp với xã Quảng Phương (quy hoạch thị trấn của huyện Quảng Trạch); phía Đông giáp với phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn; phía Nam giáp với xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn (qua Sông Gianh); phía Tây giáp với xã Liên Trường (đã sắp xếp giai đoạn 2019- 2021).
2.9. Xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch
2.9.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: không
2.9.2. Diện tích tự nhiên (13,22 km2)
2.9.3. Quy mô dân số (4.550 người)
2.9.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.9.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.9.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Châu; phía Đông giáp xã Quảng Hưng; phía Nam và phía Tây giáp xã Quảng Lưu.
2.10. Xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch
2. 10.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.10.2. Diện tích tự nhiên (2,48 km2)
2.10.3. Quy mô dân số (10.944 người)
2.10.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.10.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.10.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Đại Trạch (qua sông Dinh); phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới; phía Tây giáp các xã Đại Trạch (qua sông Dinh) và xã Lý Trạch.
2.11. Xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy
2.11.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2.11.2. Diện tích tự nhiên (7,72 km2)
2.11.3. Quy mô dân số (5.259 người)
2.11.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2.11.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2.11.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Hồng Thủy; phía Đông và Đông Nam giáp xã Phong Thủy; phía Tây và phía Nam giáp xã An Thủy (qua sông Kiến Giang).
2b. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025 nhưng đề nghị thực hiện sắp xếp giai đoạn 2026-2030 để bảo đảm sự tiếp nối của giai đoạn 2023-2025 với giai đoạn 2026- 2030: 03 ĐVHC (03 xã)
2b.1. Xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy
2b.1.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2b.1.2. Diện tích tự nhiên (14,10 km2)
2b.1.3. Quy mô dân số (4.917 người)
2b.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2b.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2b.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Thanh Thủy; phía Đông giáp xã Ngư Thủy Bắc; phía Nam giáp xã Hưng Thủy; phía Tây giáp các xã Liên Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy.
2b.2. Xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy
2b.2.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
2b.2.2. Diện tích tự nhiên (9,61 km2)
2b.2.3. Quy mô dân số (5.025 người)
2b.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2b.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2b.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã Liên Thủy, Cam Thủy; phía Đông giáp xã Tân Thủy; phía Nam giáp xã Thái Thủy; phía Tây giáp xã Mỹ Thủy.
2b.3. Xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch
2b.3.1. Thuộc khu vực: đồng bằng ven biển; có yếu tố đặc thù: (không).
2b.3.2. Diện tích tự nhiên (2,72 km2)
2b.3.3. Quy mô dân số (8.810 người)
2b.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 (không)
2b.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
2b.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Hải Phú; phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp xã Trung Trạch; phía Tây giáp xã Đồng Trạch.
3.1. Xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa
3.1.1. Thuộc khu vực có yếu tố đặc thù: (không).
3.1.2. Diện tích tự nhiên (33,16 km2)
3.1.3. Quy mô dân số (1.571 người)
3.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (171 người)
3.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không).
3.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Bắc giáp xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa; Phía Đông giáp xã Hóa Tiến; Phía Nam và Tây Nam giáp xã Trọng Hóa.
3.2. Xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch
3.2.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
3.2.2. Diện tích tự nhiên (22,2 km2)
3.2.3. Quy mô dân số (5.380 người)
3.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (0 người)
3.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
3.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía bắc giáp xã Nam Trạch; Phía đông giáp xã Nhân Trạch; Phía tây giáp thị trấn Nông trường Việt Trung; Phía nam giáp thành phố Đồng Hới.
3.3. Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh
3.3.1. Thuộc khu vực: đồng bằng; có yếu tố đặc thù: (Không).
3.3.2. Diện tích tự nhiên (3,3 km2)
3.3.3. Quy mô dân số (5.705 người)
3.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: (15 người)
3.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: (không)
3.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Lương Ninh; phía Đông, Đông Nam giáp xã Võ Ninh (qua sông Nhật Lệ); phía Tây Nam giáp xã Hàm Ninh (qua sông Nhật Lệ); phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh.
(Chi tiết nêu tại các Phụ lục 2-1A, 2-2A, 2-2B kèm theo)
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ TRỰC THUỘC
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Bình không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp và không thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện.
II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp
1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp
1.1.1. Thành lập xã Tân Thành thuộc huyện Minh Hóa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 xã: Hóa Phúc (có diện tích tự nhiên là 30,29 km2, đạt 60,6 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 714 người, đạt 14,3 % so với tiêu chuẩn), xã Hóa Tiến (diện tích tự nhiên 26,32 km2 đạt 52,6% so với tiêu chuẩn, quy mô dân số 3.169 người, đạt 63,4% so với tiêu chuẩn) và xã Hóa Thanh (diện tích tự nhiên 33,16 km2 đạt 110,5 % so với tiêu chuẩn, quy mô dân số 1.571 người, đạt 19,6% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hóa Phúc và xã Hóa Tiến không đủ tiêu chuẩn (70%) đồng thời về diện tích và quy mô dân số, theo quy định thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã Hóa Thanh liền kề có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng quy mô dân số nhỏ (đạt 19,6% so với tiêu chuẩn), điều kiện tự nhiên và xã hội các xã dự kiến sắp xếp tương đồng. Phương án nhập 3 xã Hóa Phúc, Hóa Tiến và Hóa Thanh thành 1 ĐVHC phù hợp định hướng phát triển và thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước. Sau khi sắp xếp, ĐVHC cấp xã mới có đủ tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số theo quy định.
b) Kết quả sau sắp xếp, xã Tân Thành có:
- Diện tích tự nhiên: 89,77 km2 (đạt 179,5% so với tiêu chuẩn)
- Quy mô dân số: 5.454 người (đạt 109,1% so với tiêu chuẩn)
- Số dân là người dân tộc thiểu số (1.144 người; chiếm tỷ lệ 21%)
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa; phía Đông Bắc giáp xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa; phía Đông giáp xã Hồng Hóa; phía Đông Nam giáp xã Hóa Hợp; phía Tây Nam giáp xã Trọng Hóa; phía Tây Bắc giáp xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: dự kiến trụ sở Đảng ủy- HĐND, UBND tại xã Hóa Tiến hiện nay; trụ sở Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, hội xã hội và Trung đội dân quân cơ động xã tại xã Hóa Thanh hiện nay.
1.1.2. Thành lập xã Hạ Mỹ thuộc huyện Bố Trạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã: Hạ Trạch (có diện tích tự nhiên là 18,4 km2, đạt 61,4% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.372 người, đạt 67,2% so với tiêu chuẩn) và xã Mỹ Trạch (có diện tích tự nhiên là 9,28 km2, đạt 30,9% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.615 người, đạt 45,2% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Mỹ Trạch và xã Hạ Trạch là 2 ĐVHC cùng cấp liền kề, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, phương án nhập với xã Hạ Trạch là phù hợp.
b) Kết quả sau sắp xếp, xã Hạ Mỹ có:
- Diện tích tự nhiên 27,7 km2 (đạt 92,3% so với tiêu chuẩn, giải trình ở mục V.1)
- Quy mô dân số 8.987 người (đạt 112,3% so với tiêu chuẩn)
- Số dân là người dân tộc thiểu số: (không có)
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp xã Quảng Văn, phường Quảng Thuận thuộc thị xã Ba Đồn; phía Đông giáp xã Bắc Trạch; phía Nam giáp các xã: Liên Trạch, Sơn Lộc và Cự Nam; phía Tây giáp xã Quảng Minh thuộc thị xã Ba Đồn.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: dự kiến trụ sở làm việc xã Hạ Trạch hiện nay.
1.1.3. Thành lập xã Lý Nam thuộc huyện Bố Trạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã: Nam Trạch (có diện tích tự nhiên là 19,3 km2, đạt 64,3% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.827 người, đạt 47,8% so với tiêu chuẩn) và xã Lý Trạch (có diện tích tự nhiên là 22,2 km2, đạt 74% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.380 người, đạt 67,3% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nam Trạch thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, giáp xã Lý Trạch là ĐVHC cùng cấp thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Xã Nam Trạch và xã Lý Trạch đất đai liền thổ, có điều kiện tương đồng về tự nhiên và xã hội. Việc sắp xếp xã Nam Trạch với xã Lý Trạch bảo đảm sự tiếp nối để hoàn thành mục tiêu sắp xếp cả giai đoạn 2023-2030. Sau khi sắp xếp, xã mới có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đạt tiêu chuẩn quy định.
b) Kết quả sau sắp xếp, xã Lý Nam có:
- Diện tích tự nhiên 41,5 km2 (đạt 138,3% so với tiêu chuẩn)
- Quy mô dân số 9.207 người (đạt 115,1% so với tiêu chuẩn)
- Số dân là người dân tộc thiểu số: (Không có)
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã: Đại Trạch, Hoà Trạch; phía Đông giáp xã Nhân Trạch; phía Đông Nam giáp xã Quang Phú, phía Nam giáp xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới; phía Tây Nam giáp xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới và thị trấn Nông trường Việt Trung.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: dự kiến trụ sở xã Lý Trạch hiện nay.
1.1.4. Thành lập xã Phù Cảnh thuộc huyện Quảng Trạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã: Phù Hóa (có diện tích tự nhiên là 3,65 km2, đạt 12,2% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.281 người, đạt 107,0 % so với tiêu chuẩn) và xã Cảnh Hóa (có diện tích tự nhiên là 7,74 km2, đạt 25,8% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.001 người, đạt 62,5% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Phù Hoá và xã Cảnh Hoá đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; có vị trí địa lý liền kề, các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã có yếu tố tương đồng.
b) Kết quả sau khi sắp xếp, xã Phù Cảnh có:
- Diện tích tự nhiên: 11,39 km2 (đạt 38% so với tiêu chuẩn, giải trình ở mục IV.2);
- Quy mô dân số: 9.282 người (đạt 232,1% so với tiêu chuẩn);
- Người dân tộc thiểu số: Không; có 45,8% có đạo Công giáo;
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp các xã: Liên Trường và Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch; phía Đông giáp các xã: Liên Trường, huyện Quảng Trạch và xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn (cách Sông Gianh); phía Tây giáp xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá; phía Nam giáp xã Văn hóa, huyện Tuyên Hoá (cách Sông Gianh);
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: trụ sở xã Cảnh Hoá hiện nay.
