ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung cụ thể thực hiện Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
Điều 2. Bãi bỏ quy định về điều kiện tách thửa đất nông nghiệp tại Điều 3 Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh, ban hành quy định một số nội dung cụ thể Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ; Bãi bỏ Điều 11 Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh, quy định một số nội dung cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Bãi bỏ quy định về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 17 Quyết định số 22/2014/QĐ -UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2021.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2020/NĐ-CP NGÀY
18/12/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Quy định về việc quản lý các thửa đất nhỏ hẹp; điều kiện tách thửa, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất; điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với các dự án đầu tư thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Những nội dung không nêu tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013; các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.
1. Đất công là phần diện tích đất do Nhà nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và không cổ tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về quản lý tài sản công.
2. Dự án độc lập là dự án mà khi thực hiện hay loại bỏ nó không ảnh hưởng đến dự án khác.
Điều 4. Quản lý các thửa đất nhỏ hẹp
1. Rà soát các thửa đất nhỏ hẹp:
Quý III hàng năm, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể các thửa đất nhỏ hẹp, công năng sử dụng đất; dự kiến phương án sử dụng đất, lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức khác có liên quan trên địa bàn cấp xã noi có đất, tổng hợp hoàn thiện hồ sơ phương án trình UBND tỉnh chấp thuận làm cơ sở để UBND cấp huyện phê duyệt phương án sử dụng đất.
2. Công bố công khai:
Sau khi phương án sử dụng đất được phê duyệt, UBND cấp huyện tổ chức công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp trong phương án sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất; thời gian công khai tối thiểu 15 ngày làm việc (có biên bản niêm yết và kết thúc công khai); kết thúc công khai UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản các ý kiến của người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề về các kiến nghị liên quan đến việc giao, thuê các thửa đất liền kề (nếu có).
3. Việc giao đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng đất, xây dựng giá đất cụ thể thực hiện theo quy định hiện hành.
4. UBND cấp huyện tổng hợp danh sách các thửa đất nhỏ hẹp đủ điều kiện dự kiến giao, cho thuê cho mục đích công cộng hoặc cho người sử dụng đất liền kề vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (Sau khi thực hiện rà soát, công bố công khai) để trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định, làm căn cứ triển khai thực hiện.
5. Sau khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo cho các hộ liền kề nắm được kế hoạch, chủ trương và hình thức giao đất, cho thuê đất đối với thửa đất nhỏ hẹp trước khi tiến hành giao đất theo quy định.
1. Điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất:
a) Đối với các thửa đất thuộc khu dân cư mà quy hoạch chi tiết chia lô đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chỉ được phép tách, hợp thửa khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
b) Thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; người sử dụng thửa đất đó không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai; đảm bảo đáp ứng yêu cầu về diện tích tối thiểu được tách thửa quy định tại Khoản 3 Điều này; các thửa đất hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất thì được hợp với thửa đất ở khác liền kề.
2. Các trường hợp không đủ điều kiện tách thửa, hợp thửa đất.
a) Thửa đất thuộc phạm vi đã có thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đó đang có khiếu nại, tranh chấp, đang phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án của Tòa án.
3. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
a) Đất ở:
Phải đảm bảo thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 30m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi mà có độ dài tối thiểu là 03m.
b) Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa tối thiểu là 30m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng).
c) Đất nông nghiệp:
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất ở: Diện tích tối thiểu được tách thửa phải đảm bảo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa phải đảm bảo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này.
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất nông nghiệp:
+ Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm: 50 m2.
+ Đất nông nghiệp khác: 30 m2.
+ Đất lâm nghiệp: 200 m2.
d) Đối với thửa đất đa mục đích thì khi tách thửa phần diện tích đất ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, phần đất nông nghiệp tách theo đất ở không áp dụng diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp.
Điều 6. Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập
1. Tiêu chí để tách khu đất công thành dự án độc lập: Phải đáp ứng đồng thời các điều kiện về diện tích, ranh giới và tiếp giáp đường giao thông theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các điều kiện để tách khu đất công thành dự án độc lập:
a) Diện tích đất công phải liền thửa, không nằm xen kẽ (không bị chia cắt bởi các thửa đất không phải đất công);
b) Có ít nhất một mặt tiếp giáp với đường giao thông hiện trạng hoặc đường giao thông đã được quy hoạch, chiều dài tối thiểu bề mặt tiếp giáp với đường là 20m.
c) Khu đất có thể khoanh định, tạo thành khu đất có ranh giới liền mạch, không xen kẽ bởi các thửa đất không phải đất công.
3. Quy mô, tỷ lệ khu đất công (đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) để tách thành dự án độc lập:
a) Trường hợp dự án có diện tích đất công từ 1.000m2 trở lên: UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án độc lập đó theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
b) Trường hợp dự án có diện tích đất công dưới 1.000m2: Thực hiện theo điểm b, khoản 5, Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP).
c) Đối với trường hợp mở rộng diện tích đất thực hiện dự án thì việc xác định diện tích đất công quy định tại điểm a, điểm b Khoản này chỉ tính trên phần diện tích mở rộng;
d) Diện tích đất công quy định tại điểm a, điểm b Khoản này không bao gồm phần diện tích trong hành lang giao thông đã được công bố hoặc theo quy hoạch đã được phê duyệt.
