ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2010/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 31 tháng 7 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi bổ sung Điều 126 của
Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 510/TTr-STNMT,
ngày 16 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện đúng quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010 /QĐ-UBND, ngày 31/7/2010 của UBND tỉnh
Tây Ninh)
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) để đảm bảo thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đơn giản, thuận tiện, đúng quy định về thời gian, theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”.
Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và công trình xây dựng; cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Trách nhiệm của UBND xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã):
Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tại xã, thị trấn (trừ trường hợp quy định tại Điều 23, 24, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP) và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản; kiểm tra, xác nhận vào sơ đồ đất, nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND xã; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;
c) Chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, thị xã nơi có đất để thực hiện các bước tiếp theo;
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
2. Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện):
Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, phường, thị trấn (trừ trường hợp quy định tại Điều 18, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP) và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi hồ sơ đến UBND xã, phường, thị trấn để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả kiểm tra;
b) Kiểm tra, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất để phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp ký Giấy chứng nhận;
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy hoặc chuyển Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp giấy (trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn).
3. Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh):
Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất;
c) Chuẩn bị hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận hoặc để Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận (nếu được UBND tỉnh ủy quyền);
d) Trao Giấy chứng nhận cho cá nhân, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận.
4. Khi nhận hồ sơ UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp phải:
a) Viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính; các loại giấy tờ liên quan đến hưởng ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư; các loại giấy tờ liên quan đến công tác bồi thường và các loại giấy tờ khác có liên quan đến hồ sơ về đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có);
c) Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc phải kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của bộ hồ sơ người xin cấp Giấy chứng nhận nộp, xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu vào phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính hoặc thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường
1. Xác định đúng địa điểm, vị trí, diện tích của từng loại đất và các vấn đề liên quan tới quy hoạch sử dụng đất;
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận và trình UBND cùng cấp ký Giấy chứng nhận;
3. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận và trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận hoặc kiểm tra hồ sơ, ký Giấy chứng nhận (nếu được UBND tỉnh ủy quyền);
4. Làm đầu mối phối hợp của các ngành, các cấp trong việc cấp Giấy chứng nhận;
5. Hướng dẫn nghiệp vụ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở và công trình xây dựng các cấp
1. Khi tổ chức, người sử dụng đất đã có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, có nhu cầu xin giấy phép xây dựng, thì cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và công trình xây dựng có trách nhiệm làm thủ tục cấp phép mà không chờ có Giấy chứng nhận;
2. Khi nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở và công trình xây dựng (ở tỉnh là Sở Xây dựng, ở huyện là Phòng Công thương, ở thị xã là phòng Quản lý đô thị) có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về quy hoạch xây dựng, cấp công trình, nhà ở …. gắn liền với đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp các cấp
1. Phối kết hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trường trong việc xác định các loại cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng của người sử dụng đất trong phạm vi quản lý để việc cấp Giấy chứng nhận được chính xác, đúng thời gian quy định;
2. Khi nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc chứng nhận quyền sở hữu các loại cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng gắn liền với đất của người xin cấp Giấy chứng nhận cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 7. Trách nhiệm của ngành Tài chính
1. Phân bổ và cấp bổ sung kinh phí kịp thời để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
2. Kết hợp với ngành tài nguyên và môi trường trong việc thẩm định nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất các loại;
3. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc ngành Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 8. Trách nhiệm của ngành Thuế
1. Phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong việc in ấn mẫu tờ khai và xác định các khoản thu liên quan đến nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
2. Hướng dẫn các hồ sơ liên quan đến ưu đãi đầu tư, miễn, giảm nghĩa vụ tài chính cho người xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
3. Tiếp nhận và xử lý bộ hồ sơ của người xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến;
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan để kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ và hợp pháp của từng loại giấy tờ trong hồ sơ, ý kiến thẩm định của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thể hiện trên các chỉ tiêu của phiếu chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính. Nếu hồ sơ đầy đủ hợp pháp thì tiếp nhận và ghi vào sổ giao nhận hồ sơ về nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng thì trả lại hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để bổ sung.
4. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan thuế phải ra thông báo nộp tiền cho người thực hiện nghĩa vụ tài chính biết thực hiện.
Điều 9: Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
1. Kho Bạc Nhà nước là cơ quan trực tiếp thu tiền về thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất;
2. Khi nhận được “Thông báo nộp tiền”, người xin cấp Giấy chứng nhận có nghĩa vụ đến cơ quan thu tiền theo địa chỉ, thời hạn nộp tiền ghi trong “Thông báo nộp tiền“ để nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định;
3. Sau khi nộp đủ tiền vào ngân sách Nhà nước theo “Thông báo nộp tiền” của cơ quan thuế, người xin cấp Giấy chứng nhận photo chứng từ nộp tiền kèm theo bản gốc (để đối chiếu) đến nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
1. Các ngành: Tài nguyên và môi trường, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thường xuyên phối hợp hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Quy chế này.
2. Khi có vấn đề mới phát sinh, các ngành tổ chức họp đột xuất để thống nhất cách giải quyết. Đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo về cơ quan cấp trên của mỗi ngành, và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xin hướng giải quyết.
3. Định kỳ 6 tháng, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các ngành có liên quan tổ chức họp sơ kết, cuối năm họp tổng kết để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quy chế này và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các ngành, cấp trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu: | 35/2010/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký: | Võ Hùng Việt |
Ngày ban hành: | 31/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các ngành, cấp trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Chưa có Video