1.2. Sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã
1.2.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (có diện tích tự nhiên là 5,38 km2, đạt 17,9 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.023 người, đạt 62,8% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Quán Hàu (có diện tích tự nhiên là 3,3 km2, đạt 23,6% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.705 người, đạt 71,3% so với tiêu chuẩn)
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Lương Ninh thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025, thị trấn Quán Hàu thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030, là 2 ĐVHC liền kề thuộc huyện Quảng Ninh, có điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý tự nhiên tương đồng. Năm 1999, thị trấn Quán Hàu được thành lập trên cơ sở tách một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Lương Ninh. Việc sắp xếp xã Lương Ninh với thị trấn Quán Hàu để mở rộng không gian phát triển đô thị thị trấn Quán Hàu, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Quảng Bình tại Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000; Trong đó, định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận khu vực phía Nam phát triển đến hết thị trấn Quán Hàu (bao gồm cả xã Lương Ninh) tạo thành cửa ngõ phía Nam của đô thị (Đồng Hới).
b) Kết quả sau sắp xếp, thị trấn Quán Hàu (mới) có:
- Diện tích tự nhiên: 8,69 km2 (đạt 62,1% so với tiêu chuẩn);
- Quy mô dân số: 10.728 người (đạt 134,1% so với tiêu chuẩn);
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới; phía Đông giáp xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, xã Võ Ninh; phía Tây và phía Nam giáp xã Vĩnh Ninh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Sau khi thực hiện sắp xếp và đi vào hoạt động ổn định, cấp ủy, chính quyền sẽ nghiên cứu, quyết định phương án bố trí trụ sở làm việc đảm bảo hiệu quả của cơ quan nhà nước và thuận lợi cho Nhân dân.
Đánh giá các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và loại đô thị đối với thị trấn Quán Hàu (mới) theo quy định tại khoản 1.2 Mục II Phần II Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
+ Thị trấn Quán Hàu (mới) là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh.
+ Sau sắp xếp, do có yếu tố đặc thù về địa giới hành chính, kinh tế - xã hội (giải trình ở mục V.3), nên không thể nhập, điều chỉnh địa giới hành chính của ĐVHC cùng cấp liền kề, vì vậy ĐVHC hình thành sau sắp xếp chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định (đạt 62%).
+ Thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh (gồm thị trấn Quán Hàu hiện hữu và xã Lương Ninh) đã được công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 31/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình (đính kèm Quyết định của UBND tỉnh).
2. Phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp
2.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn thành ĐVHC nông thôn cùng cấp:
2.1.1 Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 xã: Hóa Phúc, xã Hóa Tiến (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025) và xã Hóa Thanh, nội dung cụ thể tại Phần III mục II tiểu mục 1.1.1
2.1.2 Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã Lý Trạch và xã Nam Trạch (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025), nội dung cụ thể tại Phần III mục II tiểu mục 1.1.3
2.2. Sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã:
2.2.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lương Ninh (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025) vào thị trấn Quán Hàu, nội dung cụ thể tại Phần III mục II tiểu mục 1.2.1
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC ĐÔ THỊ CẤP HUYỆN
Tỉnh Quảng Bình không thực hiện phương án sắp xếp ĐVHC đô thị cấp huyện.
1. Các (11) ĐVHC địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp
1.1. Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch
Cảnh Dương là xã ven biển có vị trí địa lý biệt lập: Phía Bắc giáp xã Quảng Phú (qua sông Roòn); phía Nam giáp xã Quảng Hưng; phía Tây giáp xã Quảng Tùng; phía Đông giáp biển Đông. Xã Cảnh Dương có truyền thống văn hóa lâu đời, lịch sử hào hùng: Xã Cảnh Dương (trước đây là Làng Cảnh Dương) được hình thành và ổn định từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa phương có Làng chiến đấu Cảnh Dương đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia; Trong kháng chiến chống để quốc Mỹ, nhiều chiến công của nhân dân Cảnh Dương đã đi vào sử sách. Với những chiến công xuất sắc, xã Cảnh Dương hai lần được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Xã Cảnh Dương có nhiều giá trị văn hóa truyền thống nổi tiếng như: Lễ hội cầu ngư, Hát ru,... và là một trong Bát danh hương “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn , Võ, Cổ, Kim” của tỉnh. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp xã Cảnh Dương để kế thừa, tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng của địa phương trong kháng chiến, hạn chế làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn như Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2030 (Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023).
Vị trí trọng điểm về quốc phòng: Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng công nhận xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) là xã có vị trí trọng điểm về quốc phòng. Theo ý kiến của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 4757/BQP-TM ngày 04/12/2023 về tham gia ý kiến phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh Quảng Bình, việc áp dụng yếu tố đặc thù là xã trọng điểm về quốc phòng phù hợp với quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Theo đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh[15] và chính quyền các địa phương liên quan, đối với nhiệm vụ Tác chiến trong khu vực phòng thủ của tỉnh, xã Cảnh Dương là địa bàn quan trọng trong thế trận khu vực phòng thủ, nằm trên hướng phòng thủ quan trọng của tỉnh; do vậy, nếu thực hiện sắp xếp với ĐVHC khác sẽ ảnh hưởng làm mất ổn định về thế trận quốc phòng.
1.2. Xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch
- Xã Quảng Tiến được thành lập từ di dân từ nhiều nơi đến làm kinh tế tiểu thủ công nghiệp (nón lá, mây xiên) có nét văn hóa riêng khác với các xã khác.
- Có căn cứ sơ tán cho diễn tập phòng thủ của huyện, là cao điểm của vị trí phòng không.
1.3. Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch
Xã Quảng Thanh có vị trí địa lý tự nhiên đặc biệt: phía Nam giáp với xã Quảng Hải thuộc thị xã Ba Đồn (qua Sông Gianh), phía Đông giáp với phường Quảng Phong thuộc thị xã Ba Đồn; phía Tây giáp với xã Liên Trường là ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021; phía Bắc giáp với xã Quảng Phương là ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị (thị trấn loại V) giai đoạn 2021 - 2025[16].
Phương án nghiên cứu duy nhất là sắp xếp xã Quảng Thanh với xã Quảng Phương, nhưng xã mới hình thành sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn đô thị để thành lập thị trấn Quảng Phương (huyện Quảng Trạch đã được chia tách 10 năm nhưng chưa có thị trấn theo quy định) vì Quảng Thanh cơ bản là xã thuần nông. Mặt khác, khoảng 63% dân số xã Quảng Thanh có đạo Công giáo nên phong tục, tập quán có sự khác biệt. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã cân nhắc thận trọng, đề nghị không thực hiện sắp xếp xã Quảng Thanh.
1.4. Xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch
Xã Nhân Trạch được công nhận là xã có vị trí trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng. Trong tác chiến, Nhân Trạch là xã trên hướng phòng thủ của huyện Bố Trạch.
Về vị trí địa lý, là xã ven biển, ở cửa sông Dinh. Xã Nhân Trạch có yếu tố đặc thù dân cư chủ yếu sống bằng nghề khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; do đặc thù nghề biển nên cộng đồng dân cư không có yếu tố tương đồng để sắp xếp với các xã khác liền kề.
1.5. Xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy
Xã Lộc Thủy có lịch sử lâu đời, bao gồm 02 làng cổ hình thành từ thế kỷ XV; Lộc Thủy có bề dày truyền thống cách mạng, là quê hương của Tiến sĩ Dương Văn An và Đại tướng Võ Nguyên Giáp; xã được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1999; có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (chùa An Xá), di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh (nhà thờ Tiến sỹ Dương Văn An), di tích Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Nhân dân địa phương luôn tự hào xã Lộc Thủy là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ con cháu. Do đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị không sắp xếp xã Lộc Thủy để kế thừa, tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đại tướng, hạn chế ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn xã Lộc Thủy.
1.6. Xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn
Về yếu tố lịch sử: xã Quảng Hải có lịch sử hình thành và ổn định từ lâu.
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Xã Quảng Hải là vùng cồn bãi bốn bề sông nước, tách biệt với các xã khác (đã được công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển giai đoạn 2013- 2015 tại Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Phía đông giáp phường Quảng Phong qua sông Gianh, phía Tây giáp xã Quảng Trung qua sông Gianh, phía Nam giáp các xã Quảng Tân và Quảng Lộc qua sông Gianh; Phía bắc giáp xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch qua sông Gianh. Vì vậy xã Quảng Hải có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi và không thể sắp xếp với các đơn vị hành chính liền kề. Mùa mưa lũ bị chia cắt, cô lập, rất khó khăn trong thực hiện cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lũ lụt.
1.7. Xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn
Vị trí địa lý nằm ở trung tâm các xã vùng phía Nam của thị xã Ba Đồn. Xã Quảng Hoà có diện tích 5,6km2, dân số 10.630 người; Trên địa bàn xã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động, chợ Hoà Ninh là trung tâm mua bán hàng hóa, dịch vụ lớn của các xã vùng Nam với 08 doanh nghiệp, HTX, hơn 750 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể đang hoạt động, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho cả khu vực; xã Quảng Hòa có truyền thống lịch sử, kinh tế và văn hóa lâu đời, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam thị xã Ba Đồn.
Việc thành phường Quảng Hòa phù hợp chủ trương tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phấn đấu xây dựng thị xã Ba Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III thuộc tỉnh vào năm 2026, định hướng “Đầu tư xây dựng, nâng cấp từ 03 đến 04 xã trở thành phường vào năm 2026” (Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 13/12/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh), phù hợp với quy hoạch, chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kế hoạch số 1114/KH-UBND ngày 09/6/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 18/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã có Thông báo số 1191-TB/TU ngày 12/4/2024 về đồng ý chủ trương thành lập một số phường giai đoạn 2024- 2025, trong đó có chủ trương thành lập phường Quảng Hòa. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 31/5/2024 điều chỉnh một số nội dung trong đồ án Quy hoạch chung thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1/10.000, trong đó định hướng đến năm 2030 dự kiến thành lập phường Quảng Hòa thuộc khu vực nội thị của thị xã Ba Đồn. Xã Quảng Hòa có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023- 2030 theo quy định tại điểm d Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/NQ- UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xã Quảng Hoà được công nhận là xã có vị trí trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng.
