ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND |
Tiền Giang, ngày 09 tháng 4 năm 2021 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Qua hơn 05 năm triển khai thi hành Luật hộ tịch năm 2014, các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch và đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn; công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nền nếp; việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử trong tình hình mới, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý dân cư, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế cần khắc phục, như: việc lưu trữ sổ, hồ sơ, biểu mẫu hộ tịch chưa được chú trọng; khi thay đổi, luân chuyển công chức làm công tác hộ tịch chưa thực hiện nghiêm việc bàn giao hồ sơ, sổ hộ tịch dẫn đến hồ sơ bị thất lạc; lợi dụng đăng ký lại khai sinh, bổ sung, thay đổi, cải chính hộ tịch nhằm hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ cá nhân; một số trường hợp trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý hộ tịch không đảm bảo theo quy định,...
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục nhũng hạn chế trong thời gian qua, đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị (Ủy ban nhân dân cấp huyện):
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương; đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch; kịp thời phản ánh, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sự kiện hộ tịch phát sinh thực tế nhưng chưa được đăng ký hoặc việc đăng ký hộ tịch không đúng nhằm mục đích trục lợi, vi phạm pháp luật;
b) Khi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ hộ tịch phải tuân thủ quy định của pháp luật về hộ tịch, đặc biệt là quy định về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh; chủ động xác minh trong trường hợp thông tin về nhân thân chưa thống nhất, không được yêu cầu người dân phải tới cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện việc đăng ký lại khai sinh, bổ sung hộ tịch; không giải quyết thay đổi, cải chính khi không có đủ căn cứ pháp lý, chưa xác minh chặt chẽ.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật về hộ tịch;
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Chính trị và các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ cho công chức làm công tác hộ tịch các cấp;
c) Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót, đề ra giải pháp khắc phục; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các sai phạm trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thu hồi, hủy các giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái pháp luật và kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp. Tập trung thực hiện, hướng dẫn việc số hóa dữ liệu hộ tịch nhằm xây dựng hoàn chỉnh Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đáp ứng yêu cầu kết nối dữ liệu với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và cơ sở dữ liệu ngành, địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
e) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu giữa Hệ thống thông tin một cửa điện tử các cấp với Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan công an các cấp phối hợp với cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch thực hiện thống nhất, đồng bộ công tác quản lý hộ tịch và dân cư, như: kiểm tra, rà soát, phát hiện trẻ bỏ rơi, người từ nước ngoài nhập cảnh, cư trú trên địa bàn tỉnh chưa được đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định; xác minh nhân thân người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trong trường hợp đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, người không rõ nguồn gốc, người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú trên địa bàn); tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc xác minh, cung cấp tàng thư công an nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý phục vụ cho công tác đăng ký, cải chính và quản lý hộ tịch khi có yêu cầu.
a) Chỉ đạo, quản lý việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử của các cơ sở y tế thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng biểu mẫu, nội dung chính xác và đúng đối tượng; xử lý nghiêm các trường hợp cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử không đúng đối tượng; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân giả mạo, cung cấp thông tin sai lệch để được cấp Giấy chứng sinh, Giấy chứng tử vì mục đích trục lợi, vi phạm pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh hướng dẫn các cơ sở y tế có biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi và kịp thời thông báo Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan Công an cấp xã trên địa bàn quản lý lập biên bản phát hiện trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế để đảm bảo việc đăng ký khai sinh cho trẻ em đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng trao đổi, mua bán trẻ sơ sinh tại cơ sở y tế.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo thực hiện các quy định về liên thông thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất, chi phí mai táng, hưởng mai táng phí.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, các cơ sở giáo dục trực thuộc tuân thủ giá trị pháp lý của Giấy khai sinh trong từng giai đoạn theo quy định của pháp luật về hộ tịch; không yêu cầu bổ sung những thông tin trong Giấy khai sinh không đúng quy định và thực hiện đúng Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính; khi tiếp nhận các giấy tờ có liên quan đến nhân thân của học sinh, phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh và việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định.
10. Đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Tư pháp, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch các cấp trong kết nối dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi; quản lý, điều chỉnh thông tin hồ sơ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật hộ tịch và nội dung của Chỉ thị này.
a) Việc tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sắp xếp người làm công tác hộ tịch cấp huyện, cấp xã phải đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tính ổn định, lâu dài;
b) Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, đăng ký hộ tịch theo quy định. Việc đăng ký các sự kiện hộ tịch đảm bảo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết và lưu trữ sổ, hồ sơ hộ tịch; không để xảy ra tình trạng lợi dụng đăng ký hộ tịch để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ cá nhân. Thực hiện nghiêm việc ghi sổ, biểu mẫu hộ tịch; thực hiện lưu trữ, quản lý, khai thác thông tin hộ tịch theo đúng quy định, khi thay đổi công chức phụ trách phải thực hiện bàn giao đầy đủ, không để mất, hư hỏng;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, nắm thông tin, không để xảy ra tình trạng sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn nhưng chậm được phát hiện, đăng ký, quản lý theo quy định; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đăng ký hộ tịch của công chức Tư pháp - hộ tịch để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, sai sót;
d) Chủ động bố trí kinh phí bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch ở địa phương. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; quản lý, lưu trữ đầy đủ an toàn Cơ sở dữ liệu hộ tịch phục vụ nhiệm vụ quản lý, hoạch định chính sách của địa phương; tập trung hoàn thành việc số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn theo quy định;
đ) Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra việc đăng ký, quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã; kịp thời phát hiện, hướng dẫn khắc phục những khó khăn, hạn chế, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Yêu cầu Thủ trưởng sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình tổ chức triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn./.
|
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 07/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Vĩnh |
Ngày ban hành: | 09/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chưa có Video