ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2371/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 09 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số: 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT, ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 755/QĐ-TTg; Công văn số: 654/UBDT-CSDT ngày 15 tháng 7 năm 2014 về thẩm tra dự thảo Đề án theo Quyết định 755/QĐ-TTg tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số: 456/TTr-BDT ngày 26 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số: 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu: Đến năm 2015 phấn đấu giải quyết trên 70% số hộ nghèo chưa có đất ở và thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
2. Phạm vi, đối tượng:
a) Phạm vi: thực hiện trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
b) Đối tượng: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm Quyết định số: 755/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo hạn mức bình quân chung do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
3. Nội dung hỗ trợ:
a) Hỗ trợ sản xuất: Giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho 15.896 hộ, trong đó:
- Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 9.142 hộ thiếu đất sản xuất;
- Do không còn quỹ đất, phải chuyển sang giải pháp khác: 6.754 hộ, gồm:
+ Hỗ trợ học nghề cho 879 lao động / 879 lao động;
+ Hỗ trợ hộ mua sắm nông cụ máy móc: 5.578 hộ;
+ Hỗ trợ đi xuất khẩu lao động 214 lao động / 214 hộ;
+ Hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng 83 hộ;
b) Hỗ trợ đất ở: 4.979 hộ; diện tích; 291 ha;
c) Hỗ trợ nước sinh hoạt:
- Hỗ trợ nước sinh tập trung và nước phân tán: Tổng số là 26.894 hộ, kinh phí thực hiện là 206.690 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 187.865 triệu đồng), gồm:
+ Nước sinh hoạt tập trung: 133 công trình / 12.996 hộ, kinh phí: 188.623 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 169.798 triệu đồng);
+ Nước sinh hoạt phân tán: 13.898 hộ, kinh phí: 18.067 triệu đồng (Ngân sách Trung ương);
- Hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp 46 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng theo Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định số: 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí: 8.585 triệu đồng (Ngân sách tỉnh).
4. Kinh phí thực hiện:
Tổng nhu cầu vốn Đề án: 743.687 triệu đồng; Trong đó:
a) Nguồn vốn Trung ương đầu tư: 579.374 triệu đồng.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 358.604 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất sản xuất: 137.130 triệu đồng;
+ Chuyển đổi nghề: 33.609 triệu đồng;
+ Nước sinh hoạt: 187.865 triệu đồng.
- Nguồn vay của NHCSXH (để hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề, mua nông cụ máy móc, xuất khẩu lao động): 220.770 triệu đồng
b) Vốn địa phương: 164.313 triệu đồng:
- Vốn tỉnh hỗ trợ: 92.980 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất ở: 81.873 triệu đồng;
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sinh hoạt tập trung: 8.585 triệu đồng;
+ Kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện Đề án (tỉnh, huyện): 2.522 triệu đồng.
- Vốn huyện tham gia: 71.333 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất sản xuất: 52.508 triệu đồng;
+ Nước sinh hoạt: 18.825 triệu đồng.
5. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015.
Điều 2. Giao Ban Dân tộc làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh có liên quan để triển khai và hướng dẫn các địa phương thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ
ĐỒNG BÀO DTTS NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, BUÔN, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ: 755/QĐ-TTG NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 9/10/2014 của UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.125 km2; có 15 đơn vị hành chính, gồm: 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 184 xã, phường, thị trấn; 2.470 buôn, thôn, tổ dân phố. Dân số 1.834 ngàn người, 47 Dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó: có 613 buôn đồng bào Dân tộc thiểu số tại chỗ, với 59.520 hộ - 376.426 khẩu, chiếm 31,39 % dân số toàn tỉnh; có 4 xã biên giới là xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn và xã Ia Rvê, la Lốp, la Jlơi thuộc huyện Ea Súp. Giai đoạn 2012 - 2015 tỉnh có có 44 xã vùng III; 129 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 52 xã khu vực II.
Tính đến hết năm 2013, tổng số hộ nghèo chung của tỉnh là 50.334 hộ, chiếm 12,26% số hộ; hộ cận nghèo là 32.168 hộ, chiếm 7,83% số hộ. Trong đó: Hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30.716 hộ, chiếm 61% số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 13.742 hộ, chiếm 42,71% số hộ cận nghèo chung của tỉnh.
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn như: Nghị quyết 7/NQ-TW về chính sách dân tộc, Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, các Quyết định: 168/QĐ-TTg, 167/QĐ-TTg, 132/2002/QĐ-TTg, 134/2004/QĐ-TTg, 139/QĐ-TTg, 1592/QĐ-TTg, và các Chương trình 135, Chương trình TGTC, Chương trình 102,... Việc triển khai thực hiện chương trình về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh đã khẳng định đây là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống đồng bào các DTTS và là chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ nghèo. Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các ngành, các cấp thời gian qua, đời sống của các hộ đồng bào DTTS nghèo đã từng bước được cải thiện, bà con thực sự yên tâm định cư nơi ở mới và tổ chức sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất được hỗ trợ; Việc thực hiện Chính sách như nêu trên cũng tạo nên khí thế mới ở các vùng nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; tăng cường thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở. Đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia trực tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính mình.
Tuy nhiên, tình hình chung trong đồng bào DTTS hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, đời sống chưa thực sự ổn định; tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất còn xảy ra. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng khó khăn, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, thì việc lập Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, buôn, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ là hết sức cần thiết.