1.8. Xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn
Toàn bộ diện tích tự nhiên xã Quảng Văn là vùng cồn bãi bốn bề sông nước, tách biệt với các xã khác, đã được công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 (giai đoạn 2013-2015); số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (giai đoạn 2016-2020); Do có vị trí biệt lập (phía Đông giáp phường Quảng Thuận qua sông Gianh; phía Tây giáp các xã Quảng Hòa, Quảng Lộc và Quảng Minh qua nhánh sông Gianh; phía nam giáp xã Quảng Minh và huyện Bố Trạch qua nhánh sông Gianh; phía bắc giáp phường Quảng Thuận qua sông Gianh), xã Quảng Văn khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi và không thể sắp xếp với các đơn vị hành chính liền kề.
Quảng Văn là xã nằm giữa ngã ba sông Gianh, có vị trí quan trọng và lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa Khoa bảng và Cách mạng. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Quảng Văn trở thành khu vực đệm giữa Đàng trong và Đàng ngoài. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân Quảng Văn đã góp công sức to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ vĩ đại của dân tộc, được Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba trong cuộc kháng chiến chống Pháp và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục tiêu biểu của riêng mảnh đất Quảng Văn. Nguyện vọng của nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp để kế thừa, tiếp tục phát huy truyền thống, hạn chế làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân.
1.9. Xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới
Xã Đức Ninh có diện tích tự nhiên 5,56 km2, dân số 10.143 người; cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, các tiêu chí cơ bản đáp ứng đủ điều kiện để xã Đức Ninh trở thành đơn vị hành chính đô thị (thành lập phường) thuộc thành phố: các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế (6/6 tiêu chí); Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt theo quy định (13/13 tiêu chí).
Việc thành lập phường Đức Ninh phù hợp với Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đã được cụ thể tại Kế hoạch của UBND tỉnh[17].
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã có Thông báo đồng ý chủ trương thành lập một số phường giai đoạn 2024-2025[18], trong đó có chủ trương thành lập phường Đức Ninh. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000; trong đó định hướng thành lập phường Đức Ninh thuộc khu vực nội thị thành phố Đồng Hới. Xã Đức Ninh có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023- 2030 theo quy định tại điểm d Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xã Đức Ninh được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho quân dân Đức Ninh năm 1974; Bác Hồ tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược” năm 1967; Huân chương chiến công cho các cụ lão dân quân năm 1967 cùng rất nhiều Huân chương lao động các hạng cho tập thể, cá nhân xã Đức Ninh”.
1.10. Xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới
Xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới) có vị trí địa lý tự nhiên nằm án ngữ phía đông bắc Đồng Hới (trước đây là thôn Phú Hội thuộc xã Lộc Ninh), trong khánh chiến chống Mỹ là nơi tập trung, trung chuyển bộ đội, vũ khí, lương thực thuộc tuyến chi viện cho chiến trường miền Nam theo quốc lộ 1A, có sân bay Hữu Cung, Trạm Ra-đa... trở thành tọa độ bắn phá thường xuyên của máy bay, tàu chiến Mỹ. Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành xây dựng tuyến phòng thủ chạy dài ven biển từ đèo Ngang đến Hạ Cờ (xã Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) với các trận địa pháo 85 ly nòng dài, trong đó có xã Quang Phú. Đầu năm 1968, Tỉnh đội Quảng Bình quyết định điều Đại đội 10 pháo binh về chiếm lĩnh trận địa, sẵn sàng đánh trả tàu chiến Mỹ xâm nhập vùng biển Quang Phú.
Quang Phú là đơn vị hành chính trên tuyến biên giới biển, có bờ biển dài 4,7km, toàn xã có 1038 hộ, với hơn 3.000 nhân khẩu, ngành nghề chủ yếu là đánh bắt, chế biến hải sản và hậu cần nghề cá. Có lực lượng người lao động và phương tiện hoạt động trên biển Đông (điều kiện để bảo vệ biên giới biển từ xa). Là đơn vị dân phòng tuyến biên giới biển với 5 Tổ dân quân tại chỗ, 5 tổ dân quân binh chủng, 01 trung đội ĐKZ, 01 trung đội dân quân cơ động với hơn 100 dân quân; trên địa bàn được bố trí trận địa chính, dự bị của Đại đội pháo phòng không 37mm Nữ dân quân thường trực và phần đa số dân quân không thường trực. Công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng. Trong quyết tâm tác chiến của thành phố Đồng Hới, Quang Phú dự kiến là nơi trọng điểm địch bắn phá hoả lực, đổ bộ đường biển, đánh chiếm đường bộ với mục tiêu của địch là đánh chiếm sân bay và trung tâm thành phố (nếu tác chiến xảy ra) nên đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải khẩn trương sử dụng “4 tại chỗ” khi địa phương chuyển vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu (chốt chiến đấu). Do đó việc sắp xếp xã Quang Phú với một đơn vị hành chính khác sẽ mở rộng quy mô diện tích, làm ảnh hưởng đến các phương án tác chiến đã nêu. Với những đặc điểm nêu trên, khi thực hiện việc sắp xếp xã Quang Phú với bất kỳ một đơn vị hành chính liền kề sẽ làm mất đi tính cơ động tác chiến về quốc phòng.
Theo đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh[19] và chính quyền các địa phương liên quan, đối với nhiệm vụ Tác chiến trong khu vực phòng thủ của tỉnh, xã Quang Phú là địa bàn quan trọng trong thế trận khu vực phòng thủ, nằm trên hướng phòng thủ quan trọng của tỉnh; do vậy, nếu thực hiện sắp xếp với ĐVHC khác sẽ ảnh hưởng làm mất ổn định về thế trận quốc phòng.
Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng, công nhận xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới) là xã có vị trí trọng điểm về quốc phòng. Công văn số 4757/BQP-TM ngày 04/12/2023 của Bộ Quốc phòng về tham gia ý kiến phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh Quảng Bình, việc áp dụng yếu tố đặc thù là xã trọng điểm về quốc phòng phù hợp với quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
1.11. Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới
Phường Phú Hải ở cách cửa biển Nhật Lệ hơn 3km, gần một phần ba diện tích tự nhiên là mặt nước. Phường Phú Hải có vị trí địa lý đặc biệt, ba phía (Đông, Bắc và Tây) là sông nước (sông Nhật Lệ và sông Lũy Thầy bao quanh: phía Bắc giáp phường Đồng Hải cắt bởi sông Lũy Thầy và sông Nhật Lệ; phía Tây giáp phường Đức Ninh Đông cắt bởi sông Lũy Thầy; phía Đông giáp xã Bảo Ninh cắt bởi sông Nhật Lệ; phía Nam giáp với xã Lương Ninh huyện Quảng Ninh đã thực hiện phương án sắp xếp nhập với thị trấn Quán Hàu trong giai đoạn 2023- 2025).
Vị trí địa lý tự nhiên trong tam giác nằm giữa hai con sông (sông Nhật Lệ và sông Lũy Thầy), là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập đối với các đơn vị hành chính khác. Đơn vị hành chính liền kề duy nhất để nghiên cứu sắp xếp phường Phú Hải là phường Đồng Hải (chia cắt bởi sông Lũy Thầy), chỉ được kết nối duy nhất qua 1 cây cầu (Cầu Dài) trên tuyến đường Quốc lộ 1A. Mặt khác, phường Đồng Hải đã thực hiện sắp xếp (nhập Phường Đồng Mỹ với phường Hải Đình) giai đoạn 2019- 2021.
2. Các ĐVHC đề nghị chưa sắp xếp giai đoạn 2023- 2025 và thực hiện sắp xếp giai đoạn 2026- 2030
2.1. Xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch
Đức Trạch là xã ven biển, trong khu vực phòng thủ của huyện Bố Trạch, có vị trí trọng điểm về quốc phòng (tại Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng). Vị trí địa lý phía Tây và Tây Nam giáp với xã Đồng Trạch; phía Bắc giáp xã Hải Phú (qua sông Lý Hòa) đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021; phía Đông giáp Biển Đông. Xã Đức Trạch chỉ có phương án nghiên cứu duy nhất là sắp xếp với xã Đồng Trạch (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030); hai xã Đức Trạch và Đồng Trạch có điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội tương đồng nên địa phương đã xây dựng phương án sắp xếp xã Đức Trạch với xã Đồng Trạch trong giai đoạn 2026- 2030.
Lý do không thực hiện sắp xếp ngay trong giai đoạn 2023- 2025 vì:
- Hiện nay, Dự án thành phần 1- Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình, trong đó có đoạn đi qua địa bàn xã Đức Trạch, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nhà ở, chính quyền địa phương đang tập trung tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng, triển khai phương án tái định cư và bồi thường bằng đất tại xã Đức Trạch. Việc ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ lãnh đạo, công chức của xã Đức Trạch để tập trung tuyên truyền vận động, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành dự án trọng điểm chung của tỉnh đảm bảo tiến độ, chất lượng là hết sức cần thiết.
- Giai đoạn 2023 - 2025 huyện Bố Trạch sẽ thực hiện phương án sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp xã; với số lượng ĐVHC sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, việc đầu tư trụ sở, cơ sở hạ tầng, các điều kiện khác đối với các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nguồn lực kinh tế-xã hội của huyện Bố Trạch có những hạn chế nhất định; đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn, có tuổi đời còn trẻ, việc giải quyết chế độ, chính sách, bố trí cán bộ, công chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, địa phương xây dựng phương án sắp xếp xã Đức Trạch trong giai đoạn 2026 - 2030 để đảm bảo sự tiếp nối trong giai đoạn 2023 - 2025 với giai đoạn 2026 - 2030, nhằm đạt mục tiêu chung cả giai đoạn 2023 - 2030.
2.2. Xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy
Giai đoạn 2019 - 2021, huyện Lệ Thủy đã thực hiện sắp xếp 04 xã. Hiện nay, vẫn còn một số cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC cần tiếp tục giải quyết; các xã mới hình thành sau sắp xếp vẫn chưa có trụ sở làm việc mới phù hợp cần phải đầu tư... Do vậy, khi xác định thời điểm sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp, cấp ủy, chính quyền huyện Lệ Thủy đã đồng thời xem xét khả năng bố trí giải quyết dôi dư cán bộ, công chức, viên chức, nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc mới...
