ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2006/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 02 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp, tỉnh
Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1066/QĐ.HC.04, ngày 26/7/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế bán đấu giá nhà, đất thuộc tài sản công.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND, Thủ trưởng các Sở, bàn ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị và các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM
. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẤU GIÁ NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT HOẶC CHO THUÊ ĐẤT, TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND, ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh
Sóc Trăng)
Quy chế này áp dụng cho việc đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất (sau đây gọi tắt là đấu giá).
Điều 2. Đối tượng được tham gia đấu giá
- Các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua nhà thuộc sở hữu nhà nước để ở, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Giao đất có thu tiền sử dụng đất:
a. Đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
b. Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, trừ trường hợp đất xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân khu công nghiệp.
c. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
d. Sử dụng quỹ đất tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
đ. Sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
e. Sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
2. Giao đất theo hình thức khác nay chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp không thay đổi chủ sử dụng đất.
3. Cho thuê đất, bao gồm cả cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
4. Các trường hợp bán nhà thuộc sở hữu nhà nước không còn nhu cầu sử dụng theo hình thức bán đấu giá do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, kể cả tài sản là nhà được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó, dự án đó.
2. Thẩm quyền quyết định đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý, mua sắm, sửa chữa và thanh lý tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp do UBND tỉnh ban hành.
Điều 5. Điều kiện về các thửa đất hoặc nhà được tổ chức đấu giá
1. Đối với các thửa đất:
a. Đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, xây dựng.
b. Đã được bồi thường giải phóng mặt bằng (đất sạch), không còn tranh chấp.
c. Có phương án đấu giá được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hoặc Chủ tịch UBND huyện, thị phê duyệt theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước:
a. Nhà thuộc sở hữu nhà nước không còn nhu cầu sử dụng
b. Có phương án thanh lý được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 6. Điều kiện được đăng ký tham gia đấu giá
Các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này được đăng ký tham gia đấu giá khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đơn đề nghị tham gia đấu giá theo mẫu do Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất phát hành, trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch sau khi trúng đấu giá.
2. Điều kiện về vốn, kỹ thuật và khả năng tài chính:
a. Đối với tổ chức phải có đủ điều kiện về vốn và kỹ thuật để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân phải có đủ điều kiện về khả năng tài chính để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trường hợp đấu giá đất đã chia lô (thửa) hoặc đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá không cần điều kiện này.
3. Đối với mỗi cuộc đấu giá: một hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá; một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá; có 02 (hai) doanh nghiệp trở lên của cùng 1 Tổng công ty thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá; Tổng Công ty có Công ty thành viên, Công ty mẹ và Công ty con, doanh nghiệp liên doanh với 1 bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá.
Điều 7. Thành lập Hội đồng đấu giá
1. Hội đồng đấu giá cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các thành viên khác. Giám đốc Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng đấu giá cấp tỉnh có nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất, đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với các loại tài sản do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc thuộc các dự án do cấp tỉnh quyết định đầu tư.
2. Hội đồng đấu giá cấp huyện, thị do Chủ tịch UBND huyện, thị quyết định thành lập gồm lãnh đạo UBND huyện, thị làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện các Phòng, Ban chức năng của huyện, thị tương tự thành phần của Hội đồng đấu giá cấp tỉnh.
Hội đồng đấu giá cấp huyện, thị có trách nhiệm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất, đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với các loại tài sản do cấp huyện, thị quản lý, có giá trị dưới 5 tỷ đồng hoặc các trường hợp đấu giá khác do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền.
Điều 8. Thông báo tổ chức đấu giá
1. Trước khi tiến hành đấu giá ít nhất 30 ngày, Hội đồng đấu giá thông báo công khai về thửa đất, tài sản tổ chức đấu giá ít nhất 2 lần trong thời gian 2 tuần trên phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương, Báo địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng khác; đồng thời phải niêm yết công khai tại địa điểm tổ chức đấu giá và trụ sở UBND huỵên, thị nơi có thửa đất hoặc tài sản đấu giá.
