ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2024/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 18 tháng 6 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 81/TTr-STP ngày 28 tháng 5 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,
TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2024/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2024 của
UBND tỉnh Bình Phước)
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp giữa các Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là đăng ký biện pháp bảo đảm).
2. Những nội dung không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức tín dụng, các tổ chức hành nghề công chúng và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong mối quan hệ phối hợp thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
1. Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và các quy định của pháp luật có liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động riêng của từng cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm được thuận lợi, kịp thời và đúng đối tượng.
3. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và công chức, viên chức, người lao động tham gia phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm nhằm triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh; sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo.
4. Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
5. Kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai theo thẩm quyền.
6. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm theo thẩm quyền về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
7. Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về thống kê; phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
8. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Tổ chức họp, hội nghị nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUAN HỆ PHỐI HỢP
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh. Chủ trì kiểm tra, theo dõi, đánh giá, đề xuất biện pháp và kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.
1. Sở Tư pháp thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động công chúng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến đăng ký thế chấp; trong việc cung cấp, tra cứu thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm; phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan Công an và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký, tiếp nhận, cung cấp thông tin có liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm; tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp cho các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và các cơ quan liên quan.
3. Cục Thi hành án dân sự chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản kê biên là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Phước chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các văn bản liên quan; làm đầu mối tiếp nhận thông tin liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm của các tổ chức tín dụng, gửi Sở Tư pháp tổng hợp.
5. Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra và đơn vị nghiệp vụ liên quan kịp thời cung cấp, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Điều 8. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và tổ chức thực hiện.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, tổ chức triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hỗ trợ về kỹ thuật và các nội dung có liên quan đến việc xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai và thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai theo thẩm quyền
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố về kết quả thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm; chuẩn bị các điều kiện liên quan phục vụ việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp cử công chức, viên chức tham gia làm thành viên các đoàn kiểm tra theo đề nghị của Sở Tư pháp; đồng thời tự tổ chức kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm theo thẩm quyền về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai báo cáo kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Thời gian báo cáo định kỳ hằng năm gửi về Sở Tư pháp như sau:
Báo cáo năm lần 1: Trước ngày 07 tháng 11 hằng năm.
Báo cáo năm chính thức: Trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
2. Sở Tư pháp định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp kết quả hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp. Thời gian báo cáo định kỳ hằng năm cụ thể như sau:
Báo cáo năm lần 1: Trước ngày 28 tháng 11 hằng năm.
Báo cáo năm chính thức: Trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
Điều 13. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Đối với thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản đăng ký bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
a) Cơ quan thực hiện:
Văn phòng đăng ký đất đai sau khi thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm có trách nhiệm cập nhật, tích hợp các thông tin về đăng ký thế chấp vào Hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định.
b) Thời gian cập nhật, tích hợp thông tin:
Thực hiện ngay trong ngày đăng ký; trường hợp hồ sơ hoàn thành việc đăng ký sau 15 giờ thì việc cập nhật, tích hợp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
2. Đối với thông tin tài sản kê biên thi hành án, giải tỏa kê biên tài sản thi hành án dân sự
a) Cơ quan thực hiện:
Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm gửi thông báo về việc kê biên thi hành án, giải tỏa kê biên tài sản thi hành án tới Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, tài sản gắn liền với đất bị kê biên.
b) Thời gian thực hiện:
Ngay trong ngày ký quyết định kê biên, quyết định giải tỏa kê biên tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
3. Cung cấp về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng biện pháp bảo đảm
a) Cơ quan thực hiện:
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sau khi thực hiện việc xử lý tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm có trách nhiệm gửi thông tin về việc xử lý tài sản thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, tài sản gắn liền với đất để thực hiện việc ghi nội dung đăng ký văn bản thông báo vào Sổ địa chính và cập nhật vào Hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm.
b) Thời gian gửi thông tin:
Ngay trong ngày xử lý tài sản thế chấp. Trường hợp xử lý sau 15 giờ thì việc gửi thông tin thực hiện ngay trong ngày làm việc tiếp theo, trừ trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay.
4. Văn phòng thừa phát lại trong phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thực hiện việc cung cấp thông tin như Cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Phước, các đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc hoặc có những vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tư pháp để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp hoặc mới phát sinh, Giám đốc Sở Tư pháp kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương./.
Quyết định 12/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 12/2024/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước |
Người ký: | Trần Tuệ Hiền |
Ngày ban hành: | 18/06/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 12/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chưa có Video