ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2021/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 424/TTr-STNMT ngày 28 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hành chính tại điểm a khoản 5 Điều 9; điểm a khoản 4 Điều 10; điểm a khoản 4 Điều 11; điểm a khoản 5 Điều 12; điểm a khoản 5 Điều 13; điểm a khoản 7 Điều 14; khoản 3 Điều 15; khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1. Người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về đất đai bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai theo quy định.
Điều 3. Xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
1. Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là tình trạng về địa hình bề mặt đất (độ cao, độ dốc); tình trạng chất lượng đất (độ dày tầng đất canh tác, thành phần lớp đất mặt); tình trạng công trình xây dựng, nhà ở trên đất, tình trạng cây trồng, thảm thực vật trên đất (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, cây lâu năm,..) trước khi có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt.
2. Việc xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được thực hiện căn cứ vào các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình, các bản đồ liên quan về lĩnh vực đất đai, hình ảnh liên quan đến thửa đất (ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám); văn bản thanh tra, kiểm tra hoặc văn bản khác do cơ quan Nhà nước lập, ban hành trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về đất đai có thể hiện tình trạng ban đầu của đất.
3. Trường hợp có nhiều tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này thể hiện khác nhau về tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì xác định theo tài liệu có thời điểm lập, ban hành gần nhất.
4. Trường hợp không có hoặc có các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không rõ tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh thực tế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Điều 4. Nguyên tắc xác định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
1. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định căn cứ vào mức độ làm thay đổi tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định. Tùy theo mức độ tác động làm thay đổi tình trạng ban đầu của đất mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tại Quyết định này để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
3. Kết quả khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được đại diện cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra, xác nhận. Trường hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan trình quyết định xử phạt là cơ quan chủ trì kiểm tra, xác nhận.
1. Hành vi vi phạm làm tăng mặt bằng phẳng, làm tăng độ dốc bề mặt đất thì phải san lấp điều chỉnh lại mặt đất bằng phẳng, độ dốc bề mặt đất như trước khi vi phạm.
2. Hành vi vi phạm làm thay đổi bề mặt đất từ đất bằng phẳng thành đất không bằng phẳng thì phải san gạt đất trở lại trạng thái đất bằng như trước khi vi phạm. Trừ trường hợp thay đổi bề mặt đất từ đất dốc hoặc đất không bằng phẳng thành bề mặt đất bằng phẳng mà không gây tác hại ảnh hưởng đến các công trình, việc sử dụng đất của tổ chức, cá nhân khác thì không phải khôi phục trở lại độ dốc, đất không bằng phẳng như ban đầu, nhưng phải san gạt đảm bảo an toàn, tránh sạt lở và đảm bảo sử dụng được đất theo mục đích đã xác định ban đầu.
3. Hành vi vi phạm làm hạ thấp hoặc nâng cao bề mặt đất thì phải san lấp khôi phục lại độ cao hoặc san gạt hạ thấp thửa đất trở lại ngang bằng với mặt đất liền kề. Loại đất sử dụng để san lấp khôi phục lại độ cao thửa đất phải sử dụng loại đất cũ của thửa đất đã lấy đi. Trường hợp đất cũ đã chuyển sang vị trí khác hoặc đã sử dụng vào việc khác thì có thể sử dụng đất khác hoặc chất hữu cơ khác để khôi phục, nhưng phải đảm bảo sử dụng được đất theo mục đích đã xác định ban đầu.
4. Hành vi vi phạm san lấp sông, ngòi, kênh, rạch, suối, mương, ao, hồ và mặt nước chuyên dùng, mặt nước nội địa, mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, ven biển thì phải nạo vét các vật liệu đã san lấp, di chuyển đi nơi khác để trả lại hiện trạng ban đầu của sông, ngòi, kênh, rạch, suối, mương, ao, hồ và mặt nước chuyên dùng, mặt nước nội địa, mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, ven biển.