2. Nội dung thông báo công khai gồm: địa điểm, diện tích, kích thước (kể cả đối với nhà nếu có), mốc giới thửa đất, mục đích sử dụng hiện tại, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, thời hạn sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký, thời điểm tổ chức đấu giá và các thông tin khác có liên quan đến thửa đất, tài sản đấu giá. Tùy từng trường hợp cụ thể, cấp có thẩm quyền quyết định việc công bố hoặc không công bố công khai giá khởi điểm.
Điều 9. Đăng ký tham gia đấu giá
1. Các đối tượng có đủ điều kiện theo Quy định tại Điều 6, Quy chế này thực hiện thủ tục đăng ký và hoàn tất thủ tục đăng ký trong thời gian do Hội đồng đấu giá thông báo.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký và nộp hồ sơ tham gia đấu giá phải nộp các khoản tiền say đây:
a. Tiền đặt cọc (còn gọi là tiền bảo lãnh, tiền đặt trước) theo phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng cuộc đấu giá nhưng tối đa không quá 5% giá khởi điểm của thửa đất, tài sản đấu giá. Người trúng đấu giá được trừ tiền đặt cọc vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc tiền mua tài sản phải nộp.
* Người đăng ký tham gia đấu giá được lấy lại khoản tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:
- Người không trúng đấu giá, được trả lại ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
- Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng rút lại đăng ký trong thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia đấu giá quy định tại khoản 1, Điều này.
- Người trúng giá bổ sung từ chối không nhận quyền sử dụng đất, tài sản quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 11 của Quy chế này.
* Người đăng ký tham gia đấu giá không được lấy lại khoản tiền đã đặt cọc, khoản tiền này phải nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau:
- Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia đấu giá.
- Người đã tham gia đấu giá từ vòng 2 trở đi nhưng trả giá vòng sau thấp hơn giá cao nhất của vòng đấu trước trực tiếp.
- Người trúng đấu giá nhưng từ chối nhận quyền sử dụng đất, tài sản hoặc rút lại giá đã trả.
- Người vi phạm Quy chế đấu giá của cuộc đấu giá đó.
b. Phí đấu giá: Khoản phí này nộp khi đăng ký tham gia đấu giá, được sử dụng để chi phí cho việc tổ chức đấu giá và không hoàn trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đăng ký tham gia và nộp phí đấu giá. Mức phí cụ thể theo Quyết định số 18/2006/QĐ-UBT, ngày 10/02/2006 của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Điều 10. Giá khởi điểm và bước giá để đấu giá
1.Giá khởi điểm đấu giá:
a. Nguyên tắc xác định giá khởi điểm:
Giá khởi điểm đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc tài sản được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất trong điều kiện bình thường tại thời điểm xác định giá khởi điểm theo mục đích sử dụng mới của thửa đất và giá trị còn lại của tài sản. Trong đó, giá đất không được thấp hơn giá đất, giá thuê đất do UBND tỉnh ban hành.
b. Giá khởi điểm đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo ý kiến đề nghị bằng văn bản của Sở Tài chính.
2. Bước giá đấu giá là phần chênh lệch giữa mức trả giá cao nhất của vòng đấu trước trực tiếp với mức giá do Hội đồng đấu giá công bố cho vòng đấu tiếp theo. Việc xác định bước giá hoặc không xác định bước giá được quy định cụ thể trong từng phương án đấu giá.
1. Hội đồng đấu giá tổ chức thực hiện đấu giá theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thủ tục mở phiên đấu giá:
a. Giới thiệu thành viên Hội đồng, người điều hành và người giúp việc (nếu có).
b. Điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá, công bố người có đủ điều kiện tham gia đấu giá.
c. Người điều hành phiên đấu giá giới thiệu Quy chế đấu giá.
d. Giới thiệu toàn bộ thông tin có liên quan đến thửa đất, tài sản thực hiện đấu giá, giải đáp thắc mắc của những người tham gia đấu giá; phát phiêú đấu giá (trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu kín) cho từng tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; thực hiện các thủ tục cần thiết khác.