4. Trường hợp tách khu đất công đáp ứng các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đã được quy hoạch hoặc phá vỡ các quy hoạch đã được phê duyệt thì cơ quan chủ trì thẩm định dự án, danh mục dự án có sử dụng đất báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1. Hỗ trợ ổn định đời sống:
Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e, khoản 1 và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5, Điều 4, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017) thì được hỗ trợ ổn định đời sống, chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
Trường hợp diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ảnh hưởng trực tiếp, đến đời sống của hộ gia đình, cá nhân thì được áp dụng mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ = Số nhân khẩu x (nhân) 30kg gạo x (nhân) Đơn giá gạo x (nhân) thời gian hỗ trợ.
a) Đơn giá gạo: Áp dụng theo giá gạo tẻ thường theo báo cáo giá thị trường hàng tháng của Sở Tài chính tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
b) Nhân khẩu: Thể hiện trên sổ hộ khẩu của gia đình được công an xã, phường, thị trấn xác nhận là thường trú thường xuyên tại địa phương.
c) Thời gian hỗ trợ:
- Trường hợp bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì thời gian hỗ trợ cụ thể được xác định như sau:
+ Không phải di chuyển chỗ ở: 06 tháng;
+ Phải di chuyển chỗ ở: 12 tháng;
+ Di chuyển đến địa bàn kinh tế xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: 24 tháng.
- Trường hợp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì thời gian hỗ trợ được xác định như sau:
+ Không phải di chuyển chỗ ở: 12 tháng;
+ Phải di chuyển chỗ ở: 24 tháng;
+ Di chuyển đến địa bàn kinh tế xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: 36 tháng.
2. Hỗ trợ ổn định sản xuất:
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Mức hỗ trợ là 5.000 đồng/m2 đất bị thu hồi; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
3. Trường hợp hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp), vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 5, Điều 4, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017), khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm (03) liền kề trước đó.
Thu nhập sau thuế được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
5. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thu hồi đất thuộc đối tượng quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, thuê lao động theo hợp đồng lao động, khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê bị thu hồi đất thì người lao động được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận khoán đất sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ) thuộc đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e, khoản 1, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ,khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ về đất. Mức hỗ trợ là 70% giá đất cùng mục đích sử dụng trong bảng giá đất của UBND tỉnh; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hồ sơ yêu cầu tách thửa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, phù hợp theo quy định của pháp luật nhưng đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa giải quyết xong được áp dụng theo quy định tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Đối với các hồ sơ đề nghị tách thửa đã được công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật nhưng đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật thì diện tích tối thiểu được tách thửa áp dụng như sau:
a) Thời điểm nộp hồ sơ nằm trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì diện tích tối thiểu được tách thửa áp dụng theo quy định tại thời điểm công chứng, chứng thực.
b) Thời điểm nộp hồ sơ sau 30 ngày kể từ ngày công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì diện tích tối thiểu được tách thửa áp dụng theo Quy định tại Quyết định này.
3. Đối với các công trình, dự án đã có Quyết định thu hồi đất và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng theo quy định của Quyết định này.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, tổ chức triển khai và phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định này.
b) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, các đơn vị có chức năng đo đạc trên địa bàn tỉnh thực hiện việc đo đạc tách thửa đất, giải quyết các thủ tục về đất đai có liên quan đến tách thửa và cập nhật dữ liệu đất đai đối với các trường hợp được tách thửa đất theo quy định.
2. Sở Xây dựng:
Cung cấp hồ sơ liên quan đến quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt (dữ liệu giấy và dữ liệu số) cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bắc Kạn để xác định điều kiện tách thửa khi các quy hoạch nêu trên có hiệu lực.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì thẩm định dự án và danh mục dự án có sử dụng đất quy định tại Điều 6 Quyết định này. Khi thẩm định chủ trương đầu tư hoặc thẩm định danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, nếu xét thấy đủ điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ thì tham mưu cho UBND tỉnh chủ trương tách thành dự án độc lập; phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu tách khu đất công (nếu có) thành dự án độc lập đối với các dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan tại Quyết định này.
4. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bắc Kạn:
a) Xác định đủ điều kiện tách thửa và thực hiện việc tách thửa theo Quyết định này. Trường hợp cần thiết phải có ý kiến xác nhận về quy hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
b) Đối với trường hợp khi tách thửa đất mà hình thành đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật thì Văn phòng Đăng ký đất đai chỉ được thực hiện tách thửa đất theo quy định tại Quyết định này và sau khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu nối đường giao thông hiện hữu đã được cấp thẩm quyền thu hồi đất giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Sau khi có văn bản đồng ý chủ trương của UBND tỉnh tách thành dự án độc lập, UBND huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khu đất công đó theo quy định của pháp luật đất đai;
b) Có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện Quyết định này theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
6. Các Sở, Ban, Ngành khác: Có trách nhiệm phối hợp, tham gia thực hiện đối với những nội dung liên quan thuộc chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
7. UBND cấp xã có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc đất, loại đất, chủ sử dụng, tài sản trên đất trong quá trình tham gia ý kiến thẩm định các hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thẩm định danh mục dự án có sử dụng đất;
b) Thực hiện công tác quản lý đất theo phạm vi địa giới hành chính, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất tại địa phương; báo cáo cấp thẩm quyền giải quyết theo quy định theo thẩm quyền.
8. Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định Này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh bất cập, vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Sở; Ban, Ngành có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, kịp thời thông tin về bất cập, vướng mắc đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung cụ thể thực hiện Nghị định 148/2020/NĐ-CP do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu: | 11/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Đinh Quang Tuyên |
Ngày ban hành: | 23/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung cụ thể thực hiện Nghị định 148/2020/NĐ-CP do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Chưa có Video