ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 725/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 04 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang;
Căn cứ Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và thực hiện quy hoạch nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc quản lý và thực hiện Quy hoạch nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ quy hoạch nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang quốc gia trên địa bàn tỉnh).
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến các hoạt động xây dựng, quản lý quy hoạch nghĩa trang trên phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghĩa trang: là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
2. Nghĩa trang liệt sỹ: là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
3. Nghĩa trang quốc gia: là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa, các nhà khoa học ... có công với đất nước.
4. Phần mộ: cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
5. Địa táng: là hình thức chôn thi hài, hài cốt xuống mặt đất
6. Địa hỏa táng: là hình thức chôn tro thi hài, hài cốt sau khi đã hỏa táng thi hài, hài cốt.
7. Các hình thức táng: người chết bao gồm: mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.
8. Táng: là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.
9. Mai táng: là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
10. Chôn cất một lần: là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
11. Hung táng: là hình thức địa táng lần đầu thi hài (3-5 năm) để quá trình phân hủy các tổ chức tế bào phần mềm cơ thể người chết xảy ra hoàn toàn.
12. Cải táng: là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
13. Cát táng: là hình thức địa táng hài cốt sau hung táng mai táng hài cốt sau khi cải táng.
14. Hỏa táng: là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
15. Hoạt động xây dựng nghĩa trang: bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa trang.
16. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang: là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang.
17. Từ điều 3 của Quy định này trở đi, từ “nghĩa trang” được hiểu là “nghĩa trang nhân dân”.
Điều 3. Các nguyên tắc cho việc quy hoạch nghĩa trang tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Nguyên tắc chung:
a) Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định hiện hành của nhà nước.
b) Tiến tới giảm dần diện tích nghĩa địa toàn tỉnh đến năm 2020 theo lộ trình quy hoạch.
c) Khống chế chỉ tiêu đất nghĩa địa, định mức mai táng một cách thích hợp đối với từng vùng lãnh thổ
d) Đối với nghĩa địa: Quy tập, di dời các khu vực có mồ mả trong nội thị và các khu nghĩa địa nhỏ lẻ xen lẫn trong đất canh tác, khu dân cư vào các nghĩa địa đã được khoanh vùng và nghĩa trang theo quy hoạch.
đ) Đối với nghĩa trang: Quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ để phục vụ công tác mai táng, đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước chuyển dần từ hình thức mai táng cũ sang các hình thức tiên tiến hơn.
2. Các nguyên tắc đối với từng vùng cụ thể:
a) Đối với đô thị lớn:
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung (2-3 điểm/ đô thị).
- Tính toán quy mô nghĩa trang nhằm phục vụ cho đô thị và liên vùng. Quy mô nghĩa trang phải tính quỹ đất phục vụ di dời mồ mả để chỉnh trang, phát triển mở rộng đô thị.
- Di dời toàn bộ nghĩa địa trong đô thị
- Từng bước tiến đến đóng cửa các nghĩa địa ven đô.
- Đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước áp dụng công nghệ mai táng hiện đại.
b) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư tập trung khu vực đồng bằng:
- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác; khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng nghĩa trang tập trung cho đô thị (1 điểm/đô thị) và các khu dân cư nông thôn (2-3 điểm/xã) với quy mô phù hợp; di dời nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất canh tác.
- Các khu dân cư tập trung hạ tầng thuận tiện có thể xây dựng nghĩa trang liên xã.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các khu đất cao ráo, xa dân cư và nguồn nước, hướng ưu tiên là các khu vực trung du phía Tây quốc lộ 1A.
c) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực cồn cát ven biển và đầm phá:
- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác, khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho các đô thị (1 điểm/ đô thị) và dân cư nông thôn (tối đa 2 điểm/ xã).
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các vùng cát ít có khả năng khai thác.
- Khống chế việc chôn cất một số nghĩa địa ven biển; hạn chế tình trạng kéo dài hệ thống nghĩa địa dọc bờ biển, khoanh vùng từng đoạn, từng khu vực để theo dõi quản lý.
- Xây dựng định mức mai táng có đặc thù riêng (khác mức thông thường).