3. Hình thức và trình tự đấu giá:
a. Đấu giá bằng bỏ phiếu kín trực tiếp theo từng vòng, liên tục cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá tiếp thì người có mức trả giá cao nhất là người trúng đấu giá.
Đối với trường hợp không công bố công khai giá khởi điểm theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Quy chế này thì Hội đồng chỉ được công bố giá khởi điểm sau vòng đấu thứ nhất và mức trả giá cao nhất của vòng đấu này. Cuộc đấu giá kết thúc khi xác định được mức trả giá cao nhất và không còn nguời tiếp tục tham gia đấu giá.
Trường hợp tất cả các đối tượng tham gia đấu giá ở vòng đấu thứ nhất đều bỏ thấp hơn giá mức giá khởi điểm thì Hội đồng tuyên bố cuộc đấu giá không thành.
Hội đồng sẽ xem xét, trình UBND tỉnh điều chỉnh lại mức giá khởi điểm cho phù hợp và tiến hành tổ chức đấu giá lại vào một thời điểm khác.
b. Đấu giá công khai bằng lời: đối với trường hợp không công bố công khai giá khởi điểm theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Quy chế này thì Hội đồng chỉ được công bố giá khởi điểm lúc bắt đầu thực hiện phiên đấu giá. Người tham gia đấu giá trả trực tiếp bằng lời liên tục cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá tiếp. Người có mức trả cao nhất là người trúng đấu giá.
c. Hội đồng đấu giá quy định thời gian của một vòng đấu đối với từng hình thức đấu giá.
d. Trường hợp rút lại giá đã trả tại phiên đấu giá: nếu người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả thì việc đấu giá được tổ chức lại ngay và bắt đầu từ giá đã trả trước đó liền kề. Người đã rút lại giá đã trả không được tham gia đấu giá tiếp tục và bị tịch thu tiền đặt cọc.
đ. Trường hợp từ chối không nhận quyền sử dụng đất, tài sản. sau khi văn bản được lập mà người đã trúng đấu giá từ chối mua, thì người bị từ chối sẽ bị tịch thu khoản tiền đặt trước. Hội đồng sẽ tổ chức lại buổi đấu giá.
4. Trường hợp đấu giá đối với thửa đất chia thành nhiều thửa nhỏ (lô) để làm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân:
- Người tham gia đấu giá được quyền đăng ký và tham gia đấu giá nhiều thửa đất khác nhau. Trường hợp này người tham gia đấu giá phải nộp đầy đủ tiền đặt cọc và phí đấu giá cho tất cả các thửa đất đã đăng ký.
- Trường hợp người tham gia đấu giá nhưng không trúng đấu giá thửa đất trước, nếu không vi phạm Quy chế đấu giá thì được quyền tham gia đấu giá thửa đất sau nhưng phải nộp thêm phí đấu giá với mức 40% mức phí đấu giá (chuyển số tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá thửa đất trước thành tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá thửa đất sau)
5. Nội dung Biên bản của mỗi cuộc đấu giá:
Ngoài những nội dung cần thiết của một biên bản thông thường, biên bản của mỗi cuộc đấu giá còn gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Địa điểm tổ chức đấu giá;
- Thành phần Hội đồng đấu giá;
- Đối với từng vòng bỏ phiếu, phải thể hiện được:
+ Số người tham gia đấu giá;
+ Mức giá khởi điểm;
+ Mức giá bỏ cao nhất;
+ Mức giá bỏ thấp nhất;
+ Kết luận.
- Đối với vòng cuối cùng, còn phải thể hiện thêm:
+ Người trúng đấu giá;
+ Ngày bàn giao đất;
+ Ngày ký hợp đồng và nộp tiền sử dụng đất;
+ Ngày hoàn thiện hồ sơ về đất đai.
Điều 12. Xem xét và phê duyệt kết quả đấu giá
1. Căn cứ vào biên bản đấu giá, Hội đồng đấu giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá không quá 7 ngày làm việc.
2. Nội dung phê duyệt kết quả đấu giá gồm: họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người trúng đấu giá (ghi rõ tên tổ chức, cá nhân, số tài khoản), vị trí thửa đất, giá trúng, tổng số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước và các nội dung cần thiết khác.
