ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 664/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 05 tháng 7 năm 2019 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 183/TTr-STNMT ngày 25 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Tư pháp; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI, LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 TỈNH ĐIỆN
BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 của
UBND tỉnh Điện Biên)
- Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phải xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh tính đến hết ngày 31/12/2019; đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai; cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
- Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 cần được đổi mới phương pháp, tổ chức thực hiện để tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng, khắc phục hạn chế, tồn tại của các kỳ kiểm kê trước đây.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT).
- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất và các chỉ tiêu khác được kiểm kê phải theo đúng hiện trạng tại thời điểm kiểm kê.
- Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm kiểm kê chưa sử dụng đất theo quyết định thì kiểm kê theo loại đất, loại đối tượng sử dụng đất ghi trong quyết định; đồng thời phải kiểm kê theo hiện trạng sử dụng vào biểu riêng (các biểu 05/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ) để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật đất đai; trừ trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chưa được bàn giao đất trên thực địa vẫn được kiểm kê theo hiện trạng sử dụng.
- Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê theo mục đích được ghi trên hồ sơ địa chính và tổng hợp các trường hợp này vào biểu riêng (các Biểu 06/TKĐĐ và 06a/TKĐĐ) để kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì vẫn kiểm kê theo loại đất trồng lúa; đồng thời kiểm kê diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào biểu riêng (Biểu 02a/TKĐĐ).
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng đất chính, còn phải kiểm kê thêm theo mục đích sử dụng đất kết hợp vào biểu riêng (Biểu 07/TKĐĐ). Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
- Số liệu kiểm kê đất đai định kỳ được tổng hợp từ kết quả điều tra, khoanh vẽ, lập bản đồ kiểm kê đất đai đối với toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính của đơn vị kiểm kê.
- Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,01 ha) đối với cấp xã, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,1 ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01 ha đối với cấp tỉnh.
3. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Thời điểm kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được tính đến hết ngày 31/12/2019.
b) Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31 tháng 12; hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 16/01/2020;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 01/03/2020.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh gửi kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 16/01/2020.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì tổng hợp và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16/4/2020.
a) Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cấp huyện gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh.
c) Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
d) Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính trong kỳ kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện kiểm kê đất đai; đồng thời giúp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai của cấp tỉnh.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, BIỂU KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1. Chỉ tiêu kiểm kê đất đai về loại đất
Chỉ tiêu loại đất kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
a) Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác);
- Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất nông nghiệp khác.
b) Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất quốc phòng;
- Đất an ninh;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: Đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm: Đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác;
- Đất cơ sở tôn giáo;
- Đất cơ sở tín ngưỡng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
- Đất có mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác.
c) Nhóm đất chưa sử dụng gồm: Đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây.
d) Việc giải thích, hướng dẫn kiểm kê đối với từng loại đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
a) Chỉ tiêu kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Tổ chức trong nước, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế (gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã);
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh;
+ Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế);
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, bao gồm:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
+ Tổ chức sử dụng đất: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý sử dụng; đất do các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng; đất tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; đất xây dựng các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
+ Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; ngoài ra còn kiểm kê đối với cả các trường hợp doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo, bao gồm:
+ Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, bản, đội, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc cộng đồng người Việt Nam có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
b) Chỉ tiêu kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất, bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các loại: Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm tại các xã, thị trấn); đất sông, suối trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử dụng; đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi của hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64, các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;
- Tổ chức phát triển quỹ đất được Nhà nước giao quản lý đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai;
- Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất, bao gồm:
+ Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
+ Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng gồm đường giao thông (đường trong đô thị và đường từ liên xã trở lên), cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
c) Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
3. Chỉ tiêu kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp
a) Đất khu dân cư nông thôn: Kiểm kê các loại đất thuộc khu vực được xác định sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã, trừ khu đô thị mới trong trường hợp quy định tại mục b (Đất đô thị).
Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, bản, các điểm dân cư tương tự hiện có.
b) Đất đô thị: Kiểm kê các loại đất thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Kiểm kê đất các khu bảo tồn thiên nhiên (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) đã được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Kiểm kê đất các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
4. Chỉ tiêu kiểm kê tầng diện tích đất của đơn vị hành chính
a) Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
b) Đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính thì thực hiện kiểm kê theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp không có tranh chấp địa giới hành chính, nhưng có sự không thống nhất giữa đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính đã được phê duyệt thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được kiểm kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế;
- Trường hợp có tranh chấp địa giới hành chính thì thực hiện như sau:
+ Địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm kê đất đai đối với khu vực đang tranh chấp; trường hợp các bên đều tự nhận đang quản lý khu vực tranh chấp thì thỏa thuận để một trong các bên thực hiện hoặc các bên cùng thực hiện kiểm kê khu vực tranh chấp.
+ Diện tích khu vực tranh chấp địa giới hành chính không tổng hợp vào tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp mà tổng hợp thành biểu riêng theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được nhà nước giao quản lý đất và thể hiện rõ diện tích khu vực tranh chấp này trong báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của địa phương. Diện tích khu vực tranh chấp này được tổng hợp vào tổng diện tích của đơn vị hành chính cấp trên.
5. Hệ thống biểu kiểm kê đất đai
a) Hệ thống biểu kiểm kê đất đai theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT bao gồm:
- Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp chung đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích;
- Biểu 02/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất nông nghiệp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
Biểu 02a/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;
- Biểu 03/TKĐĐ Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất phi nông nghiệp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
- Biểu 04/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất phân theo từng đơn vị hành chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp số liệu diện tích đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của cấp thực hiện kiểm kê (gồm cấp huyện, cấp tỉnh, vùng và cả nước);
- Biểu 05/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đã được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định và đã được bàn giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm kiểm kê chưa sử dụng đất theo quyết định. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo hai loại đất: Loại đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và loại đất theo hiện trạng đang sử dụng;
Biểu 05a/TKĐĐ - Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để liệt kê danh sách các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện;
- Biểu 06/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhưng chưa cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo hai loại: Loại đất theo hồ sơ địa chính và loại đất theo hiện trạng đang sử dụng;
Biểu 06a/TKĐĐ - Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để liệt kê danh sách các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhưng chưa cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính;
- Biểu 07/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất có sử dụng kết hợp vào mục đích khác: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các thửa đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích khác (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp);
- Biểu 08/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
- Biểu 09/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất ngập nước: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử dụng đất có ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa;
- Biểu 10/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất trong các khu vực tổng hợp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp diện tích theo các loại đất có trong các khu vực tổng hợp;
- Biểu 11/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đô thị: Sử dụng cho cấp huyện, tỉnh và cả nước để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai định kỳ đối với đất đô thị theo quy định tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư 27/2018TT-BTNMT;
- Biểu 12/TKĐĐ - Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất: Áp dụng để phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng trong kỳ kiểm kê đất đai;
- Biểu 13/TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tính toán cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 01/TKĐĐ;
- Biểu 14/TKĐĐ - Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tính toán sự tăng, giảm diện tích các loại đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 12/TKĐĐ; đối với số liệu kiểm kê thì so sánh với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất;
- Biểu 15/TKĐĐ - So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để so sánh hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất của năm kiểm kê đất đai và so sánh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ theo kiểm kê với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt;
- Biểu 16/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất quốc phòng, đất an ninh: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp các loại đất đang sử dụng trong khu vực đất quốc phòng, đất an ninh.
b) Nội dung, mã ký hiệu chỉ tiêu, hình thức các mẫu biểu kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02, Thông tư số 27/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Các Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ và 03/TKĐĐ quy định tại điểm a, mục 5 này ngoài việc sử dụng để kiểm kê toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính, còn được sử dụng để kiểm kê và báo cáo riêng diện tích đất khu vực tranh chấp địa giới hành chính quy định tại điểm b mục 4 Phần II của Phương án.