- Nghiên cứu phương thức mai táng mới để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phát triển vành đai cây xanh phòng hộ tại các nghĩa trang.
d) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực trung du và vùng núi cao:
- Di dời nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất canh tác, khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho thị trấn (1-2 điểm/ đô thị), tùy điều kiện có thể xây dựng nghĩa trang cho từng thôn, xóm; lưu ý quan tâm đến phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ít người.
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NGHĨA TRANG
Điều 4. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang
1. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang tại Quy định này được hiểu là lập quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang.
2. Các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải lập quy hoạch xây dựng nghĩa trang hoặc tổng mặt bằng xây dựng nghĩa trang kèm theo dự án đầu tư.
3. Đối với nghĩa trang nhân dân cấp xã đã có quy hoạch tổng thể, quy hoạch địa điểm, quy hoạch dân cư nông thôn được duyệt nếu có quy mô nhỏ hơn 05 ha thì không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng mà được lập tổng mặt bằng xây dựng kèm theo dự án đầu tư để phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang:
a) Xác định cụ thể vị trí, quy mô, ranh giới của nghĩa trang;
b) Xác định các hình thức táng sử dụng trong nghĩa trang;
c) Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật;
d) Phân khu chức năng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ tuân thủ theo quy định đồng thời phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ táng;
đ) Phải có các quy định về kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ; các yêu cầu đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang;
e) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các công trình nhà hỏa táng, nhà lưu giữ tro cốt (nếu có); các công trình phục vụ, các công trình khác có liên quan phải được quy hoạch xây dựng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường;
g) Đánh giá tác động môi trường.
Điều 5. Yêu cầu về lựa chọn địa điểm nghĩa trang
1. Không bố trí trong nội thị, bố trí cuối hướng gió so với khu dân cư
2. Không bố trí gần nguồn nước, cách công trình khai thác nước > 2500m, cách đường giao thông chính >300m, cách mép nước >500m.
3. Khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư gần nhất: chôn 1 lần là 1500m (nếu chôn theo phương thức mới 500m); cải táng là 100m.
4. Liên hệ thuận tiện với đường giao thông chính
5. Khu vực nghĩa trang lớn các thị trấn: Nghĩa trang phải xác định theo quy hoạch chung.
6. Khu dân cư nông thôn vùng núi và vùng trung du: Nghĩa trang bố trí nơi cao ráo tránh sạt lở, thuận tiện giao thông, cách ly với nguồn nước sông suối.
7. Khu vực đầm phá, cồn cát: Nghĩa trang bố trí thuận tiện giao thông, cách ly nguồn nước theo tiêu chuẩn.
8. Khu vực thường xuyên ngập lụt: xây dựng nghĩa trang kết hợp công nghệ mai táng, mới (quách bê tông).
1. Vùng đồng bằng: Khoảng cách ATVSMT đối với nghĩa trang hung táng là 1500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng là 100m.
2. Vùng trung du miền núi:
a) Khoảng cách ATVSMT đối với nghĩa trang hung táng là 2000m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng là 100m.
b) Đối với nghĩa trang chôn cất một lần tối thiểu là 500m
c) Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung từ nghĩa trang hung táng là 5000m, từ nghĩa trang cát táng là 3000m.
d) Đối với nghĩa trang hung táng: 500m. Đối với nghĩa trang cát táng: 100m
đ) Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ nghĩa trang hung táng tới đường giao thông, vành đai đô thị, đường sắt là 300m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.
g) Trong vùng ATVSMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, truyền tải xăng dầu, hệ thống thoát nước,...
Điều 7. Chỉ tiêu sử dụng đất nghĩa trang
1. Diện tích nghĩa trang bao gồm diện tích các loại hình táng (mai táng có cải táng, chôn cất 1 lần, cát táng, hỏa táng) và diện tích đất giao thông, cây xanh và công trình phụ trợ.
a) Nghĩa trang tổng hợp: Khu chôn cất 60%, giao thông và hạ tầng 15%, cây xanh 20% và khu phụ trợ 5%.
b) Nghĩa trang chôn 1 lần: Khu chôn cất 60%, giao thông và hạ tầng 15%, cây xanh 20% và khu phụ trợ 5%.
c) Nghĩa trang cải táng: Khu chôn cất 50%, giao thông và hạ tầng 10%, cây xanh 30% và khu phụ trợ 10%.