Điều 6. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm làm suy giảm chất lượng đất
1. Loại đất sử dụng để khôi phục lại tầng đất canh tác phải sử dụng loại đất cũ của thửa đất đã lấy đi. Trường hợp đất cũ đã chuyển sang vị trí khác hoặc đã sử dụng vào việc khác thì sử dụng loại đất khác hoặc chất hữu cơ khác để khôi phục, nhưng phải đảm bảo sử dụng được đất theo mục đích đã xác định ban đầu.
2. Hành vi vi phạm làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác, làm mất lớp đất mặt của đất sản xuất nông nghiệp thì phải khôi phục lại tầng đất canh tác đảm bảo đủ độ dày như trước khi vi phạm hoặc ngang bằng với bề mặt của các thửa đất liền kề.
Hành vi vi phạm làm thay đổi thành phần lớp đất mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất sử dụng trước khi vi phạm thì phải xúc bỏ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất sử dụng trước khi vi phạm ra khỏi diện tích đất vi phạm.
1. Hành vi vi phạm về đất đai làm hư hỏng hoặc phá hủy công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở trên đất mà tại thời điểm Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, các công trình hạ tầng, nhà ở đó vẫn còn cần thiết cho mục đích sử dụng ban đầu thì phải sửa chữa, khắc phục công trình, nhà ở hư hỏng hoặc xây dựng mới theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương đối với các công trình, nhà ở đã bị phá hủy.
Trường hợp công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do vi phạm pháp luật đất đai mà không còn cần thiết cho sử dụng mục đích ban đầu và được sự thống nhất của tổ chức, cá nhân quản lý công trình, nhà ở đó thì không phải sửa chữa hoặc xây dựng lại.
2. Hành vi xây dựng công trình, nhà ở, trồng cây, chăn nuôi, nuôi trồng trái phép trên diện tích đất vi phạm thì phải tháo dỡ, di dời công trình xây dựng, nhà ở trái phép, di dời cây trồng, vật nuôi, đối tượng được nuôi trồng ra khỏi diện tích đất có vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Quyết định này.
3. Hành vi vi phạm về đất đai gây thiệt hại đến rừng, diện tích rừng, làm chết cây lâu năm thì phải buộc trồng lại rừng, cây lâu năm thay thế bằng loại cây và mật độ cây trồng theo quy định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4. Đối với hành vi chiếm đất chưa sử dụng để xây dựng công trình, nhà ở, trồng cây, chăn nuôi, nuôi trồng trái phép thì phải tháo dỡ, di dời công trình xây dựng, nhà ở trái phép, di dời cây trồng, vật nuôi, đối tượng được nuôi trồng ra khỏi diện tích đất có vi phạm và giữ nguyên hiện trạng bề mặt đất mà không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất chưa sử dụng.
1. Hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc của mình mà gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác thì phải dọn sạch các vật liệu xây dựng hoặc các vật khác đã gây cản trở để không còn ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
2. Hành vi đào bới đất; xây tường làm hàng rào, các hành vi khác làm ảnh hưởng, gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất hợp pháp của người khác thì phải san lấp diện tích đất bị đào bới, phá dỡ tường, hàng rào, khắc phục các vi phạm khác đã thực hiện để không ảnh hưởng, cản trở làm thiệt hại đến việc sử dụng đất của người khác.
3. Hành vi xả thải vào đất các chất thải, chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người thì phải thu gom, xử lý các chất thải, chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng đó theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP mà làm thay đổi tình trạng ban đầu của đất nhưng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được duyệt thì giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Quyết định này phải chuyển mục đích sử dụng đất đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện. Sau thời gian trên, đối tượng bị xử phạt không thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quyết định này.
1. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện Quyết định này.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định có trách nhiệm thực hiện nghiêm Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, cùng các ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2021./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 21/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Lâm Minh Thành |
Ngày ban hành: | 16/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chưa có Video