Xã Cam Thủy là một trong những vùng đất được hình thành từ rất sớm của huyện. Thời phong kiến, xã Cam Thủy có 4 làng là Đặng Lộc, Đặng Trường, Mỹ Duyệt và làng Hòa Luật Nam có sắc phong của vua. Trên địa bàn xã hiện có 02 di tích lịch sử cấp tỉnh là Chứng tích tội ác thực dân Pháp tại thôn Hòa Luật Nam và Di tích Bia thờ Đông các Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn tại thôn Hòa Luật Nam; có điểm cao 38 là vị trí trọng điểm về quốc phòng của huyện, xã. Trong kháng chiến chống Mỹ, điểm cao 38 là nơi đặt đài quan sát cho vùng ven biển Nam Quảng Bình. Hiện nay xã Cam Thủy đang thực hiện một số dự án trọng điểm trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ 2020 - 2025 (dự án Đường nối Quốc lộ 1A đi quảng trường biển từ Ngã tư Cam Liên đi xã Ngư Thủy Bắc; dự án khu dân cư, khu đô thị phức hợp Cam Thủy - Ngư Thủy Bắc) nên cần thiết có sự ổn định tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt để chỉ đạo, tập trung giải quyết các công việc đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Đơn vị hành chính cấp xã phù hợp để sắp xếp với xã Cam Thủy là xã Thanh Thủy, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030. Qua rà soát số lượng cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu của xã Cam Thủy và xã Thanh Thủy thì trong giai đoạn 2026-2030 có 06 người đủ tuổi nghỉ hưu (tất cả đều giữ chức danh chủ chốt là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN) trong khi giai đoạn 2023-2025 không có trường hợp nào đủ tuổi nghỉ hưu. Do đó, việc sắp xếp trong giai đoạn 2026-2030 sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn trong công tác tổ chức cán bộ tại xã mới ngay sau khi sắp xếp.
Do vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện đề nghị thực hiện sắp xếp xã Cam Thủy với xã Thanh Thủy trong giai đoạn 2026 - 2030 để đảm bảo sự thành công, hiệu quả của phương án sắp xếp trong cả giai đoạn 2023 - 2030.
2.3. Xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy
Xã Dương Thủy được hình thành từ làng cổ Dương Xá từ thế kỷ XV. Năm 1999, xã Dương Thủy được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đơn vị hành chính cấp xã phù hợp để sắp xếp với xã Dương Thủy là xã Mỹ Thủy, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Qua rà soát số lượng cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu của xã Dương Thủy và xã Mỹ Thủy thì trong giai đoạn 2026-2030 sẽ có 02 cán bộ giữ chức danh chủ chốt đủ tuổi nghỉ hưu (Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN). Do đó, việc sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn trong công tác tổ chức cán bộ tại các xã mới ngay sau khi sắp xếp.
Do vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị thực hiện sắp xếp xã Dương Thủy với xã Mỹ Thủy trong giai đoạn 2026 - 2030 để đảm bảo sự thành công, hiệu quả của phương án sắp xếp trong cả giai đoạn 2023 - 2030.
2.4. Xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch
Xã Sơn Lộc thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, đã được xây dựng phương án sắp xếp nhập với xã Vạn Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Tuy nhiên, sau 2 lần tổ chức lấy ý kiến cử tri, mặc dù cấp ủy, chính quyền các cấp đã quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nhưng tỷ lệ cử tri xã Sơn Lộc tán thành phương án sắp xếp không đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn. Vì vậy, tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các cấp ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nghiên cứu phương phương án sắp xếp phù hợp và đề xuất thực hiện sắp xếp xã này trong giai đoạn 2026 - 2030.
2.5. Xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn
Xã Quảng Tân thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, đã được xây dựng phương án sắp xếp nhập với xã Quảng Thủy thuộc thị xã Ba Đồn. Cán bộ và nhân dân xã Quảng Tân tán thành với với phương án sắp xếp, tuy nhiên, tỷ lệ cử tri xã Quảng Thủy tán thành phương án sắp xếp không đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn nên không thể tiến hành sắp xếp. Vì vậy, tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các cấp ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nghiên cứu phương phương án sắp xếp phù hợp và đề xuất thực hiện sắp xếp xã này trong giai đoạn 2026 - 2030.
2.6. Xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn
Xã Quảng Thủy thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, đã được xây dựng phương án sắp xếp nhập với xã Quảng Tân thuộc thị xã Ba Đồn. Tuy nhiên, sau 2 lần tổ chức lấy ý kiến cử tri, mặc dù cấp ủy, chính quyền các cấp đã quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nhưng tỷ lệ cử tri xã Quảng Thủy tán thành phương án sắp xếp không đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn. Vì vậy, tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các cấp ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nghiên cứu phương phương án sắp xếp phù hợp và đề xuất thực hiện sắp xếp xã này trong giai đoạn 2026 - 2030.
1. Thành lập xã Hạ Mỹ thuộc huyện Bố Trạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã Hạ Trạch và xã Mỹ Trạch. Sau khi sắp xếp ĐVHC mới (xã) có Diện tích tự nhiên 27,7 km2 (đạt 92,3% so với tiêu chuẩn).
Địa lý tự nhiên xã Mỹ Trạch có 03 hướng giáp sông (phía Bắc giáp sông Gianh; phía Tây và phía Nam giáp sông Son), không gian lãnh thổ nằm tách biệt với các xã còn lại trong khu vực, rất khó để kết nối giao thông với đơn vị hành chính liền kề. Xã Mỹ Trạch là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2022, xã Mỹ Trạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn được kết nối duy nhất với xã Hạ Trạch. Do vậy, phương án phù hợp và duy nhất là thực hiện sắp xếp nhập xã Mỹ Trạch với xã Hạ Trạch.
Do có yếu tố đặc thù về điều kiện địa lý tự nhiên nên không thể nhập, điều chỉnh thêm với đơn vị hành chính cùng cấp khác dẫn đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp không đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, nhưng sau sắp xếp, xã mới có diện tích tự nhiên 27,7 km2 (đạt 92,3%) và quy mô dân số 8.987 (đạt 112,3%), đảm bảo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thành lập xã Phù Cảnh thuộc huyện Quảng Trạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 xã Phù Hóa xã Cảnh Hóa. Sau khi sắp xếp ĐVHC mới (xã Phù Cảnh) có quy mô dân số 9.282 người (đạt 232%), diện tích tự nhiên 11,39 km2 (đạt 38%) chưa đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên Phù Hoá là xã Bãi ngang[20], vị trí địa lý tự nhiên khá biệt lập; địa giới hành chính của ĐVHC (mới) phía Nam và phía Tây tiếp giáp với 02 xã của huyện Tuyên Hóa: Văn Hóa (qua sông Gianh) và xã Tiến Hóa (đã được quy hoạch thành lập đô thị Tiến Hóa trong giai đoạn 2024 - 2029 theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050); phía Đông Nam giáp xã Quảng Tiên thuộc thị xã Ba Đồn (qua sông Gianh); phía Đông giáp xã Liên Trường đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. Phương án nghiên cứu bổ sung nhập thêm xã Quảng Thạch có đường địa giới hành chính liền kề nhưng khu dân cư không liền kề, cách bởi đồi núi hiểm trở, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khó tổ chức giao thông kết nối; các yếu tố về văn hóa, tôn giáo (Cảnh Hoá, Phù Hoá có đạo công giáo), tín ngưỡng, phong tục tập quán khác biệt, không thuận lợi cho việc sáp nhập.
Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng nhiều yếu tố không thuận lợi, cấp ủy, chính quyền các xã liên quan và huyện Quảng Trạch đề nghị không nhập hoặc điều chỉnh thêm địa giới hành chính của ĐVHC cùng cấp khác liền kề với xã hình thành sau sắp xếp xã Phù Hóa với xã Cảnh Hóa để đảm bảo hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương của ĐVHC mới sau sắp xếp.
3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lương Ninh vào thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh. Sau sắp xếp thành thị trấn Quán Hàu có Quy mô dân số: 10.516 người (đạt 131,45% so với tiêu chuẩn); Diện tích tự nhiên: 8,68km2 (đạt 62% tiêu chuẩn, chua đạt theo quy định từ 70% trở lên).
Do đặc điểm địa lý tự nhiên, địa giới hành chính của ĐVHC hình thành sau sắp xếp, thị trấn Quán Hàu (mới) có yếu tố đặc thù: phía Đông Bắc giáp xã Bảo Ninh thuộc thành phố Đồng Hới (qua sông Nhật Lệ); phía Đông, Nam và Tây Nam giáp các xã Võ Ninh, Hàm Ninh (qua sông Nhật Lệ). Phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh; nhung nếu bổ sung thêm xã Vĩnh Ninh vào phương án sắp xếp thì thị trấn Quán Hàu (mới) sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn đô thị theo quy định vì Vĩnh Ninh là xã thuần nông; Nếu điều chỉnh một phần địa giới hành chính xã Vĩnh Ninh để thị trấn Quán Hàu (mới) có đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên sẽ phải đầu tư xây dựng lại trung tâm hành chính mới của xã Vĩnh Ninh (trụ sở UBND và các Trường học xã Vĩnh Ninh), ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân và không phù hợp với hướng dẫn của của Ủy ban pháp luật của Quốc hội tại Công văn số 2335/UBPLQH15 ngày 20/11/2023 và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 3243/TB-TTKQH ngày 28/12/2023 của Tổng thư ký Quốc hội: hạn chế tối đa việc điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số khi thiết kế phương án sắp xếp.
Thị trấn Quán Hàu (sau khi nhập xã Lương Ninh) có quy mô dân số 10.728 người (đạt 134,1% so với tiêu chuẩn), diện tích tự nhiên 8,69 km2 (đạt 62,1%), đã tiệm cận tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi nghiên cứu, rà soát, cân nhắc kỹ các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội thì phương án nhập xã Lương Ninh vào thị trấn Quán Hàu là tối ưu và không thể sắp xếp thêm hoặc điều chỉnh địa giới hành chính với ĐVHC cấp xã liền kề khác.
VI. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH SAU SẮP XẾP
1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp
a) ĐVHC cấp huyện: 08 đơn vị (gồm: 06 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố)
b) ĐVHC cấp xã: 151 đơn vị (gồm: 128 xã, 15 phường, 08 thị trấn)
2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp
a) ĐVHC cấp huyện: 08 đơn vị (gồm: 06 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố)
b) ĐVHC cấp xã 145 đơn vị (gồm: 122 xã, 15 phường, 08 thị trấn)
3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp
a) ĐVHC cấp huyện giảm: 0 đơn vị
b) ĐVHC cấp xã giảm 06 đơn vị (gồm: 06 xã, 0 phường, 0 thị trấn)
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước
1.1. Tác động tích cực:
Sắp xếp ĐVHC để tổ chức hợp lý ĐVHC cấp xã theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước; phù hợp với định hướng phát triển và thực tiễn, giảm số lượng ĐVHC để tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống chính trị; cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, giảm chi phí hành chính gắn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực; tạo lợi thế, thuận lợi trong quy hoạch, xây dựng thiết chế văn hóa, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Sắp xếp ĐVHC cấp xã gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh thông qua việc sáp nhập xã vào thị trấn, tạo điều kiện mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị, nhất là các thị trấn, có vai trò là trung tâm hành chính, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, phù hợp với quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh.
