Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1480/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 05 tháng 12 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ bộ Luật dân sự.
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993.
- Căn cứ Nghị định số: 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
- Xét đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh và sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này một số quy định tạm thời về thế chấp tài sản.

Điều 2. Các quy định này được áp dụng đối với các giao dịch khác liên quan đến bất động sản như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, định giá tài sản để làm vốn xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/12/1997.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- TT Tỉnh uỷ
- TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh
- VKSND tỉnh, Toà án ND tỉnh
- Công an tỉnh
- Ban Kinh tế Tỉnh uỷ
- VP Tỉnh uỷ
- CPVP UBND tỉnh
- Lưu VT, VP5, VP3, VP7
 KTh/18c

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Hùng

 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1480/QĐ-UB ngày 05/12/1997)

Căn cứ bộ Luật dân sự, Luật đất đai và tình hình thực tế ở địa phương về việc vay vốn, thế chấp tài sản khi vay vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân, UBND tỉnh quy định tạm thời một số điểm về thế chấp tài sản sau đây:

I. VIỆC THẾ CHẤP NHÀ, ĐẤT Ở ĐÔ THỊ:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở đã được UBND tỉnh cấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" hoặc "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở" được thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp nhà để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo các hợp đồng vay tiền hoặc hợp đồng khác với Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân trong nước.

2. Sở Địa chính, Sở Xây dựng phối hợp đẩy mạnh việc xem xét, làm thủ tục giúp UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho nhân dân ở các đô thị; Đồng thời giúp UBND các huyện, thị xã nhanh chóng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn.

Trong thời gian trước mắt, đối với những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận như quy định ở mục 1, cũng có thể được thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp nhà trong các trường hợp sau:

- Đã được UBND huyện, thị xã cấp "Giấy chứng nhận QSD đất" nếu tại thời điểm cấp giấy, địa bàn đó chưa phải là đô thị.

- Đã được UBND huyện, thị xã cấp "Giấy phép sử dụng đất" theo thẩm quyền trước khi có Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ.

- Đã được UBND huyện, thị xã cấp "Giấy phép sử dụng đất" (Sau khi có Luật đất đai và Nghị định số: 60/CP) theo mẫu thống nhất ở từng địa bàn và trong từng thời kỳ.

Các loại giấy nêu trên phải thể hiện rõ mục đích sử dụng, diện tích, vị trí đất.

3. Việc xác định quyền sở hữu nhà ở đối với những hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp "Giấy chứng nhận QSH nhà ở" cũng như việc xác định quyền sở hữu các công trình xây dựng, vật kiến trúc khác căn cứ vào mục đích sử dụng đất ghi trong "Giấy phép sử dụng đất" (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Giấy phép xây dựng và các giấy tờ liên quan khác do bên thế chấp xuất trình, cam kết và tình trạng nhà cụ thể do bên nhận thế chấp tự xác minh, thẩm tra và chịu trách nhiệm về việc nhận thế chấp.

4. Các trường hợp quy định ở điểm 2, 3 mục I nêu trên đều phải có bản cam kết chi tiết của bên thế chấp, có xác nhận cụ thể của UBND xã, phường, về sự hợp pháp của chủ nhà, đất, nguồn gốc sử dụng đất, sở hữu nhà, khẳng định đất, nhà không có tranh chấp và tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp này (chưa thế chấp, không bị kê biên, niêm phong...).

Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp cùng sở Tư pháp nghiên cứu ban hành thống nhất mẫu xác nhận này để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.

5. Những hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế quyền sử dụng đất, đã làm thủ tục tại UBND tỉnh và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì được thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.

II. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT Ở NÔNG THÔN:

1. Việc thế chấp quyền sử dụng đất:

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở; được thế chấp quyền sử dụng đất nếu đã được UBND cấp huyện thị xã cấp "Giấy chứng nhận QSD đất" hoặc "Giấy phép sử dụng đất".

Những trường hợp chưa có "Giấy chứng nhận QSD đất, Giấy phép sử dụng đất" nêu trên cũng có thể thế chấp quyền sử dụng đất ở nhưng phải có đơn đề nghị được UBND xã xác nhận cụ thể về quyền sử dụng đất ở (nguồn gốc, diện tích, vị trí, hiện trạng đất...).

2. Việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng khác, vườn cây và các tài sản khác: Bên thế chấp tự kê khai các tài sản trên thuộc quyền sở hữu của mình, xuất trình các giấy tờ liên quan (nếu có) để chứng minh quyền sở hữu tài sản và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cụ thể. Bên nhận thế chấp phải xác minh, thẩm tra và tự chịu trách nhiệm về việc nhận thế chấp.

III. VIỆC BẢO LÃNH BẰNG TÍN CHẤP VAY VỐN NGÂN HÀNG:

1. Hộ gia đình, cá nhân nghèo không có tài sản thế chấp có thể được các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bảo lãnh bằng tín chấp để vay một khoản tiền nhỏ tại Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Việc bảo lãnh này phải được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay bảo đảm mọi món vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

UBND xã, phường phối hợp, giúp đỡ các tổ chức bảo lãnh thực hiện tốt việc này.

2. Đối với các hợp tác xã:

- Đối với HTX đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX được vay vốn theo quy định hiện hành.

- Đối với HTX chưa chuyển đổi, Ngân hàng xem xét cho vay trên cơ sở tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội như ở điểm 1 của mục này.

IV. ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP - XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP:

1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Địa chính, Sở Xây dựng nghiên cứu giúp UBND tỉnh quy định việc đăng ký thế chấp tài sản theo quy định chung.

2. Việc xử lý tài sản thế chấp: Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên nhận thế chấp có quyền tự mình hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn và lãi.

V. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, các tổ chức công chứng Nhà nước. Phối hợp với ngành địa chính nằm tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép sử dụng đất ở từng địa bàn làm cơ sở khi xem xét chấp nhận thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1480/QĐ-UB năm 1997 ban hành Quy định tạm thời về thế chấp tài sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu: 1480/QĐ-UB
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Đinh Văn Hùng
Ngày ban hành: 05/12/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1480/QĐ-UB năm 1997 ban hành Quy định tạm thời về thế chấp tài sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…