ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2015/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 556/TTr-STNMT ngày 11 tháng 11 năm 2015, Báo cáo thẩm định số 164/BC-STP ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh đã đầu tư vào đất
1. Trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí đầu tư vào đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải, phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thực tế để xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, xin ý kiến các cơ quan chuyên ngành trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh hoặc các nông, lâm trường quốc doanh chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà các hộ gia đình, cá nhân nêu trên vẫn tiếp tục nhận giao khoán đất của các công ty này, đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất đó khi Nhà nước thu hồi đất nếu không xác định được chi phí đầu tư vào đất còn lại để tính bồi thường thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại bằng ( = ) 20% giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.”
2. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 9 như sau:
“4. Đối với vật kiến trúc, tài sản, công trình, thiết bị không quy định tại Bảng 1A, 1B ban hành kèm theo Quyết định này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng xác định giá trị tài sản theo quy định sau:
a) Trường hợp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tự xác định được giá trị tài sản thì tính theo các nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào khối lượng và chất lượng thực tế của vật kiến trúc, tài sản, công trình, thiết bị để tính toán theo định mức xây dựng cơ bản, thông báo giá do liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố tại thời điểm tính;
- Khảo sát, tham khảo giá trị thường tại thời điểm tính để xác định giá trị bồi thường vật kiến trúc, tài sản, công trình;
- Vận dụng đơn giá vật kiến trúc, tài sản, công trình, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá bồi thường tại các dự án khác trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ kết quả xác định giá trị tài sản theo các nguyên tắc nêu trên, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đề nghị cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
b) Trường hợp không xác định được giá trị tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập biên bản kiểm kê hiện trạng và thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực xác định giá trị tài sản.
Căn cứ kết quả xác định giá trị tài sản của đơn vị tư vấn, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng gửi các cơ quan chuyên ngành thẩm định, tổng hợp đề nghị cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo thẩm quyền.”
3. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:
“Điều 9a. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng các công trình có hành lang bảo vệ
Khi Nhà nước xây dựng các công trình có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn và không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất, nếu người sử dụng đất đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường như sau:
1. Trường hợp đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên không theo quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện thì được bồi thường như sau:
a) Bồi thường về đất: Người sử dụng đất được bồi thường một lần bằng 50% giá đất cùng mục đích sử dụng trong Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại vị trí có diện tích nằm trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện cao áp;
b) Đối với tài sản là nhà, vật kiến trúc có chiều cao gây nguy cơ mất an toàn mà phải tháo dỡ thì được bồi thường theo quy định tại Điều 9 Bản quy định này;
c) Đối với cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp khi trưởng thành mà phải chặt bỏ thì được bồi thường, hỗ trợ một lần, sau đó chuyển sang trồng cây trồng khác không ảnh hưởng tới an toàn lưới điện. Mức bồi thường, hỗ trợ được tính theo Bảng đơn giá số 2 kèm theo Quyết định này và hệ số điều chỉnh hàng năm (nếu có).
2. Trường hợp đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, thủy điện, nếu phải tháo dỡ nhà, công trình xây dựng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định cụ thể mức độ thiệt hại để bồi thường.”
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Trường hợp phải di chuyển tài sản khác không thuộc Khoản 1 Điều này thì được bồi thường chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập dự toán chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, gửi các cơ quan chuyên ngành cấp huyện hoặc cấp tỉnh thẩm định.
Trường hợp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng không thực hiện được việc lập dự toán chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt thì được thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán;
b) Đối với tổ chức:
Trường hợp hệ thống thống máy móc, dây chuyền sản xuất và tài sản hợp pháp có thể tháo dời và di chuyển được thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập biên bản kiểm kê hiện trạng, lập hoặc thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán chi phí tháo đỡ, di chuyển, lắp đặt và tổng hợp gửi dự toán đến các cơ quan chuyên ngành của tỉnh thẩm định;
c) Căn cứ vào dự toán chi phí tháo dỡ, di chuyển đã được thẩm định, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ gửi cơ quan tài nguyên môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 15 như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định tại Điều 13 Bản quy định này còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ bằng ( = ) hai phẩy năm (2,5) lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các nông, lâm trường quốc doanh theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi các nông, lâm trường chuyển đổi thành các công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần mà các hộ gia đình, cá nhân nêu trên vẫn tiếp tục nhận giao khoán đất của công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần này, đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất đó khi Nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ bằng ( = ) một (1.0) lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế của thửa đất nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được hỗ trợ theo quy định sau:
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích đo đạc thực tế; phần diện tích chênh lệch thiếu được hỗ trợ bằng ( = ) 100% các khoản bồi thường, hỗ trợ nếu mốc giới, hình thể của thửa đất không thay đổi so với thời điểm được giao đất hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận. Giá đất tính hỗ trợ như giá đất bồi thường, hỗ trợ của diện tích đo đạc thực tế;”
7. Bổ sung Khoản 3a vào sau Khoản 3 Điều 17 như sau:
“3a. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp để lại chưa giao theo Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hỗ trợ như sau:
a) 20% giá đất lâm nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với diện tích đất nhận khoán đã sử dụng liên tục từ ba (03) năm trở lên;
b) 10% giá đất lâm nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với diện tích đất nhận khoán đã sử dụng dưới ba (03) năm.”