Thông qua việc sắp xếp ĐVHC, thúc đẩy và tạo động lực trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc thực hiện mô hình chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ phục vụ hành chính công tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.
1.2. Tác động tiêu cực:
Sắp xếp các ĐVHC cấp xã sẽ ảnh hưởng tới việc phải cập nhật lại hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hành chính các cấp, cùng với sự sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị; các ĐVHC mới hình thành phải xây dựng lại các chính sách phát triển, các chương trình mục tiêu quốc gia, các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất, phân định trách nhiệm trong việc quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản,.... đặt ra yêu cầu không nhỏ đối với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước.
Ngoài những phát sinh về công tác quản lý nhà nước, việc sắp xếp ĐVHC cấp xã phải kiện toàn tổ chức bộ máy, giải quyết công tác nhân sự, ảnh hưởng tới tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là số dôi dư sau khi sắp xếp, nếu không có các định hướng, giải pháp để ổn định tình hình và chính sách phù hợp, kịp thời sẽ phát sinh các nguy cơ mất ổn định.
2. Tác động về kinh tế - xã hội
2.1. Tác động tích cực:
Việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng phát triển của tỉnh, thông qua việc sắp xếp ĐVHC sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá, tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế vùng, liên vùng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thông qua việc sắp xếp các ĐVHC, ngoài việc tiết kiệm được chi phí hành chính để duy trì hoạt động của bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở do giảm ĐVHC cấp xã, giảm số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi cho các bộ máy khác sẽ giảm do phải thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, bộ máy để tinh gọn, vận hành theo phương thức quản trị hiện đại, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội đa dạng, đa chiều làm cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2.2. Tác động tiêu cực:
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã là quy trình chặt chẽ, phải lấy ý kiến từ người dân, triển khai từ cấp cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương, yêu cầu cả hệ thống chính trị và người dân phải vào cuộc, chi phí hành chính dành cho việc tổ chức triển khai lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Sắp xếp các ĐVHC dẫn đến việc triển khai phương án tiếp nhận, bàn giao, sử dụng các trụ sở làm việc, tài sản, cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu,... đảm bảo tính ổn định, liên thông, liên tục trong hoạt động của các cơ quan hành chính; các ĐVHC mới hình thành phải phân loại lại ĐVHC; bổ sung quy hoạch, phân loại đô thị, đổi tên thôn thành tổ dân phố phù hợp với yêu cầu quản lý đô thị.
Sắp xếp các ĐVHC sẽ tạo áp lực cân đối thu - chi ngân sách của địa phương để tổ chức triển khai, xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp và các chi phí phát sinh khác như quy hoạch, xây dựng trụ sở mới, chi phí thay đổi tên, địa chỉ nhà; các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến cá nhân, tổ chức; các giao dịch hành chính;...
Ngoài việc phát sinh các chi phí hành chính, các chi phí xã hội khác cũng phát sinh như khoảng cách đi lại, giao dịch giữa người dân đến trụ sở Ủy ban nhân dân, nguy cơ xung đột, tranh chấp do điều chỉnh lại địa giới hành chính; hành vi thói quen của nhân dân phải thay đổi; sự khác biệt nhất định về văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống của cư dân địa phương... cần phải quy hoạch, xây dựng, tổ chức thiết chế văn hóa cho phù hợp.
3. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
3.1. Tác động tích cực:
Việc sắp xếp ĐVHC gắn với giải pháp quy hoạch, đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, xã hội qua đó tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tập trung, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
3.2. Tác động tiêu cực:
ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp có địa bàn rộng, trải dài,... với ĐVHC mới thành lập có đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cộng đồng dân cư sống không tập trung sẽ gây khó khăn cho việc quản lý tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Các ĐVHC mới hình thành sẽ phải thực hiện chuyển đổi các giấy tờ nhân thân, phát sinh khối lượng công việc giải quyết lớn, gây áp lực trong công tác quản lý.
Việc sắp xếp ĐVHC kéo theo việc thay đổi, hoàn thiện lại quy ước, hương ước giữa các thôn, tổ dân phố cho phù hợp với ĐVHC mới sẽ gặp khó khăn cho công tác hòa giải ở cơ sở.
4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
4.1. Tác động tích cực:
Sắp xếp ĐVHC cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho việc đầu tư hiện đại trụ sở cơ quan hành chính, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính công tại ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.
4.2. Tác động tiêu cực:
Các ĐVHC mới hình thành phải xây dựng, công bố các quy định về điều chỉnh giá đất, điều chỉnh thuế, phí và lệ phí; xây dựng, hoàn thiện và công bố các thủ tục hành chính; thực hiện công khai toàn bộ các thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử để làm cơ sở cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng mô hình chính phủ điện tử.
Khối lượng giải quyết các thủ tục hành chính tại ĐVHC mới hình thành phát sinh lớn do phải thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, thay đổi các loại giấy tờ về hộ tịch, căn cước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng nhà trên đất liên quan đến các giao dịch đảm bảo tại các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
Sắp xếp ĐVHC tác động đến chi phí hành chính do thay đổi khoảng cách giao dịch giữa người dân tại trụ sở cơ quan hành chính (Ủy ban nhân dân cấp xã) và các chi phí xã hội liên quan khác đến việc giải quyết và cung cấp các dịch vụ, thủ tục hành chính tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.
5. Tác động khi nhập ĐVHC cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác nhau liên quan đến ĐVHC:
5.1. Tác động tích cực:
Theo quy định, ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp được áp dụng các chính sách đặc thù cao nhất của một trong các ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp là định hướng, giải pháp cho sự ổn định, phát triển đối với ĐVHC mới hình thành, đặc biệt là các chính sách theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định, yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Trong 11 ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp có 03 xã: Hóa Hợp (khu vực I miền núi) và Hóa Tiến (khu vực II miền núi) nhập với xã Hóa Thanh không thuộc khu vực miền núi; 02 xã: Phù Hóa là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang nhập với xã Cảnh Hóa không thuộc xã bãi ngang. Do đó, sau khi sắp xếp cần phải rà soát, đánh giá để thực hiện chính sách đối với người dân đảm bảo đúng quy định.
5.2. Tác động tiêu cực:
Để các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp ổn định, phát triển, tiếp tục duy trì và phát huy các tiêu chí bền vững, ngân sách tăng chi để tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở, hoàn thiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong giai đoạn sắp xếp, gây áp lực cho các địa phương khi cân đối, phân bổ nguồn ngân sách, nhất là các địa phương chưa tự chủ được tài chính.
6. Đánh giá tác động khi sắp xếp ĐVHC nông thôn vào ĐVHC đô thị
6.1. Tác động khi nhập xã Lương Ninh vào thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh)
Xã Lương Ninh nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Đồng Hới, chịu tác động trực tiếp của quá trình đô thị hoá nên trong những năm qua chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để từng bước hoàn thiện theo hướng đô thị, hiện đại. Xã Lương Ninh đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2014, từ đó đến nay, các tiêu chí luôn được củng cố, nâng cao. Đây là một bước đệm quan trọng rút ngắn khoảng cách kinh tế - xã hội giữa xã và thị trấn.
Phương án sắp xếp nhập xã Lương Ninh vào thị trấn Quán Hàu liền kề phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Quảng Bình tại Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000; Trong đó, định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận khu vực phía Nam phát triển đến hết thị trấn Quán Hàu (bao gồm cả xã Lương Ninh) tạo thành cửa ngõ phía Nam của đô thị (Đồng Hới). Phương án này có tác động tích cực, góp phần mở rộng không gian đô thị Quán Hàu, mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị thay cho chính quyền nông thôn, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hoá. Mặt khác, hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ giữa thị trấn và xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành chính, quản lý của chính quyền sau sắp xếp.
6.2. Giải pháp đầu tư để củng cố, nâng cao các tiêu chí đô thị của thị trấn Quán Hàu sau khi nhập xã Lương Ninh
Thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh (gồm thị trấn Quán Hàu hiện hữu và xã Lương Ninh) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 31/5/2024. Để củng cố, nâng cao các tiêu chí đô thị của thị trấn Quán Hàu sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Rà soát các quy hoạch xây dựng; Xây dựng kế hoạch triển khai, lộ trình thực hiện theo quy hoạch hợp lý; kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai có giải pháp điều chỉnh mang tính chất bao quát, dài hạn.
- Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, cân đối vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện theo kế hoạch đầu tư công; ưu tiên huy động nguồn lực xã hội và đa dạng phương thức đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư tập trung, có trọng điểm.
- Tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng; nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư xây dựng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thúc đẩy đầu tư các công trình hạ tầng kết nối vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
- Tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - đô thị trong giai đoạn tới.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nếp sống văn minh đô thị;
- Tăng cường thu hút các dự án đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng nguồn thu, tạo việc làm, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
- Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
6.3. Tác động về quy hoạch sử dụng đất
Cơ bản, xã Lương Ninh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật ở mức khá, đã đạt chuẩn nông thôn mới nên khi thực hiện sắp xếp không ảnh hưởng nhiều đến việc quy hoạch sử dụng đất. Sau khi có phương án sắp xếp việc nhập xã vào thị trấn, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương rà soát, đánh giá tiêu chuẩn của loại đô thị theo quy định. Đồng thời, căn cứ quy định của pháp luật về đất đai; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất trên địa bàn thị trấn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, có giải pháp cụ thể để huy động vốn, các nguồn lực khác thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất; kêu gọi, thu hút đầu tư, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn đô thị theo quy định.