1. Quyết định số: 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn;
2. Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015;
3. Quyết định số: 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015:
4. Thông tư liên tịch số: 04/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/11/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 755/QĐ-TTg.
KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NƯỚC SINH HOẠT TRONG THỜI GIAN QUA
I. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134.
1. Kết quả hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt:
a) Về nhà ở: Đã hỗ trợ xây dựng 15.535 nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; trong đó số nhà làm mới là 11.689 nhà, số nhà sửa chữa là 3.846 nhà, tổng kinh phí: 117.205,619 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
b) Về đất ở: Đã giải quyết cho 5.531 hộ với diện tích 144,51 ha, đạt 100% kế hoạch; bình quân 260m2/hộ; trong đó có 1.838 hộ được giải quyết đất ở gắn liền với hỗ trợ làm nhà, 3.693 hộ chỉ hỗ trợ đất ở; kinh phí: 6.929,33 triệu đồng.
c) Đất sản xuất: Đã giải quyết được cho 7.737 hộ với tổng diện tích 2.771 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó: cấp đất sản xuất là 3.754 hộ, diện tích 1.591 ha; cấp vườn cây cà phê và cây điều kinh doanh cho 1.937 hộ, diện tích 596,6 ha. Ngoài ra, là các giải pháp khác: nhận vào Doanh nghiệp làm công nhân 65 hộ, tương ứng với diện tích 17,7 ha; nhận khoán quản lý bảo vệ rừng 170 hộ - diện tích 3.953 ha đất rừng; hỗ trợ chăn nuôi 1.451 hộ - cấp 1.503 con bò sinh sản.
d) Về nước sinh hoạt: Đã hỗ trợ cho 16.059 hộ, bằng 100% kế hoạch. Trong đó, nước sinh hoạt phân tán 14.539 hộ; Số công trình nước tập trung phục vụ cụm dân cư: 14 công trình, phục vụ cho 1.520 hộ, kinh phí thực hiện: 8.866,96 triệu đồng.
2. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình 134: 208.903 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 99.825,061 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 94.460,392 triệu đồng;
- Đóng góp (cộng đồng, doanh nghiệp, san sẻ, san nhượng): 13.724,331 triệu đồng.
1. Tổng nhu cầu được rà soát:
Theo Thông tư 880/UBDT-CSDT ngày 05/11/2009 của Ủy ban Dân tộc, chương trình chỉ thực hiện 02 hợp phần là đất sản xuất và nước sinh hoạt.
- Về đất sản xuất: Tổng số hộ có nhu cầu: 6.222 hộ. Trong đó:
+ Số hộ có nhu cầu đất sản xuất, khai hoang và chăn nuôi: 3.838 hộ
+ Chuyển đổi học nghề: (Mua nông cụ và học nghề): 2.270 hộ
+ Xuất khẩu lao động: 114 hộ.
- Về nước sinh hoạt: Tổng nhu cầu: 20.351 hộ, trong đó: nước phân tán: 10.930 hộ, kinh phí 10.930 triệu đồng; nước tập trung: 138 CT/9.421 hộ, Kinh phí: 125.712 triệu đồng (Vốn để thực hiện hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt do ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%)
2. Nhu cầu vốn để thực hiện:
a) Giải quyết đất sản xuất:
- Giải quyết trực tiếp đất sản xuất: 164.612,5 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 45.532,0 triệu đồng
+ Vốn vay ngân hàng: 64.500,0 triệu đồng
+ Vốn địa phương: 54.580,5 triệu đồng
b) Chuyển đổi ngành nghề: 2.270 hộ.
* Kinh phí: học nghề và mua nông cụ phục vụ sản xuất: 29.510 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 6.810 triệu đồng
+ Vốn vay ngân hàng: 22.700 triệu đồng.
c) Hỗ trợ nhu cầu đi xuất khẩu lao động: 114 hộ với 114 lao động.
* Kinh phí: 3.762 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 342 triệu đồng
+ Vốn vay ngân hàng CSXH: 3.420 triệu đồng.
Chương trình 1592 chỉ được Trung ương đầu tư trong 02 năm 2011, 2012 gồm 31 tỷ đồng và chỉ thực hiện hợp phần nước sinh hoạt cho 36/138 công trình nước tập trung và cho 8.500 hộ nước phân tán; hợp phần đất sản xuất chưa thực hiện được do chưa được phân bổ vốn.
1. Mục tiêu chung:
a) Phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được trên 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
b) Nâng cao chất lượng lao động ở khu vực nông thôn, đặc biệt lao động là người đồng bào DTTS, nâng cao dần khả năng tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gắn đào tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Đồng thời, huy động tối đa nguồn nhân lực sẵn có để thúc đẩy phát triển nền kinh tế chung của tỉnh. Qua đó có thể tăng tốc độ giảm nghèo, giảm tỷ lệ nghèo phát sinh, hạn chế tối đa các trường hợp tái nghèo, tạo cơ hội cho các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, cải thiện đời sống và sản xuất ở các vùng nghèo, vùng khó khăn. Tiếp tục phấn đấu rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể: Giải quyết hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh:
a) Về đất sản xuất: Giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho 15.896 hộ.
b) Về đất ở: Giải quyết hỗ trợ đất ở cho 4.979 hộ; diện tích; 291 ha;
c) Về nước sinh hoạt:
- Tổng số là 26.894 hộ (Nước sinh hoạt tập trung: 133 công trình/12.996 hộ; nước sinh hoạt phân tán: 13.898 hộ);
- Hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp 46 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng theo Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định số: 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NGUYÊN TẮC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
1. Đối tượng: Là hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức đã quy định.
