ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2009/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 12 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước;
Xét đề nghị của Ban Quản lý Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tại Tờ trình số 236/TT-BQL ngày 28/9/2009; kèm theo Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1022/BC-STP ngày 27/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Dự án bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
phỐi hỢp tỔ chỨc thỰc hiỆn DỰ án bỒi
thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư DỰ án khai thác mỎ sẮt ThẠch Khê
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2009
của UBND tỉnh)
Quy chế này quy định trách nhiệm và sự phối hợp giữa Ban Quản lý Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (sau đây viết tắt là Ban QLDA); Công ty cổ phần sắt Thạch Khê; UBND huyện Thạch Hà; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố liên quan nhằm tạo sự thống nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư phục vụ Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
1. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng;
2. Tổ chức thực hiện di dân tái định cư;
3. Tổ chức thực hiện đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm;
4. Bố trí, sử dụng, quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư.
Điều 3. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng
1. UBND huyện Thạch Hà và UBND các huyện, thành phố liên quan trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
a. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi thực hiện bồi thường, GPMB phục vụ Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đến cán bộ, nhân dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn;
b. Thông báo chủ trương thu hồi đất, thời gian thu hồi đất đến từng chủ sử dụng đất; các chủ trương chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c. Lập hồ sơ thu hồi đất trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất;
d. Thông báo lịch tổ chức thống kê, kiểm kê đến Ban QLDA và Công ty cổ phần sắt Thạch Khê ít nhất 1 ngày trước khi thực hiện;
đ. Tổ chức kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất; xác định nguồn gốc đất đai và tài sản;
e. Lập, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn chỉnh phương án trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt;
g. Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ;
h. Phối hợp bàn giao đất đã thu hồi cho Chủ đầu tư dự án;
i. Cung cấp bản đồ kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng theo tiến độ hàng năm;
k. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
l. Quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB với Chủ đầu tư Dự án;
m. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Ban Quản lý dự án:
a. Chủ trì xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư;
b. Cắm mốc thực địa ranh giới giải phóng mặt bằng theo kế hoạch, bàn giao mốc giới cho Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện;
c. Cung cấp bản đồ, tài liệu quy hoạch và dự án xây dựng hạ tầng tái định cư để Hội đồng bồi thường, GPMB cấp huyện tổ chức lập hồ sơ thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ theo các tiểu dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d. Phối hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
đ. Tham gia giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB;
e. Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án.
3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê:
a. Cung cấp bản đồ, tài liệu liên quan đến việc thu hồi đất của dự án khai thác mỏ, kế hoạch tiến độ giải phóng mặt bằng, cắm mốc ranh giới tổng mặt bằng mỏ trên thực địa, bàn giao mốc giới cho Ban QLDA và Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Thạch Hà;
b. Cung cấp các hồ sơ pháp lý của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê để lập hồ sơ thuê đất, thu hồi đất;
c. Cử cán bộ tham gia giám sát công tác kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB.
Điều 4. Tổ chức thực hiện di dân, tái định cư
1. Ban QLDA:
a. Tổ chức lập các tiểu dự án và làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tái định cư;
b. Chủ trì, phối hợp Hội đồng bồi thường cấp huyện và UBND các xã liên quan xây dựng phương án bố trí các hộ dân vào các điểm tái định cư;
c. Cung cấp kế hoạch và phương án di dân để Hội đồng bồi thường cấp huyện triển khai thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a. Chỉ đạo Hội đồng bồi thường và tái định cư cấp huyện thực hiện kế hoạch và phương án di dân tái định cư;
b. Tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân ở điểm tái định cư theo thẩm quyền;
c. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện việc di dời, tái định cư theo đúng tiến độ kế hoạch.
Điều 5. Tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi nghề
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a. Chủ trì, phối hợp với Ban QLDA và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề; chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách về công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề;
b. Liên kết với các tổ chức, đơn vị có năng lực để mở các lớp tập huấn, truyền nghề, dạy nghề ngắn hạn cho người lao động trong vùng ảnh hưởng của dự án;
c. Chỉ đạo UBND các xã tổ chức xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để giải quyết việc làm;
d. Chỉ đạo UBND các xã liên quan lập phương án bố trí lại quỹ đất nông nghiệp để điều chuyển đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư;
đ. Giám sát các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề của các tổ chức, đơn vị đăng ký triển khai trên địa bàn;
e. Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị liên quan của huyện quyết toán kịp thời kinh phí các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề và kinh phí lập phương án điều chỉnh đất nông nghiệp trên địa bàn với Ban QLDA.
2. Ban QLDA:
a. Phối hợp với UBND cấp huyện, các ngành và các cơ quan, đơn vị triển khai các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề;
b. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị có năng lực để xây dựng các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề, cùng UBND huyện triển khai thực hiện;
c. Tham gia với các ngành chức năng thẩm định tính khả thi các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề;
d. Bố trí kịp thời nguồn kinh phí triển khai các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề cho các tổ chức, đơn vị liên quan;
e. Điều tra tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương trong vùng ảnh hưởng của dự án;
g. Thường xuyên thu thập, cập nhật các thông tin về chương trình, kế hoạch đào tạo nghề của các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh để thông báo đến các xã trong vùng ảnh hưởng của dự án.
3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê:
a. Lập danh mục các ngành, nghề cần tuyển lao động, kế hoạch tuyển dụng, cung cấp thông tin đến UBND huyện và UBND các xã trong vùng ảnh hưởng của dự án;
b. Ưu tiên tuyển dụng lao động trong vùng 6 xã bị ảnh hưởng của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Điều 6. Bố trí, sử dụng, thanh, quyết toán vốn đầu tư
1. Bố trí vốn đầu tư
Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là dự án được tách ra từ Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh. UBND tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền và giao Ban QLDA làm Chủ đầu tư.
