ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 292/2014/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 06 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ các Luật: Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/QH11 ngày 26/11/2003; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 12/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi luật Bầu cử Quốc hội và luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 63/2010/QH12 ngày 24/11/2010; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Luật Đất đai số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Căn cứ các Nghị định: Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan: Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; Thông tư 09/TT-BXD ngày 04/8/2010 hướng dẫn lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý QHXD xã nông thôn mới; Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Căn cứ Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 666-TB/TU ngày 19/5/2014, về một số nội dung tại phiên họp này 15/5/2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 445/SXD-QH ngày 29/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
VIỆC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI, QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 292/2014/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh
Bắc Ninh)
I. Những loại quy hoạch phải lấy ý kiến nhân dân
1. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị, bao gồm: Quy hoạch chung đô thị; quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết; đồ án thiết kế đô thị riêng; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
2. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới; quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
3. Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn.
4. Đồ án quy hoạch sử dụng đất, bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
II. Quy định lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch
1. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến
a) Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (chủ đầu tư) có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Tổ chức tư vấn lập quy hoạch là cơ quan giúp chủ đầu tư trong việc lấy ý kiến nhân dân về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
c) UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư trong việc lấy ý kiến nhân dân (trừ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh).
2. Đối tượng lấy ý kiến
a) Đối tượng lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh (cụ thể là những người dân có quan tâm, tự nguyện tham gia đóng góp ý kiến về quy hoạch thông qua Trang thông tin điện tử theo hướng dẫn của cơ quan lập quy hoạch).
b) Đối tượng lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là đại diện cộng đồng dân cư thuộc phạm vi ảnh hưởng của đồ án quy hoạch. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tiếp xúc, nắm bắt ý kiến nhân dân và tổng hợp báo cáo tại hội nghị lấy ý kiến.
Đại diện cộng đồng dân cư được xác định là: Đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền của các đơn vị dân cư cấp thôn, xóm, khu phố, tổ dân phố; đại biểu HĐND đương nhiệm sống tại địa phương; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp khác của cấp xã và cấp thôn có liên quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Hội: Nông dân, Phụ nữ, Người cao tuổi, Cựu chiến binh...
c) Đối tượng lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đồ án thiết kế đô thị riêng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn xã, phường hoặc khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng bởi đồ án quy hoạch.
Cử tri đại diện hộ gia đình được xác định là: Người đại diện duy nhất của một hộ gia đình tham gia góp ý kiến vào nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
3. Hình thức lấy ý kiến
a) Hình thức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư: Tổ chức hội nghị.
b) Hình thức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình: Tùy theo tính chất của quy hoạch và điều kiện cụ thể của địa phương, có thể lựa chọn 2 hình thức: Tổ chức hội nghị hoặc Phát phiếu lấy ý kiến.
c) Hình thức lấy ý kiến toàn thể nhân dân: Đăng tải thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử (Website) của UBND tỉnh và cơ quan lập quy hoạch, thực hiện lấy ý kiến nhân dân trực tiếp qua Website thông qua mẫu phiếu lấy ý kiến điện tử và văn bản (nội dung này chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể sau khi Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 có hiệu lực).
4. Nội dung lấy ý kiến
Nội dung lấy ý kiến là các nội dung chính của quy hoạch, cụ thể như sau:
a) Đối với quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch quy định tại Điều 6, Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNN&PTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt QHXD xã nông thôn mới.
- Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch quy định tại: Điều 3, khoản 2 và Điều 7 của Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNN&PTNT- BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt QHXD xã nông thôn mới.
b) Đối với quy hoạch đô thị
- Đồ án quy hoạch chung đô thị
+ Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị quy định tại: Điều 23, khoản 1, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 5, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
+ Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch chung đô thị quy định tại: Điều 25, 26, 27 và Điều 39 khoản 2, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 15, 16, 17 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Điều 10 của Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
- Đồ án quy hoạch phân khu
+ Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch phân khu quy định tại: Điều 23, khoản 2, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 6, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
+ Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch phân khu quy định tại: Điều 29 và Điều 39 khoản 2, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 19, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Điều 11, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
- Đồ án quy hoạch chi tiết
+ Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch chi tiết quy định tại: Điều 23, khoản 3, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 6, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
+ Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch chi tiết quy định tại: Điều 30 và Điều 39 khoản 2 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 20, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Điều 12 của Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
- Đồ án thiết kế đô thị riêng
+ Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ đồ án thiết kế đô thị riêng được quy định tại: Điều 8, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
+ Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án thiết kế đô thị riêng quy định tại: Điều 33 khoản 4 và Điều 39 khoản 2, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Điều 14, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
- Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
+ Nhiệm vụ quy hoạch: Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật quy định tại: Điều 9, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
+ Đồ án quy hoạch: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật quy định tại: Điều 37 và Điều 39 khoản 2, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; các Điều (22 - 30), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Điều 13, Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
c) Đối với quy hoạch quản lý chất thải rắn
Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch được quy định tại Điều 7, khoản 2, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
d) Đối với quy hoạch sử dụng đất
- Đồ án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch quy định tại Điều 39, khoản 2, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Đồ án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: Dự thảo thuyết minh tóm tắt và các bản vẽ kèm theo, trong đó thể hiện rõ nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch được quy định tại Điều 40, khoản 2, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
5. Thời gian lấy ý kiến
a) Thời điểm lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch thực hiện trước khi thông qua HĐND cấp xã và trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
b) Đối với hình thức phát phiếu lấy ý kiến, người được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến. Sau thời hạn quy định, nếu người được lấy ý kiến không trả lời thì coi như đồng ý.
c) Đối với hình thức lấy ý kiến trực tiếp qua Website, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch là 30 ngày kể từ ngày đăng tải thông tin lấy ý kiến về quy hoạch.