2. Phạm vi: Trên địa bàn 15 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh.
3. Nguyên tắc thực hiện:
a) Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; bảo đảm công khai minh bạch, đúng đối tượng.
b) Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo, không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuế đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.
c) Lao động được hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo, chuyển đổi nghề phải sử dụng đúng mục đích thông qua các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương hoặc kết hợp nơi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp.
d) Mỗi hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định chỉ được hỗ trợ một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định 755/QĐ-TTg.
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014 - 2015.
1. Hỗ trợ đất sản xuất:
a) Hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ không có hoặc thiếu đất sản xuất:
- Định mức đất sản xuất cho mỗi hộ:
ĐỊNH MỨC CƠ BẢN/HỘ |
SỐ KHẨU |
HỆ SỐ |
|
Các huyện: Krông Bông, Lắk, Ea Súp, Buôn Đôn, và M’Đrắk, |
Các huyện, thị xã, thành phố còn lại. |
||
01 ha đất nương rẫy, hoặc 0,3 ha đất lúa nước 1 vụ, hoặc 0,2 ha đất lúa nước 2 vụ |
0,5 ha đất nương rẫy, hoặc 0,25 ha đất lúa nước 1 vụ, hoặc 0,15 ha đất lúa nước 2 vụ |
Từ 2 - 5 khẩu |
1,0 |
6 khẩu |
1,2 |
||
7 khẩu |
1,4 |
||
8 khẩu |
1,6 |
||
9 khẩu |
1,8 |
||
10 khẩu trở lên |
2,0 |
||
* Số diện tích thực cấp = Định mức cơ bản x Hệ số |
- Những nơi còn quỹ đất thì được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 15 triệu đồng và được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội 15 triệu đồng cho mỗi hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương với 1,2%/năm. Quỹ đất sản xuất để giao cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo bao gồm: Đất Nhà nước quy hoạch để hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 755/QĐ-TTg; đất thu hồi từ các nông, lâm trường và các doanh nghiệp, tổ chức sau khi sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; đất khai hoang phục hóa, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện; đất thu hồi từ các vi phạm pháp luật về đất đai và các nguồn khác.
b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề:
- Đối với những hộ có lao động học nghề để chuyển đổi nghề thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/lao động; mức hỗ trợ cho từng lao động cụ thể căn cứ vào học phí, ngành nghề và thời gian học thực tế của lao động do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Những hộ có lao động, có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm các nghề khác, tăng thu nhập, thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1 %/tháng tương đương 1,2%/năm.
- Những hộ, lao động chuyển đổi nghề, ngoài việc được hưởng các chính sách nêu trên, còn được hưởng các chính sách ưu đãi liên quan về dạy nghề theo quy định hiện hành.
c) Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Đối tượng đi xuất khẩu lao động được thực hiện như cơ chế, chính sách quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
d) Giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng: Hộ gia đình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng được thực hiện như cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -2020.
2. Hỗ trợ đất ở: Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ bình quân 200 m2/hộ. Ủy ban nhân dân cấp huyện tự cân đối quỹ đất và ngân sách để giao đất cho các hộ làm nhà ở.
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt:
a) Nước sinh hoạt phân tán: Đối với hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn có khó khăn về nước sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ bình quân 1,3 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước, đào giếng nước hoặc tự tạo nguồn nước sinh hoạt;
b) Nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng những công trình nước sinh hoạt ở thôn, buôn theo đề án thuộc Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Tổng mức đầu tư cho một công trình, chủ đầu tư căn cứ vào tình hình thực tế để phê duyệt dự án đầu tư; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân 1.300 triệu đồng/công trình;
c) Duy tu bảo dưỡng các công trình nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004; Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 755/QĐ-TTg: Được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
4. Kinh phí quản lý: Chi cho quản lý, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn, sơ kết, tổng kết chính sách hàng năm được bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương.
5. Gia hạn nợ và xử lý rủi ro đối với nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH:
a) Gia hạn nợ: Trường hợp đến hạn trả nợ, những hộ vay vốn vẫn thuộc diện hộ nghèo và có nhu cầu tiếp tục sử dụng vốn vay thì căn cứ tình hình thực tế để xử lý theo hướng:
- Nếu hộ vay còn thuộc diện hộ nghèo và hộ gặp khó khăn tài chính tạm thời chưa có nguồn trả nợ thì có thể được xem xét kéo dài thời gian trả nợ, nhưng tối đa không quá 2,5 năm;
- Nếu hộ vay đã thoát nghèo theo chuẩn nghèo thì phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp hộ vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì áp dụng lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
b) Xử lý rủi ro: Đối với hộ gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các khó khăn bất khả kháng khác không trả được nợ thì được xử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số: 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Giải quyết về đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt là: 41.742 hộ; cụ thể:
1. Đất ở:
a) Tổng số hộ có nhu cầu giải quyết: 4.979 hộ; diện tích: 291 ha. Kinh phí: 81.873,3 triệu đồng (Ngân sách địa phương).
b) Phương án giải quyết: Sang nhượng trong cộng đồng, chuyển đổi một số diện tích đất rừng nghèo và thu hồi một số vườn cây kém hiệu quả của một số doanh nghiệp nông - lâm nghiệp trên địa bàn theo Nghị quyết số: 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị.