8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 17 như sau:
“5. Nhà, công trình xây dựng khác của hộ gia đình, cá nhân trên phạm vi diện tích đất khi Nhà nước thu hồi để thực hiện các công trình, dự án không đủ điều kiện được bồi thường thì được hỗ trợ theo quy định sau:
a) Đối với nhà, công trình xây dựng trước ngày 01/7/2014 mà vi phạm pháp luật đất đai thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định nguồn gốc đất, thời gian xây dựng tài sản trên đất, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét mức hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp. Mức hỗ trợ cao nhất bằng (=) 80% giá trị xây mới của tài sản có giá trị tương đương;
b) Nhà nước không bồi thường, hỗ trợ đối với nhà, công trình xây dựng vi phạm pháp luật đất đai sau ngày 01/7/2014.”
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 17 như sau:
“7. Tài sản, cây trồng trên phạm vi diện tích đất tái định cư tại chỗ được hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển bằng mức bồi thường. Vị trí, diện tích hỗ trợ do chủ sử dụng đất phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định, nhưng diện tích để tính hỗ trợ tài sản, cây trồng không vượt quá hạn mức giao đất ở cao nhất tại địa phương (đơn giá được áp dụng tại Bảng đơn giá số 1A, 1B, 2, 2B và số 3 kèm theo Quyết định này);
Trường hợp Người bị thu hồi đất có đất để di chuyển tài sản là cây trồng trên đất bị thu hồi thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Người sử dụng đất lập phương án hỗ trợ di chuyển, tổng hợp đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ theo từng dự án cụ thể.”
10. Bổ sung Khoản 3a vào sau Khoản 3 Điều 22 như sau:
“3a. Mức chi phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng ( = )10% tổng số kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Căn cứ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao việc thực hiện bồi thường cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Trường hợp giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cùng cấp làm Chủ tịch hội đồng. Căn cứ tình hình thực tế địa phương và từng dự án, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định các thành viên tham gia Hội đồng và cơ quan thường trực cho phù hợp.
3. Căn cứ quy mô, tính chất từng dự án cụ thể Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Tổ công tác để giúp chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ban Chỉ đạo hoặc Tổ công tác có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định pháp luật; thực hiện kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng chi tiết đã được phê duyệt;
b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc, trong công tác giải phóng mặt bằng.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án đối với trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:
a) Thông báo thu hồi đất;
b) Tờ trình đề nghị thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Bảng tính chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng chủ hộ bị thu hồi đất kèm theo;
c) Tờ trình đề nghị thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi kèm theo Bản đồ quy hoạch địa điểm được chấp thuận; trích lục Bản đồ địa chính hoặc Bản đồ trích đo địa chính khu vực thu hồi đất đã được cơ quan Nhà nước kiểm tra, nghiệm thu (có bảng tổng hợp số thửa, số tờ bản đồ, vị trí thửa đất, diện tích các loại đất… kèm theo);
d) Biên bản kiểm kê đất đai, tài sản, vật kiến trúc và cây trồng trên đất của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập, có ký nhận của chủ sử dụng đất, tài sản trên đất và xác nhận của chính quyền địa phương; áp dụng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng;
đ) Quyết định phê duyệt giá đất;
e) Bản phô tô Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi (theo quy định của Luật Đất đai năm 2013);
f) Bảng tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu trong từng hộ gia đình bị thu hồi đất (có xác nhận của chính quyền cấp xã);
g) Thuyết minh phương án tính bồi thường giải phóng mặt bằng (nêu rõ căn cứ áp dụng đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ, diện tích bồi thường, khối lượng tài sản, nhà, vật kiến trúc, cây trồng, di chuyển mồ mả trên đất bị thu hồi, diện tích đất tái định cư, số hộ tái định cư v.v.. );
h) Biên bản niêm yết công khai và kết thúc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm thẩm định quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm:
a) Họ và tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
c) Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ;
d) Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường;
đ) Phương án bố trí tái định cư;
e) Phương án di dời các công trình của Nhà nước, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư;
g) Phương án di dời mồ mả;
h) Các nội dung khác trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.”