1. Những thuận lợi:
- Việc sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2023-2030 là chủ trương lớn, được sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương, do vậy trong quá trình triển khai, Tỉnh ủy, các Ban Đảng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT các cấp và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã nhận thức đầy đủ và xác định đúng trách nhiệm; thông qua việc sắp xếp ĐVHC sẽ tạo sự thay đổi tích cực và tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng phát triển của địa phương, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy[21], tinh giản biên chế[22], góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính; Sau sắp xếp, các đơn vị hành chính cấp xã có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên, việc triển khai sẽ có những khó khăn nhất định, đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động;
- Điều kiện về hạ tầng cơ sở từng bước được đầu tư hoàn thiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua là cơ sở thuận lợi để triển khai sắp xếp các ĐVHC cấp xã phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển;
- Thông qua việc sắp xếp ĐVHC sẽ tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực; tạo lợi thế, thuận lợi trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thiết chế văn hóa, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; là cơ sở để tiếp tục cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, giảm chi phí hành chính gắn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
2. Những khó khăn, vướng mắc:
2.1. Về ban hành chính sách hỗ trợ
Việc giải quyết chế độ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư lớn, trong khi đó ngân sách của tỉnh gặp khó khăn để ban hành chế độ, chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh, do vậy đã ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp.
2.2. Về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức
Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã để giảm ĐVHC dẫn đến việc phải bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức lớn, trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cơ bản đều đạt chuẩn, có tuổi đời trẻ (phần lớn dưới 50 tuổi); Việc triển khai công tác cán bộ về sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách; nếu không có các giải pháp phù hợp, kịp thời sẽ dễ phát sinh vấn đề tư tưởng, ảnh hưởng đến công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030 trên địa bàn tỉnh.
2.3. Về tiến độ, lộ trình triển khai
Quy trình thực hiện sắp xếp ĐVHC phải đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật; cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động trên tất cả các lĩnh vực của từng phương án sắp xếp. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện sắp xếp các ĐVHC theo kế hoạch, lộ trình với thời gian ngắn, khối lượng công việc rất lớn, tác động đến toàn bộ các cơ quan, tổ chức, nhân dân tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp.
2.4. Về tiêu chuẩn quy mô dân số và diện tích tự nhiên
Đối với khu vực miền núi do yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên bị chia cắt, dân cư ít, phân bố không tập trung cũng như cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, do vậy địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai sắp xếp các ĐVHC.
3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Thời gian triển khai thực hiện các Nghị quyết ngắn, khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao, phạm vi rộng, đối tượng nhiều. Việc sắp xếp ĐVHC tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích và tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, người lao động dôi dư...
- Thực hiện sắp xếp ĐVHC sẽ thay đổi kế hoạch, quy hoạch trung hạn, dài hạn của các địa phương.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác quán triệt Nghị quyết, chủ trương ở một số ít cấp ủy, tổ chức đảng còn chậm, hiệu quả thấp; một số cơ quan chưa chủ động tham mưu đề xuất giải pháp, lộ trình thực hiện.
III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện (từ năm 2024)
1.1. Năm 2024
- Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2025 (thực hiện quyết liệt để cố gắng hoàn thành trong Quý III năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024).
- Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới hành chính, tên gọi của ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
1.2. Năm 2025
- Hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức (đối với những ĐVHC sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025) để tổ chức thành công đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
- Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở những ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới hành chính và tên gọi của ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025.
2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030. Cụ thể:
2.1. Kinh phí thực hiện tuyên truyền và xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh:
Ngân sách tỉnh dự kiến cấp: 840.688.000 đồng (tám trăm bốn mươi triệu, sáu trăm tám mươi tám nghìn đồng (chưa bao gồm ngân sách cấp huyện, cấp xã theo phân cấp quản lý ngân sách));
2.2. Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh (có nghị quyết riêng).
2.3. Kinh phí hỗ trợ các ĐVHC thực hiện sắp xếp đầu tư xây dựng cơ bản, kiến thiết thị chính: Thực hiện theo Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 và các hỗ trợ khác khi cân đối được ngân sách.
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC
1.1. Tổng số ĐVHC cấp xã, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tổ chức ở các ĐVHC thực hiện sắp xếp: 113 tổ chức, trong đó:
1.1.1. ĐVHC cấp xã: |
11ĐVHC; |
1.1.2. Trường học: |
28 trường, trong đó: |
- Trường mầm non: |
11 trường; |
- Trường tiểu học: |
08 trường; |
- Trường TH - THCS: |
03 trường; |
- Trường trung học cơ sở: |
06 trường; |
1.1.3. Trạm y tế xã, thị trấn: |
11 Trạm. |
1.1.4. Thôn, tổ dân phố: |
63 (57 thôn, 06 tổ dân phố). |
1.2. Kế hoạch sắp xếp, kiện toàn các ĐVHC, cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp
1.2.1. Tổ chức ĐVHC cấp xã: Kiện toàn tổ chức, bộ máy tại ĐVHC của 05 xã, thị trấn mới hình thành sau sắp xếp (gồm 01 thị trấn và 04 xã), cụ thể:
a) Đảng bộ xã, thị trấn: Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện trực tiếp xây dựng đề án, quyết định thành lập đảng bộ mới trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các tổ chức đảng của đơn vị hành chính cùng cấp trước khi sắp xếp[23].
b) Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội (gồm: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) và các tổ chức xã hội khác: Thực hiện sắp xếp tổ chức cơ quan lãnh đạo tương ứng với việc sắp xếp tổ chức đảng ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp, chuyển giao tổ chức và kiện toàn cán bộ theo quy định, phù hợp với thực tế của địa phương.
c) HĐND và UBND xã, thị trấn (thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15)
+ Hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới từ đại biểu Hội đồng nhân dân của các ĐVHC thực hiện sắp xếp và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định tại Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
+ Thường trực HĐND cấp huyện chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa Kỳ họp thứ nhất của HĐND cấp xã ở ĐVHC mới hình thành;
+ Tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND xã, thị trấn mới để bầu Chủ tịch HĐND và các chức danh của HĐND, UBND xã, thị trấn mới hình thành theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
- Tổ chức thực hiện: Cấp ủy, chính quyền các huyện có ĐVHC cấp xã sắp xếp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Thường trực HĐND cấp xã triển khai thực hiện.
1.2.2. Trường học: 28 trường.
a) Phương án sắp xếp, kiện toàn:
- Giữ nguyên hiện trạng về tổ chức bộ máy và tiếp tục hoạt động đến hết năm học 2023-2024;
- Tiến hành cơ cấu lại tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ, gắn với tinh giản biên chế; đổi tên, thay đổi con dấu, chứng thư,... phù hợp với ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.
b) Tổ chức thực hiện: UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp.
1.2.3. Trạm y tế xã, thị trấn: 11 Trạm.
a) Phương án sắp xếp, kiện toàn:
- Giải thể, thành lập lại tổ chức bộ máy Trạm y tế xã theo ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp; đổi tên, thay đổi con dấu trạm y tế,... phù hợp với ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp;
- Xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ, viên chức quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ, gắn với tinh giản biên chế.
b) Tổ chức thực hiện: Sở Y tế;
1.2.4. Thôn, tổ dân phố: 63 thôn, tổ dân phố.
Các thôn, tổ dân phố tại các ĐVHC mới được hợp thành nguyên trạng trên cơ sở các thôn, tổ dân phố của các ĐVHC thực hiện sắp xếp theo Phương án sắp xếp chi tiết của từng ĐVHC cấp xã.
1.2.5. Cơ sở vật chất, công sở làm việc:
Trước mắt, giữ nguyên hiện trạng, sử dụng công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các ĐVHC cấp xã thuộc phạm vi sắp xếp.
Sau khi các ĐVHC cấp xã mới hình thành và đi vào hoạt động ổn định, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện phương án sử dụng trụ sở làm việc của các đơn vị dôi do sắp xếp trên địa bàn ĐVHC mới, đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho nhân dân.
2.1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp ĐVHC: 1.231 người, trong đó:
2.1.1. Cán bộ, công chức cấp xã: 199 người (gồm: 111 cán bộ, 88 công chức).
2.1.2. Viên chức sự nghiệp giáo dục: 604 người (gồm cấp mầm non, Tiểu học, THCS); Hợp đồng hiện có tại các trường học 57 người;
2.1.3. Viên chức y tế cơ sở xã, thị trấn: 74 người;
2.1.4. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 107 người;
2.1.5. Người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố: 190 người.
2.2. Phương án bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động tại các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp
- Việc bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC mới hình thành phải dựa trên kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức;
- Cán bộ, công chức được bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, khung năng lực của từng chức danh cán bộ, công chức, từng vị trí việc làm theo quy định;
- Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức bố trí, phân công nhiệm vụ phải đảm bảo đúng cơ cấu, định mức theo quy định.
* Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách bố trí, sắp xếp phân công nhiệm vụ: 1.063 người, trong đó:
2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã: 104 người (gồm: 55 cán bộ, 49 công chức)
2.2.2. Cán bộ quản lý, viên chức trường học: 604 người hiện có (gồm cấp Mầm non: 232, TH&THCS: 372); Ngoài số lượng biên chế, hiện nay có 57 hợp đồng giáo viên, chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ phục vụ (tổng số 661 người).
Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học 2023-2024, đội ngũ công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục được bố trí ổn định nguyên trạng trên cơ sở tổng số viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp đến hết năm học 2023-2024.
Việc bố trí, kiện toàn lại cơ cấu, số lượng công chức, viên chức theo đúng định mức gắn với việc tổ chức cơ cấu lại tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, gắn với tinh giản biên chế; đổi tên trường, thay đổi con dấu, chứng thư,.... phù hợp với ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp, đảm bảo theo đúng quy định từ năm học 2024-2025.
2.2.3. Viên chức trạm y tế xã, thị trấn: 44 người.
Để đảm bảo tính ổn định, liên tục trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đội ngũ viên chức Y tế cơ sở trước mắt được bố trí nguyên trạng trên cơ sở tổng số viên chức có mặt tại 11 Trạm y tế xã để bố trí cho 05 Trạm y tế cơ sở mới hình thành sau sắp xếp;
Việc bố trí, kiện toàn lại cơ cấu, số lượng theo đúng định mức gắn với việc điều động, thực hiện chính sách nghỉ hưu, thôi việc,... và tinh giản biên chế theo các quy định pháp luật, thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2024 - 2028.
2.2.4. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 64 người.
Các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được kiện toàn đồng bộ, theo kế hoạch, lộ trình với việc kiện toàn nhân sự cấp ủy Đảng, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tại các ĐVHC mới theo quy định.
2.2.5. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: 190 người.