2. Đất sản xuất:
a) Tổng số hộ có nhu cầu giải quyết: 15.896 hộ không có và thiếu đất sản xuất. Tổng kinh phí cần sử dụng: 403.184 triệu đồng, trong đó:
- Nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 9.142 hộ, diện tích 6.072 ha; kinh phí: 274.260 triệu đồng (Vốn vay NHCSXH: 137.130 triệu đồng);
- Do không có quỹ đất để hỗ trợ phải chuyển sang giải pháp khác:
+ Học nghề: 879 lao động/879 hộ, kinh phí hỗ trợ: 3.504 triệu đồng;
+ Chuyển đổi nghề, mua sắm nông cụ, máy móc: 5.578 hộ, kinh phí: 117.294 triệu đồng (Vốn vay NHCSXH: 83.640 triệu đồng, vốn Huyện: 45 triệu đồng);
+ Xuất khẩu lao động: 214 hộ (214 lao động), kinh phí: 7.628 triệu đồng (Vốn vay NHCSXH: 5.982 triệu đồng);
+ Nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng: 83 hộ, kinh phí hỗ trợ; 498 triệu đồng.
b) Phương án giải quyết:
- Chuyển đổi một số diện tích đất rừng sản xuất nghèo kiệt hoặc đã bị xâm hại, lấn chiếm trái phép và phù hợp với quy hoạch của địa phương;
- Thu hồi một số diện tích đất của các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị;
- Vận động sang nhượng trong cộng đồng;
- Khai hoang phục hóa, xây dựng đồng ruộng;
- Chuyển sang giải pháp chăn nuôi.
3. Nước sinh hoạt:
a) Tổng nhu cầu cần giải quyết: 26.894 hộ, trong đó:
- Xây dựng 133 công trình cấp nước tập trung cho 12.996 hộ, kinh phí đầu tư 188.623 triệu đồng (TW: 169.798 triệu đồng; vốn huyện tham gia: 18.825 triệu đồng);
- Nước sinh hoạt phân tán: hỗ trợ cho 13.898 hộ, kinh phí 18.067 triệu đồng.
- Tổng số kinh phí cần đầu tư, hỗ trợ: 206.690 triệu đồng; Trong đó: Vốn ngân sách TW hỗ trợ: 187.865 triệu đồng;
- Duy tu bảo dưỡng: Tu sửa và bổ sung thêm một số hạng mục cho 46 công trình nước sinh hoạt tập trung xây dựng năm 2005 đến nay. Kinh phí đầu tư: 8.585 triệu đồng (Ngân sách tỉnh).
b) Giải pháp thực hiện:
- Cấp nước sinh hoạt tập trung: Sử dụng nguồn vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương tham gia đối ứng để xây dựng các công trình cấp nước tập trung cho những điểm dân cư tập trung thuộc đối tượng thụ hưởng chương trình.
- Hỗ trợ theo quy định cho 26.894 hộ có nhu cầu về nước sinh hoạt nhưng do ở rải rác, không tập trung (1,3 triệu đồng/hộ) để tạo điều kiện cho hộ tự đào giếng, tự tạo nguồn nước hoặc xây bể chứa (mua stec) nước để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.
4. Kinh phí quản lý:
- Chi phí cho công tác tổ chức rà soát đối tượng, xây dựng đề án, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, thẩm định, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án 755 trong năm 2014, 2015; Dự kiến kinh phí quản lý: 2.522 triệu đồng (Năm 2014: 1.222 triệu đồng; Năm 2015: 1.300 triệu đồng).
- Nguồn vốn Ngân sách tỉnh (theo quy định tại Quyết định số 755/QĐ-TTg).
5. Tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện:
Tổng nhu cầu vốn Đề án: 743.687 triệu đồng; Trong đó:
a) Nguồn vốn Trung ương đầu tư: 579.374 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách TW hỗ trợ: 358.604 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất sản xuất: 137.130 triệu đồng;
+ Chuyển đổi nghề: 33.609 triệu đồng;
+ Nước sinh hoạt: 187.865 triệu đồng.
- Nguồn vay của NHCSXH: 220.770 triệu đồng, gồm: Đất sản xuất, chuyển đổi nghề, mua nông cụ máy móc, xuất khẩu lao động...
b) Vốn địa phương: 164.313 triệu đồng:
- Vốn tỉnh hỗ trợ: 92.980 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất ở: 81.873 triệu đồng;
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sinh hoạt tập trung: 8.585 triệu đồng;
+ Kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện Đề án: 2.522 triệu đồng.
- Vốn huyện tham gia: 71.333 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ đất sản xuất: 52.508 triệu đồng;
+ Nước sinh hoạt: 18.825 triệu đồng.
1. Bộ máy quản lý, chỉ đạo, điều hành các cấp:
a) Cấp tỉnh: Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh;
b) Cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung cấp huyện): Phòng Dân tộc cấp huyện làm cơ quan thường trực, tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân huyện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo thực hiện trên toàn địa bàn huyện.
c) Cấp xã: Phân công một đồng chí lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã trực tiếp phụ trách, quản lý chỉ đạo thực hiện, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn xã; bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm làm công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo.
d) Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định số: 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.
2. Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương:
a) Ban Dân tộc tỉnh: Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hàng năm, lập dự toán nhu cầu vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét bố trí theo khả năng cân đối ngân sách.
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung thực hiện các chính sách; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ nguồn ngân sách Trung ương cho các huyện để thực hiện hỗ trợ các nội dung của Đề án.
- Định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện với Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp nhận các nguồn vốn từ Trung ương; huy động các nguồn vốn và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện lồng ghép Quyết định 755/QĐ-TTg với các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Tài chính:
- Phối hợp Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đối ứng thực hiện Đề án theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh hàng năm và bố trí kinh phí quản lý cho Cơ quan thường trực cấp tỉnh.
- Hướng dẫn các đơn vị và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành; cân đối nguồn ngân sách địa phương tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định phân bổ thực hiện một số nội dung của Đề án.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở ngành liên quan tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc giao khoán bảo vệ, trồng rừng, xây dựng và cải tạo các công trình nước sinh hoạt tập trung; đồng thời hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện giao khoán bảo vệ, trồng rừng, xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo các công trình cấp nước sinh hoạt theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các Công ty Cà phê, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát lại diện tích rừng chưa giao khoán, quỹ đất có khả năng sản xuất hoặc đất trồng rừng chuyển giao lại cho địa phương để lập phương án giao khoán bảo vệ hoặc cấp cho các hộ sử dụng ổn định, lâu dài.
e) Sở Lao động -Thương binh và xã hội: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ban ngành liên quan tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc đào tạo nghề cho các đối tượng; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương thực hiện lồng ghép có hiệu quả các dự án của Chương trình giảm nghèo với Quyết định 755/QĐ-TTg.
g) Sở Xây dựng: Hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định về đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung.
h) Sở Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh về công tác quản lý, chỉ đạo giải quyết đất đai thuộc phạm vi Đề án; hướng dẫn, kiểm tra việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được thụ hưởng.
i) Ngân hàng Chính sách xã hội: Căn cứ Đề án được duyệt xây dựng kế hoạch kinh phí cho vay, hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực hiện cho vay vốn đối với các hộ nghèo được thụ hưởng.
k) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: phối hợp với các ngành liên quan, đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát, tuyên truyền, vận động và phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.
l) Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện; chỉ đạo các ngành chức năng huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện trên địa bàn đảm bảo việc thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực; kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề vướng mắc ở cơ sở hoặc báo cáo tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện; định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua cơ quan thường trực và các Sở, ban, ngành liên quan.
- Cân đối ngân sách huyện bố trí vốn ứng theo Đề án được duyệt. Quản lý sử dụng kinh phí đúng mục tiêu; thực hiện thanh toán, quyết toán đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức và nội dung Đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt; kết thúc niên độ lập báo cáo quyết toán chuyên đề gửi Ban Dân tộc, Sở Tài chính để tổng hợp theo dõi.
- Huy động các nguồn lực tại chỗ, chủ động thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn.
- Phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ cụ thể theo từng nội dung làm cơ sở triển khai thực hiện và thanh, quyết toán.
- Đảm bảo quỹ đất để bố trí đất ở, đất sản xuất theo nội dung Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định cụ thể nhu cầu cần hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng, tránh trùng lắp với các Chương trình, dự án hiện nay đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các xã:
+ Tổ chức họp thôn bình xét các hộ nghèo được thụ hưởng từ cơ sở thôn, buôn, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng thông qua các tổ chức đoàn thể, Ủy ban Nhân dân xã xem xét, trình Ủy ban Nhân dân huyện kiểm tra, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
+ Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn xã, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia hưởng ứng; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, Công ty Cà phê, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn tham gia thực hiện chính sách, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức.
+ Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban Nhân dân huyện.
3. Công tác tổng hợp, thông tin, báo cáo:
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan Thường trực (Ban Dân tộc tỉnh) chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, phê duyệt nhu cầu Đề án theo nội dung hỗ trợ trong Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành liên quan.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc; sơ kết thực hiện chính sách định kỳ hàng năm và tổng kết chính sách theo quy định.
b) Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phê duyệt Đề án theo nội dung hỗ trợ trong Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn gửi cơ quan thường trực qua Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt Đề án chung toàn tỉnh.
- Định kỳ hàng tháng, Quý, 6 tháng và cả năm, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn gửi Ban Dân tộc tỉnh; sơ kết thực hiện chính sách trên địa bàn định kỳ hàng năm và tổng kết chính sách theo quy định.