Điều 2. Xử lý những vấn đề chuyển tiếp
Những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Trường hợp phương án đang trong quá xây dựng hoặc thẩm định thì điều chỉnh thực hiện theo Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN LÀ VẬT KIẾN TRÚC
(Bổ sung và điều chỉnh vào bảng 1B Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐUBND ngày 15/8/2015 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc)
Đơn vị tính: Đồng
TT |
LOẠI CÔNG TÁC |
ĐV tính |
Đơn giá |
Ghi chú |
A |
Công tác xây mới |
|
|
|
|
1 - Phần xây dựng |
|
|
|
|
Nhóm công việc xây, trát, bê tông |
|
|
|
1 |
Xây tường đá hộc |
m3 |
755.000 |
|
2 |
Xây tường gạch bê tông (gạch thủ công) |
m3 |
831.000 |
|
3 |
Xây móng gạch bê tông (gạch thủ công) |
m3 |
899.000 |
|
4 |
Xây tang giếng, bể nước bằng gạch bê tông (gạch thủ công) |
m3 |
1.426.000 |
|
5 |
Xây trụ độc lập (22x22)cm, xây gạch bê tông thủ công không trát |
m |
62.653 |
|
6 |
Xây trụ độc lập (33x33)cm, xây gạch bê tông thủ công không trát |
m |
140.969 |
|
7 |
Xây trụ độc lập (45x45)cm, xây gạch bê tông thủ công không trát |
m |
262.133 |
|
8 |
Nền bê tông đá không cốt thép |
m3 |
708.000 |
|
9 |
Cột bê tông có cốt thép (Áp dụng với kích thước cột có mặt cắt ngang ≤ 25x25cm) |
m3 |
3.500.000 |
|
10 |
Dầm bê tông có cốt thép (Áp dụng với dầm có mặt cắt ngang kích thước ≤ 22x30cm) |
m3 |
2.500.000 |
|
11 |
Sàn, mái bê tông có cốt thép |
m3 |
2.161.000 |
|
|
Nhóm công việc ốp, lát, hoàn thiện: |
|
|
|
12 |
Ốp gạch thẻ vào chân tường, viền tường, viền trụ, cột |
m2 |
130.000 |
|
13 |
Lát đá xẻ kích thước (300x300)mm và (400x400)mm |
m2 |
206.000 |
|
|
Nhóm công việc lợp ngói: |
|
|
|
14 |
Dán ngói trên mái nghiêng bê tông, ngói mũi hài 75 viên/m2 |
m2 |
256.000 |
|
15 |
Dán ngói trên mái nghiêng bê tông, ngói 22 viên/m2 |
m2 |
240.000 |
|
16 |
Mái Proximăng sườn thép |
m2 |
82.000 |
Cả xà gồ |
|
Nhóm công việc đào đắp hạ tầng: |
|
|
|
17 |
Hàng rào dây thép gai |
kg |
18.000 |
|
|
2-Phần điện: |
|
|
|
18 |
Cáp đồng hạ thế 1x16mm2 |
m |
56.000 |
Cả lắp đặt |
19 |
Cáp đồng hạ thế 1x35mm2 |
m |
114.000 |
Cả lắp đặt |
|
3-Phần nước: |
|
|
|
20 |
Van nhựa PVC, đường kính D=20mm |
cái |
47.000 |
Cả lắp đặt |
21 |
Van nhựa PVC, đường kính D=27mm |
cái |
56.000 |
Cả lắp đặt |
22 |
Van nhựa PVC, đường kính D=34mm |
cái |
72.000 |
Cả lắp đặt |
23 |
Van nhựa PVC, đường kính D=42mm |
cái |
87.000 |
Cả lắp đặt |
24 |
Van nhựa PVC, đường kính D=48mm |
cái |
103.000 |
Cả lắp đặt |
25 |
Van nhựa PVC, đường kính D=60mm |
cái |
132.000 |
Cả lắp đặt |
26 |
Ống HDPE, đường kính D=20mm |
m |
29.700 |
Cả lắp đặt |
27 |
Ống HDPE, đường kính D=25mm |
m |
33.300 |
Cả lắp đặt |
28 |
Ống HDPE, đường kính D=32mm |
m |
38.700 |
Cả lắp đặt |
29 |
Ống PPR, đường kính D=20mm |
m |
42.300 |
Cả lắp đặt |
30 |
Ống PPR, đường kính D=25mm |
m |
59.400 |
Cả lắp đặt |
31 |
Ống PPR, đường kính D=32mm |
m |
71.100 |
Cả lắp đặt |
32 |