Nguồn vốn thực hiện dự án: vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ và vốn các chương trình mục tiêu khác.
Cơ chế bố trí vốn:
a. Hàng năm Ban QLDA lập kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo, trong đó phân rõ nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và nguồn vốn Ngân sách (nếu có), thống nhất với Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, trình UBND tỉnh phê duyệt.
b. Đối với nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê: căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, Ban QLDA lập kế hoạch sử dụng vốn hàng quý để Công ty cổ phần sắt Thạch Khê làm cơ sở chuyển nguồn vốn cho quý đầu tiên. Hàng tháng Ban QLDA gửi hồ sơ tạm ứng, thanh toán để Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện kiểm soát chi và giải ngân, sau đó gửi các bản sao chứng từ chi đã được Kho bạc kiểm soát đến Công ty cổ phần sắt Thạch Khê để chuyển tiền bổ sung vào tài khoản của Ban QLDA tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
c. Đối với nguồn vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ: căn cứ thông báo vốn đầu tư hàng năm được phân bổ cho các tiểu dự án, Ban QLDA gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn; đồng thời thông báo để Công ty cổ phần sắt Thạch Khê điều chỉnh kế hoạch vốn bố trí cho Ban Quản lý dự án.
2. Sử dụng vốn đầu tư
Ban QLDA là đầu mối, chịu trách nhiệm tiếp nhận, bố trí sử dụng và quản lý các nguồn vốn đầu tư thuộc Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
a. Nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng tái định cư: Ban QLDA trực tiếp quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán;
b. Nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Ban QLDA chuyển giao Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện trực tiếp chi trả cho các đối tượng thụ hưởng và thực hiện thanh, quyết toán với chủ đầu tư.
c. Nguồn vốn đào tạo, chuyển đổi nghề: Ban QLDA căn cứ các đối tượng và chương trình triển khai được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí và thanh, quyết toán.
3. Thanh toán vốn đầu tư
a. Mở tài khoản: Ban QLDA bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh; Hội đồng bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện mở tài khoản tại các Kho bạc Nhà nước cấp huyện để thuận tiện cho việc giao dịch và kiểm soát thanh toán.
b. Giao Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước các huyện liên quan thực hiện kiểm soát chi và hướng dẫn thủ tục thanh toán.
c. Để rút tiền mặt chi trả tiền bồi thường, GPMB cho từng đợt chi trả, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cấp huyện lập kế hoạch chi trả gửi KBNN (nơi mở TK giao dịch) để đăng ký tiền mặt theo chế độ quy định.
4. Quyết toán vốn đầu tư
4.1. Đối với kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng:
a. Sau khi tổ chức chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thạch Hà chủ trì, phối hợp với Ban QLDA lập quyết toán, báo cáo Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt; sau khi Báo cáo quyết toán được phê duyệt, Ban QLDA tổng hợp và gửi hồ sơ quyết toán cho Công ty cổ phần sắt Thạch Khê; riêng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (2%) được kết dư và quyết toán khi kết thúc Dự án.
b. Đối với kinh phí bồi thường, hỗ trợ, GPMB các tiểu dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tái định cư, Hội đồng bồi thường, GPMB cấp huyện thực hiện quyết toán với Ban QLDA sau khi bàn giao mặt bằng; Ban QLDA tổng hợp để quyết toán theo tiểu dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2. Đối với kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật tái định cư:
Ban QLDA chịu trách nhiệm quyết toán theo từng công trình hoặc tiểu dự án, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; sau khi có quyết định phê duyệt Ban QLDA gửi hồ sơ quyết toán cho Công ty cổ phần sắt Thạch Khê để tổng hợp.
4.3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê tổng hợp kết quả quyết toán vốn đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt vào quyết toán chung của dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (trừ phần vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ).
Việc sử dụng nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, nguồn vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu tái định cư và vốn các chương trình mục tiêu khác của Nhà nước được kiểm toán theo quy định hiện hành.
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng các tiểu dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tái định cư. Thời gian hoàn thành để trình UBND tỉnh phê duyệt cho 01 kết quả không quá 12 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (kể cả thời gian lấy ý kiến sở chuyên ngành);
2. Các sở xây dựng chuyên ngành khi được lấy ý kiến cho hồ sơ các tiểu dự án xây dựng, phải trả lời trong thời gian không quá 07 ngày làm việc;
3. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ thu hồi đất, trình UBND tỉnh ra quyết định; thời gian thẩm định không quá 05 ngày làm việc;
4. Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; kinh phí tổ chức đào tạo, chuyển đổi nghề; thẩm định (hoặc thẩm tra) quyết toán các phần việc nêu trên trình UBND tỉnh phê duyệt, thời gian thẩm định cho một kết quả không quá 05 ngày làm việc;
5. Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê theo đúng các quy định như đối với nguồn vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước;
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên theo dõi, chỉ đạo UBND cấp huyện và Ban QLDA triển khai công tác đào tạo, chuyển đổi nghề; chỉ đạo các tổ chức, đơn vị tham gia công tác đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các xã vùng ảnh hưởng dự án.
7. Giao Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan để thống nhất xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án; báo cáo UBND tỉnh kết quả giao ban và đề xuất hướng xử lý những vướng mắc để UBND tỉnh xem xét, quyết định;
8. Giao Trưởng Ban QLDA chủ trì, tổ chức giao ban hàng tuần với lãnh đạo UBND huyện, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thạch Hà và lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê vào cuối tuần, báo cáo kết quả giao ban với Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh.
1. Trưởng Ban QLDA, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc; Trưởng Ban QLDA có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 42/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Võ Kim Cự |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chưa có Video