Các thôn, tổ dân phố và số lượng, cơ cấu người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại các ĐVHC mới được sáp nhập nguyên trạng trên cơ sở các thôn, tổ dân phố của các ĐVHC (cũ) trước khi sắp xếp;
UBND huyện chỉ đạo các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp thực hiện sắp xếp, kiện toàn số lượng, cơ cấu người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố trong năm 2024 và các năm tiếp theo theo quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách dôi dư sau sắp xếp ĐVHC
3.1. Số lượng cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC: 168 người, trong đó:
a) Cán bộ, công chức cấp xã: 95 người, trong đó:
- Nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội: 04 công chức.
- Tinh giản biên chế[24]: 30 cán bộ cấp xã.
- Tuyển dụng cán bộ thành công chức cấp xã, huyện: 17 cán bộ cấp xã.
- Bố trí sang các xã khác (khi có công chức nghỉ hưu): 44 công chức.
Dự kiến đến năm 2028 giải quyết số cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp, lộ trình giải quyết hàng năm như sau: Năm 2024: 04 người; Năm 2025: 42 người; Năm 2026: 05 người; Năm 2027: 11 người; Năm 2028: 33 người (trong đó 19 cán bộ, công chức huyện Minh Hóa).
Sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhung phải bảo đảm tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính cho cả tỉnh theo quy định, đảm bảo giải quyết số cán bộ, công chức dôi du do sắp xếp.
b) Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 43 người[25];
Việc kiện toàn đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã, giải quyết chế độ, chính sách dôi dư được thực hiện khi có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC.
c) Viên chức Trạm y tế xã: 30 người, trong đó:
- Nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội: 07 người.
- Bố trí sang các xã khác (khi có viên chức nghỉ hưu): 23 người.
Dự kiến đến năm 2028 giải quyết xong số viên chức Trạm y tế dôi dư sau sắp xếp, lộ trình giải quyết hàng năm như sau: Năm 2024: 01 người; Năm 2025: 20 người; Năm 2026: 06 người; Năm 2027: 03 người.
(Lộ trình cụ thể theo Phụ lục 5 đính kèm)
3.2. Về chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư khi thực hiện sắp xếp ĐVHC
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế do sắp xếp ĐVHC được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; về chế độ thôi việc; về chính sách tinh giản biên chế và các chính sách khác;
Căn cứ phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức xây dựng phương án cơ cấu, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, biên chế gắn với sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý và tinh giản biên chế, giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp nghỉ tinh giản biên chế theo lộ trình 05 năm (Điều động, bố trí, tuyển dụng sang cơ quan, đơn vị khác; thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP; Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ; Nghỉ hưu, thôi việc,...)
b) Về chế độ, chính sách hỗ trợ của tỉnh
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư nghỉ thôi việc ngay do sắp xếp ĐVHC từ nguồn ngân sách tự cân đối của tỉnh theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chính sách, chế độ đối với các trường hợp dôi dư trên cơ sở các nội dung của Đề án và thẩm quyền phân cấp, đảm bảo chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC có hiệu lực thi hành để các ĐVHC cấp xã hoạt động ổn định, cụ thể như sau:
4.1. Xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp
Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại, UBND cấp huyện hoàn thiện phương án sắp xếp, bố trí theo (cơ cấu) danh mục vị trí việc làm, số lượng các chức danh cán bộ, công chức cấp xã của ĐVHC xã, thị trấn mới hình thành sau sắp xếp, phê duyệt cơ cấu, số lượng để làm cơ sở bố trí, sắp xếp và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian 05 năm, gồm:
- Cơ cấu, số lượng chức danh cán bộ, công chức theo định mức;
- Cơ cấu, số lượng chức danh cán bộ, công chức đề nghị tiếp tục sắp xếp, bố trí và thực hiện lộ trình tinh giản biên chế trong thời gian 05 năm.
4.2. Bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ Phương án bố trí, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, đã phê duyệt và phương án điều động, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức sang cơ quan, đơn vị khác, UBND cấp huyện quyết định kiện toàn các chức danh, bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng trường hợp theo trình tự, thẩm quyền.
4.3. Giải quyết, thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Hoàn thiện hồ sơ, lập danh sách, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách, kinh phí tinh giản theo quy định.
- Đối với các trường hợp nghỉ hưu, thôi việc khác: UBND cấp huyện quyết định từng trường hợp cụ thể theo trình tự, thẩm quyền.
4.4. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Trên cơ sở phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, kế hoạch sắp xếp, bố trí nhân sự tại các ĐVHC cấp xã mới hình thành, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã triển khai tiện toàn tổ chức, bộ máy, bố trí nhân sự đối với các chức danh và giải quyết chế độ, chính sách đối với người dôi dư theo trình tự, thẩm quyền quy định.
5. Thời gian thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC được thể hiện trong phần IV mục III. 1 của Đề án này và Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Quảng Bình.
V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Trụ sở UBND cấp xã
Trước mắt, giữ nguyên hiện trạng, sử dụng công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các ĐVHC cấp xã thuộc phạm vi sắp xếp. Sau khi các ĐVHC cấp xã mới hình thành và đi vào hoạt động ổn định, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện phương án sử dụng trụ sở làm việc của các đơn vị dôi do sắp xếp trên địa bàn ĐVHC mới, đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho nhân dân.
2. Trường học
Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện chủ trì tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Trụ sở Trạm y tế
Để đảm bảo duy trì các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp; đồng thời đảm bảo triển khai hoàn thành các dự án, công trình y tế đang được đầu tư xây dựng, trước mắt sẽ bố trí 1 trụ sở chính và 1-2 cơ sở phụ đối với các Trạm y tế trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp. Sau thời gian ổn định, ngành y tế sẽ phối hợp chính quyền địa phương nghiên cứu bố trí trạm y tế phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo công năng sử dụng và trên hết là đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn xã, thị trấn.
Tiến hành rà soát, lập danh sách các ĐVHC cấp xã hiện đang hưởng chế độ, chính sách đặc thù trên địa bàn và xác định lộ trình rà soát, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của ĐVHC hình thành sau sắp xếp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù theo quy định tại các điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã
1.1. Sở Nội vụ
- Cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các nội dung trong Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình.
- Báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các bước trong nội dung Đề án sắp xếp đơn vị hành chính với Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Ban chỉ đạo sắp xếp ĐVHC tỉnh, Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ Nội vụ.
- Trực tiếp thực hiện các nội dung của đề án và đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện có DVHC cấp xã thực hiện sắp xếp bố trí cán bộ, công chức cấp xã dôi dư.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn các chức danh cán bộ đối với các đơn vị sắp xếp.
1.2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện thực hiện dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và các nội dung khác thuộc thẩm quyền: sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các nhiệm vụ chi và quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện rà soát, bổ sung nội dung sắp xếp ĐVHC vào Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, các quy định của pháp luật về quy hoạch, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
1.4. Sở Xây dựng
Hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện đánh giá phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển hạ tầng đô thị khi thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị, tham mưu UBND tỉnh quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định. Hướng dẫn UBND cấp huyện triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác có liên quan theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tham mưu UBND tỉnh đề nghị các Bộ, ngành bố trí nguồn lực đầu tư và có lộ trình, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị đối với các ĐVHC đô thực thực hiện sắp xếp phù hợp; phân loại, đánh giá đạt tiêu chí của loại đô thị tương ứng theo quy định của pháp luật.
1.5. Sở Y tế
Chủ trì sắp xếp tổ chức, bộ máy, cán bộ quản lý, viên chức trạm y tế các ĐVHC hình thành sau sắp xếp; trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định quy định lại cơ cấu tổ chức các Trung tâm Y tế có trạm y tế sáp nhập; cơ cấu lại đội ngũ viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt, bảo đảm hợp lý về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp viên chức và phát huy năng lực, sở trường; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, viên chức trạm y tế dôi dư theo quy định. Đảm bảo các điều kiện để trạm y tế cấp xã hoạt động bình thường ngay sau khi thực hiện sắp xếp, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương sắp xếp các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên trên địa bàn tỉnh đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính khoa học, linh hoạt, tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo[26].
1.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, chủ trì và phối hợp các sở, ngành, địa phương rà soát, bổ sung thực hiện các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp và các nội dung khác thuộc chức năng, nhiệm vụ.
1.8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn việc rà soát, cập nhật diện tích tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai; việc rà soát, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi sắp xếp ĐVHC do thay đổi đường địa giới hành chính và tên gọi của ĐVHC cấp xã [27] và các nội dung khác thuộc chức năng, nhiệm vụ.
1.9. Sở Tư pháp
Hướng dẫn việc chuyển giao, xác định cơ quan lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng các loại sổ hộ tịch, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch và đăng ký giao dịch bảo đảm khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
1.10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn, chủ trì và phối hợp các sở, ngành, địa phương rà soát, thực hiện quy trình đề nghị điều chỉnh, công nhận là huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp và các nội dung khác thuộc chức năng, nhiệm vụ.
1.11. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với cấp xã, thôn hình thành sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; rà soát xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
1.12. Công an tỉnh
- Đảm bảo công tác an ninh, giữ gìn trật tự xã hội tại các địa bàn tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính;
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn trong quá trình triển khai Đề án;
- Chỉ đạo thực hiện kiện toàn, tổ chức lực lượng công an cấp xã sau sắp xếp đơn vị hành chính;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC;
- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh để có hướng chỉ đạo giải quyết.
1.13. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì tổ chức lực lượng dân quân tự vệ sau sắp xếp ĐVHC; xác định ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc khu vực biên giới, trọng điểm quốc phòng và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.