Cút nhựa PVC, đường kính D=15mm |
cái |
9.000 |
Cả lắp đặt |
33 |
Cút nhựa PVC, đường kính D=21mm |
cái |
11.000 |
Cả lắp đặt |
34 |
Tê nhựa PVC, đường kính D=21mm |
cái |
11.000 |
Cả lắp đặt |
B |
Công tác tháo dỡ, lắp đặt lại: |
|
|
|
35 |
Tháo dỡ, lắp đặt máy điều hòa |
máy |
217.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
36 |
Tháo dỡ, lắp đặt công tơ điện |
cái |
51.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
37 |
Tháo dỡ, lắp đặt chậu xí bệt |
bộ |
278.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
38 |
Tháo dỡ, lắp đặt chậu rửa 1 vòi |
bộ |
93.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
39 |
Tháo dỡ, lắp đặt chậu xí xổm |
bộ |
278.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
40 |
Tháo dỡ, lắp đặt gương soi |
cái |
25.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
41 |
Tháo dỡ, lắp đặt kệ kính |
cái |
25.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
42 |
Tháo dỡ, lắp đặt vòi tắm hương sen |
bộ |
37.000 |
Cả tháo dỡ, lắp đặt |
C |
Điều chỉnh hạng mục 95 (nhóm công việc đào đắp, hạ tầng) |
|
|
|
|
Đào giếng ở mọi độ sâu |
m3 |
200.000 |
|
HƯỚNG
DẪN CÁCH TÍNH TOÁN MỘT SỐ NỘI DUNG
TRONG BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN LÀ NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC
1. Phương pháp tính diện tích xây dựng (diện tích sàn):
+ Đối với nhà mái dốc 1 tầng: Tính theo mốc ngoài tường chịu lực,hoặc cột chịu lực.
+ Đối với nhà nhiều tầng (mái bằng, mái dốc):
Là tổng diện tích mép ngoài tường của các tầng cộng với diện tích mặt bằng của ban công, sê nô, lô gia, hộp kỹ thuật, ống khối.
2. Phương pháp tính khối lượng xây dựng:
2.1- Diện tích mái: Là diện tích xây dựng nhân với hệ số cho từng loại mái sau:
- Mái lợp lá cọ, rơm rạ, phên…: K= 1,25 (một phẩy hai năm)
- Mái lợp ngói các loại: K= 1,15 (một phẩy mười năm)
- Mái lợp Phibrô xi măng, tấm nhựa, tôn: K= 1,05 (một phẩy không năm)
2.2. Khối lượng xây móng: Bằng tổng chiều dài nhân khối lượng móng của 1m dài móng tính bình quân của từng loại tương ứng với độ sâu chân móng như sau:
a- Móng dưới tường dầy 110 mm:
- Chiều sâu móng 0,5 m: 0,203 m3.
- Chiều sâu móng 1,0 m: 0,313 m3.
- Chiều sâu móng 1,5 m: 0,455 m3.
- Chiều sâu móng 2,0 m: 0,565 m3.
b- Móng dưới tường dầy 220 mm: (Cho nhà 1 tầng)
- Chiều sâu móng 0,5 m: 0,309 m3.
- Chiều sâu móng 1,0 m: 0,476 m3.
- Chiều sâu móng 1,5 m: 0,633 m3.
- Chiều sâu móng 2,0 m: 0,801 m3.
c-Móng dưới tường dầy 220 mm (Cho nhà 2 tầng)
- Chiều sâu móng 0,5 m: 0,438 m3.
- Chiều sâu móng 1,0 m: 0,606 m3.
- Chiều sâu móng 1,5 m: 0,797 m3.
- Chiều sâu móng 2,0 m: 0,965 m3.
d-Móng dưới tường xây gạch xỉ, đá ong cho mọi chiều dày tường:
- Chiều sâu móng 0,5 m: 0,2 m3.
- Chiều sâu móng 1,0 m: 0,3 m3.
- Chiều sâu móng 1,5 m: 0,49 m3.
- Chiều sâu móng 2,0 m: 0,59 m3.
Ghi chú: Nếu chiều sâu móng nằm giữa hai khoảng hoặc nằm ngoài bảng quy định thì dùng phép nội suy.
