Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 182/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2007

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2007 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH THỜI HẠN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI ĐỂ ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở

Ngày 19 tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về xác định thời hạn cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tư pháp, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe đại diện Bộ Ngoại giao trình bày nội dung sửa đổi các quy định hiện hành để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; ý kiến phát biểu của đại diện các Bộ: Tư pháp, Công an, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến kết luận như sau:

1. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vây, cần phải sửa đổi các quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Nội dung sửa đổi theo quy định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà theo quy định của Luật Nhà ở; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007.

Nghị định cần mở rộng diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà, sở hữu nhà và giải thích rõ người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang 2 quốc tịch, cần quy định rõ khi tham gia quan hệ mua bán nhà ở, sở hữu nhà thì áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết những vấn đề về quyền và nghĩa vụ.

Kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi những quy định không phù hợp trong Luật Nhà ở.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo đến các cơ quan để biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ,: Xây dựng, Ngoại giao,  Tư pháp, Công an;
- BTCN, các PCN,   các Vụ: CN, QHQT, NC, Website CP, TTTTBC;
- Lưu: VT, CCHC (5b). 30

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Kiều Đình Thụ

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo số 182/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 19 tháng 9 năm 2007 về việc xác định thời hạn cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về nhà ở do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 182/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Kiều Đình Thụ
Ngày ban hành: 25/09/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo số 182/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 19 tháng 9 năm 2007 về việc xác định thời hạn cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về nhà ở do Văn phòng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…