2. Đối với khu nghĩa trang kết hợp với hỏa táng cần tính toán diện tích nhà hỏa táng và khuôn viên theo tiêu chuẩn. Đối với nghĩa trang tổng hợp cân đối đất theo nhu cầu thực tế để có cơ cấu thích hợp.
Điều 8. Quy định diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân
1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa là 5 m2.
2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng là 3 m2; mộ cát táng vô chủ là 0,6m2.
Kiến trúc mộ bao gồm phần mộ, nơi thắp hương, bia mộ. Hình thức kiến trúc mộ, bia mộ phải phù hợp với văn hóa và điều kiện của địa phương. Xung quanh nghĩa trang phải xây dựng hệ thống thoát nước, không để nghĩa trang bị úng ngập cũng như tránh rò rỉ nước của nghĩa trang ra khu vực xung quanh.
Điều 9. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nghĩa trang
Hoạt động xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
Điều 10. Quy định các khu chôn cất và các công trình khác
1. Khu chôn cất:
a) Các khu chôn cất được chia làm các lô mộ. Mỗi lô mộ được tính cho khoảng 200 mộ được bao quanh bằng các lối đi có độ rộng từ 5,5 - 7,5m đảm bảo cho xe cơ giới đi được. Các lô mộ có tối thiểu 02 tuyến đi xuyên qua phân thành các nhóm mộ, có độ rộng từ 3,5 - 5,5m, trong các nhóm mộ và các hàng mộ tổ chức lối đi bộ rộng 1,5m.
b) Kiểu dáng và các thông số kỹ thuật của lăng, mộ, mặt bằng, khoảng cách phần mộ, dãy mộ phải được thể hiện cụ thể tại đồ án, bản vẽ thiết kế của từng dự án đầu tư xây dựng và phải tuân thủ theo các quy định của quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời được niêm yết công khai tại nghĩa trang.
2. Các công trình khác:
a) Trục giao thông chính trong nghĩa trang có độ rộng từ 7,5-10,5m.
b) Bãi đỗ xe, sân tưởng niệm quy mô tùy thuộc vào số mộ.
c) Cổng hàng rào: kiến trúc phù hợp có chiều cao từ 2,2-2,5m.
d) Hệ thống cây xanh cách li kết hợp hàng rào. Khuyến khích trồng các giống cây bản địa, cây tinh dầu thơm hoặc các giống cây có khả năng cải tạo môi trường như: thông, tùng, quế, long não, phi lao, phượng vĩ và các loại khác.
đ) Tiêu chuẩn hóa một số mộ để phổ biến nhằm đồng nhất hình thức kiến trúc mộ tại từng lô mộ với hình thức đơn giản nhưng trang trọng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
e) Hệ thống thu gom xử lý nước thải của nghĩa trang, xử lý chất khí độc hại từ lò thiêu phải đảm bảo thu gom và xử lý hết nước thải, khí độc hại và đạt tiêu chuẩn môi trường.
g) Đối với các nghĩa trang lớn mang tính liên vùng, liên đô thị khi quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu mộ theo từng xã, huyện thị riêng biệt.
h) Quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu chôn cất cho các đối tượng đặc biệt như: người có công với cách mạng, bà mẹ Việt nam anh hùng,...
1. Hỏa táng: Sớm đưa công nghệ hỏa táng vào sử dụng. Bước đầu phục vụ chủ yếu cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Quy mô ban đầu đáp ứng cho khoảng 5-10% nhu cầu mai táng.
2. Chôn cất: Tổ chức áp dụng rộng rãi công nghệ sử dụng quách, huyệt mộ bê tông trên phạm vi toàn tỉnh. Khuyến khích áp dụng tại các nghĩa địa, nghĩa trang vùng cồn cát hoặc ngập nước.
Điều 12. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải của nghĩa trang
1. Chất thải rắn từ các dịch vụ như vòng hoa, gỗ ván mục từ khu vực hung táng sẽ được phân loại: chất thải vô cơ tận dụng được sẽ được thu gom và sử dụng. Chất thải hữu cơ được ngâm ủ để phục vụ cho bón cây trồng + phần gỗ mục sẽ được đốt bằng lò thủ công đảm bảo vệ sinh môi trường;
2. Nếu cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm nước (hệ số thấm lớn hơn 10-7 cm/s và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5m) thì phải có hệ thống thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường. Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang
3. Khu vực hỏa táng xây dựng tuyến cống bao thu nước bẩn về hồ sinh học để lắng và làm sạch.
4. Tại khu mộ phần cát táng xây dựng hồ sinh học để xử lý tự nhiên sau đó mới xả ra hệ thống thoát.
5. Nước thải của khu vệ sinh xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống chung hoặc tự thấm.
1. Nhà hỏa táng được xây dựng thành một khu riêng hay trong khuôn viên nghĩa trang tùy theo điều kiện của địa phương. Khoảng cách ly nhỏ nhất từ nhà hỏa táng đến khu dân cư gần nhất là 1.500m.
