Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ-BỘ NÔNG NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-TT/LB

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1961 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI TỔ CHỨC QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG

Kính gửi:  Ủy ban hành chính các khu tự trị, các thành phố, khu vực Vĩnh Linh 

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 07-11-1960, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 70 và 71/CP ngày 09-12-1960 chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp phụ trách và đổi tên là ngành Quản lý ruộng đất.

Ở trung ương, Liên bộ Nông nghiệp – Tài chính đã tiến hành chuyển Sở Địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi thành Vụ Quản lý ruộng đất.

Ở các địa phương, hiện nay một số tỉnh đã có phòng quản lý ruộng đất trực thuộc Ủy ban hành chính, còn một số khu, thành, tỉnh khác chưa có tổ chức. Trong khi chờ đợi trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt toàn bộ hợp doanh tổ chức ngành Nông nghiệp ở các địa phương, Liên bộ Nông nghiệp - Nội vụ tạm thời quy định tổ chức quản lý ruộng đất như sau:

I. VỀ NGUYÊN TẮC

Việc quy định tổ chức quản lý ruộng đất ở địa phương cần xuất phát trên những nguyên tắc như sau:

- Đảm bảo thực hiện được tốt nhiệm vụ công tác quản lý ruộng đất, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất và kết hợp công tác chặt chẽ trong ngành nông nghiệp.

- Đảm bảo tổ chức quản lý ruộng đất được vững mạnh, gọn, nhẹ, đồng thời đơn giản phần hành chính, phục vụ.

- Xây dựng tổ chức phải song song với việc kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

II. VỀ TỔ CHỨC

1. Ở các tỉnh đã có phòng quản lý ruộng đất thì tiến hành thống nhất vào trong Ty Nông nghiệp, lập thành một phòng quản lý ruộng đất thuộc Ty Nông nghiệp.

2. Ở các khu, thành, tỉnh chưa có tổ chức quản lý ruộng đất, các Ủy ban cần nghiên cứu các Nghị định số 70, 71 và Chỉ thị số 307-TTg ngày 09-12-1960 của Phủ Thủ tướng, Chỉ thị Liên bộ Nông nghiệp – Tài chính số 01-LB-NN/TC ngày 02-01-1961 và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và khả năng cán bộ mà quyết định thành lập phòng hoặc bộ phận quản lý ruộng đất trong Khu Sở, Ty Nông nghiệp.

Riêng các khu, tỉnh lớn, tùy theo sự cần thiết, có thể tách bộ phận in, vẽ bản đồ lập thêm phòng bản đồ.

3. Ở các huyện công tác quản lý ruộng đất cần thống nhất vào trong phòng nông nghiệp huyện, ở những huyện chưa có bộ phận quản lý ruộng đất thì cần phân công để có cán bộ phụ trách công tác quản lý ruộng đất trong phòng nông nghiệp huyện.

Tổ chức quản lý ruộng đất ở cấp xã sẽ có quy định sau.

Việc sắp xếp tổ chức quản lý ruộng đất cần tiến hành có kế hoạch, có chuẩn bị tư tưởng chu đáo, trước mắt cần kiện toàn chất lượng cán bộ quản lý ruộng đất. Liên bộ mong các Ủy ban nghiên cứu và có kế hoạch thi hành cho thích hợp với địa phương mình, đảm bảo sắp xếp tốt bộ máy tổ chức, đồng thời động viên tinh thần phấn khởi, tích cực của cán bộ, nâng cao năng suất công tác.

Bộ Nông nghiệp sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thi hành thông tư này.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
 
 


Lê Tất Đắc

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
 


 

Phan Văn Chiêu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 01-TT/LB năm 1961 quy định tạm thời tổ chức quản lý ruộng đất ở địa phương do Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp ban hành

Số hiệu: 01-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp
Người ký: Lê Tất Đắc, Phan Văn Chiêu
Ngày ban hành: 11/03/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 01-TT/LB năm 1961 quy định tạm thời tổ chức quản lý ruộng đất ở địa phương do Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…