ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/CT-UBND |
Gia Lai, ngày 19 tháng 9 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ LƯU THÔNG GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Nhũng năm gần đây, công tác quản lý giống cây trồng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đã được hình thành và từng bước phát triển; việc sản xuất và cung ứng giống cây trồng có chất lượng cho nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhu cầu cây giống hồ tiêu và cây ăn quả lâu năm của người dân tăng mạnh. Nhiều tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; một số tổ chức, cá nhân đã đưa ra thị trường giống cây trồng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, đã gây thiệt hại cho người sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng của các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa được tăng cường, hình thức xử lý và mức xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Để chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng để các tổ chức, cá nhân có liên quan nắm bắt, nâng cao nhận thức và chấp hành tốt các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Tổ chức tốt công tác công nhận, quản lý nguồn giống đối với cây trồng, đặc biệt là giống cây trồng công nghiệp và cây ăn quả lâu năm từ khâu công nhận cây đầu dòng và công nhận vườn cây đầu dòng, tiếp nhận bản công bố hợp quy chất lượng giống cây trồng; hướng dẫn quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn giống được công nhận; ghi mã hiệu nguồn giống; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).
c) Tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới của các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh; nhận xét kết quả sản xuất thử và đề xuất công nhận đặc cách giống mới theo đúng quy định hiện hành.
d) Công bố danh sách và cập nhật thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh trên trang Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân có nhu cầu về giống biết và có thêm thông tin trong việc lựa chọn, sử dụng giống cây trồng đảm bảo chất lượng.
e) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan, nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn.
f) Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật). Kiên quyết không cho phép kinh doanh các lô giống cây trong không rõ nguồn gốc; xử lý, tiêu hủy tất cả các lô giống, khi phát hiện không rõ nguồn gốc theo đúng quy định của pháp luật; đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn không đủ điều kiện.
g) Tăng cường công tác khuyến nông về giống, tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học Nông lâm có thế mạnh về công nghệ sản xuất giống để đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ công chức làm công tác quản lý giống, đồng thời tranh thủ tiếp nhận những quy trình sản xuất giống mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập.
h) Định kỳ hàng Quý (vào ngày 20 của tháng cuối Quý), Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Công Thương: Phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan tăng, cường thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở dịch vụ sản xuất, kinh doanh giống cây trồng về đăng ký kinh doanh, các điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa, kiểm tra về nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, niêm yết giá bán và các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại đối với giống cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh, xử lí nghiêm khắc vi phạm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành tiêu chuẩn địa phương về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (về hướng dẫn xây dựng thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật).
b) Kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ đăng ký, công nhận giống cây trồng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương có văn bản hướng dẫn các địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thực hiện đăng ký và niêm yết giá bán giống cây trồng theo đúng quy định.
b) Bố trí kinh phí cho các sở, ban, ngành thực hiện các nội dung về quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật.
5. Công an tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, kiểm dịch thực vật và vận chuyển giống cây trồng để phòng, chống gian lận thương mại, phát tán dịch bệnh cây trồng.
6. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Phối hợp với các sở ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh giống cây trồng để các tổ chức, cá nhân biết và tự giác thực hiện.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Pháp lệnh Giống cây trồng. Thông tư số 18/2012/TT- BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng để các tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ về trách nhiệm, quyền lợi và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo đúng quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban chuyên môn liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn quản lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Giống cây trồng đưa vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với giống công nghiệp và cây ăn quả lâu năm đưa vào trồng mới phải đảm bảo lấy từ nguồn giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
c) Định kỳ hàng quý (vào ngày 15 tháng cuối quý) báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
8. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định.
b) Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.
c) Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu phát hiện những dấu hiệu giống không có nguồn gốc, giống kém chất lượng phải báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương xem xét, giải quyết.
d) Chỉ được sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi đã hoàn thành các thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng và đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện đăng ký giá bán theo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Công Thương.
f) Các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hội thảo, quảng cáo, hội nghị khách hàng về giống cây trồng, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2) Khi xuất, nhập giống cây trồng phải có xác nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể: Đề nghị Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tuyên truyền, vận động, đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giống cây trồng.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Đề nghị các tổ chức chính trị. xã hội, đoàn thể của tỉnh phối hợp tham gia thực hiện Chỉ thị./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu: | 21/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Kpă Thuyên |
Ngày ban hành: | 19/09/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chưa có Video