2. Các hạng mục chính của nhà hỏa táng gồm văn phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng tổ chức lễ tang, phòng lạnh bảo quản thi hài, bãi đỗ xe, khu lò hỏa táng, nhà lưu hài cốt, sân vườn. Nhà hỏa táng phải đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh môi trường.
3. Khí thải của lò hỏa táng trước khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
4. Nhà lưu hài cốt được bố trí theo từng tầng với thể tích và kích thước của các ngăn lưu cốt được quy định tại quy chuẩn này.
Điều 14. Hồ sơ quy hoạch xây dựng nghĩa trang
Hồ sơ quy hoạch xây dựng gồm phần thuyết minh (có nội dung đánh giá tác động môi trường) và phần bản vẽ theo quy định. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý hồ sơ quy hoạch được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 15. Quản lý quy hoạch nghĩa trang
1. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về nghĩa trang trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nghĩa trang theo quy định.
2. Việc quản lý quy hoạch phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo công tác phát triển nghĩa trang đúng quy hoạch được duyệt.
Điều 16. Chuẩn bị quỹ đất cho quy hoạch nghĩa trang
1. Trên cơ sở Quy hoạch hệ thống nghĩa trang đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện, thị xã, thành phố khoanh định dự kiến quỹ đất đủ lớn có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu chôn cất đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đưa quỹ đất đó vào quy hoạch và quản lý theo quy định.
2. Chủ đầu tư công trình xây dựng nghĩa trang có trách nhiệm khảo sát, đo đạc, xác định diện tích đất sử dụng và thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc (nếu nằm trong khu vực bắt buộc) theo quy định với cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng công trình.
3. Sau khi dự án đầu tư công trình xây dựng nghĩa trang đã được phê duyệt, Chủ đầu tư phải lập và gửi hồ sơ sử dụng đất công trình xây dựng nghĩa trang tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định giao đất đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư công trình xây dựng nghĩa trang có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để thực hiện phương án bồi thường được UBND cấp huyện, thị xã, thành phố duyệt cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản trên đất trong phạm vi dự án theo quy định hiện hành.
4. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng công trình nghĩa trang đã được xác định trong quy hoạch.
Điều 17. Sử dụng đất xây dựng các công trình nghĩa trang
1. Quy mô sử dụng đất nghĩa trang cần được dự báo trên cơ sở dự báo về dân số đô thị.
2. Chủ đầu tư công trình nghĩa trang khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng trước khi phê duyệt dự án.
3. Sau khi dự án đầu tư công trình xây dựng nghĩa trang đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.
4. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án, khoảng cách li vệ sinh và khai thác lâu dài.
Điều 18. Quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
1. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu mộ, hàng mộ và phần mộ như đã quy định trên. Việc sử dụng đất mai táng phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
2. Việc giao đất mai táng trong nghĩa trang phải thực hiện lần lượt trong khu, hàng đã định trước theo quy hoạch, quy chế quản lý và dự án đầu tư được phê duyệt.
Điều 19. Cắm mốc giới đất xây dựng công trình nghĩa trang
1. Chủ đầu tư công trình nghĩa trang có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp có thẩm quyền tiến hành cắm mốc giới đất cho xây dựng nghĩa trang ngay sau khi có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền.
2. Mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc. Hồ sơ cắm mốc giới do cơ quan giao đất, cho thuê đất phê duyệt, thời gian phê duyệt không quá 05 ngày làm việc.