NHU CẦU HỖ TRỢ TRỰC TIẾP ĐẤT SẢN XUẤT THEO ĐỀ ÁN THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Huyện, Thị xã, Thành phố |
Tổng số hộ |
Diện tích (ha) |
Tổng nhu cầu vốn từ Trung ương |
Ngân sách địa phương |
|
Vốn NSTW hỗ trợ |
Vốn vay từ NHCSXH |
|||||
|
Tổng số |
9.142 |
6.073 |
134.273 |
134.273 |
13.850 |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
319 |
1.028 |
4.785 |
4.785 |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
25 |
9 |
375 |
375 |
- |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
309 |
155 |
4.635 |
4.635 |
74 |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
711 |
286 |
10.665 |
10.665 |
- |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
2.213 |
690 |
33.195 |
33.195 |
13.639 |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
344 |
117 |
5.160 |
5.160 |
116 |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
248 |
74 |
3.720 |
3.720 |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
453 |
138 |
6.795 |
6.795 |
- |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
886 |
1.030 |
13.290 |
13.290 |
- |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
767 |
288 |
8.648 |
8.648 |
- |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
322 |
151 |
4.830 |
4.830 |
- |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
684 |
467 |
10.260 |
10.260 |
- |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
586 |
565 |
8.790 |
8.790 |
- |
14 |
HUYỆN LẮK |
998 |
1.033 |
14.970 |
14.970 |
- |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
277 |
42 |
4.155 |
4.155 |
21 |
PHỤ BIỂU SỐ 1.1
PHỤ BIỂU CHI TIẾT
NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY
20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Huyện, thị xã |
Đất SX Nông nghiệp |
Đất nuôi trồng thủy sản |
Đất rừng sản xuất |
Đất khác |
||||||||
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
||
|
Tổng số |
8.094 |
4.818 |
235.275 |
- |
- |
- |
83 |
2.545 |
- |
- |
- |
- |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
25 |
9 |
507 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
309 |
155 |
9.270 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
711 |
286 |
21.330 |
- |
- |
- |
83 |
2.490 |
- |
- |
- |
- |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
2.213 |
690 |
66.390 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
344 |
117 |
10.320 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
248 |
74 |
7.440 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
886 |
1.030 |
26.580 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
767 |
288 |
17.296 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
322 |
151 |
9.660 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
408 |
378 |
10.652 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
586 |
565 |
17.580 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
14 |
HUYỆN LẮK |
998 |
1.033 |
29.940 |
- |
- |
- |
- |
55 |
- |
- |
- |
- |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
277 |
42 |
8.310 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
* Ghi chú: Cột kinh phí bao gồm vốn vay từ ngân sách chính sách xã hội và vốn hỗ trợ từ ngân sách TW, bình quân 30 triệu đồng/hộ
NHU CẦU HỌC NGHỀ, CHUYỂN ĐỔI NGHỀ
THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Huyện, Thị xã, TP |
Tổng nhu cầu nguồn vốn TW phân bổ |
Lao động có nhu cầu đào tạo nghề |
Số hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề |
Vốn ngân sách địa phương |
|||
Số lao động |
Kinh phí |
Số hộ |
Vốn NSTW đầu tư, hỗ trợ |
Vốn vay từ NHCSXH |
||||
|
Tổng số |
120.753 |
879 |
3.504 |
5.578 |
33.609 |
83.640 |
38.658 |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
6.380 |
- |
- |
319 |
1.595 |
4.785 |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
20.636 |
4 |
16 |
1.031 |
5.155 |
15.465 |
3.750 |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
2.624 |
16 |
64 |
128 |
640 |
1.920 |
- |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
240 |
55 |
220 |
1 |
5 |
15 |
13.672 |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
60 |
- |
- |
3 |
15 |
45 |
898 |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
60 |
- |
- |
3 |
15 |
45 |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
11.240 |
- |
- |
562 |
2.810 |
8.430 |
400 |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
17.700 |
- |
- |
590 |
8.850 |
8.850 |
400 |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
5.812 |
433 |
1.732 |
204 |
1.020 |
3.060 |
7.048 |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
135 |
18 |
60 |
3 |
60 |
15 |
7.648 |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
5.520 |
- |
- |
276 |
1.380 |
4.140 |
1.994 |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
12.292 |
108 |
432 |
593 |
2.965 |
8.895 |
1.670 |
14 |
HUYỆN LẮK |
5.274 |
245 |
980 |
226 |
904 |
3.390 |
906 |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
32.780 |
- |
- |
1.639 |
8.195 |
24.585 |
272 |
NHU CẦU HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
STT |
Huyện, thị xã |
Tổng số hộ hưởng lợi |
Tổng nhu cầu vốn từ NSTW |
Nước sinh hoạt phân tán |
Nước sinh hoạt tập trung |
Vốn NS địa phương |
|||
Số hộ |
Kinh phí |
Số công trình |
