Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2009/CT-UBND

Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 11 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009, Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chỉ thị:

1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội đến cán bộ, công chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm pháp luật về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

b) Có trách nhiệm cử cán bộ có chuyên môn tham gia công tác phối hợp thi hành án khi có yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Chỉ đạo ngành dọc, cấp dưới hoặc các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

d) Ngoài ra, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nội dung sau:

- Phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự sâu rộng trong nhân dân.

- Phối hợp với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 175 Luật Thi hành án dân sự.

2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm;

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trước đây không còn phù hợp với Luật Thi hành án dân sự để kịp thời sửa đổi, hỦy bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp.

b) Xây dựng kế hoạch biên soạn, in ấn tài liệu và chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên trong việc tổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau; trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về thi hành án dân sự, tạo điều kiện để công tác thi hành án dân sự ngày càng đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trên địa bàn tỉnh.

3. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh có trách nhiệm:

a) Khẩn trương tổ chức thực hiện việc rà soát, phân loại, đánh giá cán bộ, Chấp hành viên, chuẩn bị công tác nhân sự cho việc triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

b) Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, kho vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự, trên cơ sở đó kiến nghị với Bộ Tư pháp về kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch cấp đất xây dựng trụ sở làm việc và kho vật chứng cho phù hợp với mô hình tổ chức.

c) Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự theo quy định Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh.

d) Chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự các huyện, thành phố tiến hành tổng rà soát, phân loại đối với việc thi hành các khoản thu cho ngân sách nhà nước có giá trị không quá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) theo quy định tại khoản 1 Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội để phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp lập danh sách đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định miễn thi hành án đối với khoản nghĩa vụ đó.

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công vụ của công chức, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những công chức thiếu trách nhiệm hoặc có những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân trong hoạt động thi hành án.

e) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh-Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh.

g) Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh-Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

h) Thực hiện tốt công tác lãnh đạo, điều hành; tạo điều kiện để Chấp hành viên, cán bộ thi hành án tích cực, chủ động, sáng tạo, có bản lĩnh trong thực thi nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kiên quyết không để án có điều kiện chưa hoặc chậm thi hành do lỗi chủ quan của Chấp hành viên cơ quan Thi hành án.

i) Chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án. Tích cực phối hợp với trại giam, trại tạm giam đôn đốc phạm nhân thi hành tốt trách nhiệm dân sự, đảm bảo chặt chẽ các điều kiện xét đặc xá, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. Thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án; không để đơn thư tồn đọng, khiếu nại kéo dài gây ra bức xúc hoặc khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội tại địa phương.

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung của Chỉ thị này và giao cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 18/2009/CT-UBND về việc triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 18/2009/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Nguyễn Xuân Huế
Ngày ban hành: 24/11/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 18/2009/CT-UBND về việc triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…