NỘI DUNG THỰC HIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
b) Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê để lập bản đồ kiểm kê đất đai; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai theo quy định tại Phụ lục số 03.1 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT.
c) Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất.
d) Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
e) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
g) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
h) Phê duyệt, in sao và ban hành kết quả kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai
a) Việc kiểm kê đất đai ở các xã, phường, thị trấn được thực hiện trên cơ sở điều tra khoanh vẽ, chỉnh lý các khoanh đất theo từng loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT vào bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê. Kết quả khoanh vẽ chỉnh lý lập thành bản đồ kiểm kê đất đai ở cấp xã để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
b) Bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã bao gồm: Các quy định về cơ sở toán học của bản đồ kiểm kê đất đai; nội dung bản đồ kiểm kê đất đai; khoanh đất thể hiện trên bản đồ kiểm kê đất đai; đối tượng thủy hệ, giao thông và các đối tượng khác liên quan thể hiện ranh giới chiếm đất của từng loại đối tượng và nhãn đối tượng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
c) Loại bản đồ, dữ liệu sử dụng để điều tra kiểm kê đất đai ở các xã, phường, thị trấn:
+ Thành phố Điện Biên Phủ đã có cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng sau thời điểm lập bản đồ kiểm kê đất đai 2014 thì sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính để điều tra kiểm kê;
+ Thị xã Mường Lay đã có bản đồ địa chính thành lập sau thời điểm lập bản đồ kiểm kê đất đai 2014 thì sử dụng bản đồ địa chính mới để điều tra kiểm kê;
+ Các huyện còn lại sử dụng bản đồ kiểm kê đất đai 2014 và đã được cập nhật, chỉnh lý trong các kỳ thống kê đất đai hàng năm; Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai năm 2014 và được cập nhật, chỉnh lý biến động hàng năm (nếu có) để điều tra kiểm kê;
+ Bản đồ, dữ liệu kiểm kê ở các xã phường, thị trấn là bản đồ được thành lập sau thời điểm kiểm kê kỳ trước (có kiểm tra, rà soát thực tế).
d) Việc điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý ranh giới các khoanh đất và các đối tượng chiếm đất khác có liên quan trên thực địa; lập bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã; Tính diện tích các khoanh đất theo quy định tại khoản 5,6,7 Điều 17 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
đ) Phương pháp tổng hợp số liệu kiểm kê thực hiện như sau:
- Số liệu kiểm kê các xã, phường thị trấn được tổng hợp từ Bảng liệt kê các khoanh đất kiểm kê đất đai bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Số liệu kiểm kê các huyện, thị xã, thành phố và tỉnh, được tổng hợp từ số liệu kiểm kê của của đơn vị hành chính trực thuộc bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc.
b) Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau:
Do trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) do đó thực hiện việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định nêu tại khoản 4, Điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT. Cụ thể như sau:
(1). Cấp tỉnh: 1/50.000
(2). Cấp huyện:
- Tỷ lệ 1/10.000 gồm: Thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay.
- Tỷ lệ 1/25.000 gồm 8 huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Nậm Pồ, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo và Tủa Chùa
(3) . Cấp xã gồm: 130 xã, phường, thị trấn. Trong đó:
- Tỷ lệ 1/1.000: Phường Thanh Bình.