3.Các hướng dẫn khác:
- Đối với các vật kiến trúc, tài sản không có trong bảng đơn giá bồi thường tài sản là vật liệu kiến trúc (tài sản không thuộc giá nhà ở xây dựng mới) thì có thể triết tính khối lượng thực tế và vận dụng tính theo bảng thông báo giá vật liệu xây dựng, theo giá thị trường tại thời điểm tính.
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VÀO BẢNG GIÁ SỐ 2, SỐ 2A
Bồi thường, hỗ trợ cây các loại
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
1. Đối với Bảng đơn giá số 2
1.1. Đối với cây chuối: 40.000đồng đối với cây đang có quả non chưa thu hoạch; 30.000 đồng đối với cây cao trên 1,6m và 20.000 đồng đối với cây cao dưới 1,6m;
1.2. Đối với cây sưa:
TT |
Quy cách, phẩm chất |
ĐV tính |
Đơn giá (đồng) |
Ghi chú |
1 |
Cây giống trong vườn ươm |
đ/m2 |
35.000 |
|
2 |
1 cm ≤ ĐK < 3 cm |
đ/cây |
15.000 |
Mật độ 2000 cây/ha |
3 |
3 cm ≤ ĐK thân < 5 cm |
đ/cây |
35.000 |
|
4 |
5 cm ≤ ĐK thân < 10 cm |
đ/cây |
70.000 |
|
5 |
10 cm ≤ ĐK thân < 15 cm |
đ/cây |
150.000 |
Mật độ 1500 cây/ha |
6 |
15 cm ≤ ĐK thân < 20 cm |
đ/cây |
220.000 |
|
7 |
20 cm ≤ ĐK thân < 30 cm |
đ/cây |
300.000 |
Mật độ 1200 cây/ha |
8 |
30 cm ≤ ĐK thân < 40 cm |
đ/cây |
400.000 |
|
9 |
40 cm ≤ ĐK thân < 50 cm |
đ/cây |
500.000 |
Mật độ 800 cây/ha |
10 |
ĐK thân ≥ 50 cm |
đ/cây |
650.000 |
2. Đối với bảng đơn giá số 2A (Bồi thường, hỗ trợ cây các loại):
STT |
Loại cây trồng |
Quy cách, phẩm chất |
Phân loại |
ĐV tính |
Đề nghị điều chỉnh (đồng) |
1 |
Sấu, mít |
a/ Đang thu hoạch |
|
Cây |
|
- F≥40cm tán lá 25m2 |
|
|
1.000.000 |
||
- F từ 31-39cm tán lá 20m2 |
|
|
850.000 |
||
- F từ 15-30cm tán lá 15m2 |
|
|
750.000 |
||
b/ Chưa hoặc bắt đầu thu hoạch |
|
Cây |
|
||
- F từ 9-14 cm tán lá 10m2 |
|
|
300.000 |
||
- F <_ 8 cm tán lá 5 m2 |
|
|
200.000 |
||
- Trồng 1 năm đến dưới 2 năm |
|
|
100.000 |
||
- Cây trồng dưới 1 năm |
|
|
40.000 |
||
- Cây trồng không đúng mật độ |
|
|
5.000 |
||
2 |
Cam thường, Quất, Quýt, Chanh |
a/ Đang thu hoạch |
|
|
|
- F≥5cm tán lá 10m2 |
|
|
300.000 |
||
- F từ 3-4cm tán lá 5m2 |
|
|
200.000 |
||
b/Chưa hoặc bắt đầu thu hoạch |
|
|
|
||
- F< 2 cm hoặc trồng 2-3 năm |
|
|
150.000 |
||
- Trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm tán lá 3 m2 |
|
|
100.000 |
||
- Cây trồng dưới 1 năm |
|
|
50.000 |
||
- Cây trồng không đúng mật độ |
|
|
5.000 |
||
3 |
Cau ăn quả |
a/ Đang thu hoạch |
|
|
|
- Cao ≥ 5m |
|
|
350.000 |
||
- Cao từ 2-4m |
|
|
250.000 |
||
b/ Chưa hoặc bắt đầu thu hoạch |
|
|
|
||
- Trồng từ 2-5 năm |
|
|
140.000 |
||
- Trồng từ 1 đến dưới 2 năm |
|
|
50.000 |
||
- Trồng dưới 1 năm |
|
|
30.000 |
||
- Cây trồng không đúng mật độ |
|
|
5.000 |
Quyết định 32/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của bản Quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014
Số hiệu: | 32/2015/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Nguyễn Văn Chúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 32/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của bản Quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014
Chưa có Video