6. Quy trình và phương thức tổ chức thực hiện
a) Bước 1: Lập kế hoạch lấy ý kiến
- Chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã lập, thông qua kế hoạch lấy ý kiến nhân dân, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư và UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã thông qua.
- Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì UBND cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
- Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, chủ đầu tư lập quy hoạch (là cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh) trực tiếp xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trên Website.
b) Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến
b.1. Lấy ý kiến theo hình thức tổ chức hội nghị
- Thành phần hội nghị: Là đại diện cộng đồng dân cư hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Cơ quan tổ chức hội nghị phải mời 100% đại biểu cần mời. Hội nghị được coi là có hiệu lực khi có trên 50% đại biểu được mời đến dự họp.
- Trình tự hội nghị: Giới thiệu quy hoạch; thảo luận, lấy ý kiến; tổng hợp kết quả, lập biên bản.
- Kết quả hội nghị: Hội nghị được coi là đạt kết quả đồng thuận khi có trên 50% đại biểu có mặt tán thành và không đồng thuận khi đạt từ 50% trở xuống số đại biểu có mặt tán thành. Kết quả cuối cùng của hội nghị là kết quả cuối cùng của hoạt động lấy ý kiến nhân dân.
Riêng đối với hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình: Nếu không đạt đồng thuận, thì tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư; nếu hội nghị lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư không đạt đồng thuận, thì tổ chức hội nghị lấy ý kiến ý kiến HĐND cấp xã; nếu hội nghị lấy ý kiến HĐND cấp xã không đạt đồng thuận, thì tổ chức lấy ý kiến HĐND, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trước khi trình thẩm định, phê duyệt.
b.2. Lấy ý kiến theo hình thức phát phiếu
- Đối tượng lấy ý kiến: Là cử tri đại diện hộ gia đình. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến phải phát phiếu lấy ý kiến tới 100% hộ gia đình cần lấy ý kiến.
- Trình tự: Trưng bày công khai quy hoạch tại UBND cấp xã kết hợp đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch (hoặc gửi hồ sơ thuyết minh tóm tắt, bản vẽ phương án quy hoạch kèm theo phiếu lấy ý kiến); phát phiếu lấy ý kiến (nội dung phiếu là các câu hỏi phỏng vấn, lấy ý kiến về đồ án quy hoạch); tổng hợp kết quả.
- Kết quả: Kết quả được coi là đồng thuận khi có trên 50% số cử tri được hỏi có ý kiến trả lời tán thành (số cử tri không trả lời sau 05 ngày cũng được coi là tán thành) và không đồng thuận khi có từ 50% trở xuống số cử tri được hỏi có ý kiến trả lời tán thành.
b.3. Hình thức lấy ý kiến trực tiếp trên Website (áp dụng cho quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh)
- Đối tượng lấy ý kiến: Là toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Trình tự: Đăng tải thông tin quy hoạch trên Website của UBND tỉnh và cơ quan lập quy hoạch; lấy ý kiến nhân dân trực tiếp qua Website thông qua mẫu phiếu lấy ý kiến điện tử và văn bản (nội dung này chờ Nghị định hướng dẫn cụ thể sau khi Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 có hiệu lực); tổng hợp kết quả.
- Kết quả: Kết quả được coi là đồng thuận khi có trên 50% số người trả lời có ý kiến tán thành và không đồng thuận khi có từ 50% trở xuống số người trả lời có ý kiến tán thành.
c) Bước 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến nhân dân, chủ đầu tư phối hợp UBND cấp xã tổ chức hội nghị thông qua HĐND cấp xã.
- Sau khi thông qua HĐND cấp xã, chủ đầu tư tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý, giải trình, tiếp thu đầy đủ và báo cáo cơ quan thẩm định, phê duyệt xem xét trước khi thẩm định, phê duyệt.
- Riêng đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Cơ quan lập quy hoạch đồng thời là cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý, giải trình, tiếp thu đầy đủ và báo cáo UBND tỉnh xem xét trước khi phê duyệt.
III. Sử dụng kết quả lấy ý kiến nhân dân
1. Kết quả đạt đồng thuận
- Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn căn cứ vào biên bản góp ý kiến của nhân dân để tiếp thu nghiên cứu chỉnh sửa quy hoạch.
- Cơ quan thẩm định, phê duyệt xem xét báo cáo kết quả lấy ý kiến trước khi thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
2. Kết quả không đạt đồng thuận
- Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn căn cứ vào biên bản góp ý của nhân dân để xem xét tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của đa số nhân dân thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về nội dung trình thẩm định.
- Cơ quan thẩm định, phê duyệt quy hoạch xem xét tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định khác với ý kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đã lập, thẩm định, phê duyệt, bao gồm quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất: Không thực hiện theo quy định này.
2. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chưa lập, đang lập, chưa thẩm định phê duyệt, bao gồm quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất (cấp tỉnh, cấp huyện): Phải thực hiện lấy ý kiến nhân dân theo quy định này./.
Quyết định 292/2014/QĐ-UBND Quy định lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 292/2014/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Tiến Nhường |
Ngày ban hành: | 27/06/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 292/2014/QĐ-UBND Quy định lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh
Chưa có Video