ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2012/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 29 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Căn cứ Thông tư số 03/2010/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Bộ Công thương quy định một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 189/TTr-STNMT ngày 16 tháng 7 năm 2012 và Công văn số 2872/STNMT-CCQLĐĐ ngày 02 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI ĐẤT VÀ TÀI SẢN
TRÊN ĐẤT DO “HẠN CHẾ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG” THUỘC HÀNH LANG AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 29/10/2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất thuộc hành lang an toàn lưới điện cao áp, nhà ở và tài sản khác trên đất bị ảnh hưởng do lưới điện cao áp gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo quy định tại Khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 1 của Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 81/2009/NĐ-CP).
Tài sản khác trên đất được hiểu là các công trình xây dựng khác (không phải là nhà ở), cây trồng có trên đất.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là người bị thu hồi đất), có diện tích đất bị ảnh hưởng do lưới điện cao áp gây ra;
b) Cơ quan quản lý Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh; cơ quan thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất
1. Thực hiện theo Điều 5, Điều 6 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và quy trình phối hợp với chủ đầu tư trong việc thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND).
2. Khi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp chiếm dụng khoảng không từ 70% trở lên diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quy định này.
3. Khi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp chiếm dụng khoảng không chưa đủ 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất mà diện tích đất còn lại không đủ để xây dựng nhà ở hoặc công trình theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thì phần diện tích còn lại này cũng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quy định này.
1. Đối với cây trồng thuộc loại phải chặt bỏ và những loại cây nếu phải chặt ngọn, tỉa cành sẽ không còn hiệu quả kinh tế phải chặt bỏ và cấm trồng mới thì được bồi thường cho người chủ cây trồng theo Điều 24 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND.
2. Đối với nhà cửa, công trình của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 21, Điều 23 của Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND.
3. Đối với nhà cửa, công trình không đủ điều kiện bồi thường theo khoản 2 nêu trên thì sẽ được hỗ trợ, mức hỗ trợ như sau:
a) Nhà, công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường tại Quy định này;
b) Nhà, công trình khác được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường, mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì được hỗ trợ bằng 50% mức giá bồi thường tại Quy định này;
c) Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường theo khoản 2 Điều này, mà khi xây dựng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tháo dỡ; tự chịu chi phí tháo dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010, Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND) và các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện hành.
Điều 5. Đối với hành lang an toàn lưới điện điện áp đến 220 kV
1. Hỗ trợ một lần đối với diện tích đất đang sử dụng trong hành lang an toàn lưới điện do hạn chế khả năng sử dụng đất, cụ thể như sau:
a) Đối với diện tích đất nông nghiệp trong hành lang an toàn lưới điện, điện áp đến 220 kV nhưng không vượt quá hạn mức giao đất theo quy định thì được hỗ trợ bằng 50% mức giá của loại đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện việc hỗ trợ;
b) Đối với diện tích đất phi nông nghiệp trong hành lang an toàn lưới điện, điện áp đến 220 kV được hỗ trợ bằng 80% mức giá đất phi nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện việc hỗ trợ.
2. Đối với nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trong hành lang an toàn lưới điện nêu trên được hỗ trợ một lần như sau:
a) Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có trước ngày thông báo thực hiện dự án, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường, không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện mà đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điểm 1 Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 81/2009/NĐ-CP) thì chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt bằng 70% giá trị phần nhà ở, công trình tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện;
b) Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có trước khi công trình đường điện đi qua mà không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện mà không đáp ứng các điều kiện tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì chủ sở hữu tài sản ngoài việc được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng bằng 30% giá trị phần nhà ở, công trình tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, đồng thời còn được hỗ trợ phần công trình bị tháo dỡ hoặc hỗ trợ chi phí cải tạo sửa chữa nhà ở, công trình tính trên diện tích bị ảnh hưởng như sau:
- Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có kết cấu mái lợp và tường bao bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang an toàn lưới điện thì được hỗ trợ để cải tạo bằng 90% giá trị nhà cấp 4A theo đơn giá bồi thường quy định tại thời điểm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ;
- Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có kết cấu tường bao bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang an toàn lưới điện thì được hỗ trợ để cải tạo bằng 60% giá trị nhà cấp 4A theo đơn giá bồi thường quy định tại thời điểm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ;
- Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có kết cấu mái lợp bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang an toàn lưới điện thì được hỗ trợ để cải tạo bằng 30% giá trị nhà cấp 4A theo đơn giá bồi thường quy định tại thời điểm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ;
- Giao chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phối hợp với tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra, xác định nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điểm 1, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thống nhất để hỗ trợ, cải tạo đủ điều kiện tồn tại dưới hành lang lưới điện cao áp theo quy định.
c) Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trong hành lang an toàn lưới điện xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì nhà ở và công trình được hỗ trợ theo quy định Khoản 3 Điều 3 của Quy định này;
d) Trường hợp nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện tồn tại trong hành lang an toàn lưới điện cao áp mà phải dở bỏ hoặc di dời thì chủ sở hữu tài sản được bồi thường, hỗ trợ như trường hợp bị thu hồi đất.