1.14. Các Sở, ngành liên quan
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nhân dân ở địa phương về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã;
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023- 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 08/9/2023 của UBND tỉnh và Đề án sắp xếp ĐVHC;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và, chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, bố trí sắp xếp các đối tượng thuộc ngành của mình đang bố trí tại cấp xã đảm nhiệm lĩnh vực ngành cho phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm sắp xếp lại;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển, phân bổ ngân sách chi thường xuyên căn cứ theo số lượng, loại đơn vị hành chính;
- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh đề xuất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành, các quy hoạch khác có liên quan theo chức năng quản lý (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
- Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
1.15. UBND cấp huyện: Chủ động phối với Sở Nội vụ và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính của đơn vị mình, cụ thể:
- Thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện đúng các quy trình sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định;
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã báo cáo UBND tỉnh xem xét, tổng hợp;
- Chú trọng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức khi tiến hành rà soát, sắp xếp nhân sự, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức tại những đơn vị sáp nhập và được sáp nhập, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại những đơn vị hành chính mới;
- Trong thời gian thực hiện sắp xếp thì số lượng cấp phó của các đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc chuyển công tác thì không bổ sung. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm (thực hiện theo các quy định và hướng dẫn);
- Khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thì số lượng biên chế công chức của các đơn vị mới sau khi sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định. Nhưng phải có giải pháp để bảo đảm thực hiện đúng lộ trình tinh giản biên chế. Đến năm 2028 số lượng biên chế công chức của các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập phải bảo đảm đúng quy định;
- Chủ động chuẩn bị xây dựng phương án nhân sự chủ chốt của chính quyền địa phương các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và các nhiệm kỳ tiếp theo phù hợp với lộ trình, kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã;
- Quan tâm công tác đào tạo lại, giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết thỏa đáng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, và những người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước dôi dư do sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị mình;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý đúng quy định của pháp luật, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp tình hình thực tiễn.
1.16. Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến việc sắp xếp ĐVHC
Chủ động triển khai thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính của đơn vị mình và thực hiện đúng các quy trình sắp xếp đơn vị hành chính:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
- Chú trọng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức khi tiến hành rà soát, sắp xếp nhân sự, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức sau khi sắp xếp, sáp nhập, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại đơn vị hành chính mới;
- Chủ động phối hợp, chuẩn bị xây dựng phương án nhân sự chủ chốt của chính quyền địa phương nhiệm kỳ 2025-2030 và các nhiệm kỳ tiếp theo phù hợp với lộ trình, kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
- Quan tâm, giúp đỡ, phối hợp, hỗ trợ và giải quyết thỏa đáng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước dôi du do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã;
2. Các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp chủ động trong việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động; thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới, tên gọi ĐVHC cấp xã theo quy định.
3. Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền kịp thời, thường xuyên, sâu rộng trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ, tạo sự đồng thuận trong nhận thức, hành động; vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính.
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
1.1. Giai đoạn 2023- 2025, tỉnh Quảng Bình xây dựng phương án sắp xếp 11 đơn vị hành chính thành 05 ĐVHC (giảm 06 ĐVHC)[28]. Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình đảm bảo tinh thần chỉ đạo và các quy định tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
1.2. Trong quá trình xây dựng phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Bình đã cân nhắc thận trọng các yếu tố đặc thù, xem xét toàn diện quá trình hình thành, phát triển của từng ĐVHC, chú trọng giữ gìn, củng cố và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống, lịch sử, phong tục, tập quán, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, ổn định quốc phòng, an ninh để tập trung phát triển đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Một số ĐVHC cấp xã dự kiến hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên, quy mô dân số chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, do có yếu tố đặc thù về kinh tế - xã hội, địa lý tự nhiên nên không thể nhập thêm hoặc điều chỉnh địa giới hành chính của ĐVHC cùng cấp liền kề (nhập xã Lương Ninh và thị trấn Quản Hàu, huyện Quảng Ninh; nhập xã Cảnh Hóa và xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch).
2.2. Trong số 14 ĐVHC thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025, có 03 ĐVHC tỉnh Quảng Bình xây dựng phương án sắp xếp giai đoạn 2026- 2030 (mà không sắp xếp ngay trong giai đoạn 2023- 2025) để đảm bảo sự tiếp nối của các xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 với các xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030, đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân, cấp ủy, chính quyền cơ sở khi xây dựng, triển khai thực hiện phương án sắp xếp nhằm đạt mục tiêu chung của cả giai đoạn 2023-2030.
Mười một (11) ĐVHC còn lại (02 ĐVHC đang thực hiện quy trình để thành lập ĐVHC đô thị; 03 ĐVHC có vị trí trọng yếu về quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ Tác chiến trong khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện; 02 ĐVHC có vị trí biệt lập (bãi ngang), khó tổ chức giao thông kết nối; 02 ĐVHC có vị trí địa lý tự nhiên đặc biệt, chỉ tiếp giáp và có kết nối duy nhất với ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019- 2021; 02 ĐVHC có đặc thù về lịch sử, văn hóa), được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Quảng Bình xem xét trên cơ sở chú trọng, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên đây là Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình kính trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
[1] Công văn số: 6356/BKHĐT-QLQH ngày 08/08/2023; Công văn số 6183/BKHĐT-KTĐPLT ngày 02/8/2023; số 5526/BKHĐT-KTĐPLT ngày 13/7/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hướng dẫn số 4099/HD-BNV ngày 29/7/2023 và Công văn số 3604/BNV-CQĐP ngày 12/7/2023 của Bộ Nội vụ; Công văn số 3572/BXD-PTĐT ngày 09/8/2023 của Bộ Xây dựng; Các Công văn số 6043/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 28/7/2023; số 6675/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 15/8/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 của Bộ Tài chính; Công văn số 5424/BNN-VPĐĐ ngày 09/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Công văn số 3016/LĐTBXH-VPQGGN ngày 04/8/2023 của Bộ Lao động TB&XH; Công văn số 2959/BVHTTDL-DSVH ngày 21/7/2023 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; Công văn số 2531/BCA-C06 ngày 29/7/2023 của Bộ Công an; Công văn số 2376/BQP-TM ngày 08/7/2023 của Bộ Quốc phòng; Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban dân tộc.
[2] Công văn số 2387/UBPLQH15 ngày 04/12/2023 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Công văn số 4757/BQP-TM ngày 04/12/2023 của Bộ Quốc phòng; Công văn số 5286/BVHTTDL-TCCB ngày 01/12/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công văn số 1037/BKHĐT-KTĐPLT ngày 08/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Công văn số 6372/BNG-UBBG ngày 06/12/2023 của Bộ Ngoại giao; Báo cáo kết quả làm việc tại tỉnh Quảng Bình của Đoàn công tác BCĐ thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030.
[3] 222,118km - Theo Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký tại Hà Nội, ngày 16/3/2016, có hiệu lực kể từ ngày 05/9/2017.
[4] Số liệu Niên giám thống kê năm 2022.
[5] Dân tộc Bru-Vân Kiều có 4.846 hộ, 20.376 khẩu; Chứt có 1.862 hộ, 7.806 khẩu.
[6] Gồm 06 huyện ((Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy), 01 thị xã (Ba Đồn), 01 thành phố trực thuộc tỉnh (Đồng Hới); 03 ĐVHC loại I, 05 ĐVHC loại II)).
[7] Gồm: 128 xã, 15 phường, 08 thị trấn (trong đó có 01 huyện hưởng chính sách 30a, có 11 xã khu vực III, 2 xã khu vực II và 02 xã khu vực I - theo QĐ 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025; 48 ĐVHC loại I, 86 ĐVHC loại II, 17 ĐVHC loại III).
[8] Theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025.
[9] Phông lưu trữ UBKC khu tự trị Việt Bắc (MLHS số 01 giai đoạn 1948 - 1976) - Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
[10] Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (MLHS số 01 giai đoạn 1945 - 1970) - hồ sơ 2911 - Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
[11] Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (MLHS số 01 giai đoạn 1945 - 1970) - hồ sơ 1198- Công văn số 208-TC/CB ngày 15/02/1957 của UBHC tỉnh Quảng Bình về Danh sách các huyện, thị xã, các khu phố và các xã - Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
[12] Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (MLHS số 01 giai đoạn 1945 - 1970)- hồ sơ 2911- Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
[13] Theo số liệu cập nhật tại Công văn số 206/CTK-TH ngày 01/4/2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình - Phụ lục II Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu giai đoạn 2021- 2023.
[14] (Ghi thuộc khu vực miền núi, vùng cao, khu vực hải đảo; ghi cụ thể yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC)
[15] Công văn số 6743/BCH-TM ngày 28/12/2023 của BCH Quân sự tỉnh, Công văn số 4399/BCH-TM ngày 29/12/2023 của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
[16] Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ mới của huyện Quảng Trạch; Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ mới của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; Quyết định 3617/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021- 2030.
[17] Kế hoạch số 1114/KH-UBND ngày 09/6/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 14- CTr/TU ngày 18/7/2022 của Ban TVTU thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị;
[18] Thông báo số 1191-TB/TU ngày 12/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương thành lập một số phường giai đoạn 2024-2025.
[19] Công văn số 6743/BCH-TM ngày 28/12/2023 của BCH Quân sự tỉnh, Công văn số 4399/BCH-TM ngày 29/12/2023 của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
[20] Xã Phù Hóa là xã bãi ngang theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 (giai đoạn 2013-2015); số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (giai đoạn 2016-2020); số 353/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 (giai đoạn 2021-2025).
[21] Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Bình giảm 06 ĐVHC cấp xã (06 xã), còn lại 145 ĐVHC cấp xã (122 xã, 15 phường và 08 thị trấn).
[22] Sau khi sắp xếp, giảm 06 ĐVHC cấp xã tương ứng với giảm 168 người, trong đó: 95 cán bộ, công chức 43 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và 30 viên chức Trạm y tế cấp xã.
[23] Thực hiện theo Công văn số 705-CV/TU ngày 27/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương.
[24] Theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.
[25] Số người không chuyên trách cấp xã dôi dư là số dự kiến trên tổng số người hiện có mặt trừ đi số người tiếp tục được bố trí, sắp xếp, tuy nhiên trên thực tế, số lượng người hoạt động không chuyên trách sẽ lớn hơn do một số chức danh cán bộ xã (trưởng các đoàn thể cấp xã) sau khi sắp xếp, bố trí làm phó đoàn thể cấp xã.
[26] Công văn số 826/BGDĐT-CSVC ngày 29/02/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[27] Công văn số 6675/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 15/8/2023 của Bộ TNMT
[28] Tỉnh Quảng Bình xây dựng phương án sắp xếp 15 đơn vị hành chính thành 07 ĐVHC (giảm 08 ĐVHC), tuy nhiên có 02 ĐVHC (Sơn Lộc, Quảng Thủy) tỷ lệ lấy ý kiến cử tri không đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn xã tán thành, vì vậy có 04 ĐVHC không thực hiện được phương án sắp xếp.
Đề án 1141/ĐA-UBND năm 2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 1141/ĐA-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Đoàn Ngọc Lâm |
Ngày ban hành: | 20/06/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Đề án 1141/ĐA-UBND năm 2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Quảng Bình
Chưa có Video