Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Đồng Tháp, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC THI CÔNG VỤ

Thời gian qua, UBND Tỉnh đã tập trung, thống nhất, quyết liệt trong hành động, kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền trong sạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, gắn bó với Nhân dân, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp; phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và chấp hành pháp luật, đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp luật trên địa bàn Tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp cơ quan, đơn vị, địa phương chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh chưa nghiêm; một số công việc nêu trong các chương trình, nghị quyết, kế hoạch của UBND Tỉnh, các văn bản chỉ đạo, điều hành khác chưa được triển khai đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo yêu cầu; công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chưa thực hiện hết thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định pháp luật và nhiệm vụ được giao, đã làm ảnh hưởng tiến độ giải quyết công việc, niềm tin trong Nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Những hạn chế trên phải được kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm và khẩn trương khắc phục ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền các cấp đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân, Chủ tịch UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng sở, ngành Tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong thực thi công vụ đối với người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm.

2. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương và quán triệt, triển khai đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm một số nội dung:

a) Trong thực thi nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ luật, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền.

b) Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công và không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc.

c) Thực hiện đúng các quy định về công khai, minh bạch trong công tác lãnh đạo, điều hành; phân công, phân nhiệm và giao việc cụ thể, phát huy vai trò tập thể và cá nhân phụ trách trong từng công việc. Chú trọng đánh giá kết quả qua hiệu quả công việc cụ thể.

d) Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không làm việc riêng trong giờ làm việc; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không mê tín dị đoan và tham gia các tệ nạn xã hội.

đ) Nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

3. Chủ động giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm đã được phân công, phân cấp, uỷ quyền; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp xử lý các nội dung có liên quan và có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời đúng hạn khi được cơ quan, đơn vị lấy ý kiến (nếu hết hạn mà chưa có văn bản trả lời thì được xem như là đồng ý); phát huy vai trò của người đứng đầu và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; bảo đảm thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao của một cấp chính quyền và của ngành, lĩnh vực theo đúng quy định của pháp luật; hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung (nếu nội dung trình có nhiều phương án thì phải có phương án chọn); không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên cấp trên, ngành khác; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trên phần mềm theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn Tỉnh.

4. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của UBND Tỉnh và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

5. Các thành viên UBND Tỉnh phải tham dự đầy đủ các phiên họp UBND Tỉnh. Trường hợp vắng mặt trong phiên họp thì được cử cấp phó dự thay nhưng phải báo cáo và phải được Chủ tịch UBND Tỉnh đồng ý. Đối với các cuộc họp khác do Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch UBND Tỉnh chủ trì, thành phần tham dự phải đúng thành phần được mời. Trường hợp vắng mặt không thể dự họp, được cử người dự thay nhưng phải báo cáo và được người chủ trì đồng ý. Ý kiến phát biểu của người được cử dự thay tại cuộc họp được xem như là ý kiến của người được mời dự chính thức.

6. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác lãnh đạo, điều hành, nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị và công tác thông tin, báo cáo, tham mưu; sử dụng hiệu quả các phòng họp trực tuyến.

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính; về văn hóa công sở; về trách nhiệm và đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

8. Giao Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND Tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ cuối năm (chậm nhất ngày 20 tháng 12), kiểm tra, rà soát và tổng hợp kết quả thực hiện gắn với kết quả thực hiện các chỉ tiêu Bản cam kết hành động hằng năm, báo cáo và tham mưu Chủ tịch UBND Tỉnh nhận xét và khen thưởng.

9. Thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố, chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT/UBND Tỉnh;
- Uỷ ban MTTQVN và các đoàn thể cấp tỉnh;
- CQ chuyên môn, CQ trực thuộc UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Chuyên viên VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX (Phong).

CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu: 02/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
Ngày ban hành: 22/01/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…