Số hộ lợi hưởng |
Kinh phí |
|||||
|
Tổng số |
26.894 |
187.865 |
13.898 |
18.067 |
133 |
12.996 |
169.798 |
18.825 |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
824 |
6.862 |
278 |
361 |
5 |
546 |
6.500 |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
4.612 |
35.793 |
1.533 |
1.993 |
26 |
3.079 |
33.800 |
- |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
733 |
8.148 |
268 |
349 |
6 |
465 |
7.800 |
- |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
651 |
846 |
651 |
846 |
- |
- |
- |
- |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
4.247 |
30.726 |
1.616 |
2.101 |
25 |
2.631 |
28.625 |
11.822 |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
630 |
6.943 |
341 |
443 |
5 |
289 |
6.500 |
- |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
232 |
302 |
232 |
302 |
- |
- |
- |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
1.981 |
2.575 |
1.981 |
2.575 |
- |
- |
- |
- |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
1.896 |
12.787 |
836 |
1.087 |
10 |
1.060 |
11.700 |
- |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
1.136 |
7.516 |
782 |
1.016 |
5 |
354 |
6.500 |
- |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
1.457 |
8.267 |
359 |
467 |
7 |
1.098 |
7.800 |
7.003 |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
1.382 |
5.196 |
997 |
1.296 |
3 |
385 |
3.900 |
- |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
1.306 |
4.156 |
1.197 |
1.556 |
2 |
109 |
2.600 |
- |
14 |
HUYỆN LẮK |
1.970 |
21.284 |
778 |
1.011 |
13 |
1.192 |
20.273 |
- |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
3.837 |
36.464 |
2.049 |
2.664 |
26 |
1.788 |
33.800 |
- |
BIỂU SỐ 3.1
CHI TIẾT DANH MỤC
CÔNG TRÌNH NƯỚC TẬP TRUNG THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY
20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Tên công trình |
Địa điểm |
Dự kiến mức đầu tư |
Trong đó |
Số hộ được hưởng lợi |
Ghi chú |
|
NSTW hỗ trợ |
Vốn khác |
||||||
|
Tổng số |
|
180.402 |
169.798 |
21.125 |
12.996 |
|
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
B.Hồ |
6.500 |
6.500 |
- |
546 |
|
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
Kr.Năng |
33.800 |
33.800 |
- |
3.079 |
|
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
EaH'leo |
7.800 |
7.800 |
- |
465 |
|
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
Kr.Bông |
- |
- |
- |
- |
|
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
Kr.Pắc |
28.625 |
28.625 |
11.822 |
2.631 |
|
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
Kr.A Na |
6.500 |
6.500 |
- |
289 |
|
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
BMT |
- |
- |
- |
- |
|
8 |
HUYỆN EA KAR |
EaKar |
- |
- |
- |
- |
|
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
Buôn Đôn |
15.300 |
11.700 |
2.300 |
1.060 |
|
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
CưM'Gar |
6.500 |
6.500 |
- |
354 |
|
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
Kr.Búk |
14.803 |
7.800 |
7.003 |
1.098 |
|
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
MaD'răk |
3.900 |
3.900 |
- |
385 |
|
13 |
HUYỆN EA SÚP |
Ea Súp |
2.600 |
2.600 |
- |
109 |
|
14 |
HUYỆN LẮK |
Lắk |
20.274 |
20.273 |
- |
1.192 |
|
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
CưKuin |
33.800 |
33.800 |
- |
1.788 |
|
NHU CẦU HỖ TRỢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, KHOANH NUÔI BVR,
TRỒNG RỪNG THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Huyện, thị xã |
Tổng số hộ |
Tổng nhu cầu vốn thực hiện chính sách |
Lao động đi xuất khẩu |
Khoanh nuôi BVR |
Trồng rừng |
|||||||
Lao động |
Vốn hỗ trợ |
Vốn vay |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Hỗ trợ gạo |
Kinh phí |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
||||
|
Tổng số |
224 |
8.126 |
214 |
1.646 |
5.982 |
83 |
2.490 |
- |
498 |
- |
- |
- |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
- |
72 |
6 |
- |
72 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
86 |
588 |
3 |
- |
90 |
83 |
2.490 |
- |
498 |
- |
- |
- |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
6 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
3 |
- |
3 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
9 |
60 |
9 |
30 |
30 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
14 |
HUYỆN LẮK |
|
3.446 |
73 |
1.256 |
2.190 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
120 |
3.960 |
120 |
360 |
3.600 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẤT Ở, DUY TU BẢO DƯỠNG, KINH PHÍ QUẢN
LÝ THEO ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Huyện, thị xã |
Tổng nhu cầu vốn |
Đất ở |
Duy tu bảo dưỡng |
Kinh phí quản lý |
Ghi chú |
||||
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Kinh phí |
Số công trình |
Số hộ được hưởng lợi |
Kinh phí |
|||||
|
Tổng số |
92.980 |
4.979 |
291 |
81.873 |
46 |
4.593 |
8.585 |
2.522 |
|
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
3.640 |
117 |
23 |
3.510 |
- |
- |
- |
130 |
|
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
20.170 |
542 |
11 |
16.260 |
7 |
499 |
3.750 |
160 |
|
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
5.410 |
264 |
5 |
5.280 |
- |
- |
- |
130 |
|
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