- Tỷ lệ 1/2.000 có 5 phường, thị trấn: Tân Thanh, Mường Thanh, Noong Bua, Nam Thanh, Thị trấn Tủa Chùa,
- Tỷ lệ 1/5.000 có 21 xã, phường, thị trấn:
+ Thành phố Điện Biên Phủ: Phường Him Lam, phường Thanh Trường, xã Tà Lèng, xã Thanh Minh;
+ Thị xã Mường Lay: Phường Sông Đà, phường Lay Nưa;
+ Huyện Điện Biên Đông: Thị trấn Điện Biên Đông;
+ Huyện Điện Biên gồm các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Noong Hẹt, Thanh An và Thanh Xương,
+ Huyện Mường Chà: Thị trấn Mường Chà;
+ Huyện Tuần Giáo: Thị trấn Tuần Giáo; xã Chiềng Sinh
+ Huyện Mường Ảng: Thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Nưa;
- Tỷ lệ 1/10.000 gồm 103 xã còn lại của các huyện.
c) Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
- Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan;
- Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất;
- Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm:
+ Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã;
Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
+ Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
+ Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
+ Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện;
+ Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
- Các ghi chú, thuyết minh;
- Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:
+ Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
d) Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng các cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
đ) Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nội dung:
- Căn cứ pháp lý; mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính;
- Thời điểm xây dựng và hoàn thành việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Các nguồn tài liệu được sử dụng và phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung;
- Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Kết luận, kiến nghị biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.
4. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Nội dung Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm:
a) Tình hình tổ chức thực hiện; phương pháp điều tra, thu thập số liệu kiểm kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp; các thông tin khác có liên quan đến số liệu; nguồn tài liệu và phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm kiểm kê với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ kiểm kê đất đai; tình hình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; tình hình và nguyên nhân chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính; tình hình chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa; tình hình đất ngập nước; tình hình tranh chấp, giải quyết tranh chấp địa giới hành chính thực hiện trong kỳ kiểm kê (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.
KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1. Kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Nội dung kiểm tra, thẩm định gồm:
- Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai;
- Tính đầy đủ, chính xác của việc khoanh vẽ các khoanh đất và xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trên bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã;
- Mức độ đầy đủ, chính xác của việc tổng hợp các khoanh đất trong Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai so với bản đồ kiểm kê đất đai và so với bản tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã được Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xác nhận;
- Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu kiểm kê đất đai;
- Tính thống nhất số liệu giữa các biểu kiểm kê đất đai với bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã; giữa các biểu số liệu kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
- Chất lượng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, thống nhất các nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất;
- Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về hình thức, mức độ đầy đủ của nội dung và các địa danh; sự thống nhất giữa màu và ký kiệu loại đất; mức độ chính xác các khoanh đất trên bản đồ; mức độ sai lệch diện tích các loại đất giữa bản đồ hiện trạng sử dụng đất với số liệu kiểm kê; tính thống nhất số liệu giữa biểu kiểm kê với các bảng, biểu đồ thuyết minh của bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp (thực hiện đối với kiểm kê đất đai).
b) Trách nhiệm kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
- Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện từng nhiệm vụ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành mỗi sản phẩm;
- Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp xã trước khi phê duyệt;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thực hiện của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra kết quả thực hiện của cấp huyện trước khi tiếp nhận;
- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Kết quả kiểm tra, thẩm định nêu trên được lập thành văn bản theo quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
a) Hồ sơ của các xã, phường, thị trấn giao nộp gồm:
- Bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã file diện tích tạo vùng kết nối dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Bảng tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ kiểm kê do Văn phòng Đăng ký đất đai gửi đến đã được Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát thực tế, xác nhận (01 bộ giấy);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai (01 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số khuôn dạng *.DGN; file diện tích tạo vùng);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (01 bộ giấy);
b) Hồ sơ của các huyện, thị xã, thành phố gồm:
- Bản đồ kiểm kê đất đai và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp xã (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
c) Hồ sơ của cấp tỉnh gồm:
- Bản đồ kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
3. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu kiểm kê đất đai
a) Tài liệu kết quả kiểm kê đất đai của các cấp xã, huyện, tỉnh (dạng giấy và dạng số) được quản lý, lưu trữ lâu dài; bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê đã cập nhật, chỉnh lý biến động (dạng giấy) được quản lý đến thời điểm công bố kết quả kiểm kê đất đai.
b) Biểu số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường; bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã (dạng số) được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp huyện, tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê đã cập nhật, chỉnh lý biến động (dạng giấy) được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Tài liệu kiểm kê đất đai của cấp huyện được lưu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Tài liệu kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
đ) Việc quản lý và cung cấp dữ liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Công tác chuẩn bị
- Tham mưu cho UBND tỉnh việc xây dựng phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên.
