ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2018/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 01 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 12/TTr-STNMT ngày 10 tháng 01 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2018 và thay thế Quyết định số 2661/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Những nội dung không nêu trong Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 2. Áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000
1. Bản đồ các chuyên ngành, khi thành lập phải áp dụng Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. Các thông số kỹ thuật áp dụng theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
2. Bản đồ chuyên ngành phải thực hiện bằng công nghệ số, lý lịch bản đồ (Hệ tọa độ, tỷ lệ, thời điểm thực hiện, phương pháp thành lập, tài liệu gốc để đo vẽ) thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bản đồ được thành lập trước đây theo Hệ tọa độ HN-72 phải chuyển sang Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để sử dụng.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Các tổ chức hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 10 của Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép còn hiệu lực pháp luật do Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ.
2. Các sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng.
Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc và bản đồ.
1. Đối với các Thiết kế kỹ thuật - dự toán thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định Thiết kế kỹ thuật, Sở Tài chính thẩm định Dự toán kinh phí trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình đo đạc bản đồ địa chính thực hiện theo Quy định tại Điều 21 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
3. Trường hợp trích đo địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính phục vụ thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất; trích đo địa chính phục vụ quy hoạch phân lô bán đấu giá, chủ đầu tư lập Phương án thi công gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi phê duyệt Phương án.
4. Nội dung chính xác Phương án thi công về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Căn cứ để lập phương án;
b) Tóm tắt mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ, khối lượng công việc;
c) Tóm tắt giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện;
d) Kinh phí thực hiện.
5. Đối với các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh có hạng mục đo đạc và bản đồ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư lập Phương án thi công về nội dung đo đạc và bản đồ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt.
Điều 5. Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Các cơ quan trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao làm chủ đầu tư các nhiệm vụ có hạng mục đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải chịu trách nhiệm về chất lượng các hạng mục do mình thực hiện.
3. Quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện theo Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 6. Quản lý lưu trữ thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ về hệ thống điểm đo đạc cơ sở, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính cấp huyện, các loại bản đồ chuyên đề, cơ sở dữ liệu địa lý và hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho mục đích chuyên dụng của địa phương và các thông tin, dữ liệu đo đạc bản đồ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao.
2. Thông tin, dữ liệu về hệ thống bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, bản đồ hành chính cấp huyện, các thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý đất đai khác giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành khác thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương, thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành do tổ chức, cá nhân tự bảo đảm kinh phí thực hiện, giao nộp theo quy định của pháp luật chuyên ngành đồng thời chủ đầu tư có trách nhiệm giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bản sao các sản phẩm gồm:
a) Thành quả tọa độ, độ cao, ghi chú điểm, biên bản bàn giao dấu mốc tại thực địa của các điểm tọa độ và độ cao từ hạng IV trở lên;
b) Dữ liệu bản đồ địa hình các tỷ lệ đối với khu vực đo vẽ có diện tích từ 1.25 km2 trở lên;
c) Dữ liệu thành quả đo vẽ mặt cắt sông, hồ;
d) Dữ liệu quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn.
4. Thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ do các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước có triển khai thực hiện công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi hoàn thành dự án có trách nhiệm giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bản sao dữ liệu sản phẩm cuối cùng.
5. Trình tự giao nộp thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 48/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ.
Điều 7. Cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp, xác nhận nguồn gốc hợp pháp của thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ trong phạm vi quản lý theo Khoản 1, Điều 6 của Quy định này.
2. Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thực hiện theo Điều 10 của Thông tư số 48/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ.
3. Trung tâm Công nghệ Thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, cập nhật, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý theo Khoản 1, Điều 6 của Quy định này.
4. Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, cập nhật và cung cấp, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính.
5. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ vào hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức có nhu cầu trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức triển khai đo đạc bổ sung, chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;
c) Quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh;
d) Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước do các Sở, ban, ngành thực hiện phục vụ mục đích chuyên dụng trên địa bàn tỉnh;
e) Quản lý, cập nhật, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh;
g) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ, xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện báo cáo hàng năm với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh;
i) Cập nhật hàng năm, đăng tải danh mục thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý trên Trang thông tin điện tử của Sở;
k) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định theo phân cấp các dự toán về đo đạc và bản đồ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định bản đồ địa hình phục vụ các dự án quy hoạch; bàn giao các sản phẩm bản đồ nêu tại Khoản 3, Điều 6 của Quy định này.
5. Các Sở, ban, ngành khi thực hiện các dự án có hạng mục đo đạc và bản đồ lập Phương án thi công gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định sự về cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định chất lượng theo các quy định về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc, bản đồ và bàn giao sản phẩm bản đồ theo quy định.
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Theo dõi, giám sát các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn quản lý;
b) Quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn; báo cáo hiện trạng các dấu mốc đo đạc trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;
c) Phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị thi công đo đạc trong việc triển khai thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ;
d) Phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính;
e) Thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định để phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý kịp thời, đồng bộ.
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
a) Theo dõi, giám sát các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn quản lý;
b) Quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn theo quy định;
c) Phối hợp với Chủ đầu tư, đơn vị thi công đo đạc trong việc triển khai thực hiện, xác nhận hiện trạng sử dụng đất, ranh giới sử dụng đất, tình trạng pháp lý sử dụng đất trên địa bàn.
d) Thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định để phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý kịp thời, đồng bộ.
Điều 10. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
1. Tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ phải tuân theo quy định của pháp luật và Quy định này; được sử dụng các sản phẩm đo đạc, bản đồ và có trách nhiệm nộp phí và lệ phí khai thác, cung cấp thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ theo quy định.
2. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức và cá nhân không được cản trở hoặc gây khó khăn cho người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.
4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
5. Đề xuất và kiến nghị với cơ quan quản lý về xuất bản đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về việc thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh; sản phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật hoặc có nội dung thuộc phạm vi nghiêm cấm theo quy định của Luật Xuất bản.
Điều 11. Xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ; Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 173/2013-NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cán bộ, công chức Nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm triển khai, kiểm tra việc thực hiện các nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 08/2018/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 25/01/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video