3. Trường hợp sau khi đã thực hiện việc thông báo đúng thời gian quy định tại Quy chế này nhưng chỉ có 1 khách hàng đăng ký tham gia đấu giá, Hội đồng sẽ trình UBND tỉnh bán trực tiếp cho khách hàng duy nhất đã đăng ký.
Điều 13. Giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá
1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt kết quả đấu giá của cấp có thẩm quyền và Giấy xác nhận đã nộp đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước của người trúng đấu giá, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
- Nếu người trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì Hội đồng đấu giá gởi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị quyết định giao đất cho người trúng đấu giá.
- Nếu người trúng đấu giá là tổ chức thì Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất gởi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao đất cho người trúng đấu giá.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị theo thẩm quyền được phân cấp có trách nhiệm bàn giao đất trên thực địa, lập hồ sơ đất, cấp hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và các giấy tờ liên quan khác cho người trúng đấu giá theo đúng Biên bản đấu giá và quyết định giao đất, cho thuê đất, đăng ký quyền sử dụng đất và làm các thủ tục khác cho người được sử dụng theo phương án được duyệt.
3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, bán tài sản, văn bản đấu giá và các giấy tờ liên quan khác là căn cứ để người được giao đất, thuê đất, mua tài sản đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.
Điều 14. Quyền lợi và trách nhiệm của người trúng đấu giá
1. Quyền lợi: được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bàn giao tài sản theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm: Thực hiện đúng các cam kết khi tham gia đấu giá và kết quả trúng đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 15. Thanh toán, hạch toán và quản lý tiền thu được từ đấu giá
1. Trường hợp đấu giá khu đất thuộc dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng: số tiền còn lại sau khi thanh toán giá trị công trình xây dựng kết cấu hạ tầng cho nhà đầu tư và khoản tiền ứng trước để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi được nộp vào tài khoản riêng do Sở Tài chính (hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch) mở tại Kho bạc Nhà nước và được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp đấu giá của những thửa đất có nhiều thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng chung của địa phương: số tiền thu được sau khi thanh toán khoản tiền ứng trước để bồi thường thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi, chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (nếu có) được nộp ngân sách nhà nước hàng năm (thu tiền sử dụng đất) và được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc phân chi khoản thu này giữa các cấp ngân sách theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đấu giá tài sản, đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất không thuộc phạm vi khoản 1, khoản 2, Điều này thì số tiền thu được sau khi thanh toán khoản tiền ứng trước để bồi thường thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi, chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (nếu có) được nộp ngân sách nhà nước hàng năm. Khoản thu này cấp nào tổ chức thực hiện thì cấp đó hưởng 100%.
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
1. UBND tỉnh và UBND các huyện, thị:
a. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án xây dựng kết cấu hạ tầng (nếu có) để thực hiện đấu giá.
b. Quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất và chỉ đạo Hội đồng tổ chức đấu giá.
c. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt phương án đấu giá của từng phiên đấu giá.
d. Phê duyệt kết quả đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, bán tài sản theo quy định.
đ. Chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất, bàn giao tài sản, hoàn thành hồ sơ về đất đai, quyền sở hữu tài sản cho người trúng đấu giá.
e. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá bảo đảm theo đúng quy hoạch đã được duyệt.
2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trừơng, Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quy chế này; đồng thời theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh để báo cáo về Bộ Tài chính theo quy định.
Nếu thành viên Hội đồng đấu giá và các cá nhân khác có liên quan đến cuộc đấu giá cố ý làm trái với quy định của Quy chế này, có hành vi tiết lộ bị mật, tiếp tay, môi giới cho người tham gia đấu giá mà làm thiệt hại cho nhà nước hoặc làm cho cuộc đấu giá không thành thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện đấu giá được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá.
Quyết định 37/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước, quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
Số hiệu: | 37/2006/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký: | Huỳnh Thành Hiệp |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 37/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước, quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
Chưa có Video