Thành phần gồm có:
+ Trưởng Ban chỉ đạo: Lãnh đạo UBND tỉnh;
+ Phó Ban chỉ đạo: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Các thành viên Ban chỉ đạo gồm:
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực đất đai;
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Lãnh đạo Sở Tài chính;
Lãnh đạo Sở Xây dựng;
Lãnh đạo Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Lãnh đạo Sở Nội vụ;
Lãnh đạo Sở Tư pháp;
Lãnh đạo Công an tỉnh;
Lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh;
Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh;
Lãnh đạo Cục thuế tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Tham mưu cho UBND tỉnh: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê; thời gian hoàn thành trước 10/7/2019;
- Lập dự toán kinh phí thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trình Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt; thời gian hoàn thành trước 25/6/2019;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, theo quy định và tổ chức tập huấn cho các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; thời gian hoàn thành trước 15/7/2019;
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn loại các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ cho điều tra kiểm kê gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất (2014-2018), kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó (2010 và 2014);
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trong kỳ kiểm kê đất đai từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan (theo mẫu Phụ lục số 03.2 của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 01/8/2019 để thực hiện kiểm kê đất đai; trường hợp sau ngày gửi bản tổng hợp các trường hợp biến động mà phát sinh các trường hợp biến động mới thì phải tổng hợp và gửi bổ sung chậm nhất vào ngày 31/12/2019;
- Chuẩn bị bản đồ dạng số phục vụ cho điều tra kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn theo phương án được duyệt chuyển cho các xã, phường, thị trấn và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện;
- Kiểm tra, xác nhận năng lực chuyên môn của các đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường để giới thiệu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
b) Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện các nội dung kiểm kê theo trách nhiệm của sở Tài nguyên và Môi trường;
- Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố giao nộp. Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có);
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh gồm các các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ, 10/TKĐĐ và 11/TKĐĐ;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh và xây dựng báo cáo thuyết minh kèm theo;
- Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh;
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai về UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 4 năm 2020;
1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện việc lựa chọn các nhà thầu để thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định.
1.3. Sở Tài Chính: Thẩm định dự toán kinh phí kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường lập để trình UBND tỉnh phê duyệt; căn cứ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn ngân sách địa phương tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện.
1.4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xác định diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (nhất là diện tích đất trồng lúa, đất lâm nghiệp); cung cấp số liệu và bản đồ về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp đối với từng đơn vị hành chính.
1.5. Sở Nội vụ thực hiện các công việc sau:
- Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường bản đồ (dạng giấy phô tô và số) địa giới hành chính các đơn vị hành chính trong tỉnh; đặc biệt là hồ sơ địa giới hành chính các xã, huyện mới thực hiện điều chỉnh lại theo Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đường địa giới hành chính cấp tỉnh đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo cho các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn thực hiện;
- Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ (dạng giấy phô tô và số) đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính đã được thực hiện theo theo Dự án 513, thời gian hoàn thành trước ngày 15/7/2019.
1.6. Sở Xây dựng, Sở Tư pháp: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, giúp Ban chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn.
1.7. Cục Thống kê tỉnh: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn; tổng hợp số liệu quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố và tỉnh; kịp thời phát hiện và đề xuất biện pháp giải quyết đối với những bất cập những phát sinh về nguồn số liệu (nếu có).