3.564 |
364 |
7 |
2.184 |
5 |
830 |
1.250 |
130 |
|
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
11.182 |
862 |
98 |
10.422 |
7 |
339 |
600 |
160 |
|
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
4.920 |
123 |
2 |
3.690 |
11 |
624 |
1.100 |
130 |
|
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
100 |
114 |
21 |
- |
- |
- |
- |
100 |
|
8 |
HUYỆN EA KAR |
5.610 |
182 |
36 |
5.460 |
- |
- |
- |
150 |
|
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
12.790 |
408 |
11 |
12.240 |
2 |
203 |
400 |
150 |
|
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
14.580 |
481 |
9 |
14.430 |
- |
- |
- |
150 |
|
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
6.330 |
206 |
41 |
6.180 |
- |
- |
- |
150 |
|
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
750 |
- |
- |
- |
2 |
138 |
600 |
150 |
|
13 |
HUYỆN EA SÚP |
197 |
789 |
16 |
47 |
- |
- |
- |
150 |
|
14 |
HUYỆN LẮK |
2.238 |
236 |
5 |
1.588 |
5 |
381 |
500 |
150 |
|
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
1.127 |
291 |
6 |
582 |
7 |
1.579 |
385 |
160 |
|
16 |
Cấp tỉnh |
372 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
372 |
|
TỔNG HỢP DUY TU BẢO DƯỠNG, KINH PHÍ QUẢN LÝ THEO ĐỀ
ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Huyện, thị xã |
Tổng nhu cầu vốn |
Duy tu bảo dưỡng |
Kinh phí quản lý |
||
Số công trình |
Số hộ được hưởng lợi |
Kinh phí |
||||
|
Tổng số |
10.475 |
46 |
- |
8.585 |
1.890 |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
130 |
- |
- |
- |
130 |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
3.910 |
7 |
- |
3.750 |
160 |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
170 |
- |
- |
- |
170 |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
1.380 |
5 |
- |
1.250 |
130 |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
760 |
7 |
- |
600 |
160 |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
1.215 |
11 |
- |
1.100 |
115 |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
- |
- |
- |
- |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
90 |
- |
- |
- |
90 |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
550 |
2 |
- |
400 |
150 |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
150 |
- |
- |
- |
150 |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
150 |
- |
- |
- |
150 |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
625 |
2 |
- |
600 |
25 |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
150 |
- |
- |
- |
150 |
14 |
HUYỆN LẮK |
650 |
5 |
- |
500 |
150 |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
545 |
7 |
- |
385 |
160 |
TỔNG NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 755/QĐ-TTG, NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Huyện,Thị xã. TP |
Tổng số hộ |
Tổng nguồn vốn TW |
Trong đó |
Đất sản xuất |
Vốn đào tạo nghề |
Tổng số lao động |
Chuyển đổi |
Tổng nhu cầu vốn đầu tư hỗ trợ nước SH |
Vốn ngân sách địa phương |
|||
Vốn đầu tư, hỗ trợ |
Vốn vay từ NH CSXH |
Vốn hỗ trợ |
Vốn vay từ NH CSXH |
Vốn hỗ trợ |
Vốn vay từ NH CSXH |
||||||||
|
Tổng số |
41.742 |
579.374 |
358.604 |
220.770 |
137.130 |
137.130 |
3.504 |
5.578 |
33.609 |
83.640 |
187.865 |
52.508 |
1 |
THỊ XÃ BUÔN HỒ |
1.143 |
22.811 |
13.241 |
9.570 |
4.785 |
4.785 |
- |
319 |
1.595 |
4.785 |
6.861 |
- |
2 |
HUYỆN KRÔNG NĂNG |
5.674 |
57.163 |
41.323 |
15.840 |
375 |
375 |
16 |
1.031 |
5.155 |
15.435 |
35.793 |
3.750 |
3 |
HUYỆN EA H'LEO |
1.170 |
19.978 |
13.423 |
6.555 |
4.635 |
4.635 |
64 |
128 |
640 |
1.920 |
8.148 |
74 |
4 |
HUYỆN KRÔNG BÔNG |
1.504 |
22.196 |
11.516 |
10.680 |
10.665 |
10.665 |
220 |
1 |
5 |
15 |
846 |
13.672 |
5 |
HUYỆN KRÔNG PĂC |
6.460 |
97.116 |
63.922 |
33.195 |
33.195 |
33.195 |
- |
- |
- |
- |
30.726 |
13.639 |
6 |
HUYỆN KRÔNG ANA |
977 |
17.323 |
12.118 |
5.205 |
5.160 |
5.160 |
- |
3 |
15 |
45 |
6.943 |
1.015 |
7 |
TP. BUÔN MA THUỘT |
486 |
7.802 |
4.037 |
3.765 |
3.720 |
3.720 |
- |
3 |
30 |
45 |
302 |
- |
8 |
HUYỆN EA KAR |
2.996 |
27.405 |
12.180 |
15.225 |
6.795 |
6.795 |
- |
562 |
2.810 |
8.430 |
2.575 |
400 |
9 |
HUYỆN BUÔN ĐÔN |
3.372 |
57.068 |
34.927 |
22.140 |
13.290 |
13.290 |
- |
590 |
8.850 |
8.850 |
12.787 |
400 |
10 |
HUYỆN CƯ M'GAR |
2.116 |
34.606 |
20.041 |
14.565 |
11.505 |
11.505 |
1.732 |
204 |
1.020 |
3.060 |
7.516 |
7.048 |
11 |
HUYỆN KRÔNG BÚK |
1.800 |
18.002 |
13.157 |
4.845 |
4.830 |
4.830 |
60 |
3 |
45 |
45 |
8.267 |
7.647 |
12 |
HUYỆN M'DRĂK |
2.066 |
31.236 |
16.836 |
14.400 |
10.260 |
10.260 |
- |
276 |
1.380 |
4.140 |
5.196 |
1.994 |
13 |
HUYỆN EA SÚP |
2.593 |
33.596 |
15.911 |
17.685 |
8.790 |
8.790 |
432 |
593 |
2.965 |
8.895 |
4.156 |
1.670 |
14 |
HUYỆN LẮK |
3.512 |
55.518 |
37.158 |
18.360 |
14.970 |
14.970 |
980 |
226 |
904 |
3.390 |
21.285 |
906 |
15 |
HUYỆN CƯ KUIN |
5.873 |
77.554 |
48.814 |
28.740 |
4.155 |
4.155 |
- |
1.639 |
8.195 |
24.585 |
36.464 |
293 |
Quyết định 2371/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định 755/QĐ-TTg
Số hiệu: | 2371/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Mai Hoa Niê Kđăm |
Ngày ban hành: | 09/10/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2371/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định 755/QĐ-TTg
Chưa có Video