UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2007/CT-UBND |
Hải Dương, ngày 04 tháng 7 năm 2007 |
V/V TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008
Năm 2008 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010; là năm tỉnh ta tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt, với nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng hội nhập, tạo đà phát triển nhanh và bền vững cho những năm tiếp theo.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương và các đơn vị phát huy những kết quả đã đạt được, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội; tập trung triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 theo đúng yêu cầu và nội dung trong Chỉ thị số 773/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/6/2007, với những nội dung chủ yếu như sau:
A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2008:
I. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội:
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,5%.
Tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập có hiệu quả của nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.
2. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho hoạt động đầu tư phát triển. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng và tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án lớn và công trình trọng điểm của tỉnh. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để sớm đưa các dự án đầu tư vào hoạt động.
3. Phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ hiện đại, tạo nguồn thu lớn và có khả năng cạnh tranh cao. Hoàn thiện hạ tầng và thu hút các dự án vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tham gia xuất khẩu.
4. Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn như: kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường,…
5. Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ và tạo sự ổn định cho việc hình thành giá cả thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đi đôi với việc mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu.
6. Đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và thực hiện tốt chủ chương xã hội hóa trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Thực hiện tốt việc chuyển đổi thí điểm một số đơn vị công lập sang hình thức cổ phần hóa và tư thục.
Quan tâm đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo; Giữ vững và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia như: xoá đói giảm nghèo, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình; Phòng chống HIV/AIDS ...
Giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội bức xúc, nhất là các vấn đề liên quan đến: khiếu nại tố cáo, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông,...
7. Thực hiện xã hội hóa và từng bước hình thành thị trường khoa học - công nghệ; Nâng cao tiềm lực và khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
8. Quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Xử lý và giải quyết căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ở khu vực các nhà máy, khu dân cư đông đúc. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm kiểm soát, đánh giá tác động môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, hiệu lực và hiệu quả; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước; phổ biến rộng rãi và niên yết công khai quy trình, thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể. Tăng cường sự phối kết hợp và đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư. Tổ chức thực hiện tốt Luật hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
10. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác quốc phòng và quân sự địa phương. Đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho phát triển và hội nhập kinh tế.
II. Nhiệm vụ xây dựng dự toán Ngân sách
1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cần được tính đúng, tính đủ các nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng khoản thu theo chế độ dựa trên cơ sở: mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2006 - 2010), khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, dự báo tăng trưởng kinh tế và các nguồn thu năm 2008 trên địa bàn để tính toán. Dự toán thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng tối thiểu 16% - 18%, dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 8% - 9% so với ước thực hiện năm 2007 (mức ước thực hiện năm 2007 tăng tối thiểu 3-5% so với dự toán thu ngân sách năm 2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao)
2. Dự toán chi ngân sách phải bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 của tỉnh. Việc xác định nguồn được chi của Ngân sách địa phương cần căn cứ vào: nguồn thu được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách, bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên (nếu có) và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách đã được phê duyệt. Ngoài ra, dự toán chi ngân sách cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Đảm bảo nguồn kinh phí để chi cho hoạt động đầu tư phát triển theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ; đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương để hoàn trả các khoản đã huy động đến hạn trả theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất để bố trí cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, đo đạc đất đai để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Không đưa vào cân đối nguồn thu từ xổ số kiến thiết, mà thực hiện quản lý thu, chi số thu này qua ngân sách nhà nước; trên cơ sở đó UBND tỉnh sẽ xây dựng phương án phân bổ, sử dụng nguồn thu này để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, trợ cước, trợ giá theo quy định.
Kiên quyết không bổ sung từ nguồn dự phòng cho những nhiệm vụ chi mà các Sở Ban ngành, các địa phương, đơn vị dự toán các cấp khi xây dựng, phân bổ dự toán ngân sách không bố trí đầy đủ kinh phí theo chế độ quy định để thực hiện.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các ngành, các huyện, thành phố, các đơn vị xây dựng và tổng hợp Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các ngành, các huyện, thành phố, các đơn vị xây dựng và tổng hợp dự toán Ngân sách năm 2008.
3. Các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị do tỉnh quản lý phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của đơn vị, địa phương mình theo đúng nội dung và yêu cầu.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn các sở, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị khung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 trước ngày 10/7/2007.
2. Các sở, ngành, huyện, thành phố, các đơn vị xây dựng và gửi báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 của ngành, địa phương, đơn vị mình cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (đề nghị gửi văn bản về Phòng Quy hoạch - Tổng hợp và file dữ liệu điện tử vào địa chỉ: skhdt_hd@yahoo.com), Sở Tài chính trước ngày 10/7/2007.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh để báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương theo tiến độ quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị trong tỉnh có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 16/2007/CT - UBND về trriển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: | 16/2007/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương |
Người ký: | Phan Nhật Bình |
Ngày ban hành: | 04/07/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 16/2007/CT - UBND về trriển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 do tỉnh Hải Dương ban hành
Chưa có Video