ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 08 tháng 9 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
An toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân mà còn là tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế. Đặc biệt là khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và quốc tế, đây là cơ hội lớn cho các loại hàng hóa của Việt Nam trong đó có thực phẩm vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, vì nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp thì rất có thể các loại thực phẩm kém chất lượng sẽ thâm nhập thị trường, các bệnh truyền qua thực phẩm cũng từ đó theo vào làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhân dân.
Tỉnh Đăk Nông đang trong thời kỳ hình thành và phát triển, dân số đang ngày một gia tăng, môi trường ô nhiễm, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh không lây có xu hướng tăng lên, nhiều loại bệnh dịch mới phát sinh, một số bệnh dịch cũ đã được khống chế đang có xu hướng quay trở lại, nhất là các bệnh dịch cũ đã được khống chế đang có xu hướng quay trở lại, nhất là các bệnh dịch truyền qua thực phẩm. Trong khi đó mô hình sản xuất, chế biến phân phối thực phẩm của tỉnh ta còn nhỏ lẻ chưa phát triển, các điều kiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng xã hội. Đồng thời chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế trong lĩnh vực công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc Sở Y tế.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan: Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các Cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành liên quan tổ chức tốt việc giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai một Labo chuẩn để xét nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm, nước uống phù hợp và đạt tiêu chuẩn quốc gia. Triển khai hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát các bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với Sở Y tế có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý buôn bán, lưu thông hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến sâu rộng các yêu cầu, các quy trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc chuyên ngành, phân bón hóa học tới người sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Tổ chức quy hoạch các lò giết mổ gia súc theo quy định tiêu chuẩn vệ sinh. Để thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo chất lượng vệ sinh, trước khi đưa ra lưu thông tiêu dùng phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của đơn vị chuyên môn thuộc Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các ban ngành liên quan xây dựng và ban hành các quy định, quy trình Kiểm soát ô nhiễm môi trường ở những vùng sản xuất thực phẩm, nông sản, xác định những vùng sản xuất lương thực thực phẩm không an toàn vì vấn đề môi trường bị ô nhiễm quá giới hạn cho phép và đề xuất hướng khắc phục đối với những vùng này.
5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học. Tổ chức kiểm tra chấn chỉnh các cơ sở chế biến thực phẩm trong các trường mẫu giáo, bếp ăn tập thể của các trường học.
6. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, xã hội:
- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về VSATTP, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, trong lĩnh vực phạm vi đơn vị mình quản lý.
- Phối hợp với các ngành liên quan tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành VSATTP cho nhân dân.
- Triển khai các hoạt động cụ thể phù hợp với ngành mình góp phần bảo đảm VSATTP; xây dựng các mô hình cộng đồng tự giám sát VSATTP đối với các cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ; xây dựng làng Văn hóa - Sức khỏe; xây dựng mô hình bảo đảm VSATTP thức ăn đường phố...
7. Chủ các cở sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh VSATTP, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP, Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất, Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống của Bộ Y tế.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn:
- Chỉ đạo việc kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên chịu trách nhiệm phụ trách từng khu vực về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn.
- Huy động sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, các Tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngăn chặn kịp thời các vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ vào Chỉ thị này, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện/thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
|
CHỦ
TỊCH |
Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2010 tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do tỉnh Đắk Nông ban hành
Số hiệu: | 18/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Lê Diễn |
Ngày ban hành: | 08/09/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2010 tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do tỉnh Đắk Nông ban hành
Chưa có Video