2.1. Công tác chuẩn bị:
Hoàn thành trước ngày 30/7/2019, đối với các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật theo quy định phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; phân công trách nhiệm và sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện;
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ kiểm kê đất đai gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất (2014-2018), kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó (2010 và 2014); thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ kiểm kê chuyển cho cấp xã đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho các xã, phường, thị trấn;
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (đối với địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, thị xã Mường Lay) rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động về đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính trong kỳ kiểm kê đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu Phụ lục số 03.2 của Thông tư 27/2018/TT- BTNMT) chuyển cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trước ngày 01/8/2019 để thực hiện kiểm kê đất đai; đồng thời tiếp tục tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính đến ngày 31/12/2019 để gửi bổ sung cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm kê đất đai;
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai;
- Rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đang có tranh chấp địa giới hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện;
2.2. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các xã, phường, thị trấn;
- Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã, phường, thị trấn giao nộp. Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có);
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố, gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ; Biểu 01-CT21 của từng xã, phường, thị trấn theo Kế hoạch số 02/KH- BTNMT
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ, 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố và xây dựng báo cáo thuyết minh;
- Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố;
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 01 tháng 3 năm 2020.
3.1. Công tác chuẩn bị
- Xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn xã;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai; phân công trách nhiệm cho các lực lượng tham gia thực hiện;
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê;
- Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm các loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất (2014-2018), kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó (2010 và 2014) và các hồ sơ, tài liệu đất đai khác có liên quan;
- Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê;
- Rà soát phạm vi ranh giới hành chính trên bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê để chỉnh lý thống nhất với bản đồ biên giới, bản đồ địa giới hành chính mới nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đường địa giới hành chính cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa thì Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan làm việc để thống nhất xác định phạm vi, trách nhiệm kiểm kê đất đai của từng bên.
- In ấn tài liệu phục vụ cho kiểm kê đất đai (trừ bản đồ phục vụ điều tra);
- Rà soát, thu thập thông tin để xác định các khu vực có biến động trên thực địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ ngoại nghiệp.
3.2 Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Rà soát khoanh vẽ, chỉnh lý nội nghiệp vào bản đồ, dữ liệu sử dụng cho điều tra kiểm kê đối với các trường hợp có biến động đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và biên tập tổng hợp các thửa đất thành các khoanh đất theo quy định tại các điểm b, c khoản 4 Điều 17 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT; in ấn bản đồ phục vụ điều tra khoanh vẽ ngoại nghiệp;
- Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất về ranh giới; loại đất (theo mục đích chính, mục đích phụ - nếu có); đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất; xác định các trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện và các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích;
- Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất và cập nhật thông tin loại đất, loại đối tượng sử dụng đất lên bản đồ kiểm kê đất đai dạng số theo chỉ tiêu kiểm kê chi tiết, chỉ tiêu tổng hợp; biên tập bản đồ và tính diện tích các khoanh đất;
- Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai từ kết quả điều tra thực địa;
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ và 10/TKĐĐ;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tình hình quản lý đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ và 14/TKĐĐ;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và xây dựng báo cáo thuyết minh kèm theo;
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về cấp huyện trước ngày 16 tháng 01 năm 2020.
a) Việc kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh rà soát các địa điểm và diện tích sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất về số liệu kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở địa phương.
c) Chỉ tiêu kiểm kê đất đai định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai.
Biểu kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh thực hiện theo mẫu Biểu 16/TKĐĐ quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.
d) Việc nộp kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh quy định như sau:
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh có trách nhiệm gửi kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở từng địa phương cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp;
- Kết quả kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:
+ Biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;
+ Sơ đồ khoanh đất của từng điểm sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh;
- Thời gian gửi kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện trước ngày 16/01/2020.
5. Kinh phí thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Kinh phí kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 sử dụng nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách của địa phương; Sở Tài chính thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ và giao dự toán cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định.
Trên đây là phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ngành có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Ban chỉ đạo cấp tỉnh (qua sở Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn giải quyết./.
Quyết định 664/QĐ-UBND về Phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 664/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Mùa A Sơn |
Ngày ban hành: | 05/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 664/QĐ-UBND về Phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên
Chưa có Video