Điều 20. Kiểm tra, xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch hệ thống nghĩa trang được duyệt đối với công trình xây dựng nghĩa trang trên địa bàn toàn tỉnh (thời gian xác nhận không quá 15 ngày làm việc).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố khi thỏa thuận vị trí, cấp chứng chỉ quy hoạch; thẩm định dự án đầu tư; cấp giấy phép xây dựng công trình; cấp, giao đất hoặc trình cấp thẩm quyền cấp, giao đất của dự án có công trình xây dựng nghĩa trang phải yêu cầu chủ đầu tư trình văn bản kiểm tra xác nhận sự phù hợp của công trình xây dựng nghĩa trang trên địa bàn với quy hoạch toàn tỉnh.
3. Trước khi phê duyệt dự án xây dựng nghĩa trang, chủ đầu tư có trách nhiệm thỏa thuận bằng văn bản với cấp có thẩm quyền thống nhất về phương án đầu tư, nguồn kinh phí xây dựng; quản lý khai thác, chất lượng và nội dung khác (nếu có), thời gian trả lời không quá 15 ngày làm việc.
ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG NGHĨA TRANG
Điều 21. Đầu tư xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch
Các nhà đầu tư có năng lực và tài chính được khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư xây dựng các công trình nghĩa trang.
Điều 22. Lập kế hoạch đầu tư theo quy hoạch
1. Căn cứ quy hoạch được phê duyệt, các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch đầu tư các dự án.
2. Các chủ đầu tư xây dựng hệ thống nghĩa trang tự quản lý công trình do mình được cấp có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư và vận hành khai thác sử dụng.
3. Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư dự án xây dựng nghĩa trang trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 23. Nguồn vốn xây dựng hệ thống nghĩa trang
1. Vốn ngân sách địa phương: Đối với các dự án quy hoạch, điều tra cơ bản, các dự án cải tạo môi trường, cải tạo nghĩa trang cũ, thí điểm công nghệ mai táng mới, đầu tư nhà tang lễ, các chương trình truyền thông và giáo dục.
2. Vốn doanh nghiệp: Đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung, các dịch vụ tang lễ đi kèm theo đúng quy hoạch phê duyệt. Chủ động khai thác nghĩa trang để thu hồi vốn.
3. Các nguồn vốn khác: Mọi tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đều có thể tham gia đầu tư vào xây dựng, khai thác và quản lý nghĩa trang theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 24. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nghĩa trang theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang được nhà nước:
a) Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;
b) Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;
c) Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
d) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tùy theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường của dự án;
3. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tùy theo tình hình cụ thể và khả năng của mình, chính quyền địa phương cấp huyện có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những người sử dụng dịch vụ này.
Điều 25. Tiếp nhận, bàn giao, vận hành công trình nghĩa trang
Việc giao nhận công trình xây dựng nghĩa trang phải lập hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp dự án sử dụng ngân sách nhà nước khi bàn giao cho chủ quản lý để đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện việc đánh giá, xác định lại tài sản để làm cơ sở xác định vốn cố định theo quy định.
Các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;
Điều 26. Chi phí quản lý nghĩa trang
1. Đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chi phí quản lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang và nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các nghĩa trang do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, chi phí quản lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang.
Điều 27. Giá dịch vụ nghĩa trang
1. Giá dịch vụ nghĩa trang phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và phải được niêm yết công khai.
2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quy định giá dịch vụ nghĩa trang do đơn vị quản lý nghĩa trang cung cấp đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức, cá nhân tự quyết định giá dịch vụ nghĩa trang do mình cung cấp trên cơ sở phương án khai thác kinh doanh đã được UBND tỉnh chấp thuận đối với các nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.
Điều 28. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên địa bàn phù hợp với quy hoạch được duyệt theo chức năng nhiệm vụ và các nội dung tại Quy định này.
Điều 29. Kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm, xử phạt vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc thực hiện không đúng nội dung của Quy định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện quy định này. Theo dõi, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh; báo cáo UBND tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp cùng các sở ban ngành liên quan, UBND các cấp huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch.
c) Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với các dự án xây dựng nghĩa trang sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư quy hoạch, xây dựng nghĩa trang trên phạm vi toàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện công tác quản lý nhà nước về nghĩa trang tại địa phương theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ đã được quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2015 Quy định quản lý và thực hiện quy hoạch nghĩa trang nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015, định hướng đến 2020
Số hiệu: | 725/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 20/04/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2015 Quy định quản lý và thực hiện quy hoạch nghĩa trang nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015, định hướng đến 2020
Chưa có Video