3. Hỗ trợ chi phí di chuyển và chi phí thuê nhà trong thời gian chờ sửa chữa và cải tạo lại nhà ở đối với các trường hợp nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điểm 1, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP được thực hiện theo Điều 29 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND. Thời gian hỗ trợ chi phí thuê nhà trong thời gian chờ sửa chữa và cải tạo lại nhà ở không quá 03 (ba) tháng.
Điều 6. Đối với hành lang an toàn lưới điện điện áp 500 kV
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất và tài sản trên đất nằm trong hoặc nằm ngoài hành lang an toàn lưới điện cao áp bị ảnh hưởng thì được bồi thường, hỗ trợ như sau:
1. Đối với diện tích đất đang sử dụng trong hành lang an toàn lưới điện do hạn chế khả năng sử dụng đất được hỗ trợ như sau:
a) Đối với diện tích đất nông nghiệp trong hành lang an toàn lưới điện điện áp 500 kV nhưng không vượt quá hạn mức giao đất theo quy định thì được hỗ trợ bằng 50% mức của loại giá đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quy định tại thời điểm thực hiện việc hỗ trợ;
b) Đối với diện tích đất phi nông nghiệp trong hành lang an toàn lưới điện điện áp 500 kV được hỗ trợ bằng 80% mức giá đất phi nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện việc hỗ trợ.
2. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức:
a) Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trong hành lang an toàn lưới điện điện áp 500 kV mà không được phép tồn tại theo khoản 3 Điều 51 của Luật Điện lực năm 2004 thì được bồi thường và hỗ trợ theo quy định như trường hợp bị thu hồi đất;
b) Nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang an toàn lưới điện, giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV thì được bồi thường, hỗ trợ như sau:
- Trường hợp có các điều kiện theo quy định tại Điểm 2, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì được bồi thường và hỗ trợ theo Điểm a, Khoản này;
- Trường hợp chỉ có một điều kiện theo quy định tại Điểm 2, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì được bồi thường, hỗ trợ theo Khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
3. Trường hợp nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng theo quy định tại Điểm 3, Khoản 4, Điều 1 Nghị định 81/2009/NĐ-CP và chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nguyện vọng ở lại thì được phép ở lại và được hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
4. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình nằm ngoài hành lang an toàn lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV nhưng nằm xen kẹp hoặc liền kề giữa hai tuyến đường dây mà làm hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân và không thể khắc phục được thì được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
Giao chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phối hợp với tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra, xác định mức độ ảnh hưởng của từng trường hợp cụ thể, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thống nhất, làm cơ sở áp dụng hỗ trợ.
Trường hợp đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, công trình trên đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nằm trong hành lang lưới điện cao áp, đủ điều kiện tồn tại hoặc có thể cải tạo, sửa chữa để tồn tại mà chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nguyện vọng di dời nhà ở, công trình khỏi hành lang lưới điện và đề nghị thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất cho từng trường hợp cụ thể. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND và Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND. Diện tích đất thu hồi này giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định.
Điều 8. Bồi thường đối với cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện
Việc bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện theo quy định tại Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Cây trồng trong hành lang an toàn lưới điện có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp hoặc cây trồng ngoài hành lang mà cây trồng đó có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới thì được bồi thường theo Khoản 1 Điều 3 của Quy định này.
2. Cây trồng ngoài hành lang an toàn lưới điện có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp, có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP thì được bồi thường một lần theo theo Khoản 1 Điều 3 của Quy định này tại thời điểm thực hiện việc bồi thường. Sau đó, đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây trồng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cho đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi thường theo quy định.
3. Mức bồi thường đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện một lần tại vị trí đất bị ảnh hưởng, loại cây bồi thường là loại cây có tại thời điểm kiểm kê thực hiện bồi thường.
Điều 9. Giải quyết tái định cư
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn lưới điện nếu phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn có đường điện đi qua thì được giải quyết các chính sách hỗ trợ và tái định cư theo pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Khi chủ sử dụng đất phải di chuyển nhà ở ra ngoài hành lang an toàn lưới điện và có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác bên ngoài hành lang đất ở trên cùng một thửa đất của một chủ sử dụng mà phù hợp với quy hoạch thì cơ quan quản lý đất đai tại địa phương làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Chủ sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Chuẩn bị hồ sơ địa chính khu đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp:
a) Căn cứ vào văn bản chấp thuận hướng tuyến đường dây của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư dự án đường dây điện có trách nhiệm liên hệ với đơn vị đo đạc có tư cách pháp nhân để lập hồ sơ địa chính phần diện tích đất móng trụ và phần đất nằm trong hành lang theo quy định. Nội dung của hồ sơ địa chính này thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 43 của Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND;
b) Hồ sơ địa chính khu đất phần móng trụ và phần đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp nộp hai (02) bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định chất lượng bản đồ. Sau khi thẩm định xong, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ký xác nhận chuyển lại cho chủ đầu tư, để chuyển cho Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện tiến hành kiểm kê, chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác định tính pháp lý và lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
2. Việc thành lập Hội đồng bồi thường cấp huyện, trách nhiệm, nguyên tắc làm việc của Hội đồng bồi thường và của Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện được thực hiện theo Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 41 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND.
3. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất và tài sản nằm trong hành lang lưới điện cao áp được lập chung với phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đất phần móng trụ và thực hiện theo Điều 44 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND và Khoản 12, Điều 1 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND. Trường hợp tách phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hành lang điện thành hạng mục riêng thì nội dung của phương án tổng thể như sau:
a) Diện tích các loại đất dự kiến hỗ trợ;
b) Khảo sát sơ bộ số lượng nhà ở, công trình (nằm trong và nằm ngoài hành lang) của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng;
c) Tổng số người sử dụng đất và người có tài sản bị ảnh hưởng;
d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Trách nhiệm của chủ đầu tư lưới điện trong việc tổ chức thực hiện hoặc giám sát quá trình cải tạo nhà cửa, công trình đáp ứng các tiêu chí tồn tại;
e) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;
f) Dự kiến thời gian và kế hoạch hoàn thành di chuyển, cải tạo nhà ở, công trình và phát dọn cây cối để phục vụ đóng điện.
4. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Sau khi phương án tổng thể được duyệt và hồ sơ đo đạc, kiểm kê hoàn thành, tổ chức trực tiếp thực hiện bồi thường có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Nội dung của phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Tên, địa chỉ của người có đất thuộc hành lang và người có tài sản bị ảnh hưởng;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất nằm trong hành lang; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị ảnh hưởng; mức hỗ trợ đối với đất và tài sản này;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư,
- Trách nhiệm của chủ đầu tư lưới điện trong việc tổ chức thực hiện hoặc giám sát quá trình cải tạo nhà cửa, công trình đáp ứng các tiêu chí tồn tại,…
c) Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: thực hiện theo Khoản 13, Điều 1 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND;
d) Thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: thực hiện theo Điều 51 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND. Trong một số trường hợp cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án này.
1. Chủ đầu tư các công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, cải tạo, hỗ trợ đối với đất và nhà ở, công trình, cây trồng nằm trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện theo phương án bồi thường, hỗ trợ được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt với mức bồi thường được quy định tại Quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư công trình đường dây lưới điện cao áp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra xác định nhà ở, công trình bị ảnh hưởng để hỗ trợ và giám sát quá trình cải tạo nhà cửa của các hộ dân (chưa đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP) mà nếu giao cho người dân sẽ không đảm bảo việc đầu tư cải tạo, sửa chữa nhà cửa theo đúng quy định.
Điều 12. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành quyết định
1. Đối với những dự án, công trình đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Nghị định số 81/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang chi trả tiền dở dang cho người dân thì không áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quyết định này.
2. Đối với những dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện điều chỉnh đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công thương, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành có liên quan và chủ đầu tư kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất và tài sản trên đất do hạn chế khả năng sử dụng thuộc hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 45/2012/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Lê Tiến Phương |
Ngày ban hành: | 29/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất và tài sản trên đất do hạn chế khả năng sử dụng thuộc hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Chưa có Video